Miêu Tả Những Tình Tiết, Môtíp Của Các Nhóm Truyện

47

Thoại Ngọc Hầu khai hoang nói đến việc khai hoang và đào kênh; hay Sự tích chùa Bình Đông nói đến việc khai khẩn, đào kênh, trị bệnh và lập chùa... (với trường hợp này, chúng tôi phân tích truyện kể ở các nội dung, song chỉ thống kê đơn vị truyện ở lần đầu).

22. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO

2.2.1. Mô hình cốt truyện

Các truyền thuyết có mô hình cốt truyện truyền thống với lược đồ gồm ba phần: mở đầu, phát triển và kết thúc, gắn với các tiến trình sự kiện sau:

Tiến trình thứ nhất (1): kể về thời gian, đặc điểm vùng đất và lai lịch (thành phần xuất thân, danh tính, tài năng…), tình huống xuất hiện của các nhân vật trong khung cảnh buổi đầu của công cuộc khẩn hoang. Tiến trình thứ hai (2): kể hoạt động, công tích của nhân vật, gồm những thành tích, kỳ tích lao động… trong công cuộc khai phá và xây dựng vùng đất mới. Tiến trình thứ ba (1): kể thành quả hoạt động, dấu tích lưu lại, sự tri ân công đức, sự thờ cúng...

Đặc điểm vùng đất / Lai lịch, tình huống xuất hiện nhân vật

(1)

Đặc điểm vùng đất / Lai lịch, tình huống xuất hiện nhân vật

(1)

Đặc điểm vùng đất / Lai lịch, tình huống xuất hiện nhân vật

(1)

Công tích, hoạt động

(2)

Đặc điểm vùng đất / Lai lịch, tình huống xuất hiện nhân vật

(1)

Công tích, hoạt động

(2)

Đặc điểm vùng đất / Lai lịch, tình huống xuất hiện nhân vật

(1)

Công tích, hoạt động

(2)

Chung cục

(kết quả, dấu tích, sự tri ân)

(3)

Công tích, hoạt động

(2)

Mô hình cốt truyện trên được thể hiện ở Bảng 2.2.


Đặc điểm vùng đất / Lai lịch, tình huống xuất hiện nhân vật

(1)

Công tích, hoạt động của nhân vật (thành tích, kỳ tích lao động…)

(2)

Chung cục (kết quả sự kiện, dấu tích, sự tri ân công đức, sự thờ cúng…)

(3)

Đặc trưng cấu tạo của truyền thuyết nói chung thể hiện qua sự vận động của các tình tiết, môtíp trong các cốt truyện cụ thể, theo một hình thức tổ chức hệ thống sự kiện nhất định. Theo đó, chúng tôi xác định kiểu nhân vật của các nhóm truyện gắn với đề tài - cốt truyện như sau:

Bảng 2.3. Thống kê, phân loại kiểu nhân vật, đề tài - cốt truyện


Nhóm truyện

Kiểu nhân vật

Đề tài - cốt truyện

Số truyện,

dị bản

Truyền thuyết liên quan

Người đi khai sơn

Người có công khẩn đất,

28

đến việc khẩn đất,

chống động vật gây hại

phá thạch, tìm sự ấm

no cho cộng đồng

chiến đấu chống động vật

gây hại và chống thiên tai

4 db

và chống thiên tai dịch

(KNV.1.1)

dịch bệnh (ĐT-CT.1.1)


bệnh (N.1.1.)




Truyền thuyết liên quan

Người đi tiên phong

Người có công kiến tạo

9

đến việc xây dựng công

kiến tạo công trình

công trình cải tạo môi


trình giúp đỡ cộng

(KNV.1.2)

trường khẩn hoang và


đồng (N.1.2.)


giúp đỡ cuộc sống cộng




đồng (ĐT-CT.1.2)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 7

48


Tổng cộng



37

4 db

2.2.2. Những tình tiết, môtíp của hệ thống truyện

Hồ Quốc Hùng nhận xét: “Nhân dân đã biết chọn lọc, khai thác những tình tiết thích hợp cho việc tôn vinh, đề cao để tạo ấn tượng mạnh mẽ, phi thường nhưng gần gũi cho nhân vật truyền thuyết. Phương thức sáng tạo ấy mang đến cho truyền thuyết một số công thức biểu đạt đầy ấn tượng” [83,19].

Qua khảo sát 37 truyện về các nhân vật tiền hiền khai khẩn mở đất từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, chúng tôi thấy có 06 tình tiết và 13 môtíp biểu hiện trong các đề tài - cốt truyện (ĐT-CT) được thống kê như sau:

Bảng 2.4. Thống kê tình tiết, môtíp


Thứ tự

Các tình tiết, môtíp (ký hiệu m)

Tần số xuất hiện

ĐT-CT

1.1.

1.2

1

Thời gian khởi đầu và không gian hoang sơ (m)

18

16

2

2

Nhân vật theo đoàn di dân hoặc kêu gọi người dân

đến khẩn hoang (m)

10

8

2

3

Người thực hiện việc triều đình hoặc người có tài lực xây dựng công trình

8


8

4

Biệt tài (m)

11

11


5

Khai hoang, lập ấp (m)

18

17

1

6

Sự giao lưu giữa các thành phần cư dân

2

2


7

Đánh cọp, Diệt sấu, rắn… (m)

6

6


8

Cứu hổ mắc xương

2

2


9

Khống chế loài vật gây hại bằng năng lực thần kỳ (m)

7

7


10

Khống chế dịch bệnh bằng năng lực thần kỳ (m)

4

4


11

Khấn nguyện chết thay hay tịch cốc (m)

3

3


12

Đào kênh, đắp đập, khơi sông, rạch...

7


7

13

Đắp đường, xây cầu, lập chợ, chùa, đình, đền...

7


7

14

Cái chết bi tráng (m)

3

3


15

Lưu địa danh, di tích (m)

27

16

11

16

Lưu câu ca, thành ngữ (m)

3

3


17

Tôn tiền hiền, thánh tổ, phúc thần… (m)

9

9


18

Thờ tự tại chùa, tháp, đình, đền… (m)

8

7

1

19

Sắc phong

5

3

2


Tổng cộng

159

118

(72%)

41

(28%)

49

2.2.3. Miêu tả những tình tiết, môtíp của các nhóm truyện

2.2.3.1. Truyền thuyết liên quan đến việc khẩn đất, chống động vật gây hại và chống thiên tai, dịch bệnh (N.1.1)

Hệ thống truyền thuyết liên quan đến việc khẩn đất, chống động vật gây hại và chống thiên tai, dịch bệnh có 2 / 28 truyện ghi nhận từ chính sử, các truyện còn lại lấy từ văn bản sưu tầm, biên soạn (có 4 dị bản).

Hệ thống truyền thuyết này có kiểu nhân vật trung tâm là Người đi khai sơn phá thạch, tìm sự ấm no cho cộng đồng (KNV.1.1). Đây là những lớp người đi tiên phong đến vùng đất trong buổi đầu còn hoang sơ, làm nên kỳ tích khai phá vĩ đại được nhân dân nhắc nhở, ngợi ca.

Tương ứng với kiểu nhân vật nêu trên, hệ thống truyền thuyết có đề tài - cốt truyện là Người có công khẩn đất, chiến đấu chống động vật gây hại và chống thiên tai dịch bệnh (ĐT-CT.1.1).

Có thể sơ đồ hóa diễn tiến cốt truyện của những truyện kể thuộc đề tài - cốt truyện này như sau: Vùng đất hoang sơ nhân vật theo đoàn di dân hoặc kêu gọi người dân đến khai hoang lập ấp đánh đuổi, trừ động vật gây hại hoặc chống thiên tai dịch bệnh kết quả sự kiện (về thực tại, về nhân vật).

