Truyền Thuyết Về Người Anh Hùng Khởi Nghĩa Chống Pháp Đến Cuối Thế Kỷ

79

linh thiêng trong đời sống tâm linh con người. Đây là một môtíp truyền thống, đã được tái hiện trong nhóm truyền thuyết lịch sử khởi đầu của Nam Bộ.

Môtíp Người dân nhận hung tin

Dấu ấn môtíp được biểu hiện: khi nhân vật mất do bạo bệnh, nhân dân thương tiếc khóc than. Như truyện Thanh gươm hiển linh kể: “Khi ông mất, dân chúng Long Hồ dinh rất thương cảm, đồng chịu tang, chợ búa nghỉ bán ba ngày, phố phường đều đóng cửa, kẻ làm ruộng ngưng cày cấy, dân chài lưới đem ghe về bến, dân tình đều than khóc, quốc kỳ treo rũ ở các tư dinh. Người dân các nơi lũ lượt kéo về cúng bái cầu an...”. Tình cảm thương quý của nhân dân được thể hiện như thước đo đức độ, phẩm chất nhân vật.

Hay về Nguyễn Hữu Cảnh với các chi tiết tương truyền: “Trước hung tin bất ngờ, “Ở Kiến An (cù lao Vôi), dân chúng hai bên cù lao đều thảng thốt bàng hoàng, nhiều nơi bật thành tiếng khóc như họ mới bị mất người thân”; “Nhân dân vùng Gia Định thương tiếc, bật khóc. Lập Dinh Ông ở cồn Cây Sao thờ Lễ Công, dân chúng xưng tụng là Ông Lớn”... Điều này nói lên tình cảm sâu sắc của nhân dân địa phương hay của nước láng giềng nơi nhân vật thực hiện trách nhiệm bang giao. Lịch sử thời kỳ này gắn với những cuộc giao tranh nhưng truyện kể về Nguyễn Hữu Cảnh không có dấu vết của trận đánh ác liệt nào, chỉ có hình ảnh về một “Đức ông” bao dung, tận tụy, lấy đức trị nhân. Điều này cho thấy nhân vật đã thực thi công cuộc mở cõi trên tinh thần nhân văn.

Môtíp Thờ tự tại chùa, đền miếu, đình...

Dấu ấn chùa, đền miếu, đình... gắn với yếu tố tâm linh và quan niệm về đạo lý, nơi đây, nhân dân tưởng niệm và phụng thờ anh linh những anh hùng hy sinh vì nước.

Môtíp xuất hiện trong truyện Hữu phủ Tống quốc công, Oai linh ông Điều Bát.... Còn có chi tiết tương truyền về Nguyễn Hữu Cảnh: “Chủ tướng mất, binh lính giải ngũ, tản lạc theo lộ trình từ sông Hậu, Tiền, Đồng Nai lập nghiệp. Họ lập đền thờ, đặt tên những vùng đất nơi ông đặt chân đến...”; “đem quân về đến Sầm Khê thì mất, rất thiêng, người Chân Lạp lập đền thờ...” - sách Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca ghi nhận: “Sông Lễ Công chỗ cù lao, Miễu ông Chưởng Lễ thuở nào lưu lai. Đồng Nai cũng có miếu ngài, Nam Vang, Châu Đốc lại hai chỗ thờ[153,87].

Môtíp Hiển linh

Sự hiển linh mang ý nghĩa phù trợ chiến đấu hoặc trừ gian diệt bạo. Như truyện Oai linh Hầu tước Sĩ Hòa kể: “Những ai gian trá, ông hiển lộng oai thần, trừng trị cho đến biết sợ mà bỏ thói ác mới thôi; hoặc khi đất nước bị giặc đánh phá, ông cũng từng hiển linh, âm phù mặc trợ...”; hay “Ngôi míếu Quốc công rất linh ứng, kẻ tâm địa xấu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

80

khiếp sợ gươm thiêng lấy đầu...”, “anh linh vị tiền nhân đã phát ứng, xô té nhào bọn Pháp ngang tàng, xấc xược...” (Hửu phủ Tống Quốc Công)...

Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 11

Hình thức nhân vật hóa xuất hiện trong truyện Hắc Hổ tướng công: “Khi thác, ông hóa thành thần được thờ phụng ở Châu Phú”.

Môtíp Lưu địa danh, câu ca...

Dấu tích địa danh, câu ca... mang ý nghĩa sự tưởng nhớ, ghi công về người anh hùng. Như dấu tích địa danh liên quan trận đánh của Quản cơ Thành: “Chỗ của hai người ẩn náu và tu hành ngày xưa, nay được gọi là Vồ Ông Bướm...”.

- Người có công dẹp loạn ở vùng biên cương (NV.2.1.2)

Nhóm này có 6 truyện, 1 dị bản: Đốc binh Vàng, Sông Xá Hương (/ Sự tích miếu Ông Bần Quỳ), Phó cơ Điều, Quan lớn Tà Vông, Huỳnh Công Nghệ, Nguyễn Hữu Lễ.

Nội dung các truyện kể về nhân vật là những người thực thi trách nhiệm trấn giữ biên cương hay bảo vệ dân cư..., đã thất trận và hy sinh, tuẫn tiết.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện của những truyện kể về các nhân vật này như sau: Quan nhân hay thủ lĩnh cộng đồng nhận lệnh triều đình trấn giữ biên cương hay bảo vệ dân cư... hy sinh, tuẫn tiết hiển linh, được ghi nhớ, thờ cúng.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: - Thực hiện mệnh lệnh triều đình (tần số xuất hiện: 4 lần) -Thắng trận, lập công (m) (2 lần) -Cái chết kiên cường (m) (7 lần) - Tìm nhận thi hài và chôn cất, lập mộ (m) (1 lần) -Thờ tự tại chùa, đền miếu... (m) (6 lần) -Hiển linh (m) (3 lần) -Lưu địa danh, câu ca... (m) (4 lần) (1 tình tiết, 6 môtíp), được miêu tả như sau:

Tình tiết Thực hiện mệnh lệnh triều đình

Nhân vật là những người thực hiện việc triều đình, như: vận lương đánh giặc, thám sát quân tình hay giúp dân chạy giặc... Như: “Khi quân Xiêm tràn vào đánh chiếm Hà Tiên, An Giang, triều đình đã cử Nguyễn Hiến Điều về vùng Tà Niên để dẹp loạn...”; Mai Công Hương, viên Xá sai ty (hay quan Tào vận), chuyển vận lương thực cho chúa Nguyễn trong trận đánh với quân Xiêm (hay “Cao Miên”) (Sông Xá Hương)...

Môtíp Thắng trận, lập công

Môtíp xuất hiện trong truyện Quan lớn Tà Vông: “Bọn cướp nhiều lần kéo đến cướp bóc, đều bị ông và dân quân đánh bại...”; hay “Huỳnh Công Nghệ là người mưu dõng, đã tùng đẩy lùi bọn cướp từ bên kia biên giới sang đánh phá vùng đất này”.

Môtíp Cái chết kiên cường

Môtíp thể hiện phẩm chất của người anh hùng. Về diễn biến thực tại, sự kiện hy sinh, tuẫn tiết đã được miêu tả bằng những hình ảnh không kém phần khốc liệt. Như về

81

Mai Công Hương: “Ông quyết tiến lên và không để quân lương rơi vào tay giặc… Quân Xiêm vây đánh rất ngặt, liệu bề không thoát, ông cho đục thuyền nhận chìm lương phạn và chết theo...” (Sự tích miếu ông Bần Quỳ); về Đốc binh Trần Ngọc: “quyết không để quân lương rơi vào tay giặc, ông ra lệnh thiêu huỷ cà và đừng trước mũi thuyền rút gươm tự sát. Lửa cháy cao ngất suốt bảy ngày bảy đêm...” (Đốc binh Vàng). Các nhân vật có chung khí khái hiên ngang, anh dũng, mang dáng dấp những tấm gương trung liệt trong sử sách xưa. Hay về Phó Cơ Điều: “…để khỏi sa vào tay đối phương, ông đâm vào cổ tự sát bên gốc cây trâm, cạnh bờ giếng. Nhóm nổi dậy cắt đầu ông về treo tại ngã ba So Đũa...”..

Môtíp Tìm nhận thi hài và chôn cất, lập mộ

Môtíp tiếp nhận một quan niệm về đời sống, mang ý nghĩa tâm linh. Theo tâm thức văn hóa chung, “Ngôi mộ dù khiêm nhường như một gò đất hay vươn lên trời cao như một kim tự tháp vẫn gợi ý nghĩa tượng trưng của ngọn núi”, nó là “những đài chứa sự sống”, “khẳng định tính vĩnh cửu của sự sống”, là nơi chuẩn bị để tái sinh, mặt khác là “nơi ở” hoặc “để giữ phần hồn người đã chết” [23,596]. Trong nhiều truyền thống văn hóa, người sống đã dốc sức “chuẩn bị cho ngôi nhà vĩnh cửu của mình”. Người Việt quan niệm “Sống nhà, thác mồ mả”, chăm lo “mồ yên mả đẹp” là trách nhiệm và nghĩa cử cao đẹp. Đối với những người anh hùng hy sinh vì đại nghĩa, để thể hiện sự thành kính, tri ân, nhân dân quyết không lãng xao “nghĩa tận”.

Môtíp xuất hiện trong truyện về Phó Cơ Điều: “Dân Vĩnh Hòa Đông đã bí mật tổ chức lấy đầu ông do người Khmer cất giấu ở một ngôi chùa tại rạch So Đũa về thờ tại đình làng và tôn ông làm chính thần”...

Môtíp Thờ tự tại chùa, đền miếu, đình...

Dấu ấn môtíp thể hiện trong truyện Sự tích miếu Ông Bần Quỳ: sau khi nhân vật tuẫn tiết, “Dân chúng lập đền thờ...” (sách Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca đã ghi: “Miểu ông Bần quì tục ngữ còn ghi. Sông tra lên xuống hằng ghi, Ghe buôn tới đó đều thì vái van” [153,47]; hay truyện Quan lớn Tà Vông: “Thế nhân, tiếc thương cả ba anh em, lập đền miếu thờ tự ở nhiều nơi”...

Môtíp Hiển linh

Môtíp được biểu hiện với sự hiển thánh. Trong đó, sự hiển linh có thể xảy ra ngay khi nhân vật hy sinh, như: “Khi ông nhận chìm lương phạn tử tiết, bần mọc bờ sông đều quỳ nên miếu thờ gọi là Miếu Ông Bần Quỳ”, “Trên khúc sông này thường nổi lên những đợt sóng mặc dù trời không chút gió”; hoặc xuất hiện ở thời gian về sau, như: “Tương truyền nước sông Tiền xoáy mạnh có năm làm lở đất trước đền thờ, dân chúng cầu nguyện xin dời đền về phần đất trong. Lạ thay, từ đó đất không lở mà còn

82

được bồi trở ra” (Đốc binh Vàng). Sự xuất hiện những hiện tượng lạ, như: cây rũ, sóng thần, nước xoáy, đất lở.... là những biến động của ngoại giới, thể hiện sự linh thiêng hóa thực tại, nhằm gửi gấm ý tưởng tôn vinh về nhân vật. Qua “tiếng rì rầm trong đất” là ý niệm về sự linh thiêng.

Đây là một môtíp truyền thống, chứa đựng quan niệm về sự bất tử của những người anh hùng, về sự kết nối không đứt gãy giữa quá khứ và hiện tại. Liên hệ với truyền thuyết xưa: “Bà Triệu hiển linh giúp Lý Nam Đế đánh quân Lâm Ấp”; hay Lý Phụ Man: “Sau này, ông tiếp tục hiển linh, báo mộng cho vua Lý Thái Tổ và giúp vua Trần Thái Tông dẹp giặc Mông”...

Môtíp Lưu địa danh, câu ca...

Môtíp lưu dấu tích về nhân vật, mang ý nghĩa sự tưởng nhớ, ghi công. Như về Đốc binh Trần Ngọc: “Từ sự kiện trên mà rạch Tân Thạnh được đổi tên là Rạch Đốc Vàng để tưởng nhớ người anh hùng trung trực, nghĩa khí...” (Đốc binh Vàng)...

Các môtíp chung cục xuất hiện còn ít ỏi nhưng cũng đã ghi dấu ấn tình cảm, sự tri ân sâu sắc của nhân dân đối với các bậc tiền nhân giữ nước.

