Xác Định Nguồn Tư Liệu Và Tiêu Chí Sưu Tầm, Biên Soạn

39

nhóm biên soạn, chứ không phải do sự biến đổi hình thức của tác phẩm và thể loại. Như trong Nghìn năm bia miệng [206], không ít văn bản thường có độ dài đáng kể mang tính chất ghi chép biên khảo (như Vườn trầu dấy nghĩa, Người vợ Trương Định ở đất Gò Công...). Ở một số truyện, tác giả cũng ghi rõ dẫn theo nguồn tư liệu biên khảo, nghiên cứu lịch sử, tôn giáo, văn hóa trước năm 1975, như Bổn sư Ngô Lợi: theo Hệ phái Tứ ân hiếu nghĩa của Hà Tôn Dân; hay ở truyện Trần Bá Lộc, tác giả ghi: “Chúng tôi xin cung cấp vài chi tiết thú vị trong đám tang của tên thực dân tay sai này…”. Những mẩu chi tiết góp nhặt trong đó mới là những giai thoại.

Một số tư liệu sưu tập chưa thuần chất. Đây là vấn đề “chất dân gian của những sáng tác dân gian”. Như truyện Thoại Ngọc Hầu diệt cọp, Những ngôi mộ bị xiềng và vong linh Trương Định [160]; Những chuyện lạ về Phật Thầy Tây An [182] có chi tiết khác lạ… Hay trong Giai thoại kẻ sĩ Việt Nam, lời tựa sách viết: giai thoại được “nghiền ngẫm và sáng tạo lại một phần theo cảm xúc, suy tưởng và văn phong của tác giả chứ đâu phải chỉ để sao chép các bản gốc, các bản dịch?” [70,14], theo quan điểm biên soạn này, có bản kể xuất hiện những chi tiết “ngoại biên”, như: “Chuyện như vậy nè bồ…” (Tại sao thành Vĩnh Long lại gọi là thành Quỳ) hay đưa vào lời bình (truyện số 249. Thơ…, Không biết ăn mắm - đồng nghĩa kẻ vong bổn… Hoặc có những văn bản mới là tiểu dẫn về hoàn cảnh sáng tác hay chi tiết thơ văn, chưa có cốt truyện để trở thành giai thoại, như truyện Nguyễn Hữu Huân [70], Thơ theo vận Từ Thứ [123]...

1.2.2.4. Những tư liệu không thuộc phạm vi đề tài

Chúng tôi đặt ra ngoài phạm vi khảo sát những trường hợp sau đây: Trường hợp thứ nhất là những văn bản có nội dung trích dẫn và bình sử.

Việc bình sử đã có truyền thống từ trước. Như một tính chất đặc thù của công việc, các sử gia phong kiến thường có những lời bình sau các sự kiện lịch sử được ghi chép, như một cách thức khảo chứng về lịch sử, có khi là của chính tác giả hay dẫn lại của sử gia trước. Chẳng hạn, Đại Nam sử ký toàn thư dẫn lại lời bình của Phan Phu Tiên, Vũ Quỳnh ở Đại Việt sử ký; hay Đại Việt sử ký tiền biên dẫn lại lời bàn của Lê Văn Hưu hay Ngô Sĩ Liên bên cạnh những lời bàn sắc sảo trực tiếp của Ngô Thì Sĩ; hoặc trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục có rất nhiều “lời cẩn án”, “lời phê”. Những lời bình chủ yếu là đánh giá công lao hoặc trách nhiệm của các đời vua chúa về trước hay bàn luận, xét đoán về sự thực giả của các chi tiết lịch sử đưa vào từ nguồn sử liệu dân gian (những truyền thuyết, lời tương truyền).

Trong phạm vi bình sử, còn một dạng thức là trích dẫn văn bản sử và bình. Đây là việc làm của các nhà nghiên cứu lịch sử từ thế kỷ XX đến nay, một hình thức biên soạn sách về lịch sử, theo lối tổ chức thành những câu chuyện lịch sử. Các tác giả gọi

40

đây là những “giai thoại lịch sử”. Thực tế, đây là những “giai thoại” của lịch sử, không phải thể loại của văn học dân gian. Nội dung nói đến những sự kiện gây ấn tượng hoặc còn nghi vấn, có tính chất giả thuyết đặt ra đối với người nghiên cứu lịch sử, được nhắc nhở, bàn luận lâu dài. Về bản chất, giai thoại của lịch sử (hình thức những câu chuyện lịch sử) là những văn bản sử, được diễn giải thông qua những lời bình để thể hiện quan điểm của người nghiên cứu lịch sử. Chính trong những “giai thoại lịch sử” loại này, có thể tìm thấy một số giai thoại dân gian về lịch sử. Ví dụ, Việt sử giai thoại [203], đây là văn bản sử với những câu chuyện lịch sử và những lời bình. Dạng thức chung của các tập sách là trích dẫn những văn bản sử, chủ yếu lấy từ hai bộ sử Đại Nam thực lục (Tiền biên) Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên) và đưa ra “Lời bàn”. Trong đó, văn bản sử có thể là một đoạn kể về sự kiện lịch sử đặc biệt (như Di chúc của Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Khoát với những chế định khác thường…) hoặc là một số giai thoại dân gian đã được ghi chép trong sách lịch sử (như Lời khuyên của trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sự tích chùa Thiên Mụ)… Tương tự có Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam [65], việc bình sử gắn với chủ đề về tiến trình mở đất phương Nam. Tư liệu được liên hệ, trích dẫn bao gồm các bộ sử triều Nguyễn và mở rộng ở một số tư liệu nghiên cứu, lịch sử khác (như Phủ biên tạp lục (Lê Quý Đôn), Sử Cao Miên (Lê Hương), Xứ Đàng Trong (Phan Khoang)...). Tác giả chú trọng một số sự kiện chính sử không nhắc đến hoặc còn sơ lược, như các “giai thoại”: Di ngôn chánh trị của Nguyễn Hoàng; Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên và cuộc hôn nhân giữa công chúa Ngọc Vạn và quốc vương Chân Lạp...

Trường hợp thứ hai là những hình thức sáng tác truyện kể lịch sử. Hình thức này có phương thức chung là dựa trên tư liệu lịch sử kết hợp với các mẩu truyện dân gian, phóng tác nội dung sự kiện, đặt lời thoại, tạo ra các chương, đoạn tác phẩm. Có tác giả gọi là những giai thoại lịch sử. Thực tế, đây là thể loại truyện ký văn học, không phải thể loại truyện dân gian.

Chẳng hạn, Phan Đình Phùng Việt sử giai thoại [134], trong Lời giới thiệu “lịch sử ký sự”, có sự kết hợp việc khai thác hai nguồn tư liệu thành văn và dân gian để dựng lại lịch sử, một hình thức sáng tác truyện lịch sử. Hay trường hợp sáng tác truyện lịch sử song với tên gọi “chuyện kể dân gian”. Như Nguyễn Trung Trực (Chuyện kể dân gian) [228], dấu ấn tác giả thể hiện rõ trong cách thức bố cục, ngôn ngữ kể chuyện, như: Trận hỏa công trên sông Nhật Tảo, Ông soái đặt con mình vào bọng cây sao, Phó tướng Lâm Quang Ky, Lê Lai của thế kỷ XIX

Trường hợp thứ ba là những văn bản ghi chép lịch sử hay văn học sử. Một số sách “tuyển soạn” đưa vào những văn bản mang tính chất ghi chép lịch sử hay văn học

41

sử, có sự gia công biên soạn và cũng gọi là những “giai thoại lịch sử”. Các văn bản chủ yếu kể về thân thế, sự nghiệp nhân vật hay về sự kiện lịch sử và thường có những lời thoại theo lối kể chuyện lịch sử. Đối với những nhân vật có sáng tác thơ văn, văn bản ghi chép cả những bài thơ được nhân vật sáng tác, thể hiện chí khí hay dùng đối đáp với kẻ thù hoặc thơ do người đương thời cảm khái viết nên để ca ngợi. Ở trường hợp này, tùy vào biểu hiện cụ thể có thể xem là văn bản văn học sử về tác gia, tác phẩm, còn nếu có đầy đủ yếu tố “giai” và “thoại” thì đã là những giai thoại văn học. Đây là những hình thức văn bản khác nhau của các lĩnh vực văn học dân gian và lịch sử.