Đề tài - cốt truyện có thể xác lập xoay quanh nhân vật mang đặc điểm: Nhân vật thủ lĩnh cộng đồng cư dân một vùng đất mới (NV.1.1.1), Nhân vật có sức khỏe hơn người, có công diệt thú dữ (NV.1.1.2) và Nhân vật dùng thần lực khống chế động vật gây hại hoặc cầu thần lực đẩy lùi thiên tai dịch bệnh (NV.1.1.3). Đặc điểm nhân vật có sự đan xen lẫn nhau, có trường hợp, nhân vật thuộc về hai hoặc cả ba đặc điểm (như truyện về nhân vật tôn giáo). Tuy nhiên, tính chất độc lập của từng nhân vật, như đã nói, vẫn chiếm ưu thế rõ hơn.

- Nhân vật thủ lĩnh cộng đồng cư dân một vùng đất mới (NV.1.1.1)

Nhóm này có 13 truyện, 1 dị bản: Bà Rịa 1, Bà Rịa 2, Tiền hiền đảo Phú Quốc (/ Bà Kim Giao hay Đồng Bà), Rạch Ông Tú, Giồng Ông Ngộ (hay Ông Nguyễn Chất), Lai lịch địa danh Định Yên, Ông tiền hiền làng Hòa An, Ông tiền hiền làng Tân Thành, Đình Thắng Tam, Ngã ba Ông Trạch, Cù lao Ông Chưởng (hay Lòng Ông Chưởng), Thoại Ngọc Hầu khai hoang, Núi Vọng Thê.

Nội dung các truyện kể về nhân vật là những người có vai trò tiên phong tổ chức khai hoang, lập ấp, tạo dựng địa bàn sinh cơ của cộng đồng dân cư nơi đây.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện của những truyện kể về các nhân vật này như sau:

50

Vùng đất hoang sơ nhân vật theo đoàn di dân hoặc kêu gọi người dân đến khai hoang, lập ấp được ghi nhớ, thờ cúng.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Thời gian khởi đầu và không gian hoang sơ (m) (tần số xuất hiện: 10 lần) -Nhân vật theo đoàn di dân hoặc kêu gọi người dân đến khẩn hoang (m) (6 lần) -Khai hoang, lập ấp (m) (17 lần) –Sự giao lưu giữa các thành phần cư dân (2 lần) -Lưu địa danh, di tích (m) (12 lần) -Lưu câu ca, thành ngữ

(m) (1 lần) -Tôn tiền hiền, thánh tổ, phúc thần… (m) (7 lần) -Thờ tự tại chùa, tháp, đình… (m) (5 lần) -Sắc phong (3 lần) (2 tình tiết, 7 môtíp), được miêu tả như sau: Môtíp Thời gian khởi đầu và không gian hoang sơ

Yếu tố thời gian khởi đầu và không gian hoang sơ có quan hệ gắn bó. Về thời gian khởi đầu, đây là thời gian sự kiện, với ý nghĩa là điểm tựa của những hồi ức về quá khứ, thể hiện nét đặc trưng của truyền thuyết. Trong các truyện kể, yếu tố thời gian thường được miêu tả bằng một giới hạn tương đối, như: “Khoảng năm 1680”… (Bà Rịa 1); Cách đây hơn 150 năm…” (Giồng Ông Ngộ)… Có truyện đưa vào thời gian phiếm chỉ hay một mốc sự kiện, biến cố lịch sử xã hội, như: “Xưa…”(Đồng Bà); “Vào khoảng những năm quân Tây Sơn còn hùng mạnh…” (Bà Rịa 2)… Các mốc thời gian cho thấy quá trình khai phá bắt đầu sớm nhất là vào cuối thế kỷ XVII và kéo dài về sau.