Nhìn chung, bên cạnh một số bản kể ghi nhận từ tư liệu sử và biên khảo có hình thức cấu tạo cốt truyện và các tình tiết, môtíp còn khá rời rạc, đã tồn tại những bản kể có cấu trúc đầy đủ, hoàn chỉnh, bước đầu đánh dấu sự ổn định của truyền thuyết về chống ngoại xâm ở Nam Bộ. Trong đó, các môtíp truyền thống như tài năng, chiến công, sự hiển linh có dấu ấn khá rõ nét. Đây chính là cơ sở cho sự phát triển nhóm truyền thuyết về khởi nghĩa chống Pháp ở giai đoạn sau.

3.2.3.2. Truyền thuyết về người anh hùng khởi nghĩa chống Pháp đến cuối thế kỷ

XIX (N.2.2.)

Hệ thống truyền thuyết về người anh hùng khởi nghĩa chống Pháp có 78 truyện,

được lấy từ văn bản sưu tầm, biên soạn.

Hệ thống truyền thuyết có kiểu nhân vật trung tâm là Người anh hùng cứu nước (KNV.2.2). Đây là hình tượng nhân vật trung tâm của truyền thuyết về chống ngoại xâm. Cảm hứng chủ đạo là sự ngợi ca, tôn vinh những chiến tích vẻ vang, đồng thời tô đậm tính chất bi tráng của hình tượng người anh hùng.

Tương ứng với kiểu nhân vật nêu trên, hệ thống truyền thuyết có 2 đề tài - cốt truyện: Người anh hùng với sức khỏe, tài trí và chiến công (ĐT-CT.2.2.1) và Người anh hùng với sự thất bại và cái chết kiên cường (ĐT-CT.2.2.2). Việc phân chia này xét trên yếu tố nổi trội. Như truyện Ông Hùng Dõng, Ông Phòng Biểu, bên cạnh sức khỏe, tài trí và chiến công, dấu ấn về sự thất bại, hy sinh của các nhân vật đậm nét hơn.

83

Đề tài - cốt truyện Người anh hùng với sức khỏe, tài trí và chiến công (ĐT- CT.2.2.1)

Gắn với tư duy hiện thực lịch sử, nhân vật được miêu tả mang vẻ đẹp mới của hình tượng nhân vật dũng sĩ trong tự sự dân gian.

Đề tài - cốt truyện có thể xác lập xoay quanh nhân vật mang đặc điểm: Người

có tài thao lược, ra trận lập công (NV.2.2.1).

Nhóm này có 17 / 78 truyện, gồm 12 truyện về nhân vật trung tâm: Sức khoẻ của Thiên Hộ Dương, Võ nghệ của Thiên Hộ Dương, Sức khoẻ và võ nghệ của Ông Nguyễn, Tài trí của Nguyễn Trung Trực, Đức Cố Quản và cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, Dẹp mối bất hòa trong các tướng cận vệ, Đấu gươm với Đô đốc Bạc Má, Thiên Hộ Dương và đạo binh trâu, Rắn thần trợ lực ngài Thiên Hộ, Đốc binh Kiều đánh hỏa công, Ông Phòng Biểu trị tội Phạm Văn Khanh, Người liên lạc của Thiên Hộ Dương; 5 truyện về sự kiện và nhân vật liên quan: Người con gái Vĩnh Hanh, Cô gái Bến Nghé, Tiếng còi mục đồng, Lai lịch chiếc nóp, Rạch Ông Voi.

Nội dung các truyện kể về nhân vật là những lãnh tụ khởi nghĩa hay tướng lĩnh, nghĩa binh đã chiến đấu, lập công với thắng lợi vẻ vang.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện của những truyện kể về các nhân vật này như sau: Nhân vật lãnh tụ khởi nghĩa hay tướng lĩnh, nghĩa binh tài ba hơn người thể hiện tài năng, chiến công thắng lợi dấu tích lưu lại.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Mộ binh hoặc tham gia khởi nghĩa (tần số xuất hiện: 12 lần) -Người có dấu hiệu khác thường và tài năng lạ (m) (8 lần) -Thử tài

(m) (2 lần) -Nhân vật được giúp sức (m) (3 lần) -Lập mưu lừa giặc (m) (6 lần) -Sáng tạo vũ khí (m) (4 lần) -Thắng trận, lập công (m) (13 lần) -Trừng trị Việt gian (1 lần) - Lời tiên tri, tuyên bố (m) (1 lần) -Lời nhắc nhở, bia truyền (m) (1 lần) -Lưu địa danh, câu ca... (m) (1 lần) (2 tình tiết, 9 môtíp), được miêu tả như sau:

Tình tiết Mộ binh hoặc tham gia khởi nghĩa

Các nhân vật bao gồm nhiều thành phần, như các võ tướng, bậc trí thức hay nông dân..., những người đã phát động khởi nghĩa hay gia nhập hàng ngũ nghĩa quân trong những giai đoạn khác nhau của cuộc chiến. Tình tiết có mặt hầu hết trong nhóm truyện, có thể miêu tả chung.

