Loại Hình Nhân Vật Tiểu Thuyết Tài Tử Giai Nhân.

Quan niệm tình yêu trong tiểu thuyết tài tử giai nhân thể hiện sự tiến bộ rõ nét so với quan niệm tình yêu trong truyện truyền kỳ tài tử giai nhân đời Đường và trước đó. Nó thể hiện trên các phương diện sau:

- Mô hình tình yêu lý tưởng.

Theo nhà nghiên cứu Đổng Nhạn, mô hình tình yêu lý tưởng thời Đường là “lương tài nữ mạo” (có nghĩa là con trai chỉ cần tài, con gái chỉ cần sắc mạo). Trước đây giai nhân chỉ coi trọng tài của tài tử, tài tử chủ yếu trọng sắc của giai nhân (xem thêm nguồn gốc tiểu thuyết tài tử giai nhân trong luận văn này). Tiến thêm một bước, mô hình lý tưởng của tài tử giai nhân Minh Thanh là “tài mạo kiêm bị” (tức là tài tử không chỉ có tài mà phải có mạo, giai nhân không chỉ có sắc mạo mà buộc phải có tài). Mạo là vẻ đẹp bên ngoài. Tài là vẻ đẹp bên trong. Sự kết hợp giữa tài tử và giai nhân là sự kết hợp giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong, hình thức chỉnh thể hoàn mỹ. Trong Ngọc Lê Kiều, “Tô Hữu Bạch nói: “Có tài vô sắc, không được coi là giai nhân, có sắc vô tài, cũng không được coi là giai nhân, có tài, có sắc, không có tình, không được coi là giai nhân”. [76, tr. 354].

- Tìm kiếm tình yêu tự chủ.

Tiểu thuyết tài tử giai nhân đời Đường, được yêu và được sống với tình yêu là một mặc cảm tội lỗi (Thôi Oan Oanh than phiền trách móc vì thân phận của mình, trót trao thân gửi phận cho Sinh), tình yêu là chí cao vô thượng, tình yêu phải tồn tại một cách hợp lý “tình trong lễ”, có nghĩa là không lấy tình kháng lễ, nằm trong quy định của lễ giáo, khẳng định tình nhưng không phủ định lễ. Hay nói cách khác tình yêu được ca ngợi ngày đó là tình yêu dựa trên nền tảng lễ giáo, tóm lại phải “chặt gót cho vừa giày”. Hơn nữa, tình yêu thời kỳ này mang đến nhiều kết cục bi kịch do tài tử bạc nhược chưa thoát khỏi vòng kiềm toả của lễ giáo. Tình yêu tài tử giai nhân Minh Thanh là tình yêu công khai, vận mệnh tình yêu của họ không bị kịch như đời Đường, kết thúc đa phần đều đoàn viên, hạnh phúc.

Tình yêu trong tài tử giai nhân là tình yêu mà trong đó cả tài tử và giai nhân đều phấn đấu tìm kiếm và bảo vệ tình yêu của mình. Mặc dù Bình Như Hành được vua ban kết hôn nhưng vì chàng đã đính hôn với Lãnh Giáng Tuyết nên một mực chối từ, không

theo mệnh lệnh, nguyện thuỷ chung đến cùng. Nếu như giai nhân trong truyện truyền kỳ đời Đường chưa thoái khỏi mặc cảm tội lỗi trong tình yêu, bị động, mù quáng (Thôi Oanh Oanh), thì giai nhân thời kỳ này hoàn toàn chủ động trong lựa chọn ý trung nhân của mình. Họ có cả một kế hoạch tuyển chọn tài tử rất khoa học, trong đó tài thơ của tài tử là tiêu chí hàng đầu. Để tìm hiểu tài tử, họ có thể đề thơ (Sơn Đại, viết thơ trên tường gửi lại Yến Bạch Hạm trong Bình Sơn Lãnh Yến), hoặc đối mặt trực tiếp để sát hạch kiểm tra trình độ thực (cũng trong Bình Sơn Lãnh Yến, Trương Di âm ưu chép thơ của người khác đến để cưới Sơn Đại nhưng qua phân tích nàng phát hiện ra, yêu cầu Trương Di đến trực tiếp để thử tài thơ ca thì Trương Di đã lộ nguyên hình, hoặc là hai nàng Lãng Giáng Tuyết và Sơn Đại đóng giả nô tì kiểm tra tài thơ của Bình Như Hành và Yến Bạch Hạm), hoặc chủ động cải tràng để đi tìm hiểu người tình Lữ Mộng Lê cải trang thành nam nhi đi gặp Tô Hữu Bạch…Không chỉ kiểm nghiệm người tình của mình qua thơ, mà giai nhân còn có thời gian dài với những khó khăn liên tiếp để kiểm tra tài tử của mình đó là quá trình vượt qua thử thách, tiểu nhân phá hoại (li biệt trong Kim Vân Kiều truyện, Bình Sơn Lãnh Yến…)

- Tình yêu thuần tình.

Để thấy được đặc điểm của “tình” trong tiểu thuyết tài tử giai nhân, chúng tôi điểm qua đặc điểm “tình” trong các tác phẩm văn học lớn của Trung Quốc và điểm qua “tình” trong quan niệm của lễ giáo, cuối cùng là phân tích “tình” trong tài tử giai nhân

Ông Đổng Nhạn có cái nhìn khá sắc sảo về “tình” trong các tác phẩm văn học Trung Quốc: “Tình trong Kim Bình Mai là “tính” của nam giới không phải “tình” giữa nam và nữ. Thuỷ hử truyện, chỉ có một loại “tình”, là nghĩa giữa những người đàn ông, mà không có tình giữa nam và nữ. Tây du ký chỉ có ở Trư Bát Giới, nhưng tình yêu đó là tình yêu của một con lợn. Tây Sương ký, Mẫu đơn đình, động phòng hoa trúc chỉ là ảo tương” [70, tr.17]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

“Tình” trong lễ giáo. Phùng Mộng Long đời Thanh cho rằng: “tính‟ là bản tính tự nhiên của thiên địa vạn vật. “Tình” bắt đầu ở trai gái, mà còn lưu trú ở bạn bè, anh chị em cha mẹ. Ông cho rằng Lục kinh đều lấy tình giáo hoá [70, tr. 17]. Trong truyền thống Trung Quốc, “tình” là trung hiếu tiết nghĩa mà thôi, “tình” yêu trai gái đích thực bị cho là

“dục”, là “ma”. Đến khi tiểu thuyết nhân tình đời Minh Thanh phát triển chỉ là sự phân tách “tình” và “dục”, cụ thể là tiểu thuyết tài tử giai nhân là “thuần tình hoá”, đối lập lại “Kim Bình Mai là “diễm tình hoá”

Truyện Kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân - 4

“Tình” trong tiểu thuyết tài tử giai nhân.”Tình” miêu tả bản năng tình yêu tự nhiên của con người. Trong tiểu thuyết tài tử giai nhân Minh Thanh, coi “dục” làm bẩn “tình” nên tìm mọi cách che lấp “tình”. “Tình” vượt qua tình cảm lễ giáo đạo đức. Quan niệm của họ đối với “tình” không phải là “lý” mà là “dục”. “Tình”có nghĩa là “thanh”, “chân”. “Tình” ở đây chỉ tình cảm chân thành, chân tình. “Tình” đã được “thuần hoá” ,”tình” chỉ là một loại tình cảm “đạo đức hoá” và “thẩm mỹ hoá”. Thực chất tình yêu tài tử giai nhân “mỗi người một phương, khổ hạnh chờ nhau chỉ là khảo nghiệm một chữ “trinh” ( Đổng Nhạn).

Loại tình yêu thuần tình hoá này, làm cho người ta nghĩ đến một loại hàm nghĩa của đẹp, một loại đẹp thuần khiết, mà nó là những manh động, rung động của tình yêu ban sơ, mà không phải là thứ “tình” cắn riết lấy nhau. Nó chỉ là ở sự nhớ nhung chờ đợi, thao thức, mà không phải là sự hết mình hoan lạc. Nó đưa người ta đến với hy vọng đẹp đẽ, nhưng lại không dám bước qua vạch cấm bên bờ bên kia của tình yêu.

1.1.3.2. Quan niệm hôn nhân trong tiểu thuyết tài tử giai nhân .

- Hôn nhân dựa trên nền tảng tình yêu.

Hôn nhân dựa trên nền tảng tình yêu là sự tương hợp tình cảm của nam và nữ. Đây là quan niệm hôn nhân lý tưởng của thời hiện đại. Trước đây, quan niệm tình yêu dựa trên nền tảng tam tòng tứ đức, môn đăng hộ đối, chủ yếu lấy điều kiện bên ngoài làm nền tảng hôn nhân, hôn nhân nam nữ là sự thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ với cuộc sống và trách nhiệm với dòng tộc, trong ba tội lớn, tội không con nối dõi là tội lớn nhất. Hôn nhân do vậy thực chất không có tình yêu, hôn nhân và tình yêu là hoàn toàn tách biệt.

Trước Hồng lâu mộng, tiểu thuyết ái tình cổ điển Trung Quốc là một lịch trình phát triển không ngừng rũ bỏ lại không ngừng hồi quy về “lý”. Vì tình yêu có thể vứt bỏ công danh phú quý, bỏ qua môn đăng hộ đối, có thể không đếm xỉa đến “phụ mẫu chi mệnh, môi ước chi ngôn”, thậm chí có thể vì yêu mà chết, chết đi sống lại. Vậy mà giải quyết hôn nhân đều làm theo lý tính. Trong truyền thống Trung Quốc hôn nhân nhất định phải

đến từ cha mẹ “Lâm chi dĩ phụ mẫu” (Phùng Mộng Long. Thanh sử). Tình yêu muốn đến hôn nhân buộc phải phù hợp với điều kiện trên. Thôi Oanh Oanh mặc dù trong tình yêu phản lại lễ giáo, nhưng giải quyết hôn nhân nhất thiết quay về quỹ đạo của lý tính truyền thống. Đỗ Lệ Nương sau khi hoàn quỷ trở về, điều đầu tiên nghĩ đến là “ Quỷ khả hư tình, nhân tắc thư lễ” (Quỷ có thể không tình, là người thực hành lễ), việc hôn nhân tất “phụ mẫu chi mệnh”. [xem thêm, 70, tr. 17}

Tài tử giai nhân là sự phát biểu tình yêu lý tưởng tâm linh. Trong thế giới lý tưởng theo sự hình dung của tài tử gia giai nhân trung trinh, trước sau như một, không quên hẹn ước, mặc cho tiểu nhân phá hoại, xa cách nhưng trước sau gì cũng có kết quả tốt đẹp. Bước tiến của tài tử giai nhân là ở chỗ nó làm thay đổi trạng thái phân li giữa tình yêu và hôn nhân, tình yêu và hôn nhân phải kết hợp với nhau, không tách rời. Tình yêu là nền tảng của hôn nhân, hôn nhân là hệ quả tất yếu của tình yêu. Đó là tình yêu hoàn mỹ, hôn nhân mỹ mãn.

- Tình yêu trải qua quá trình khảo nghiệm nghiêm ngặt chặt chẽ, kết hôn chờ thánh

chỉ.

Tình yêu tài tử và giai nhân trải qua quy trình khảo nghiệm hết sức nghiêm ngặt.

Trong Bình Sơn Lãnh Yến chúng ta thấy rằng Sơn Đại và Lãnh Giáng Tuyết tạo ra một quy trình tuyển chọn, khảo sát nghiêm ngặt. Tài tử muốn vào thi thơ với Sơn Đại và Giáng Tuyết phải trải qua ba vòng. Hơn nữa cách thi tuyển cũng rất nghiêm ngặt, thường là một mình tài tử ở một nơi làm thơ ứng đối xong gửi người hầu mang lên cho Sơn Đại, hoặc Lãnh Tuyết…Nhưng dù có khắc khe đến đâu, có ưng ý đến đâu, để cho cuộc tình mỹ mãn trọn vẹn, trước khi tổ chức hôn lễ phải thi đỗ và đó là điều kiện tiên quyết để thánh thượng ra thánh chỉ hết hôn. Rất nhiều tác phẩm có kết thúc kiểu này : Tái Sinh duyên, Bình Sơn Lãnh Yến, Đệ bát tài tử hoa tiên ký….. Thực chất đây là thứ tình yêu mà trong đó “tình” và “lý” thống nhất với nhau. Trong đó tình yêu là điều kiện nền tảng. “Lý” làm cho tình hoàn mỹ hơn. “Tình” hoà hợp trong “lý”, “lý” hoà hợp trong “tình”. Thực chất nó là thắng lợi lý tưởng tinh thần của tác giả.

- Nhận thức nhầm về lý tưởng hôn nhân.

Trên lĩnh vực hôn nhân, hôn nhân giữa tài tử giai nhân chưa lấy phụ nữ làm nền tảng, mà nam giới vẫn là người có tiếng nói quyết định. Giai nhân dù có đẹp như thế nào, công trạng bao nhiêu thì cũng chỉ hoặc cùng người khác sở hữu một tài tử. Ngược lại, một tài tử có thể có nhiều giai nhân. Trong Ngọc Lê Kiều, một mình Tô Hữu Bạch có cả hai giai nhân Bạch Hồng Ngọc và Lữ Mộng Lê, Đệ bát tài tử hoa tiên ký, một mình Phương Châu có không chỉ hai giai nhân Dao Tiên, Ngọc Khanh mà còn có cả hai nữ tì nữa, Kim Trọng có cả Vân và Kiều…Thực chất đây chỉ là tiếng nói và ảo tưởng của riêng tài tử mà thôi.

1.1.4. Loại hình nhân vật tiểu thuyết tài tử giai nhân.

Trong tiểu thuyết tài tử giai nhân thường xuyên xuất hiện ba loại hình nhân vật là : tài tử, giai nhân và tiểu nhân.

1.1.4.1. Loại hình nhân vật tài tử.

Xét về nguồn gốc lịch sử, tài tử thể hiện rõ nét phong độ nhân cách lý tưởng thời Ngụy Tấn. Xét về nguồn gốc vùng, mang khí chất, địa vực điển hình Giang Nam.Ví dụ Tô Hữu Bạch là người Nam Kinh, Yến Bạch Hàm, Tưởng Thanh Nham… đều là người Phương Nam. Ông Nhiệm Minh Hoa cho rằng văn nhân Giang Nam văn tài phong lưu, mang tinh thần thời đại Minh Thanh, giương cao ngọn cờ phản đối Lý Học Trình Chu, phản ánh thói quen thời thượng văn nhân Phương Nam. Theo thống kê của các học giả Trung Quốc thì có tới hơn nửa số tác giả là người Phương Nam và cũng già nửa số nhân vật chính trong truyện là nhân vật Phương Nam. [xem thêm 71, tr. 26 - 28 ], [76, tr. 353, 354, 355]

Tiểu thuyết tài tử giai nhân đã mô thức hóa được một loại hình nhân vật nhân cách mang tính điển phạm cao độ, đó chính là hình tượng tài tử. Một nhân vật đáp ứng những tiêu chí sau đây được coi là tài tử: Tài, sắc, tình, hiệp. Đây là đặc trưng của tài tử. Thứ nhất, tài của tài tử, tài hoa là nhân tố trung tâm của tài tử. Lật giở bất cứ cuốn tiểu thuyết tài tử giai nhân nào chúng ta đều thấy hình tượng tài tử lý tưởng: khẩu là khẩu tú, tư tưởng có thần, tâm là cẩm tâm, thơ ca có hồn, nét bút như mưa, khí thế như mây, có tài cầm quân đánh giặc... Họ thường lấy tài hoa để tự hào, cho rằng “thế gian nhân sinh, tài hoa là không thể thiếu được” (Lưỡng giao hôn). Tài trở thành tiêu chuẩn trọng yếu để kén

rể, các bậc cha mẹ thường đề thơ để kén rể cho con gái mình. Tài hoa có lực hấp dẫn và sức hút vô cùng mãnh liệt đối với giai nhân, đặc biệt là tài năng thơ ca. Tài tử, ngoài có tài, cũng đòi hỏi tài tử phải có sắc. Sắc là một trong những tiểu chí của tình yêu. Quan niệm này so với quan niệm hôn nhân “môn đăng hộ đối” là sự tiến bộ rõ rệt. Sắc là vật chất cơ bản của tình yêu, ái mộ sắc là thể hiện bản tính tự nhiên của con người. Tiểu thuyết tài tử giai nhân miêu tả sắc thường là dung mạo tuấn tú, tướng mạo phong lưu, phần nhiều là miêu tả mang tính trừu tượng. Ngoài tài, sắc, một phương diện không thể thiếu được của nhân cách tài tử là chủ động tìm kiếm tình yêu. Thể hiện xuất sắc nhất của tinh thần chủ thể nhân cách lý tưởng tài tử là chủ động và si tình. Tác giả đã đem ý thức thẩm mỹ tinh thần thời đại dung hợp vào trong hình tượng tài tử, làm cho nhân cách tài tử thể hiện một đặc chất mới, đó chính là tình. Tô Hữu Bạch nói: “Có tài vô sắc, không được coi là giai nhân, có sắc vô tài, cũng không được coi là giai nhân, có tài, có sắc, không có tình, không được coi là giai nhân”.( Ngọc Lê Kiều). Để có được tình này, hai bên phải chủ động tìm kiếm, không câu nệ hiếu đạo, đi ngược lại với sự sắp xếp, mệnh lệnh của cha mẹ để tìm cho mình tình yêu. Có thể thấy tài tử tìm kiếm tình yêu đã có những đặc điểm của ái tình hiện đại. Một đặc tính nữa cũng không thể thiếu được của tài tử là tinh thần hiệp nghĩa. Chủ yếu nhất là người của tài tử có khí chất và tình thần phiêu lưu, lấy sự phóng khoáng trong cá tính để đối kháng tập tục xã hội, thường là vứt bỏ công danh, tìm kiếm ái tình, coi “Công danh phú quý như phù vân” (Xuân Liễu Oanh)

1.1.4.2. Loại hình nhân vật giai nhân.

Hình tượng giai nhân là hình tượng trọng điểm được giới nghiên cứu Trung Quốc chú ý. [71, tr. 26 - 29]

Gần đây nghiên cứu về nguồn gốc hình tượng giai nhân, ông Kỷ Đức Quân cho rằng, các tác giả tiểu thuyết tài tử giai nhân thường mượn tài và mạo của các danh kỹ thời cổ để mỹ hóa cho giai nhân trong tiểu thuyết. Đi sâu hơn nữa vào nguồn gốc của giai nhân, ông Kỷ cho rằng, nguyên hình của hình tượng giai nhân có lẽ là kỹ nữ cổ đại. Quan điểm này khá thuyết phục, bởi ông dẫn ra câu nói của Tô Hữu Bạch nói với Lưu Ngọc Thành ở hồi thứ 5 (Ngọc Lê Kiều) khi nói về hình tượng giai nhân lý tưởng, Lưu Ngọc Thành nói, “loại người như vậy, trừ khi đến kỹ viện mà tìm thì mới thấy”.

Hình tượng giai nhân trong tiểu thuyết tài tử giai nhân xuất hiện đã thể hiện một loại đặc trưng mới, đã phá vỡ quan niệm tình yêu hôn nhân truyền thống, đó chính là các vẻ đẹp: Mạo, tài, tình, thức.

Trước hết về mạo, mạo là tướng mạo, hình dáng, hình tượng bên ngoài. Sắc mạo là thuộc tính tự nhiên của con người, là điều kiện bên ngoài của nam nữ thanh niên, là vật chất cơ bản của tình yêu, tìm kiếm sắc mạo trong tình yêu là chống lại quan niệm hôn nhân phong kiến. Chúng ta đều biết, thực chất và mục đích của quan niệm hôn nhân phong kiến là “thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường (Lễ ký- Hôn nghĩa), cái gọi là “bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại”, yêu cầu nam nhi “lấy vợ cần đức không cần sắc”. Tiểu thuyết tài tử giai nhân đòi hỏi và miêu tả vẻ đẹp hình thức của nữ nhi là đi ngược lại với yêu cầu quy dung (quay vào bên trong) trong Nữ giới và không cần sắc đẹp trong Lễ ký nó phù hợp ý nghĩa chân thực của tình yêu hôn nhân, vì thế nó có ý nghĩa tiến bộ. Hơn nữa, ngoài mạo ra, hình tượng giai nhân lý tưởng không thể thiếu được là tài hoa. Tài hoa mà mỗi giai nhân cần có đó là tài làm thơ, tài đánh đàn, văn chương sách vở, thậm chí cả tài trị quốc. Tác giả rất đề cao và tán dương tài của giai nhân, nó thể hiện sự phủ định đối với quan niệm “nam tôn nữ khinh”, đồng thời chống lại quan niệm “nữ không cần tài chỉ cần đức”. Đáng chú ý hơn nữa là, tác giả không chỉ miêu tả tài hoa thơ phú mà còn miêu tả tài năng thẩm thời độ thế, liệu sự chống giặc, như Quản tiểu thư trong tiểu thuyết (Ngọc chi cơ). Tiểu thuyết tài tử giai nhân là tiểu thuyết ái tình, do vậy tình là một vẻ đẹp không thể thiếu được của giai nhân. (xem thêm quan niệm tình yêu trong luận văn này). Nó xuất hiện một đặc trưng mới của tình yêu, phản ánh một loại quan niệm hôn nhân lấy tình là chủ. Nam nữ yêu nhau, không chỉ bản thân trọng tình mà còn đòi hỏi đối tượng của mình cũng phải trọng tình. Trọng tình của giai nhân không chỉ biểu thị trong tình yêu lấy tình làm trọng mà còn biểu hiện trung trinh đối với tình yêu, đến chết không thay đổi. Quan niệm tình yêu lấy tình làm chủ là một bước tiến so với quan niệm hôn nhân lấy mệnh lệnh của cha mẹ làm chủ. Quan niệm tình yêu này gần với quan niệm tình yêu hiện đại. Sau cùng là vẻ đẹp về thức. Giai nhân trong tiểu thuyết tài tử giai nhân không chỉ có tài tình mà còn cần phải dũng cảm chủ động tìm kiếm tình yêu, thể hiện một vẻ đẹp về dũng khí . Trước hết thể hiện trên lĩnh vực tìm kiếm tình yêu, như trong Lê Ngọc Kiều,

tìm được người tình lý tưởng của mình, Lữ Mộng Lê chủ động cải trang giả trai, dũng cảm hẹn gặp Tô Hữu Bạch. Hơn nữa trong quá trình yêu nhau, tài tử và giai nhân gặp vô vàn trắc trở, giai nhân chủ động, dũng cảm đấu tranh để giành lấy tình yêu và hạnh phúc cho mình .

1.1.4.3. Loại hình nhân vật tiểu nhân.

Tiểu nhân là nhân vật có chức năng phá hoại trong tiểu thuyết tài tử giai nhân. Thực chất tiểu nhân là hóa thân của cái ác trong cuộc sống. Và kết cục của tiểu nhân thông thường cuối truyện bị trừng trị đích đáng.

1.1.5. Quan niệm về tài - sắc - tình tiểu thuyết tài tử giai nhân.

(xem thêm trong phần quan niệm tình yêu và loại hình nhân vật trong luận văn này).

Trong phần viết về loại hình nhân vật và quan niệm về tình yêu hôn nhân chúng tôi đã trình bày kỹ những đặc điểm tài - sắc - tình, do vậy ở đây chúng tôi nói thêm về vị trí, mối quan hệ của tài - sắc -tình. Tiểu thuyết tài tử giai nhân đời Đường cặp đôi lý tưởng là “lương tài nữ mạo”, chuẩn mực thời đó là trai có tài và gái có sắc. Đến tiểu thuyết tài tử giai nhân Minh Thanh, đòi hỏi cả tài tử và giai nhân đều có cả tài và sắc. Tài của tài tử, bắt buộc phải có là tài thơ. Đây là tiêu chuẩn số một của tài tử. Tài sắc (mạo, tướng mạo) thường đi liền với nhau. Có tài ắt có sắc. Hơn nữa có tài ắt sẽ có tình. Tài mà tài tử giai nhân quan niệm là tài thi ca, đã có tài thơ ca thì chắc chắn là người đa cảm đa tình, bởi tài năng thơ ca chỉ có ở hạng tài tử đa tình, nó không phải là thứ có thể học hành, rèn luyện mà thành được, nó như một thứ tài năng bẩm sinh, học hành chẳng qua chỉ hỗ trợ thêm cho tài năng phát triển mà thôi. Do vậy mà không phải ngẫu nhiên, con gái của Sơn Hiển Nhân, Sơn Đại mới mười tuổi mà đã làm được bài thơ hoạ chim Bạch Yến làm các văn nhân tài tử vua quan trong triều đều phải ngả mũ bái phục. Tài đi liền với sắc và ắt có tình. Đây là ba đặc điểm có sẵn trong cả tài tử và giai nhân. Do vậy họ sinh ra để chờ nhau.

Trong mối quan hệ này, tình đóng vai trò trung gian, môi giới giữa sắc và tình. Tài sắc là cơ sở của tình yêu tài tử giai nhân. Tình trong tiểu thuyết tài tử giai nhân phải có sắc tài. Tình là lý tưởng cao nhất của cả tài tử và giai nhân. Tình này không phải là “lý”, cũng không phải là “dục”, nó là thuần tình. Tình này hoà hợp với “lý”. “Lý” hoà

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí