Truyền Thuyết Liên Quan Đến Việc Xây Dựng Công Trình Giúp Đỡ Cộng Đồng (N.1.2.)

63

2.2.3.2. Truyền thuyết liên quan đến việc xây dựng công trình giúp đỡ cộng đồng (N.1.2.)

Hệ thống truyền thuyết liên quan đến việc xây dựng công trình giúp đỡ cộng đồng có 2 / 9 truyện ghi nhận từ chính sử, truyện còn lại lấy từ văn bản sưu tầm, biên soạn (có 1 dị bản).

Hệ thống truyền thuyết có kiểu nhân vật trung tâm là Người đi tiên phong kiến tạo công trình. Đây là những người đóng vai trò chủ đạo tạo lập nên những công trình vật chất thiết yếu giúp đỡ cộng đồng trong buổi đầu khẩn hoang ở vùng đất mới.

Tương ứng với kiểu nhân vật nêu trên, hệ thống truyền thuyết có đề tài - cốt truyện: Người có công kiến tạo công trình cải tạo môi trường khẩn hoang và giúp đỡ cuộc sống cộng đồng.

Sơ đồ hóa diễn tiến cốt truyện của những truyện kể thuộc đề tài - cốt truyện này như sau: Vùng đất hoang sơ nhân vật theo đoàn di dân hoặc quan nhân tăng sĩ, người có tài lực kiến thiết công trình giúp đỡ cuộc sống cộng đồng lưu tên địa danh hoặc được ghi nhớ, thờ cúng.

Đề tài - cốt truyện có thể xác lập xoay quanh nhân vật mang đặc điểm: Người xây dựng công trình (NV.1.2.1) và Nhân vật tôn giáo hay người có tài lực kiến thiết công trình (NV.1.2.2),

- Người xây dựng công trình (NV.1.2.1)

Nhóm này có 4 truyện: Kênh Vĩnh Tế, Đập Ông Chưởng, Sông Châu Phê, Rạch Tham Tướng và 1 truyện được lặp: Thoại Ngọc Hầu khai hoang.

Nội dung các truyện kể về nhân vật là những người có vai trò tiên phong kiến tạo công trình cải tạo môi trường khẩn hoang, góp phần ổn định và phát triển đời sống cộng đồng dân cư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện như sau: Vùng đất hoang sơ quan nhân tổ chức xây dựng công trình phục vụ khẩn hoang lưu tên địa danh hoặc được sắc phong.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Thời gian khởi đầu và không gian hoang sơ (m) (tần số xuất hiện: 1 lần) -Người thực hiện việc triều đình hoặc người có tài lực xây dựng công trình (5 lần) -Đào kênh, đắp đập, khơi sông rạch... (5 lần) -Lưu địa danh, di tích (4 lần) -Sắc phong (2 lần) (4 tình tiết, 1 môtíp). Những tình tiết, môtíp tiêu biểu được miêu tả như sau:

Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 9

Tình tiết Đào kênh, đắp đập, khơi sông rạch...

Tình tiết thể hiện công tích liên quan việc khẩn hoang của các nhân vật ở

phương diện kiến thiết công trình. Đây chủ yếu là những quan nhân thực hiện mệnh

64

lệnh triều đình. Như Chưởng cơ Mai Tấn Huệ: “Khai hoang; xây đập giúp dân canh tác (hay lập đồn điền trồng lúa nuôi quân)...” (Đập Ông Chưởng); hay Tham tướng Mạc Tử Sanh: “… kêu gọi nhân dân hồi cư, giúp họ khôi phục lại cuộc sống bình thường, tái thiết các công trình công cộng, trong đó có việc nạo vét con rạch…” (Rạch Tham Tướng) (chi tiết tương truyền: “Lễ Thành Hầu qua lung thôn Tân Điềm, lúc đó dân tứ chiếng lưa thưa. Ông thực hiện việc khuyến nông, khơi nhánh sông Tiền”). Tình tiết tạo ấn tượng sâu sắc về các nhân vật là những người có công trong công cuộc khẩn hoang được lưu danh trong sử sách triều Nguyễn.