Gắn liền với thời gian quá khứ là hình ảnh không gian hoang sơ. Môtíp có cơ sở thực tại từ bối cảnh lịch sử, điều kiện tự nhiên vùng Nam Bộ. Thư tịch cổ, ghi chép của Châu Đạt Quan, sứ thần nhà Nguyên đi sứ Chân Lạp vào năm 1296 cho thấy vùng đồng bằng sông Cửu Long lúc đó còn rất hoang vu: “… chúng tôi đi ngang qua biển Côn Lôn và vào cửa sông. Sông này có hàng chục ngả, nhưng ta chỉ có thể vào được cửa thứ tư (cửa Tiền Giang vào Mỹ Tho ngày nay), các ngả khác có nhiều bãi cát, thuyền lớn không đi được. Nhìn lên bờ, chúng tôi thấy toàn cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng, thoáng qua không dễ gì biết được lối vào, thế nên các thủy thủ cho rằng rất khó mà tìm được đúng cửa sông” [159,22]. Phủ biên tạp lục, sách thế kỷ XVIII đã ghi nhận: “Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, cửa Đại, cửa Tiểu, toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm” [41,345]. Sách Gia Định thành thông chí ghi: Xứ này có nhiều cá sấu và cọp dữ” [43,189]…

Thực tại đã được khái quát hóa trong những sáng tác văn học dân gian Nam Bộ. Nguyễn Phương Thảo nhận định: “Hiện ra trong các tác phẩm folklore ở mọi thể loại là một thiên nhiên của thời kỳ khai phá, dấu vết của một thời gian lao có thể mờ nhạt khi màu xanh cây cỏ, sự trù phú của những cánh đồng xuất hiện nhưng trong kí ức con

51

người, thiên nhiên ấy lại hoang vu, gợi ra sự hoang vắng khi con người mới đặt chân tới” [195,56].

Thực tế, không gian hoang sơ đã xuất hiện trong truyện dân gian Nam Trung Bộ, nơi khởi nguồn của tiến trình khai phá vùng đất mới, với hình ảnh rừng rậm và thú dữ, như: “Ngày trước ở vùng Ái Tử bấy giờ hãy còn là một khu rừng rậm ri, rậm rít…”, “…Nhà cửa, vườn tược cứ vừa dựng xong thì hôm sau voi đến phá sạch…” (Bàu Voi)

Khung cảnh thiên nhiên vùng đất Nam Bộ được tái hiện cũng là cảnh rừng thiêng nước độc, thế lực đối nghịch với con người: địa hình lồi lõm, rừng rậm hoang sơ, sấu đầy bưng, hổ tung hoành vùng đồng hoang…: “Thuở ấy, ở đây còn là núi non rừng rậm, nước mặn thêm địa hình lồi lõm, đầy ma thiêng chướng khí…” (Bà Rịa 1); “Cách đây hơn thế kỷ, vùng đất Phước Long (Bạc Liêu) còn rất hoang vu, trũng thấp…” (Ngã ba Ông Trạch)...

Hình ảnh không gian hoang sơ cũng xuất hiện trong nhóm truyền thuyết địa danh Khmer Nam Bộ, như: “Hồi đó, vùng đất này còn rất hoang vu, nhà cửa thưa thớt…” (Sự tích vùng đất Tà Lọt); hay “Ngày xưa có ông Bassac cùng vợ là công chúa nước Lào” “vượt sông Hậu trở về quê nhà. Đến cửa Vàm Tấn (Đại Ngãi, Sóc Trăng) thình lình bị bão tố nổi lên”, nơi họ lạc vào “vẫn còn là rừng rậm hoang vu” (Sự tích đền chùa Bassac) (tương tự có Sự tích làng Tà Điếp, Sự tích Vũng Thơm, Sự tích ấp Bờ Đập…). Tuy hình ảnh chưa đậm đặc nhưng không gian được thể hiện có sắc thái độc đáo (với đất gò (giồng), nước nổi, bão tố, hạn hán, thú dữ….).

Qua đây cho thấy, không gian hoang sơ chính là không gian thực tại, hình ảnh đặc trưng của vùng đất, đã trở thành một không gian nghệ thuật đặc thù, ghi dấu quá trình con người chinh phục, thích ứng với thiên nhiên hoang dã, tạo lập nên địa bàn sinh thái nhân văn nơi đây.