Như Giai thoại lịch sử Việt Nam [215], các giai thoại theo cách gọi của sách chủ yếu mang ý nghĩa là văn bản ghi chép lịch sử, như: Diệt nhà Trịnh, vào yết kiến vua Lê; Một danh tướng hàng đầu của triều Nguyễn hay Phen này miễn đặng hoà 2 nước.... Trường hợp các bản kể về Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị có liên quan đến nội dung thơ văn, có khả năng đây là những sáng tác của người trí thức đương thời đáp ứng được yêu cầu về lối kể chuyện nên đã trở thành những bản kể có đời sống.

Trường hợp khác là các tư liệu giai thoại văn học. Như Giai thoại về Bùi Hữu Nghĩa [188], bỏ qua những lời thoại thêm thắt từ việc biên soạn, phần cốt lõi của nó vẫn là “tài liệu thi văn”.

Cuối cùng là hình thức truyện sáng tác không thể hiện bản chất của tác phẩm văn học dân gian. Như truyện Hòn Củ Tron kể: quân sĩ theo lệnh Nguyễn Ánh đã tìm được một loại củ lạ, từ đó tạo thành tên hòn (thực ra tiếng Khmer là “prằm buôl chon” và chúng tôi đã gặp trực tiếp người sáng tác truyện). Hay truyện Nàng Ái Cơ trong chậu úp trong Địa phương chí Hà Tiên, theo một căn cứ của Trương Minh Đạt, dưới thời Pháp cứ vài năm có nhật tu một lần quyển Monographie de la Province de Hà Tiên, từ năm 1932 đến 1951 “đều không thấy ghi chép những điều thêu dệt lãng mạn có tính chất “truyền thuyết” [36,261] (và theo Trương Thanh Hùng, nhà nghiên cứu folklore ở Kiên Giang, đây là truyện do một nhà sư đặt ra).

1.2.3. Hệ thống truyện

1.2.3.1. Xác định nguồn tư liệu và tiêu chí sưu tầm, biên soạn

Như đã nêu, việc sưu tầm, biên soạn nguồn truyện về đề tài của luận án trước hết dựa vào các loại tư liệu đã được ghi chép, cố định hóa. Mặt khác, việc tập hợp truyện kể không chỉ giới hạn ở nguồn tư liệu văn bản mà còn mở rộng ở tư liệu kể, tức nguồn truyện trong dân chúng. Qua sưu tầm thực tế, chúng tôi ghi nhận 9 truyện kể lưu truyền về nhân vật (xem Phụ lục 1).

Để tập hợp, hệ thống hóa nguồn truyện, yêu cầu cơ bản đặt ra là xác định tiêu chí chất dân gian. Dấu hiệu nổi bật của tính chất dân gian của bản kể là tính chất tương

42

truyền, trong đó chất liệu thực tế đã được nhào nặn, lại được thể hiện qua lời kể, ngôn ngữ kể mang dấu ấn lời ăn tiếng nói nhân dân. Văn bản có thể là sáng tác của cá nhân nhưng nó phải được lưu truyền, có đời sống dân gian. Mặt khác, đây là những văn bản được ghi chép trong các sách sưu tập, thường có đôi chút khác biệt do sưu tầm thực tế hoặc do việc biên soạn, tạo nên dị bản. Theo đó, những chú thích về người kể, hình ảnh thực địa hay lời giới thiệu về quá trình sưu tầm biên soạn là chứng cứ đáng tin cậy.