Môtíp Lưu địa danh, di tích

Môtíp có dấu ấn rõ nét. Về kết cấu, có các dạng thức chung như: “Con rạch về sau được đặt tên là…” (Rạch Tham Tướng); “Đập được gọi là…” (Đập Ông Chưởng)... Tình tiết Sắc phong

Tình tiết được thể hiện với sự kiện như: “vua châu phê hai sở ruộng gọi là ruộng Châu Phê” hay “sông, vàm Châu Phê”. Sách Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca đã ghi: “Lịnh vua châu bút phê trần, Phước Vân ruộng khẩn cho phần quản chuyên. Để làm huyết thực tự điền, Người ta tự hậu kêu miền Châu phê” [153,51]. Điều này cũng cho thấy vai trò của triều Nguyễn trong công cuộc tổ chức khẩn hoang ở vùng đất mới.

- Người có tài lực hay nhân vật tôn giáo kiến thiết công trình (NV.1.2.2)

Nhóm này có 5 truyện: Lai lịch chùa An Phước, Chợ Thủ Thừa, Chợ Nhơn Hòa, Kênh Thần Nông, Sự tích cầu Thị Nghè và 3 truyện được lặp: Giồng Ông Ngộ, Sự tích chùa Bình Đông, Địa danh Cao Lãnh.

Nội dung các truyện kể về các nhân vật là những người có vai trò tiên phong kiến tạo công trình giúp đỡ cộng đồng, góp phần ổn định và phát triển đời sống cộng đồng dân cư.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện của những truyện kể về các nhân vật này như sau: Vùng đất hoang sơ nhân vật theo đoàn di dân hoặc tăng sĩ, người có tài lực xây dựng công trình giúp đỡ cuộc sống của cộng đồng cư dân nhân vật được lưu tên địa danh hoặc được ghi nhớ, thờ cúng.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Thời gian khởi đầu và không gian hoang sơ (m) (tần số xuất hiện: 1 lần) -Nhân vật theo đoàn di dân hoặc kêu gọi người dân đến khẩn hoang (m) (2 lần) -Người thực hiện việc triều đình hoặc người có tài lực xây dựng công trình (3 lần) -Đào kênh, đắp đập, khơi sông rạch... (3 lần) - Đắp đường, xây cầu, lập chợ, chùa, đình, đền... (7 lần) -Lưu địa danh, di tích (m) (5 lần) -Thờ tự tại tháp, đền miếu, đình... (m) (1 lần) (3 tình tiết, 4 môtíp). Những tình tiết, môtíp tiêu biểu được miêu tả như sau:

65

Môtíp Nhân vật theo đoàn di dân hoặc kêu gọi người dân đến khẩn hoang:

Môtíp xuất hiện trong truyện Chợ Thủ Thừa: “Vào đầu thế kỷ XIX, cũng như các vùng lân cận, vùng này vẫn còn hoang vắng, ông Mai Tự Thừa từ miền ngoài đến đây lập nghiệp...”.

Tình tiết Người thực hiện việc triều đình hoặc người có tài lực xây dựng công trình Tình tiết được thể hiện với sự kiện nhân vật là những người có tài lực ở địa

phương đã tham gia xây dựng công trình. Như truyện Chợ Nhơn Hòa kể: “Ông Huỳnh Công Bộ cũng là một vị phú ông, ông đã bỏ tiền ra để xây nhà lồng chợ...”...

Tình tiết Đắp đường, xây cầu, lập chợ, chùa, đình, đền...

Tình tiết thể hiện công tích của các nhân vật là các tăng sĩ hay những người có tài lực ở địa phương trên phương diện kiến thiết công trình giúp đỡ cuộc sống cộng đồng. Đó là sự kiện nhân vật giúp đỡ hoặc vận động xây chùa, đình, xây đền thờ tiền thần hộ quốc, lập chợ, đắp đường, xây cầu… phục vụ khẩn hoang và cuộc sống sinh hoạt của cư dân. Một số truyện có sự gắn kết giữa các nhóm nội dung. Như truyện về tăng sĩ, đạo gia gắn liền với việc xây chùa, dựng am thì cũng liên quan việc chống thú dữ (bằng nội lực tinh thần) hoặc gồm cả việc trừ dịch bệnh hay xây dựng công trình phục vụ đời sống cư dân. Như trong Lai lịch chùa An Phước, có nhà sư đến “cất am nhỏ tu niệm”, tiếng kinh kệ đã xua đuổi thú dữ hoặc khiến chúng bớt hoành hành...”; hay trong Sự tích chùa Bình Đông: “cư sĩ Nguyễn Văn Lợi lập một chiếc am tu hành theo hình thức Mật tông, đồng thời hốt thuốc Nam trị bệnh cho người dân...”...

