Các Nhân Vật Tham Gia Hội Thề Lũng Nhai Qua Truyền Thuyết, Sắc Phong, Gia Phả, Bia Ký


tướng giặc Thôi Tụ và Hoàng Thúc, góp phần giải phóng thành. Sau khởi nghĩa Lam Sơn, ông được triều đình phong tặng nhiều tước vị cao. Đời vua Lê Thái Tông (1434), ông được phong tước Đình thượng hầu, Duệ quốc công, trực tiếp lãnh đạo việc dẹp loạn ở Lạng Sơn. Tháng 4 năm 1437 ông đột ngột qua đời, trải qua hai triều vua Thái Tổ, Thái Tông, một lòng trung dũng với vua với nước, được Thái Tổ và Thái Tông hết sức tin dùng. Năm Hồng Đức thứ 15 (1484) Lê Văn An được gia phong Thái phó Khắc quốc công. Đánh giá về Lê Văn An sách sử chép: “Trong đám quan võ, Văn An là người hòa nhã, dịu dàng hơn, tiếp đãi các sỹ phu có lễ độ” [52, tr 776]. Đời Nguyễn, Gia Long năm thứ nhất (1802), ông được liệt vào hàng khai quốc công thần nhà Lê bậc nhì, miễn lao dịch một người con cháu để thờ tự [52, tr 776].

Một nhân vật sau này được cho là đã trở thành “cố mệnh đại thần”, nắm giữ nhiều chức vụ trọng yếu của vương triều Lê là Trịnh Khả, người huyện Vĩnh Ninh (nay là huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá). Qua hơn mười năm nếm mật nằm gai cùng Bình Định Vương, Trịnh Khả luôn trực tiếp cầm quân, chiến đấu một cách dũng cảm và mưu lược, lập được nhiều công lao xuất sắc. Người đã không xá thân mình, cùng với Bùi Bị liều chết cướp lại linh xa Phật Hoàng, tro cốt tổ tiên Lê Thái Tổ từ tay giặc Minh đã được Lam Sơn thực lục nhắc tới. Ngoài tài cầm binh, ông là người có năng lực ngoại giao bởi thông thạo các tiếng các nước lân bang và dân tộc thiểu số. Giai đoạn cuối khởi nghĩa Lam Sơn, ông tham gia chỉ huy một trong ba đạo quân tiến ra Bắc năm 1426 với các trận đánh lớn như Ninh Kiều (9- 1426), Nhân Mục (10- 1426), Xa Lộc (10- 1426). Nói về tài cầm binh, chiến công lớn phá Mộc Thạch ở Ải Lê Hoa của ông năm 1427 góp phần quan trọng để làm nên thắng lợi toàn diện của khởi nghĩa Lam Sơn. Nhờ những công lao to lớn, ông đã tham gia triều chính nhà Lê Sơ với nhiều chức vụ quan trọng. Đáng tiếc, với tính cách cương trực, lâm vào buổi đầu triều bè đảng, cha con ông đã bị Thái hậu Nguyễn Thị Anh (mẹ vua Lê Nhân Tông) xử tử năm 1451. Hai năm sau, năm 1453, triều đình thương ông vô tội, liền minh oan cho ông và ban cho con cháu ông 100 mẫu ruộng hương hoả [96, tr 73].


Khá đặc biệt là trong danh sách những tham gia hội thề Lũng Nhai là trường hợp 2 cha con Trương Lôi và Trương Chiến. Về trường hợp Trương Lôi, hiện nay các tư liệu đề cập về quê hương, xuất thân của ông còn chưa thống nhất. Lam Sơn thực lục cho biết ông là người “Thụ Mệnh thôn nhân” (người ở thôn Thụ Mệnh), có tài liệu lại cho biết cùng quê với Võ Uy người lộ Khả Lam, một số ý kiến khác cho rằng ông là người thôn Nguyễn Xá, hương Lam Sơn, huyện Lương Giang [106, tr 97]. Tuy nhiên, các tài liệu đều thống nhất, ông là người cùng với Võ Uy đi theo Lê Lợi từ rất sớm. Trong khởi nghĩa Lam Sơn, cả hai cha con, Trương Lôi và Trương Chiến đều là những võ tướng nổi tiếng, tham gia nhiều trận đánh lớn, lập được nhiều chiến công, sau này khi ban thưởng đều được vua Lê ban quốc tính. Đặc biệt, Trương Chiến có biệt tài huấn luyện voi chiến, giúp ích rất nhiều cho Lê Thái Tổ còn Trương Lôi thì nổi tiếng với tài cầm quân “lấy ít địch nhiều”, gây nhiều khó khăn và bao lần khiến quân Minh run sợ. Trong đợt phong thưởng đầu tiên, cả hai cha con đều được vua Lê xếp vào hàng công thần hạng nhất, được ban cấp thái ấp rất hậu. Trương Chiến mất trước cha mình vào năm 1436 còn Trương Lôi vẫn được các vua sau của triều đình Lê Sơ tín nhiệm, đã từng được phong trấn giữ lộ Hà Bắc, coi việc phòng thủ biên giới ở vùng Kinh Bắc- Lạng Sơn [96, tr 97].

Về nhân vật Lê Hiểm, mà một số tài liệu khác gọi là Lê Kiệm, chữ này thấy ghi trong bản văn thề Lũng Nhai, các nhà sử học đã khảo cứu và cho biết, Lê Hiểm hay Lê Kiệm thực ra chỉ là một người, do tự dạng mà thôi. Có tài liệu nói ông là người phủ Thiệu Thiên, huyện Ngọc Lặc. Còn theo gia phả dòng họ Lê Hiểm ở Nông Cống thì quê ông là đại quan lang dưới thời Trần, tham gia khởi nghĩa cùng Lê Lợi từ thời kỳ ở Lũng Nhai. Trong những ngày đầu gian khó, binh ít, tướng mỏng, bị giặc Minh thường xuyên truy quét, Lê Hiểm luôn một lòng tận trung với nước, lập được nhiều chiến công trong sự nghiệp kháng chiến chống giặc Minh xâm lược, bảo vệ đất nước, sau được phong tước hầu. Sau khi mất được Lê Thánh Tông ban tên thụy là Trung Định và phong tặng Thượng đẳng Phúc thần đại vương, cấp cho nhiều lộc điền để con cháu đời đời hưởng bổng lộc [96, tr 77-78]. Hậu duệ Lê Hiểm sau đều trở thành các vị trọng quan của triều đình nhà Lê.


Võ Uy được biết đến là người theo giúp Lê Lợi, được Lam Sơn động chủ tín cẩn giao trọng trách chuyên lo liệu việc hậu cần, lương thực, ăn uống của nghĩa quân trong thời gian quân đội Lam Sơn hoạt động trên đất Thanh Hóa. Về quê quán, sử liệu cho biết ông là người thuộc Lộ Khả Lam, quê hương Lam Sơn. Đã theo sát cuộc chiến của quân Lam Sơn trong thời kỳ đầu và dành được sự tín nhiệm rất cao của chủ tướng Lê Lợi. Rất tiếc ông là một trong những nhân vật hội thề Lũng Nhai vong trận từ rất sớm (1424). Sau chiến tranh, Lê Thái Tổ đã đánh giá rất cao công lao, sự hy sinh của Võ Uy. Năm 1428, tự tay nhà Vua viết tên của 35 công thần nghĩa sĩ, đã tham gia cuộc khởi nghĩa từ những ngày đầu tiên. Ông đứng hàng thứ 11: “Võ Uy: vi An Mỹ hầu. Khả Lam lộ. Do phù quốc sự”, nghĩa là Võ Uy xếp thứ

11. Làm An Mỹ hầu. Lộ Khả Lam. Do giúp việc nước. Đến năm Hồng Đức thứ 15 (1484), đời vua Lê Thánh Tông, Võ Uy được phong Tuy tiết hầu, làm Tuy quận công [85, tr 248].