Yêu cầu tiếp theo là tiêu chí thể loại. Luận án chỉ đưa vào đối tượng khảo sát hệ thống những truyện kể mang đặc điểm của truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử ở Nam Bộ trong khoảng thời gian đã xác định.

Trong quá trình xác định nguồn tư liệu, chúng tôi thấy có một số trường hợp tồn

nghi.

Trường hợp thứ nhất là những bản kể chưa xác định rõ nhân vật. Như truyện

Chuyện Neak Trong (hay Người khuất mặt ở U Minh (Người ngay thẳng) [98]). Theo lời dẫn của Sơn Nam, đây là truyện về Nguyễn Trung Trực: “Người cư ngụ ở U Minh làng Đông Yên, Đông Thái, Đông Hưng, Vĩnh Hòa, những làng này đều lấn một phần vào rừng (…) - còn kể lại một chuyện cổ tích dính dấp với ông Nguyễn Trung Trực. Có lẽ đó là một chuyện Cao Miên, cải biến lại” [122,97]. Tuy nhiên đây mới là sự ước đoán, nhân vật trong truyện kể không có danh tính cụ thể.

Trường hợp thứ hai là những bản kể không thuần chất về nhân vật, sự kiện. Như truyện Tám chữ giết người trong Vĩnh Long xưa [120] kể: khi nghe Phan Hiển Đạo nói muốn ra hợp tác với giặc, Phan Thanh Giản đã tức giận quát mắng và phê 8 chữ, khiến Phan Hiển Đạo hổ thẹn trở về Vĩnh Kim Đông dùng thuốc độc tự tử. Trong khi theo Định Tường xưa [114], Phan Hiển Đạo lui về ở ẩn, khước từ khuyến dụ, ông tự vẫn để tỏ lòng tiết liệt với đất nước. Còn có giai thoại kể, cụ Nghè (Phan Hiển Đạo) là người có chí khí, thường giao du với các danh sĩ yêu nước: “Từ khi cụ Bùi Hữu Nghĩa quy ẩn ở Bình Thuỷ”, “cụ Cử Thạnh, cụ Nghè Phan Hiển Đạo ở Định Tường vẫn thường lui tới” (Xóm Bà Đồ).

Trường hợp khác là những bản kể chưa rõ là sáng tác dân gian. Như truyện Ông Đồ Phủ Kiết [208] (theo Tập san Sử Địa [181,86-92]) có hình thức văn bản ghi chép lịch sử hơn là truyện kể dân gian.

1.2.3.2. Hệ thống hóa truyện kể

Trên thực tế nguồn tư liệu, việc chọn lựa truyện kể chủ yếu dựa vào các văn bản sưu tầm, biên soạn. Chúng tôi có đối chiếu các văn bản để chọn bản kể chính thức. Tác phẩm được chọn là văn bản hoàn chỉnh, có chất dân gian, ưu tiên cho tư liệu đầu tiên công bố bản kể. Trong trường hợp cần thiết sẽ chỉnh lý, biên tập lại truyện kể.

43

Tiêu chí phân loại các hệ thống truyện dựa vào nội dung, chủ đề. Tác phẩm cùng hệ thống nội dung, chủ đề sẽ được tập hợp thành hệ thống truyện. Thực tế tư liệu cho thấy, các hệ thống nội dung, chủ đề luôn tương ứng với các hệ thống nhân vật. Cụ thể như sau:

Từ thế kỷ XVII, bắt đầu thời kỳ khai phá vùng đất Nam Bộ, xuất hiện mảng truyền thuyết về nhân vật lịch sử là những người có công khai phá đất đai lập nên xóm ấp, chiến đấu với động vật gây hại, kiến tạo công trình..., phản ánh hai sự kiện, biến cố quan trọng trong đời sống của những lưu dân người Việt bấy giờ.