Như về các nhân vật lãnh tụ khởi nghĩa: “Tương truyền, khi thực dân Pháp đánh ba tỉnh miền Tây Nam kỳ”, “Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân rút về Hòn Chông xây căn cứ chống giặc…” (Tài trí của Nguyễn Trung Trực); “Vốn là một ông giáo làng, Phan Ngọc Tòng đứng ra tập hợp dân chúng, tổ chức chống Pháp, được cử làm Đốc binh...”. Về nhân vật tôn giáo hoạt động khởi nghĩa ở vùng Thất Sơn: Đức cố

84

Quản Trần Văn Thành quê ấp Bình Phú, Châu Đốc, là giáo đồ, khởi binh đánh Pháp; Ngô Lợi, người Mõ Cày, Bến Tre, lên núi Tượng lập đạo Tứ ân hiếu nghĩa chống Pháp.... Hay về các nhân vật tướng lĩnh, nghĩa binh: “Đốc binh Kiều tên thật là Nguyễn Tấn Kiều, tướng tài dưới trướng Thiên Hộ Dương, sau lập căn cứ ở Gò Tháp...”; hay “Sáu Hải, xóm Chợ Giữa, Mỹ Tho”, một tướng cướp được Thủ Khoa Huân cảm hóa, trở thành người lính mõ...” (Người lính mõ của Thủ Khoa Huân)...

Trong đó, một số nhân vật được xây dựng theo hình thức sóng đôi, như Thiên Hộ Dương - Đốc binh Kiều, Lê Cẩn - Nguyễn Giao hay Tứ Kiệt... Mối liên hệ phổ biến nhất là việc các nhân vật phối hợp chiến đấu hay các tướng lĩnh tham gia nối dài những cuộc khởi nghĩa của lãnh tụ, như: “Ông Thận, Rộng, Long, Đước đều là dũng tướng của Đốc Binh Kiều và Thiên Hộ Dương”, “Bốn Ông chỉ huy đánh Pháp ở Cai Lậy, Vĩnh Long...” (Bốn trang hào kiệt Cai Lậy)... Mối liên hệ còn biểu hiện ở hình thức những di tích thờ cúng phối tự, như: Lãnh binh Nguyễn Văn Cẩn “về Gò Tháp lập chùa thờ Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều...”. Hình thức sóng đôi này đã tạo nên một kiểu mẫu về người anh hùng chiến trận, tạo niềm tin về người anh hùng tập thể với sức mạnh chiến đấu chống xâm lược.

Môtíp Người có dấu hiệu khác thường và tài năng lạ

Môtíp ẩn chứa một quan niệm về thực tại, đó là đối lập cao nhất của cái dị thường, khác thường là cái tốt, cái giá trị nhất của bản chất đối tượng được tôn vinh. Nhân vật được xây dựng với kiểu mẫu người anh hùng, mang dáng dấp người dũng sĩ trong truyền thuyết cổ: những con người có ngoại hình lạ, có năng lực phi thường, hoàn thiện về sức khoẻ và tài năng hầu gánh vác những trách nhiệm lớn lao. Đây là những “bệ phóng” đồng thời cũng chính là một phần “chất thơ” trong bài ca chiến công của truyền thuyết. Chất liệu là hình ảnh con người trên một không gian thực tại nơi vùng đất cuối phương Nam, tạo nên một sắc thái mới, độc đáo.