Một số nhân vật khác như Lê Liễu, Lê Nanh, Trịnh Vô, Lê Lý, Phạm Lôi, Đinh Lan, đều là những người xuất thân quê hương Thanh Hóa và có mặt trong hội thề Lũng Nhai năm 1416. Tuy nhiên, không như nhiều nhân vật khác trong khởi nghĩa Lam Sơn, tiểu sử về các nhân vật này được các sách sử chép lại không nhiều. Sự tham gia của họ chủ yếu được Lam Sơn thực lục ghi nhận và cho biết sau khi Lê Lợi lên ngôi, tên tuổi của các vị đã được vua Lê ban tặng hoặc truy phong cấp bậc công thần. Có lẽ, do một số người hy sinh, trận vong trong thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa nên tư liệu chép lại còn ít. Chỉ được điểm tên trong một số hoạt động của thời kỳ này (hoạt động của quân Lam Sơn ở Thanh Hóa), chẳng hạn Lê Liễu được nhắc tên trong sự kiện cùng với Trịnh Khả và một số người khác đi cướp lại linh xa Phật Hoàng, hay cùng với Lê Lợi chạy giặc trên xứ Mường Một, làm “gia thần” cho gia tộc Lê Thái Tổ từ thời kỳ trước khi dựng cờ khởi nghĩa [96, tr 64]. Trịnh Vô có mặt trong các truyện thuật về chuyện “trời cho, người đem đến” trong Lam Sơn thực lục [144, tr 149]. Khi Lê Thái Tổ ban thưởng công thần, ông được phong tước Hoằng Nghĩa hầu [96, tr 124].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.


Các nhân vật còn lại như Đinh Lan, Lê Nanh, Phạm Lôi...sách sử còn đề cập khá ít, thậm chí không rõ năm sinh, năm mất như trường hợp của Lê Nanh. Các tài liệu chính sử nhắc đến Lê Nanh trong lần Lê Thái Tổ giao ông cùng với các tướng Lê Sát, Trương Lôi, Lưu Trung đi đánh úp thành Tây Đô. Phạm Lôi được xác nhận tham gia các trận như Quan Da, Khả Lưu thời kỳ đầu khởi nghĩa, lập được công lớn trong các trận đánh thành Nghệ An, Tốt Động, Ninh Kiều, Chi Lăng, Xương Giang…Còn Đinh Lan được cho là người giúp Lê Lợi trù hoạch binh lương, xây dựng chính quyền mới ở những vùng đất được nghĩa quân giải phóng [96, tr 133]. Mặc dù sử liệu cũng cho biết, Đinh Lan đã phục vụ cho 2 đời Thái Tổ, Thái Tông với các chức vụ quan trọng nhưng các hoạt động này lại không được sử chép chi tiết. Công thần Lũng Nhai Nguyễn Lý (quốc tính Lê Lý) thì được nhắc nhiều trong trận Sách Khôi (1422), giúp vua phá tan vòng vây quân giặc. Đã từng được phong đến chức Kiểm hiệu Tư không vào năm Thuận Thiên thứ 3 (1430). Sau trải qua các chức Tổng đốc bộ Thanh Hóa, rồi đồng tổng quản lộ Bắc Giang hạ. Năm 1437, cho giữ chức nhập nội thiếu úy coi sóc việc quân các vệ thuộc Tây đạo (Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa). Mất năm 1443, đến đời Hồng Đức thứ 15 (1484), truy tặng Thái bảo Phúc quốc công [96, tr 21- 22].

Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 8

Trong số những người dự hội thề ở Lũng Nhai năm 1416, chỉ có 3 người từ nơi khác, không phải quê quán Thanh Hóa là Nguyễn Trãi, Bùi Quốc Hưng và Lưu Nhân Chú. Ghi nhận sự kiện tham gia khởi nghĩa Lam Sơn của Nguyễn Trãi, Lam Sơn thực lục cho biết: “Năm Mậu Tuất, tháng Giêng ngày mùng 2 (Vĩnh Lạc nhà Minh năm thứ 16). Vua sắp đặt màng lưới đón mời hào kiệt, lấy ít đánh nhiều, bèn khiến công thần là bọn Lê Khang, Lê Luân, Lê Luân, Lê Nanh, Lê Sao, Lê Lễ, Lê Hiêu... Võ Uy, Trịnh Vô, Lưu Trung, Trần Trĩ, Đỗ Bí, Nguyễn Trãi, Lê Văn Linh, Lê Thận và Lê Văn An đều làm tướng văn, tướng võ, chia đường đem quân đối địch với giặc Ngô” [85, tr 191-192]. Mặc dù, nhiều tài liệu hiện nay có nhiều điểm chưa được đồng nhất về thời gian tham gia khởi nghĩa Lam Sơn của Nguyễn Trãi, nhưng đa số đều cho rằng, ông là một người có công lớn và luôn sát cánh cùng Lê Lợi trong những trận chiến cam go của quân Lam Sơn thời kỳ đầu. Trong Lịch triều


Hiến chương loại chí phần “Người phò tá có công lao tài đức” khi viết về Nguyễn Trãi, Phan Huy Chú cho rằng ông gặp Lê Lợi ở Lỗi Giang, nhưng trong phần viết về Lê Văn Linh ông lại cho rằng Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu: “Năm Mậu Tuất [1418] vua dấy nghĩa binh, ông cùng Nguyễn Trãi ở luôn bên cạnh, bàn mưu thần trong màn trướng, tính toán vận trù quyết thắng, thường tỏ công lao” [29, tr 277]. Với tư cách một văn thần, cánh tay đắc lực về mặt lý luận chiến tranh cho Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn, ông được giao soạn thảo những văn bản quan trọng, có giá trị quân sự, triết học, tư tưởng lớn như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lam Sơn thực lục, Phú núi Chí Linh, Văn bia Vĩnh Lăng...Tương tự như các công thần khác, sau thắng lợi, Nguyễn Trãi được triều Lê phong tặng và ban thưởng với tư cách các công thần khai quốc. Tuy nhiên, rất tiếc những mâu thuẫn trong triều chính thời kỳ hậu chiến đã khiến cho một người tài đức như ông vướng vào vòng oan sai trong vụ án “Lệ Chi Viên” bi thảm. Đến thời Hồng Đức, vua Lê Thánh Tông đã minh oan cho ông. Gia Long, vị vua khai sáng triều Nguyễn có những đánh giá rất cao đối với một số nhân vật lịch sử khởi nghĩa Lam Sơn trong đó có ông như sau: “Công thần bình Ngô khai quốc, bực nhất là Thái úy Phúc Quốc công Lê Lai, Thái phó Đạt Quốc công Lê Văn Linh, Thái sư Cương Quốc công Nguyễn Xí, Thái bảo Khuê Quốc công Nguyễn Trãi” [144, tr 145].

Bùi Quốc Hưng cũng là một nhân vật văn võ toàn tài, được đánh giá là một nhân vật lịch sử lớn của thế kỷ XV, không chỉ là công thần Lũng Nhai, công thần Bình Ngô khai quốc mà còn là vị đại thần có nhiều công trạng trong giai đoạn đầu của triều Lê Sơ: “Ông Bùi Quốc Hưng, vị công thần khai quốc triều Lê Sơ, đã tham gia hội thề Lũng Nhai (1416), là nhân vật đầu tiên của bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn, là người văn võ toàn tài mưu lược. Ông không chỉ có công lao to lớn trong việc đuổi giặc cứu nước mà còn là vị công thần tận tâm với hai triều vua để phục hồi đất nước sau nhiều năm chiến tranh” [106, tr 269].

Đối với Lưu Nhân Chú, trong khi nhiều người khẳng định ông xuất thân từ An Thuận (Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ngày nay) thì Lam Sơn thực lục lại cho biết


ông quê ở sách Thủy Chú, huyện Lôi Dương [85, tr 166], chưa rõ sinh năm nào. Sách Đại Việt thông sử đã khẳng định, ông cùng với Nguyễn Trãi, Bùi Quốc Hưng và nhiều danh tướng khác về Lam Sơn “cùng bí mật mưu việc khởi nghĩa” [142, tr 37]. Khi hội thề Lũng Nhai được tổ chức, ông là một trong 18 người tham gia cùng chủ tướng Lê Lợi: “năm Bính Thân (1416), Thái Tổ cùng tướng văn tướng võ 18 người liên danh thề ước cùng vui cùng lo có nhau, ông cũng được dự” [142, tr 251]. Về lý do đến Lam Sơn đầu quân cho Lê Lợi, Lịch triều Hiến chương loại chí của Phan Huy Chú chép: “Lê Nhân Chú lúc trẻ nghèo khổ làm nghề buôn bán. Một hôm ông ngủ trọ ở đền thờ thần, nằm mộng được điềm tốt, rồi sau đó ông vào Lam Sơn thờ Lê Thái Tổ” [29, tr 385-387]. Sau hội thề Lũng Nhai, Lưu Nhân Chú đã tham gia trực tiếp các đánh lớn của quân Lam Sơn ở các trận Khả Lưu (1424), Tây Đô (1425), chặn đánh các tướng giặc Minh Phương Chính, Lý An ở các lộ Trường Yên, Thiên Trường, Kiến Xương (1426), chém Liễu Thăng và Lương Minh tại ải Chi Lăng, tham gia giải phóng thành Xương Giang (1427)...Xét về công lao, Đại Việt thông sử đánh giá: “Lưu Nhân Chú cứu nguy phù suy, giành lại cơ đồ trong những ngày cháo rau cơm hẩm, trừ hung dẹp bạo, quét thanh trời đất khỏi tai ương bằng ngựa sắt gươm vàng...là người đứng đầu về hàng võ trong triều kiêm coi chính sự nhà nước” [142, tr 254]. Sau khi đất nước thái bình, bờ cõi sạch bóng ngoại xâm, ông lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình Lê Sơ, đến thời Thái Tông bị “Đại Tư đồ Lê Sát ghen ghét, ngầm đánh thuốc độc giết chết” [142, tr 254], sau đó được truy tặng chức Thái phó, tước Vinh quận công [96, tr 120].

Tóm lại, phải khẳng định các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai là những nhân vật lịch sử đã được sách sử ghi nhận, họ hiện diện ngay từ buổi đầu dựng cờ khởi nghĩa và chiến đấu đến ngày thắng lợi cuối cùng, ngoại trừ một vài trường hợp “trận vong” (hy sinh trước khi toàn thắng) như Lê Lai, Võ Uy, Lê Liễu, Đinh Lan...Một điểm chung giữa họ là sau khi Lê Lợi lên ngôi, tên tuổi đều được ghi trong bản “Ngự danh tam thập ngũ danh” (phong hạng cho 35 công thần do vua đề tên), ban quốc tính họ Lê, tặng hoặc truy tặng các tước hầu, công thần hạng nhất. Các sách sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử, Lam Sơn thực lục đã


nêu rõ công trạng, vai trò của họ trong và sau khởi nghĩa Lam Sơn cũng như các sinh hoạt chính trị của triều Lê Sơ thời kỳ đầu.

2.2. Các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai qua truyền thuyết, sắc phong, gia phả, bia ký

2.2.1. Truyền thuyết

Thông qua các sử liệu, ta biết các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 là những nhân vật lịch sử gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Cùng với các chi tiết đặc biệt trong tiểu sử, các nhân vật đã bước vào đời sống văn hóa dân gian và qua từng giai đoạn lịch sử, dường như các nhân vật lại được bồi đắp thêm các chi tiết khác, đậm sắc màu huyền thoại. Qua khảo sát các truyền thuyết được ghi lại và các truyện kể đang được lưu hành trong dân gian ở Thanh Hóa cho thấy, trong số các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai thì nổi bật hơn cả là các truyền thuyết về Lê Thái Tổ. Một số nhân vật như Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Nguyễn Trãi, Lê Văn Linh...xuất hiện trong một số truyền thuyết về “gươm thần”, “tìm minh chúa”, “đuổi hổ” và một số truyền thuyết khác có liên quan đến sự tích địa danh, làng xã, sự kiện trong thời kỳ nghĩa quân hoạt động ở khu vực rừng núi Thanh Hóa. Mặc dù, trong các truyền thuyết này, đa số các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai không xuất hiện trực tiếp, nhưng qua tình cảm và sự đánh giá của nhân dân, các nhân vật hiện lên là những người phi thường, góp công to lớn vào việc đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Về Lê Thái Tổ, theo khảo sát của tác giả Nguyễn Thị Nhung thì có đến 4 nhóm truyền thuyết gắn liền với ông được lưu hành ở Thanh Hóa gồm: (1) các truyền thuyết về nguồn gốc xuất thân của Lê Lợi; (2) các truyền thuyết về quá trình Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa, thu phục hào kiệt; (3) quá trình Lê Lợi lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn được nhân dân giúp sức và (4) Lê Lợi trả ơn những người dân đã cưu mang mình và nghĩa quân trong quá trình đánh giặc [84, tr 32]. Và trong đó, phần lớn các truyền thuyết gắn đến ông có đặc điểm là vừa mang tính bình dị, vừa mang tính chất thiêng liêng. Bởi vì, các truyền thuyết này có cốt truyện hết sức giản dị như các truyện núi Mục, núi Dầu, gươm thần, hội thề, Lê Lai cứu chúa, ngôi đền


Quốc Mẫu.. Trong những truyện này, hình tượng Lê Lợi hiện lên với tư cách một con người bình thường, nhưng bất cứ những gì liên quan đến ông, trong tâm thức dân gian đều hàm ý sự trân trọng, nâng niu, gìn giữ bởi vì nó như một cuốn sử riêng để nhân dân kỷ niệm về những tháng ngày gian nan, vất vả xây dựng cơ đồ của Bình Định Vương. Một số truyền thuyết khác gắn với ông lại có “chất liệu” tâm linh đầy lôi cuốn gắn liền với các yếu tố thiêng như chuyện Hồ Ly phu nhân (thần Cáo trắng). Truyền thuyết kể lại như sau: “Một lần quân Minh xua chó ngao đuổi bắt Lê Lợi, chạy đến bên sông, ông thấy một người con gái mặc áo trắng và cầu khấn xin cứu giúp, hứa sẽ báo đền. Ông phải ẩn trốn trong hốc cây đa, bị chó ngao phát hiện. Bỗng nhiên một con chồn trắng chạy ra, chó ngao đuổi theo, nhờ đó ông thoát nạn. Sau khi lấy lại thiên hạ, ông phong người con gái gọi là Bạch Y công chúa đó làm Hoàng Hữu đại vương, cây đa làm Hộ Quốc đại vương” [69, tr 194]. Trong nhiều truyền thuyết khác, vua Lê thường được thần linh báo mộng, có khi là hiển linh phù giúp cho vua Lê thắng một trận đánh, khi lại đòi hỏi ông phải hiến tế một người thiếp để được thắng trận như truyện về sự hy sinh của bà Phạm Thị Ngọc Trần, truyền thuyết này có lưu truyền trong các sách sử và cũng được Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn chép lại. Chuyện kể về một người thiếp của Lê Lợi trong sự kiện tiến công thành Nghệ An. Nội dung nêu: “Khi Lê Thái Tổ đến thành Triều Khẩu (Hưng Nguyên, Nghệ An), nơi này có đền thờ thần Phổ Hộ. Ban đêm vua mộng thấy có một vị thần đến bảo rằng: tướng quân cho tôi một người thiếp, tôi sẽ phù hộ tướng quân diệt giặc Ngô, làm nên nghiệp đế”. Hôm sau vua gọi các bà vợ đến hỏi: có ai chịu làm vợ vị thần không? Sau này khi ta lấy được nước sẽ lập con của người ấy làm Thiên tử, Các bà không ai nói gì, chỉ có Hoàng hậu quỳ thưa: nếu minh công giữ lời hứa thì thiếp nguyện xả thân. Ngày sau làm nên nghiệp lớn chớ phụ con thiếp. Nhà vua khen ngợi và thương cảm, nói với các bề tôi, nhận lời hẹn đó” [106, tr 288]. Trong nhiều truyền thuyết về Lê Thái Tổ, thì theo các nhà nghiên cứu, có không ít truyền thuyết về ông gắn với những người phụ nữ, có cả nhân vật lịch sử và huyền thoại như Bà Phạm Thị Ngọc Trần, Trịnh Thị Ngọc Lữ, công chúa Huy Trân, Bà Chúa Trầm, Bà Quốc Mẫu...Các truyền thuyết này mô tả những người này

Ngày đăng: 22/01/2024