Bên cạnh đó, các thành phần nhân vật khác cũng tham gia khai khẩn đồng thời dự phần xây dựng công trình phục vụ cuộc sống cộng đồng. Đó là người có gốc tích lưu dân. Như về Mai Tự Thừa: “Ông bỏ tiền ra lập một ngôi chợ, nay là Chợ Thủ Thừa”; hay về Đỗ Công Tường: “Ông bà lập được một vườn quýt, nơi thuận tiện nên ghe xuồng thường tụ tập mua bán trao đổi lâu ngày thành một chợ nhỏ...” (Địa danh Cao Lãnh)... Đó còn là những người có tài lực ở địa phương. Như bà Nguyễn Thị Khánh đã “xuất tiền mua vật liệu, huy động nhân lực, trông coi xây dựng một cây cầu bằng gỗ...” (Sự tích cầu Thị Nghè)... Liên hệ với đoạn kể về nhân vật Thủ Huồng trong Gia Định thành thông chí [43,35], đây cũng là nhân vật có công tích xây dựng công trình phục vụ cuộc sống cộng đồng, song đã có hiện tượng cổ tích hóa truyện kể (Sự tích sông Nhà Bè, Truyện Thủ Huồng).

Tình tiết Đào kênh, đắp đập, khơi sông rạch...

Tình tiết thể hiện công tích của các tăng sĩ hay những người có tài lực ở địa phương trong việc xây dựng công trình giúp đỡ cuộc sống cộng đồng. Như truyện

66

Kênh Thần Nông kể: “Ông Huỳnh Công Bộ thấy con kênh quá nhỏ thiếu nước nên mới bỏ tiền ra mướn đào..”...

Môtíp Lưu địa danh, di tích

Môtíp có dấu ấn khá đậm nét. Về kết cấu, việc đặt tên địa danh có các dạng thức chung như: “nên người dân đã thống nhất lấy tên cho con kinh này là...” (Kênh Thần Nông); “Cầu bắc xong, dân chúng gọi là cầu…, về sau gọi là…, rồi dần dần cái xóm nơi bà ở, con sông chảy ngang qua cũng được gọi bằng…” (Sự tích cầu Thị Nghè)... Đây chính là những tên gọi đất đai, làng xóm quen thuộc hàng ngày của người dân, mang đậm dấu ấn thực tiễn.

Môtíp Thờ tự tại tháp, đền miếu, đình...

Dấu ấn môtíp được biểu hiện trong truyện kể như: “dân làng lập đền để thờ ông bà bên bờ rạch Thầy Khâm...” (Miếu Ông Bà Chủ Chợ Cao Lãnh).

Nhìn chung, các tình tiết, môtíp chung cục thể hiện sự tạo lập các yếu tố văn hóa, bao gồm địa danh, di tích lịch sử, văn hóa, tập tục thờ cúng… với dấu ấn đậm nét.

2.3. GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA HỆ THỐNG TRUYỆN

2.3.1. Sự phản ảnh một mặt tiến trình lịch sử Nam Bộ gắn với những nhân vật người anh hùng khai phá

Nhân vật trung tâm của truyền thuyết trong lĩnh vực khẩn hoang là những người anh hùng văn hoá, với thành tích xây dựng và kiến tạo một “thiên nhiên thứ hai” cho con người của vùng đất. Đây là nhân vật của những thành quả, kỳ tích lao động và chiến đấu, gắn với sứ mệnh tạo lập sự sống cho cộng đồng, đã nổi lên như một hình mẫu tiêu biểu của truyền thuyết dân gian Nam Bộ (Bà Rịa, Bà Kim Giao, Tăng Ân đánh cọp, Giồng Ông Ngộ, Thoại Ngọc Hầu khẩn hoang...).

Trong các truyện kể, xung đột chủ yếu là giữa con người với thiên nhiên. Hệ thống truyền thuyết đã phản ánh đặc điểm quá trình đấu tranh tạo dựng địa bàn sinh sống của người Việt trên vùng đất mới khai khẩn: về những gian nan, hiểm nạn, những thành tựu, khát vọng của cư dân trong bước đường chinh phục thiên nhiên. Bên cạnh hiện thực về công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, truyền thuyết đã tìm thấy chất liệu và nguồn cảm hứng mới. Tư tưởng thẩm mỹ là nhằm tôn vinh con người, với chuẩn mực giá trị là tinh thần quả cảm và lòng hào hiệp trọng nghĩa, vốn là những phẩm chất của con người vùng đất mới.

Sách Dậu dương tạp trở của Trung Quốc chép câu chuyện về Ngô Cương, người đời Đường, tu tiên bị phạt phải đẵn cây quế trên cung trăng, nhưng rìu đẵn đến đâu thân quế tự nối liền đến đó nên đã không bao giờ chấm dứt được việc làm này. Ở nhóm truyền thuyết, nhân vật không mang dáng dấp huyền thoại mà gần gũi với hiện

67

thực, họ là những con người trong hành trình khai phá đất phương Nam đầy gian nan, hiểm nạn. Với những nhát rìu bổ thân cây sẽ đứt lìa, song trước mặt còn cả một khu rừng rậm hoang sơ ! Nhưng những người đi khai phá đã không làm việc vô ích và vô vọng, vì không có một thế lực thần bí nào khống chế được họ. Những con người này cũng gần gũi với nhân vật Ngu Công dời núi (sách Liệt Tử), khai thông con đường mới cho dân sinh, với sức người nhỏ bé đã cải tạo tự nhiên. Nhưng họ không chỉ có sự gian khổ thầm lặng mà còn phải đối mặt với thử thách khắc nghiệt, bởi phía trước là nơi “sơn cùng thuỷ tận”, chỉ có “một con đường” là giành lấy sự sống.

Về đặc trưng nghệ thuật, nhìn chung, phương thức nhận thức và phản ánh thực tại của hệ thống truyền thuyết mang đậm dấu ấn hiện thực. Với nhóm truyền thuyết về chiến đấu chống động vật gây hại, phương thức này vừa mang yếu tố hiện thực, vừa có yếu tố kỳ ảo. Tác giả dân gian như đã tìm thấy ở sự thử thách giữa con người và thế lực tự nhiên huyền bí một phần “chất thơ”, niềm cảm hứng bay bổng như trong truyền thuyết thời cổ (có ý kiến cho rằng hình ảnh cọp có dáng dấp một “mộc tinh nơi rừng núi”, một “hồ tinh ở đồng bằng”). Với thành tích to lớn của thời kỳ khẩn hoang, con người tạo nên kỳ tích cũng phải có chút “khổng lồ” về khả năng (có một phần về niềm tin tôn giáo). Điều này thể hiện xu hướng thẩm mỹ nhằm tôn vinh những người có công thuần phục thú dữ trong buổi đầu khai hoang, lập ấp. Trên mảng màu phong phú của những truyện kể về thành tích chiến đấu chống động vật gây hại, ẩn chứa tinh thần quả cảm và nhân nghĩa vốn là phẩm chất của những con người đi chinh phục tự nhiên, có tính nhân văn.

Truyền thuyết khu vực phía Bắc không nổi rõ chủ đề khẩn hoang, lập ấp (ở chủ đề lịch sử, tư duy thần thoại hòa lẫn tư duy lịch sử kết tinh trong hình tượng người anh hùng chống ngoại xâm lại được thể hiện với dấu ấn đậm nét, như truyện Phù Đổng Thiên Vương, Cánh đồng Ao Voi…). Trong Truyền thuyết Việt Nam [94], mục truyền thuyết về tổ nghề, truyện về Triệu Cơ - tổ khai canh, người khai sáng nghề cày cấy mới là một danh hiệu tôn xưng không phải con người thật; hay trong Văn học dân gian Thái Bình [32], chỉ có truyện Các làng Tô ở Phụ Dực, còn lại vắng bóng mảng truyện về chủ đề. Truyện về các nhân vật tiền hiền chưa được sưu tầm, hệ thống hóa đầy đủ hoặc thường lẫn trong những thần tích, gắn với hoạt động nghi lễ, tín ngưỡng địa phương.

Trong truyền thuyết địa danh Trung Bộ, về chủ đề khẩn hoang, lập ấp, thành tích tạo lập địa bàn sinh cơ của con người ở đây được hình tượng hoá trên những cách thức nghệ thuật khác nhau. Trong đó, chất liệu thực tế được nhào nặn theo tư duy thần thoại có phần chiếm ưu thế. Như truyện Sự tích núi Thạch Bồ, Sự tích Lò Thung hay Sông Tiên, thác Bồ và bãi Vàng, nhân vật người anh hùng khai phá được nhận ra là “có

68

gốc gác thần linh Đại Việt”, với vóc dáng khổng lồ, sức mạnh khơi sông, bạt núi (như cách nói hình tượng về truyện địa danh ở đồng bằng sông Hồng là “những nhân vật đào sông xây núi trong thần thoại vẫn làm tiếp công việc của mình” [49,60]). Đặc biệt, có truyện Sự tích đất Gò Nổi giải thích địa danh theo tư duy hiện thực lịch sử. Nhân vật là con người cụ thể: ông Lê Văn Đạo, người đầu tiên đến vùng đất gò định cư, vỡ đất, lập làng (truyện Nguồn gốc Như Lệ chỉ kể chung: “người có công khai khẩn vùng đất là con cháu dòng dõi nhà Lê”). Tuy số lượng ít ỏi nhưng tính chất kỳ ảo lại có dấu ấn đặc biệt: con chim màu đỏ như đốm sáng hiện ra trước mũi thuyền dẫn đường đến vùng đất mới là một hình ảnh độc đáo. Có thể giữa khung cảnh biển trời bao la, núi non trùng điệp, con người có phần bay bổng trong trí tưởng tượng thần kỳ (mặc dù theo đánh giá chung “thần thoại, truyền thuyết vùng đất Quảng ít có yếu tố thần kỳ, hoang đường, mà trái lại mang nhiều nét hiện thực” [17,3]). Sâu xa hơn, theo tâm thức văn hóa chung, chim là biểu tượng của thiên gian, biểu trưng thái độ thân hữu của thần linh đối với con người, sự xuất hiện của nó như một thông điệp của trời [23,172], sự dẫn dắt đến nơi của sự sống, yên bình. Hình ảnh con chim lạ với hạt giống mầu nhiệm đã từng xuất hiện trong truyền thuyết Mai An Tiêm thuở xưa, đến nay như có sự nối tiếp trong hình ảnh con chim sắc đỏ đưa đường chỉ lối hậu nhân đến bến bờ sự sống. Đây là biểu tượng của ý chí và khát vọng cháy bỏng của con người trong hoàn cảnh gian nan, khi phía trước còn mờ mịt. Ở đây nhân vật tiên phong của vùng đất nơi con người đang ra sức lao động, vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt tìm đất sống đã được gửi gấm việc thực thi sứ mệnh dẫn dắt, mang hình bóng tiền hiền của cư dân một vùng quê đất Quảng. Hiện thực cụ thể có pha màu sắc thần kỳ, đưa đến chiều sâu của sự tôn vinh, ngợi ca.

Trong nhóm truyền thuyết, nhân vật chủ yếu “định vị ở địa phương” cụ thể mà chưa thể lan xa hơn. Các tác phẩm có giá trị như một tài sản văn hoá tinh thần, góp phần tạo nên sắc thái văn hóa địa phương. Tuy nhiên, do chưa đủ độ dài thời gian cho quá trình ảo hóa hoặc gạn lọc nên không ít truyện còn mang tính chất ghi chép sự kiện, chưa phát triển hoàn chỉnh để có những hình tượng nhân vật có tính khái quát cao. Yếu tố thần kỳ, tức tính chất hoang đường hoặc kỳ diệu, huyền ảo, nhìn chung khá mờ nhạt.

2.3.2. Ý nghĩa phản ánh đặc điểm của văn hóa mở đất

Hệ thống truyền thuyết đã biểu hiện những bối cảnh, những thành tựu, những nếp quen sinh hoạt, cách thức ứng xử xã hội của các lớp cư dân trong tiến trình khai phá vùng đất mới mang nét đặc trưng Nam Bộ.

Về phương diện xã hội, truyền thuyết về khẩn hoang phản ánh mối quan hệ giữa các thành phần cư dân ở vùng đất mới. Trong đó, tư tưởng chủ đạo là mối quan hệ giữa thiên nhiên, con người với cộng đồng xã hội, tạo nên một tinh thần thực tiễn đậm nét.

69

Trong truyền thuyết Trung Bộ, theo Hồ Quốc Hùng, “hầu như các truyền thuyết có chủ đề xung quanh “Nguồn gốc đặc trưng cảnh quan, sự hình thành xóm ấp”, ít nhiều có liên quan hoặc được thể hiện dưới hình thức xung đột, tranh chấp, lấn chiếm đất...” [81,72]. Đây được xem như một hiện thực có phần nóng bỏng trong quá trình khai khẩn mở đất của cư dân nơi dải đất dài miền Trung, như đã có nhận định: đó là quá trình cư dân Việt “vừa phải dám dũng cảm đương đầu - thậm chí mạo hiểm dấn thân, lại vừa biết điều tế nhị trong quá trình giao lưu hội nhập với cư dân bản địa” [77,10]. Tinh thần này cũng được phát huy trong tiến trình khai phá vùng đất Nam Bộ như một phẩm chất của người Việt đi khai hoang. Song, vấn đề có phần giảm nhẹ, cởi mở hơn, bởi việc mở rộng đất đai lãnh thổ được thực hiện mang tính tự phát, lại có ý nghĩa như một chiến lược có tính sáng tạo của thực tiễn văn hóa chính trị Việt Nam. Như Lê Văn Siêu nhận định: “ấy là thứ tinh thần của người dân thấy đất ruộng bám chặt lấy rồi dựng làng, sống hoà đồng với người, để làm ăn rất hợp pháp, hợp tình hợp lý để cuối cùng là quân đội đi sau và sự giao thiệp giữa hai lân bang về pháp luật sẽ đi sau nữa để thừa nhận những sự chiếm hữu đã rồi” [174,194]. Do vậy, sự đối đầu quyết liệt của con người chủ yếu là hướng vào thiên nhiên còn hoang sơ và dữ dằn.

Các truyện kể cho thấy các cư dân Việt và Khmer đã cùng giải thích sự tồn tại của mình trên vùng đất trong chiều hướng hòa hợp. Bởi lớp trước hay sau đều là những con người với khát vọng mưu sinh như một nhu cầu mang tính nhân bản, sự tiếp xúc giữa các thành phần cư dân diễn ra nơi vùng đất trong giai đoạn khai phá muộn còn sơ khai, hoang hoá, chưa đủ yếu tố xác lập chủ quyền. Hơn nữa, nơi vùng đất mới nhiều hiểm nguy, thử thách, việc con người cần phải nương dựa vào nhau để sinh tồn có ý nghĩa cấp thiết nhất. Truyện Đồng Bà kể: “Bà Kim Giao mộ 100 người Việt, Khmer ra đảo…”. Đi cùng không gian tự nhiên buổi đầu khai phá với rừng rậm, đồng lầy, sông nước, kênh rạch còn nguyên sơ là một không gian xã hội đặc thù, với làng mạc, xóm ấp nơi con người quần tụ. Đây cũng là không gian chung của cả một cộng đồng làng ấp, qua đó thể hiện sự gắn kết chặt chẽ của các nhân vật thủ lĩnh với cộng đồng cư dân ở vùng đất mới.

Trong các truyện kể, nổi lên dấu ấn người anh hùng văn hoá, gắn với tiến trình mở cõi có tính nhân văn. Như chi tiết tương truyền: xưa kia Lễ Thành Hầu đi qua nhiều vùng ở An Giang thường cho thuyền dừng lại rất lâu “để vào sâu trong bờ phủ dụ thổ quan nên dễ dãi với dân cư”, lại “ân cần khuyên thổ dân cùng dân Việt nên lấy đạo đức cư xử với nhau ôn hòa, đừng nên ganh ghét kỳ thị” (tư liệu ghi nhận, ở Nam Bộ, không một nhân vật lịch sử nào ở thế kỷ XVII và XVIII được người Việt, Khmer, Hoa thờ phụng nhiều như Nguyễn Hữu Cảnh; việc này cũng giống khi xưa còn ngôi đền Vĩnh

70

Yên ở Quảng Bình, “Truyền rằng trong những ngày lễ Vía Lễ Công cũng thấy loáng thoàng dáng kính cẩn của người Chăm đem vàng hương lễ vật đến cúng bái” [59,170]. Hay truyện về ông Điều Bát kể, người dân lập đền thờ và cúng vái cũng không phân biệt người Việt hay Khmer, Hoa. Liên hệ truyện Khmer, Sự tích đền chùa Bassac kể: về sau, để tưởng nhớ công lao nhân vật có vai trò tiền hiền, “đồng bào Kinh và Hoa còn lập thêm cổ miếu thờ ông Bassac ở gần chùa Bốn Mặt”. Điều này cho thấy có sự thống nhất trong tín ngưỡng thờ người có công khai hoang, lập ấp của cư dân Nam Bộ, qua đó cũng cho thấy tinh thần hoà hợp giữa các cộng đồng cư dân trên vùng đất mới đã được thể hiện trong nhóm truyền thuyết như một chủ đề thống nhất.

Về ứng xử cộng đồng, hiện lên những con người với phẩm chất, nghĩa cử cao đẹp. Những người thực thi công vụ làm việc với ý thức trách nhiệm cao, ngay cả với những kẻ lầm đường lỡ bước cũng nhận được sự bao dung. Như truyện Rạch Ông Tú kể: “Ông bắt được tên cầm đầu toán cướp, nhưng răn đe rồi tha cho…”. Chi tiết này cũng xuất hiện trong lời kể tương truyền về Nguyễn Hữu Cảnh. Những người có uy tín trong cộng đồng hành động với thiện tâm, sẵn sàng hy sinh tính mệnh vì đồng bào, như: “ông bà nguyện thế mạng để cầu cho dân chúng thoát khỏi cảnh đau thương…” (Địa danh Cao Lãnh). Các nhân vật “thủ lĩnh cộng đồng” có tấm lòng thuần phác, nhân hậu với cả loài vật đã cùng gắn bó với mình trong lúc gian lao, một bài học ứng xử đầy tính nhân văn. Truyện Bà Kim Giao kể: “Khi ta chết, bao nhiêu ruộng đất này đem chia đều cho các người. Ta chỉ ao ước một điều là dù thế nào, các ngươi cũng thả bầy trâu này cho chúng được tự do…”…

Tâm linh là một mặt khác của cuộc sống con người, gắn với niềm tin vào những cái thiêng, có thể biểu hiện trong cuộc sống đời thường hoặc tín ngưỡng, tôn giáo. Nhóm truyền thuyết đã cho thấy những khía cạnh liên quan đến lĩnh vực văn hoá tâm linh con người ở vùng đất mới.

Nhiều truyền thuyết về người anh hùng khai phá đã đi vào tín ngưỡng thờ phụng của nhân dân địa phương (Bà Rịa, Tăng Ân đánh cọp, Giồng Ông Ngộ...). Qua các sự kiện hiện thực, có thể thấy cách thức tạo lập xóm ấp và tập tục thờ phụng các bậc tiền nhân đã dày công mở đất. Ở đây, thiên nhiên mang dấu vết huyền thoại, còn rất hoang sơ nhưng con người đã khác với huyền thoại cổ. Thành tích cũng không kỳ vĩ trong trí tưởng tượng thần kỳ, thành quả mà họ phải đổ mồ hôi và cả xương máu tạo lập là đất đai, đồng ruộng, làng xóm, chợ búa…, nơi có thể định cư, lập nghiệp mưu sinh. Những con người ấy đã trở thành tiền hiền, hậu hiền, được dân chúng tri ân, ấn trong tâm thức đó chính là những nhân thần được ngưỡng vọng. Như một chân lý phổ biến, “Khi con người biết thờ phụng con người đã lớn lên”, nhưng các loại cây, đá (mộc thần, thạch

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023