Công cuộc mở cõi, hoạch định cương thổ, dẹp nạn xâm lấn cũng được thực hiện ngay từ buổi đầu kiến tạo vùng đất là cơ sở hình thành mảng truyền thuyết về nhân vật lịch sử là những người chiến đấu chống quân Cao Miên (Chân Lạp), Xiêm La. Đến thời kỳ Pháp xâm lược, tính từ 1858 đến nửa cuối thế kỷ XIX, xuất hiện hàng loạt truyện kể về những nhân vật lịch sử là những người yêu nước chống Pháp, nổi bật nhất là truyền thuyết về các nhân vật khởi nghĩa và giai thoại lịch sử về cuộc đấu tranh của các danh sĩ yêu nước chống thực dân và tay sai.

Song song với tiến trình phát triển lịch sử là tiến trình phát triển văn hóa, nổi lên mảng giai thoại về nhân vật lịch sử Nam Bộ là các danh nhân, danh sĩ (phần lớn là danh nhân văn hóa) với những dấu ấn độc đáo.

Tựu trung, tư liệu có 3 hệ thống nhân vật lịch sử là: nhân vật khai khẩn mở đất, nhân vật chiến đấu chống ngoại xâm và nhân vật danh nhân, danh sĩ, gắn với tiến trình lịch sử Nam Bộ.

Bên cạnh đó, biến cố lịch sử là cuộc chiến giữa chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn diễn ra ở Nam Bộ gắn với những dấu ấn lịch sử, văn hóa ở đây đã trở thành chất liệu phong phú cho sự hình thành mảng truyền thuyết về nhân vật Nguyễn Ánh.

Qua sưu tầm, tập hợp thống kê, phân loại, hệ thống truyện về đề tài của luận án có tổng số 220 đơn vị truyện (gồm 180 truyền thuyết, 40 giai thoại) và 17 dị bản, xoay quanh 104 nhân vật lịch sử, phân thành 4 nhóm truyện, được quy ước như sau:

1.1. Bảng thống kê, phân loại hệ thống truyện


Thứ tự

Nhóm truyện

Ký hiệu nhóm

Số truyện

Số nhân vật lịch sử

1

Truyền thuyết về các nhân vật lịch sử là những nhân vật tiền hiền, khai khẩn mở đất từ cuối thế kỷ XIX trở về trước

N.1.

37

(17%)

31

2

Truyền thuyết về các nhân vật lịch sử là

những người anh hùng chiến đấu chống ngoại

N.2.

91

58

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 6

44



xâm từ cuối thế kỷ XIX trở về trước


(38%)


3

Truyền thuyết về nhân vật Nguyễn Ánh

N.3.

52

(23%)

1

4

Giai thoại về những danh nhân, danh sĩ Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước

N.4.

40

(22%)

14


Tổng cộng


220

104

Tiểu kết chương 1

Qua giới thuyết về thể loại truyền thuyết, giai thoại và khảo sát nguồn tư liệu văn bản, hệ thống truyện, có thể khái quát một số nội dung sau:

1. Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu đi trước, luận án khái quát lại khái niệm về truyền thuyết và giai thoại, trình bày những đặc điểm của hai thể loại này. Đối với giai thoại, qua sự phân loại đối tượng nghiên cứu, luận án tập trung vào giai thoại folklore như là đối tượng nghiên cứu.

2. Luận án tiếp tục so sánh truyền thuyết và giai thoại folklore, đồng thời chỉ ra sự gần gũi, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau của chúng. Luận án cũng đã đề cập tới nhũng truyền thuyết và giai thoại kể về cùng một sự kiện và nhân vật lịch sử để qua đây thấy rõ hơn sự khác biệt và thâm nhập lẫn nhau giữa hai thể loại này. Việc giới thuyết về thể loại của luận án tạo cơ sở cho việc khảo sát đối tượng Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước.

3. Luận án trình bày nguồn tư liệu là đối tượng nghiên cứu, các tiêu chí xác định nguồn tư liệu này. Tư liệu nguồn truyện được phân mốc thời gian theo phân kỳ lịch sử, nhằm thể hiện những nét khái quát của tiến trình sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Nam Bộ nói riêng.

4. Các loại tư liệu phong phú và đa dạng (gồm 3 nhóm, 64 tư liệu). Bên cạnh tư liệu sưu tập, các tư liệu sử, biên khảo, nghiên cứu có đóng góp không nhỏ cho việc tập hợp, hệ thống hóa nguồn truyện. Một số tư liệu sưu tầm được biên soạn tốt, ghi chép theo lời kể truyền tụng trong nhân dân. Qua các nguồn, có thể tiếp cận được nhiều đơn vị truyện, so sánh, đối chiếu tìm đến văn bản hoàn chỉnh. Tuy nhiên, tư liệu liên quan đến đề tài còn phân tán, vấn đề ghi chép, văn bản hóa còn nhiều bất cập.

5. Luận án đã sưu tầm, tập hợp được hệ thống truyện có dung lượng khá lớn, gồm 220 đơn vị truyện, xoay quanh 104 nhân vật lịch sử. Đây là những tư liệu văn bản đáp ứng yêu cầu của đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, số lượng truyện từ tư liệu điền dã còn hạn chế. Đồng thời, chất lượng truyện kể trong một số trường hợp cũng cần được khảo sát kỹ trên nhiều bình diện.

45

CHƯƠNG 2

TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ NAM BỘ LÀ NHỮNG NHÂN VẬT TIỀN HIỀN KHAI KHẨN MỞ ĐẤT TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX TRỞ VỀ TRƯỚC

2.1. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG TRUYỆN

Khái quát nguồn truyện dân gian về công cuộc khẩn hoang ở vùng đất mới, Đỗ Bình Trị đã nhận xét: “Ở nước ta từ thế kỷ XVI-XVII, công cuộc mở đất được đẩy mạnh. Quá trình di dân mở đất ấy chắc chắn phải được phản ánh chân thực, sinh động trong truyền thuyết phổ hệ về những vị tổ làng vùng đất mới phía Nam - những người lao động dũng cảm, tài trí phi thường, đại diện lỗi lạc nhất của thế hệ đầu “mang gươm đi mở đất” [211,190].

Quá trình khai khẩn mở đất nơi vùng đất cực Nam Tổ quốc đã được thể hiện chân thực và sinh động trong hệ thống truyền thuyết về những nhân vật tiền hiền khai khẩn mở đất từ cuối thế kỷ XIX trở về trước.

Hệ thống truyền thuyết này kể về lai lịch, công tích các nhân vật lịch sử là những người có công khai phá và xây dựng vùng đất, gắn với tiến trình lịch sử Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX. Nhân vật lịch sử được nói đến thuộc trong số ít những người đi khai sơn phá thạch còn lưu giữ được tên tuổi.

Các truyện kể có âm hưởng ngợi ca, tôn vinh. Khung thời gian của các tác phẩm là thời điểm đầu tiên khi người Việt đến Nam Bộ, tạo nên tính chất trang trọng, xúc cảm thiêng liêng về quá khứ cộng đồng dân tộc tại vùng đất mới. Nhân vật trung tâm mang dấu ấn nhân vật lịch sử, đó là những con người đã đóng góp công sức trong công cuộc khẩn hoang, trở thành hình tượng nhân vật người anh hùng. Các chứng tích địa danh, lịch sử, văn hoá được nhắc đến góp phần củng cố niềm tin về những diễn biến thực tại.

Hệ thống truyện bao gồm hai tiểu loại. Thứ nhất, truyền thuyết địa danh: những truyện kể gắn với lịch sử hình thành địa danh (Bà Rịa, Giồng Ông Ngộ, Sự tích cầu Thị Nghè...); thứ hai, truyền thuyết lịch sử: những truyện kể gắn với lịch sử vùng đất không có yếu tố địa danh cụ thể, nói cách khác, truyện không có chi tiết giải thích cho sự hình thành địa danh (Ông tiền hiền làng Tân Thành, Tăng Ân đánh cọp, Thoại Ngọc Hầu khai hoang...). Có truyện kể mang trực tiếp dấu hiệu của cả hai tiểu loại, như truyện Đồng Bà còn gọi là Tiền hiền đảo Phú Quốc, Bà Kim Giao; hay truyện Địa danh Cao Lãnh có bản kể khác là Ông Đỗ Công Tường ở Cao Lãnh...

Trong hệ thống truyện, sự giải thích địa danh là mục đích, cảm hứng chính. Nó

thể hiện tâm tình của con người gắn bó với vùng đất khai phá và sự tri ân đối với

46

những bậc tiền nhân dày công mở đất. Những tên gọi địa danh thường gắn với tên người hay dấu tích về người có công khẩn hoang, lập ấp với ý nghĩa ngợi ca, tôn vinh. Do đó, một số truyền thuyết địa danh đã bước sang ranh giới truyền thuyết lịch sử. Nói cách khác, truyền thuyết lịch sử đa phần đã lẫn vào truyền thuyết địa danh, do chỗ giao thoa giữa hai loại truyện với yếu tố địa danh là dấu hiệu chung.

Chúng tôi tập hợp được 37 truyền thuyết và 4 dị bản về những nhân vật tiền hiền khai khẩn mở đất từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, xoay quanh 31 nhân vật lịch sử. Số lượng truyện không nhiều, có thể do nguyên nhân khách quan từ điều kiện sưu tầm, ghi chép tác phẩm. Trong hệ thống này, có 23 / 37 truyện (chiếm tỷ lệ 60 %) có nói đến nguồn gốc địa danh. Điều này càng chứng tỏ vai trò, dấu ấn to lớn của các nhân vật tiền hiền đi khai sơn phá thạch đối với sự hình thành, phát triển của vùng đất Nam Bộ. Về mặt văn bản, các truyện kể thuộc hệ thống này chủ yếu lấy từ nguồn tư liệu dân gian được ghi nhận từ các sách sưu tầm, biên soạn, địa phương chí... Có 4 truyện ghi chép từ tư liệu sử (Tăng Ân đánh cọp, Giồng Ông Ngộ, Sông Châu Phê, Sự tích cầu Thị Nghè). Hầu hết truyện kể có cấu trúc hoàn chỉnh.

Dựa vào tiêu chí đề tài, nội dung và đặc điểm nhân vật, có thể chia hệ thống truyện này thành hai bộ phận: Truyền thuyết liên quan đến việc khẩn đất, chống động vật gây hại và chống thiên tai dịch bệnh và Truyền thuyết liên quan đến việc xây dựng công trình giúp đỡ cộng đồng.

Dưới đây là bảng tổng hợp thống kê, phân loại: Bảng 2.1. Thống kê, phân loại

Hệ thống truyện

Nhóm truyện

Số truyện, dị bản (db)

Số nhân vật lịch sử

Truyền thuyết về các

Truyền thuyết liên quan đến việc khẩn

28


nhân vật lịch sử Nam

Bộ là những nhân vật

đất, chống động vật gây hại và chống

thiên tai dịch bệnh (N.1.1)

4 db

31

tiền hiền khai khẩn




Truyền thuyết liên quan đến việc xây dựng công trình giúp đỡ cộng đồng (N.1.2)

9

mở đất từ cuối thế kỷ


XIX trở về trước


Tổng cộng


37

4 db

31

Truyền thuyết liên quan đến việc khẩn đất, chống động vật gây hại và chống thiên tai dịch bệnh đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống (28 / 37 truyện, chiếm tỷ lệ 75

%). Việc phân chia các nhóm truyện cũng có tính tương đối, dựa theo yếu tố nổi trội trong tác phẩm. Bởi có nhân vật thực hiện đồng thời sự nghiệp khẩn đất và kiến tạo công trình, lập kỳ tich văn hóa thực tế là hai mặt của công cuộc khẩn hoang, như truyện

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023