Môtíp Nhân vật theo đoàn di dân hoặc kêu gọi người dân đến khẩn hoang

Môtíp được thể hiện gắn với tình huống sự xuất hiện của nhân vật trong tiến trình thứ nhất của cốt truyện. Trong đó, nổi lên yếu tố thành phần xã hội của các lớp cư dân đầu tiên đến với vùng đất hoang sơ.

Phổ biến nhất là loại nhân vật nông dân, lưu dân. Chi tiết thành phần xã hội này thường xuất hiện ở đầu truyện kể, như: “... trong số lưu dân từ Bình Định vào Nam khai hoang sinh sống có một phụ nữ tên Thị Rịa (không rõ họ), hướng dẫn lưu dân nghèo khổ ở Bình Định vào khai phá...” (Bà Rịa 1); hay ông Huỳnh Công Huy “chiêu mộ thêm lưu dân từ các nơi khác đến…” (Ông tiền hiền làng Tân Thành)... Theo đó,

52

đây là những truyện kể xuất hiện sớm hoặc là những sự kiện sớm nhất đã diễn ra được ghi nhớ, truyền tụng.

Liên quan thành phần nguồn gốc cư dân, về khái niệm lưu dân, theo Lưu Đức Dương, “Lưu trong từ Lưu dân chỉ sự lưu động, di động, đối lập với cố định, bản địa, dân trong từ Lưu dân chỉ nhân dân, người ở tầng lớp dưới đối lập với kẻ thống trị[35,8]. Hay có những cách giải thích khác: đó là những người bỏ quê quán, làng xã trôi nổi kiếm sống hoặc di cư vào năm đói kém, chiến tranh… Nói chung, với lịch sử lưu dân thì dù ở đất nước nào đều gắn liền với những thân phận bị bần cùng hóa, phải lưu

lạc mưu sinh ở quê người. Với tiến trình lịch sử Nam Bộ, những lưu dân miền Băc, miền Trung đến đây vào thời kỳ đầu của công cuộc khẩn hoang cũng là những người dân bần cùng, lưu tán, bước đường cùng phải tha hương. Cũng không phải ai khác, trên chặng đường gần ba thế kỷ, các lưu dân đã làm nên một công cuộc khai phá vĩ đại.

Cuộc chiến tranh khốc liệt giữa tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn ở miền Trung và miền Bắc đã tạo ra một làn sóng di cư của người dân vùng Thuận An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn... vào Đồng Nai, phủ Gia Định. Hình ảnh những đoàn di dân tự do bao gồm nhiều thành phần cư dân đi tìm đất mới đã được các nhà nghiên cứu lịch sử miêu tả: “Những người xách gươm giáo, mang cuốc, mang cày, dẫn dắt trâu bò theo đường bộ hay tính chuyện buôn bán theo đường ghe, lần lượt rời bỏ quê hương để vào, trở thanh người dân chính thức của miền Nam. Đồng thời cũng rời bỏ cái nghèo cực xơ xác để trở thành những công dân của một miền trù phú vào bậc nhất mà chắc họ không ngờ tới” [227,580]. Tiến trình ấy không phải chỉ diễn ra một sớm một chiều trong sự tưởng tượng thần kỳ hoặc sự ngẫu nhiên. Trong nhóm truyện, dấu ấn về lưu dân được thể hiện đậm nét, đây là ký ức về quá khứ in dấu trong tâm thức những con người ly hương, nhắc nhở hành trình gian khó của tiền nhân trên bước đường mở đất.

Trong đó, các nhân vật được miêu tả với tên tuổi và công tích cụ thể, không đặt nặng về dòng họ, phả hệ. Hầu hết các truyện có sự hoà lẫn đối tượng được tôn vinh trong mối liên hệ với cộng đồng cư dân làng xã nói chung. Có thể bởi ở vùng đất thiên nhiên khắc nghiệt, dân cư xiêu tán đến mức có dòng họ đến “hai, ba đời còn phân tán, chưa định cư được”. Hay bởi những con người trong hoàn cảnh khai phá thuở trước thường hướng đến quan hệ cộng đồng làng xã rộng rãi, họ là những con người của cả thôn xóm cư dân với tinh thần “tứ hải giai huynh đệ”.

Bên cạnh đó là loại nhân vật có gốc tích tộc người khác (Chân Lạp). Tình huống sự xuất hiện của các nhân vật được miêu tả như một sự kiện hiện thực: về công cuộc khai phá vùng đảo, vua Lồi đã từng chịu thử thách và thất bại trước đó, mới đến bà Kim Giao ra khai khẩn đảo hoang thành công. Hai bản kể cho thấy nhân vật thuộc

53

dòng dõi hoàng tộc hoặc người có tài lực của vương triều Chân Lạp bấy giờ: “Tục truyền hồi xưa có ông chúa người Cao Miên ra đó lập nghiệp…” (Bà Kim Giao); hay “Từ rất xa xưa, có một người phụ nữ tên là Kim Giao, là công chúa của vương triều Chân Lạp chạy nạn ra đây sinh sống…” (Đồng Bà)

Đây là loại thành phần nhân vật gắn với đặc điểm lịch sử hình thành của cư dân Nam Bộ. Theo tư liệu, khi nước Phù Nam suy vong, văn hóa Óc Eo bắt đầu lụi tàn, các công trình “bị vùi lấp trong lòng đất, trên những vùng phèn mặn mênh mông”, thì “Chắc chắn người Khơ Me cũng có mặt rải rác ở nơi này, nơi khác nhất là trên vùng đất giồng ở đồng bằng sông Cửu Long, nhưng vùng đất này đã trở thành hoang vu”; hay “Điều chắc chắn là từ khi nền văn hoá Óc Eo biến mất vào cuối thế kỷ thứ VI thì vùng Nam bộ trở thành một vùng hoang vu hiểm trở” [29,314]. Theo dòng Mekong những người Khmer cổ đã đến vùng Nam Bộ bấy giờ vẫn còn hoang vu, nê địa, trở thành một trong những thành phần cư dân bản địa, cũng đã tiến hành công việc khai khẩn từ sớm nhưng kết quả chưa có gì đáng kể. Mãi đến thế kỷ XVII, các lớp cư dân người Việt đặt chân đến đây và bắt đầu tiến hành công cuộc khẩn hoang một cách toàn diện. Nhân vật tiền hiền có gốc tích Chân Lạp trong truyện kể tạo nên một sắc thái đặc biệt, là hình ảnh khúc xạ từ hiện thực mang dáng dấp huyền thoại về ký ức xa xưa.

Một thành phần nhân vật khác là các tăng sĩ. Theo tư liệu, Phật giáo Đại thừa đã truyền vào Nam Bộ ngay trong những năm tháng đầu của công cuộc mở đất: “hình bóng vị Tăng sĩ có mặt rất sớm ở đất Nam Bộ, sớm hơn cả cuộc kinh lược của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào mùa Xuân năm 1698” [149]; vào thế kỷ XVI - XVII đã có một số chùa được xây dựng ở miền Đông Nam Bộ (như chùa Long Thiền ở Biên Hòa - Đồng Nai năm 1664); sách Gia Định thành thông chí đã ghi chép sự tích lập am, cất chùa ở những vùng đất “linh sơn” như núi Thị Vãi, Chùa Bà Đen…

Giải thích về sự thích ứng của nhân tố mới ở vùng đất tính từ bước đi ban đầu, Lê Ngọc Thuý nhận xét: “Phật giáo và Tăng sĩ chính là điểm tựa cho cuộc sống còn nhiều bấp bênh, bất trắc của người khai hoang giữa nơi hoang sơ, nhiều hiểm họa từ thiên nhiên, thời tiết...” [205,291].

Đây là cơ sở cho sự hình thành truyện dân gian về các nhân vật tôn giáo. Với tư tưởng nhập thế tích cực, về phía tăng sĩ, nổi lên những tấm gương hành thiện, thực hiện tối ưu tinh thần chánh pháp (gọi là những “Hoạt Phật”). Về phía cư dân, chủ thể tiếp nhận tôn giáo, đã nhìn thấy ở đó những tấm gương về sự hào hiệp, tinh thần vị nghĩa nên truyền tụng những câu chuyện ngợi ca (thường có màu sắc thêu dệt ly kỳ). Vớt tăng sĩ, tên nhân vật thường là pháp danh, gắn với lời kể về các hoạt động, như: “Ông

54

Tăng Ngộ” “kêu gọi thiện nam tín nữ đến làm công quả, khai phá rừng hoang, đắp đường sá…” (Giồng Ông Ngộ)

Đồng bằng sông Cửu Long là nơi phát tích nhiều giáo phái có gốc tích từ Phật giáo Đại thừa, tập trung ở vùng Thất Sơn như Bửu Sơn kỳ hương, Tứ Ân hiếu nghĩa, Phật giáo Hoà hảo, xuất hiện lần lượt vào cuối thế kỷ XIX, đầu XX. Đây là giai đoạn chống Pháp xâm lược, thời điểm của tâm lý thất vọng, bất an trước thời cuộc đang có nhiều biến động, bế tắc. Nhân vật đạo gia vùng Thất Sơn có mặt trong các truyện kể là Phật thầy Tây An và các nhân vật đại đệ tử. Trong truyện Phật thầy Tây An có chi tiết quá trình tôn xưng Phật thầy. Lai lịch các nhân vật có khi mơ hồ, tạo sự ly kỳ: “Chẳng biết tên họ ông là gì. Chỉ biết ông là một vị tăng đồ đệ của Phật thầy Tây An, được cử làm chủ trại ruộng Thới Sơn ở Bảy Núi…” (Ông Tăng Chủ trị cọp)

Ngoài ra, có thành phần nhân vật là những quan nhân thực hiện chức trách, mệnh lệnh triều đình đối với công cuộc khẩn hoang. Như truyện Thoại Ngọc Hầu khai hoang kể: “Nghe nói ông ở Quảng Nam được cử về để cai quản vùng này…”…

Còn có loại nhân vật là những người tham gia phong trào chống Pháp, như: “trong đoàn di dân này có ông Nguyễn Văn Trạch, một gia đình khá giả từng tham gia phong trào nghĩa quân…” (Ngã ba Ông Trạch) … Xét về thời gian, đây là những truyền thuyết xuất hiện muộn trong hệ thống.

Rõ ràng, trong thực tế cũng như trong truyền thuyết, các thành phần cư dân trong công cuộc khai khẩn mở đất ở Nam Bộ rất đa dạng. Trong đó, dấu ấn về đoàn di dân khẩn hoang được tô đậm như một nét đặc trưng lịch sử, văn hóa của vùng đất mới, mang ý nghĩa sự “mã hóa” về thực tại.

Mặt khác, môtíp được thể hiện có sự thống nhất trong cách biểu đạt ý tưởng mang ý nghĩa tâm thức văn hóa, đó là hành trình đi tìm đất mới, là khát vọng ngàn đời của con người về nơi sinh tồn. Bởi “miền đất hứa”, ý nghĩa tâm thức là “một cuộc mưu tìm” [23,289], có ý nghĩa lớn lao. Đất đai có giá trị to lớn về mặt vật chất lẫn tinh thần, đối với các cư dân, vùng đất khai phá rất quý báu, thiêng liêng. Với những đoàn người tha hương đi về phương Nam trong một hành trình đầy gian nan, mục đích của họ là đi tìm đất mới. theo đó, lý tưởng và khát vọng sâu xa nhất của cuộc đời con người đã trở nên hết sức khẩn thiết và cháy bỏng. Hình ảnh những lưu dân với công cụ thô sơ là chiếc cày, rựa hay phảng tự chế, làm nên những “khoảnh ruộng giữa tư bề đất hoang” [124,21] trên vùng đất còn đầy thú dữ là một thực tế sống động.

Môtíp Khai hoang, lập ấp

Môtíp đóng vai trò chủ đạo, xuất hiện trong hầu hết các truyện kể. Về nhân vật Bà Rịa, sách Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca đã ghi công lao: “Làng Phước Liễu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023