Tiêu biểu là các nhân vật lãnh tụ khởi nghĩa. Như về Võ Duy Dương, đó là tài kéo bè gỗ bằng sức hơn “bốn mươi người”, cử “đỉnh đồng nặng hai trăm cân”, “Một tay có thể nhổ nổi một cây tre mỡ và có thể một lúc cử năm trái linh (mỗi trái nặng 60 ký). Do vậy ông được người đời gọi là Ngũ Linh Thiên Hộ...”. Nhân vật còn là người “có sức khoẻ, năng tập võ nghệ”, nhất là biểu diễn đường roi song đôi tài tình: “Đường roi chuyển động chớp nhoáng, liên tục như lớp thành kỳ ảo, bao bọc lấy thân người...” (Sức khoẻ của Thiên Hộ Dương, Võ nghệ của Thiên Hộ Dương). Về Nguyễn Trung Trực, sức khỏe, biệt tài của nhân vật được tô đậm, đặc biệt là tài võ nghệ: “Tương truyền, Nguyễn Trung Trực là người có sức khoẻ siêu quần, võ nghệ tuyệt luân…” (Sức khoẻ và võ nghệ của Ông Nguyễn), “giỏi bơi lặn, bắt cá, bắt rắn độc, phi thân bắt

85

quạ”, có tài chạy nhảy phi thân; hay “Ông Trực là người giỏi võ, nhảy bay qua bờ rạch Tà Niên”; khi lâm trận, “phi thân qua hàng rào giữa đồn”… Theo đó, hình ảnh người anh hùng chống Pháp ở vùng sông nước Cửu Long đã được khắc họa sống động.

Hay nhân vật được xây dựng với phẩm chất thời niên thiếu: như Trần Văn Thành là người cương trực, can đảm, lúc nhỏ từng ngăn hào mục ức hiếp dân nghèo, là người “có võ nghệ cao cường” (Đức Cố Quản và cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa)...

Bên cạnh đó là các tướng lĩnh, nghĩa binh. Đó là Nguyễn Văn Nghề, Người liên lạc của Thiên Hộ Dương có tướng mạo khác thường, thành tích lao động giỏi: gánh hai giỏ cá trâu kéo không nổi, ngoài ra còn tinh thông võ nghệ, rất quen thuộc địa bàn: “đường tắt vào Gò Tháp ông thuộc như lòng bàn tay, biết chổ nào lắm sình, chỗ nào rắn độc, thú dữ nhiều”; Ông Phòng Biểu cận tướng của Thiên Hộ Dương vốn là một lực điền với tài mạo dị thường: “Tương truyền ông có vóc người to lớn khỏe mạnh, da đen, môi chì, tướng mạo bặm trợn, trông rất dữ dằn, cổ to và ăn rất khỏe”, có thể nhấc bổng cây, ghìm trâu dữ, một mình “kéo nổi chiếc ghe chứa trăm giạ lúa qua lại trên ruộng”, xốc chiếc ghe lườn to chở đầy mạ bị mắc cạn “kéo sềnh sệch trên đất bùn”, gánh năm giỏ cá trâu kéo không nổi, có tài dùng thước sắt có thể “chặt đứt tiện ngang” một lúc ba chục cây mía lau; còn có tài vụt quét đuổi chim...; hay nhân vật người nông dân đến hiến kế cho ngài Thiên Hộ đánh giặc với tài thuần phục trâu rừng “có tới hàng trăm con” (Thiên Hộ Dương và đạo binh trâu)... Nơi vùng đất thiên nhiên còn hoang sơ họ trở thành những con người kỳ vĩ, nhưng không phải với thành tích khơi sông bạt núi của hình tượng thần thoại xa xưa mà là những con người thực với khát vọng chinh phục tự nhiên bằng sức lực và sự gan góc, quả cảm. Hay như cô Sáu Khỏe trong Người con gái Vĩnh Hanh: “Tương truyền cô có thân hình cân đối, khỏe mạnh, lại tinh thông Hán học và giỏi võ nghệ. Cô lại còn có biệt tài khảy đàn tranh”, dựa vào sắc tài, nhân vật đã lừa giặc lập công... Những con người ấy đã đem sức lực, tài trí đóng góp cho kháng chiến.

Tính chất phong phú có nét đặc thù của các chi tiết sự kiện đã tạo nên những bản kể có chất lượng nghệ thuật.

Liên hệ chuỗi truyện về Hoàng Hoa Thám lưu truyền ở vùng Yên Thế [18,71], về nhân vật lãnh tụ khởi nghĩa, các “dấu hiệu” đặc biệt được tô đậm, như: “cậu bé Thắm không có tóc, tai to và một bên có lỗ, mắt sáng, tay dài quá khoeo”, sự ra đời “được báo trước bởi ngôi sao phúc tinh”, “ở rừng, hổ báo không dám bén mãng làm hại...”; thời niên thiếu gắn với hình ảnh những đứa trẻ chăn trâu làng Trũng, làng Chè, làng Am… trong trận giả tôn cậu bé làm vua mục đồng, một môtíp truyền thống của vùng văn hóa Bắc Bộ, tạo nên sắc thái độc đáo. Về các nghĩa quân, môtíp biệt tài nổi

86

rõ, như: “Cả Trọng có tài bắn xuyên qua bảy chiếc chai sắp hàng dọc, Cả Dinh có tài bắn lọt giữa những vòng đeo tay tung lên trời...”; hay bà Ba Cẩn “có tài bấm độn”... Theo đó, tính cách người anh hùng nông dân, khí phách của người anh hùng hy sinh vì nghiệp giải phóng dân tộc kết tinh trong hình tượng Hoàng Hoa Thám được nhận định là có những nét gần gũi với Thiên Hộ Dương, Nguyễn Trung Trực. Liên hệ hình tượng nhân vật sử thi (với lối xây dựng chân dung người anh hùng phi thường từ hình dáng, sức vóc, vũ khí, tính cách, đến trang phục, đồ dùng...), qua môtíp về ngoại hình, sức khỏe, biệt tài..., các nhân vật của nhóm truyền thuyết đã thể hiện vẻ đẹp của các nhân vật dũng sĩ.

Môtíp Thử tài

Theo quan niệm chung, cái thực tài phải trải qua thử thách mới thấy được chân giá trị. Trong các truyện kể, môtíp được thể hiện với tình huống thử thách trong hoạt động chiến đấu. Tập trung nhất là tài võ nghệ, một tài năng vốn được đề cao ở vùng đất còn hoang sơ với nhiều hiểm nguy đe dọa.

Tiêu biểu là truyện về Thiên Hộ Dương, nhân vật được xây dựng với hình ảnh một thủ lĩnh nghĩa quân tài kiêm văn võ. Về võ nghệ, trước sự thách đố với các tướng lĩnh tài ba dưới trướng như “Thủ Chiến, Phòng Biểu, Nhiêu Chấn và Thông Phụng”, Thiên Hộ Dương đã biểu diễn đường song roi rất tài tình khiến mọi người phải thán phục (Võ nghệ của Thiên Hộ Dương). Tài năng của nhân vật còn được thể hiện ngay trong hoàn cảnh khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa, như trong lúc “Đại đồn Tháp Mười bị triệt hạ, Pháp lùng sục tìm bắt”, Thiên Hộ Dương đã Đấu gươm với đô đốc Bạc Má (De la Grandière) với kết quả bất phân thắng bại. Về khả năng thông kim bác cổ, tình huống truyện được xây dựng gắn với chi tiết về thành phần nghĩa quân: trong số tướng lĩnh “có nhiều người thuộc hàng khoa cử...”, Thiên Hộ Dương đã lấy tích xưa để nhắc nhở nhằm Dẹp mối bất hòa giữa các tướng hộ vệ, củng cố sức mạnh cho hàng ngũ nghĩa quân. Đây là cách thức các tướng lĩnh tài ba dùng an quân, như trong Hịch tướng sĩ, Hưng Đạo Vương đã lấy gương trung liệt cổ để huấn dụ, cảnh tỉnh binh sĩ trước họa ngoại xâm treo trước mắt. Theo đó, hình tượng Thiên Hộ Dương mang vẻ đẹp mới của nhân vật lãnh tụ nghĩa binh đánh Pháp.

Môtíp Nhân vật được giúp sức

Môtíp gắn với quan niệm người anh hùng lập chiến công không tách rời sức mạnh của tập thể quần chúng. Đây là sự trao truyền sức mạnh tâm linh từ tiền nhân thuở trước nhưng đồng thời là sự hiện hữu từ những con người đương thời. Chính các thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn thuở xưa đã phải ẩn nhẫn “nếm mật nằm gai” ở những thời khắc “Tuấn kiệt như sao buổi sớm...” để chờ nhân tài hội tụ. Ở hình tượng người

Xem tất cả 189 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí