Đặc Điểm Nhân Vật Trong Văn Học Giai Đoạn Trước Và Sau 1986 Và Đặc Điểm Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Sương Nguyệt Minh


sinh khí của trời đất trăng sao”. Bên cạnh đó còn là những tục lệ thờ cúng đậm màu sắc phồn thực dân gian “Ông trưởng vạn chài cởi hết quần áo, mình trần tô hô, tay cầm sinh thực khí nam chạy đi chạy lại chỉ khắp bốn phương nam bắc đông tây, rồi chỉ thẳng vào miếu nhiều lần. Cuối cùng, ông ta cầm sinh thực khí nam chạy đến khe lõm quả đồi chỗ hai chân người con gái rạng háng, đâm nhịp nhàng nhiều lần xuống khe lõm có cỏ lá kim ken dầy xanh mướt mát viền xung quanh, cứ như chày giã xuống cối gạo…”. Không khí, hình ảnh trên hòn đảo nhỏ ấy lung linh huyền ảo, làm nền cho những khát khao nguyên thủy của con người, cho người ta cảm giác quan hệ tình dục là một phần của cuộc sống, nó đem lại nhiều niềm hạnh phúc, song cũng không ít những khổ đau, bộc lộ ra hay kiềm chế nó cũng là một cách thức để con người khẳng định sự tồn tại của mình trên thế gian.

Người phụ nữ Việt Nam luôn phải mang trên mình gánh nặng của những cái nhìn khắt khe của khuôn khổ truyền thống, với những trang viết của mình, Sương Nguyệt Minh tỏ ra thấu hiểu và cảm thông với họ, vì dù sao, họ cũng vẫn chỉ là những con người. Viết về những hiện tượng người phụ nữ không kìm được mình trước tiếng gọi bản năng, không phải Sương Nguyệt Minh muốn giải thiêng hoặc hạ bệ thần tượng chung thủy, những nét đẹp truyền thống trong tính cách người phụ nữ, càng không phải anh muốn bôi nhọ, vấy bẩn thế giới đàn bà. Đơn thuần anh chỉ “muốn làm một việc là đưa thực trạng cuộc sống đau lòng ấy lên trang sách qua cái nhìn khách quan của nhà văn”[50]. Điều quan trọng là cách nhìn nhận đánh giá của anh về những hiện tượng ấy. Qua những trang viết của Sương Nguyệt Minh, người đọc thấy có nhiều lý do dẫn đến sự bạc tình, trong đó có những lý do khó lòng tha thứ, xuất phát từ sự ích kỷ, thói đua đòi hoặc bản tính bạc bẽo của con người, nhưng bên cạnh đó có những lý do khiến người đọc buộc lòng phải dừng lại ngẫm nghĩ khi phán xét người phụ nữ khi ngoại tình xuất phát từ sự đòi hỏi bản năng khi nhu cầu tình dục bị ức chế do hoàn cảnh, bởi cũng giống như đàn ông “phần bản năng mạnh mẽ và sự tự ý thức luôn luôn quẫy đạp trong sinh thể người phụ nữ.”(Trịnh Minh Hiếu). “Thịt da ai cũng là người”, văn chương cổ đã từng có cái nhìn rất nhân văn khi viết về sự khát khao của người


cung nữ sống trong cung cấm, bị bó buộc cuộc sống dục tình (Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều), đi tiếp truyền thống đó, nhiều nhà văn trong đó có Sương Nguyệt Minh cũng có một cái nhìn nhân ái hơn với những người phụ nữ chịu thiệt thòi trong cuộc sống vợ chồng, khao khát được sống cái phần con của mình.

Trong cuộc sống con người có những cảm xúc và rung động thẩm mĩ, những khoái cảm bắt nguồn từ quan hệ tính giao của con người. Vì thế, nói đến tình yêu, giờ đây người ta cũng khó lòng mà né tránh nhắc tới quan hệ xác thịt. Đã qua rồi cái thời của những mối tình nằm trong khuôn khổ “nam nữ thụ thụ bất thân”, cũng không còn những cấm kỵ vì sợ mang tiếng “dâm thư” khi các tác phẩm văn chương viết về sex. Trên thực tế, những tình yêu đích thực nếu có những quan hệ nam nữ thì cũng không thể cho là xấu. Và Sương Nguyệt Minh cũng coi việc sex đi đôi với cảm xúc tình cảm chân thật là điều đẹp đẽ trong cuộc sống, tình dục chỉ trở thành xấu khi nó mang mục đích thương mại hay gắn liền với sự dối lừa. Ý tưởng đó được thể hiện trong Đêm mùa hạ tuyết rơi. Truyện ngắn này có những đoạn viết về sex rất đẹp và lãng mạn với ý tưởng “Một tâm hồn bé tí, rách nát chẳng làm nên tình yêu lớn mênh mông hoàn hảo. Đôi môi gợi cảm của tâm hồn lớn không chỉ nhuốm màu bản năng tình dục mà chứa đựng cả tình yêu”, nhà văn muốn nói tới một hài kịch nảy sinh từ niềm khát khao tình yêu lý tưởng của người đàn ông, đặt trong sự so sánh với tính giả dối, bạc bẽo của người con gái. Những dòng viết về cảnh yêu nhau của đôi trai gái thật lãng mạn và thăng hoa, nó không gợi lên những cảm xúc đen tối mang ý nghĩa nhục dục chiếm đoạt mà nó tạo thành một mảng màu đẹp để hoàn chỉnh bức tranh tình yêu tưởng như đích thực: “Chúng tôi làm tình trong phòng trên nền nhạc guitar mướt rượt của Carlos Santana. Ở tầng thứ 100 gió sông Hồng lại thổi, thứ gió nồng nàn mùi phù sa non và ngô sữa đang kỳ đọng hạt. Lá vàng Levitan bời bời óng ả trong bức tranh Mùa thu vàng treo trên tường. Mùa thu trong tranh tràn xuống căn phòng rộng làm chúng tôi bồi hồi chìm ngập vào không gian đất trời giao mùa thu đông chứ không phải mùa hạ. Chẳng có mùi lá cây ải mục, chỉ có hương đất mới xông lên và mùi lá vàng ứa nhựa hăng nồng nàn nuối tiếc dùng dằng


chưa muốn lìa cành. Cái mùi rất giống mùi đàn ông hòa lẫn mùi mồ hôi, lẫn mùi trống mái”. Sex gắn với tình yêu mang vẻ đẹp như vậy, nhưng đáng tiếc người con gái trong truyện không hề có cảm xúc như người đàn ông nghĩ. Trong khi làm tình với người mình yêu, cô ta vẫn mải mê nghĩ đến người đàn ông khác, đến những chuyện tiền nong, đồ lót. Vậy là chuyện mộng mơ về một tình yêu hòa hợp tuyệt đối cả tinh thần lẫn thể xác trở thành một màn hài kịch. Quan hệ tình dục trở thành trò tiêu khiển trong tay những kẻ giả dối, coi thường tình cảm, nó trở thành chuyện nực cười trong quan hệ của con người.

Mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc nhất là những hình ảnh sex trong truyện ngắn Dị hương. Đây là truyện ngắn có mật độ xuất hiện những chi tiết sex phong phú nhất trong các sáng tác của Sương Nguyệt Minh. Mượn ý tưởng từ lịch sử, tác giả khai thác mối quan hệ giữa Nguyễn Ánh và Ngọc Bình công chúa chủ yếu trên mối quan hệ tính dục. Với Nguyễn Ánh, sức mạnh bản năng của người đàn ông tráng niên sung mãn là biểu tượng cho sức mạnh uy quyền đầy thống trị, chiếm đoạt: “Cung tần qua đêm với Ánh, dù ngực hằn đầy vết hồng đỏ của bàn tay thô ráp cầm kiếm, hai đùi nhiều vết răng bầm tím, sáng ra vẫn nhuận sắc, nuối tiếc trong niềm hân hoan, mắt sáng long lanh, mặt mày rạng rỡ. Mỹ nữ trong vòng tay vần vò của Ánh, dù khi chính ngọ hay lúc chiều tà, ái ân xong vẫn cười tình tứ, mắt ướt rượt, thịt da căng mẩy, no nê, thỏa mãn”. Còn với Ngọc Bình, vẻ bên ngoài gợi cảm và mùi dị hương tỏa ra từ cơ thể của nàng lại tượng trưng cho cái đẹp thuần khiết, tinh túy của con người: “Thân thể ngọc ngà. Những đường cong mẩy nuột nà tưới đẫm trăng non…. mùi hương da thịt con gái đang hứng tình nồng nàn trộn lẫn mùi bạch lan đài các và cỏ thi dân dã quý hiếm”. Cuộc gặp gỡ của hai con người ấy là sự gặp gỡ của sức mạnh bạo tàn, của mùi binh khí va chạm khét lẹt, của mùi tanh lợm máu lửa chiến tranh với vẻ đẹp thuần khiết, trong sáng, thanh tân của người đẹp. Trong mối quan hệ ấy, sức mạnh ghê gớm của dục vọng như muốn vươn ra, phong tỏa, lấn lướt và che lấp cả cái đẹp, điều này đã được nhà văn miêu tả trong đoạn văn vẽ vẻ đẹp nude của trang tuyệt sắc giai nhân Ngọc Bình: “Trăng đầu tháng chênh chếch. Bóng Ánh đổ dài kéo thành vệt đến giếng nước. Mỹ nhân vội khép hai đùi, một tay che hai trái


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

tuyết lê căng mẩy, một tay che đám lông mu đen mượt. Thực ra, mỹ nhân không cần phải hốt hoảng che đậy vì chỏm đầu của Ánh đã đổ bóng đen lên ngực nàng”. Bóng đen của Ánh bao phủ lên những vùng nước non gấm vóc, giờ còn bao phủ lên cả sự thanh tao, thánh thiện của vẻ đẹp người con gái, Ánh chiếm được ngôi báu ở Phú Xuân, chiếm đoạt luôn những cung tần mỹ nữ và ý đồ, sức mạnh thống trị của ông bộc lộ rõ qua những cảnh ái ân dữ dội với người đẹp: “Ánh cầm gươm đưa những đường tuyệt kỹ như múa, nhẹ hơn gió thoảng trên long sàng. Loáng một cái cắt nát xiêm y, lụa bay tung lên rồi rơi xuống tơi tả …Tiếng rên rỉ trong niềm khoái lạc tột cùng của Ánh tựa hồ tiếng binh khí chạm vào nhau lan ra mặt sông làm váng đầu quan quân…”

Với khả năng tưởng tượng sống động, phong phú những cảnh tượng sex trong Dị hương được miêu tả ở nhiều khoảng không gian, thời gian nghệ thuật khác nhau với những những bút pháp lúc thì kỳ ảo “Thuyền rồng lắc lư, dềnh lên dập xuống. Sông Hương nổi sóng… Ánh trôi vào mê mị. Cá chép ở thượng nguồn xuôi về. Con đực bám đuôi con cái, quẫy ùm ũm giao phối không đợi mùa động dục. Cả khúc sông Hương nổi đầy màng nhầy trong suốt lấm tấm trứng cá, nồng nàn mùi đực cái”; lúc thì chân thực “Lòng Ánh nôn nao, không chịu nổi mùi gợi dục, cuống cuồng cởi quần áo. Ánh hấp tấp y như chàng trai mười sáu tuổi lần đầu nhìn thấy thân thể người đẹp trắng nuột nà, nhào vào bồn tắm, làm nước tràn ra quá nửa. Nguyễn Ánh và mỹ nhân quấn lấy nhau như đôi thanh long giao phối đêm mưa bão. Từng chập từng chập nước sóng sánh tràn ra ngoài. Chỉ một lúc dập dềnh, nước dạt ra ngoài bồn tắm gần hết”; khi thì phóng đại đến mức phi lý “Còn vài canh về sáng, Ánh ngả mỹ nhân ra võng. Mỹ nhân chân dài quắp chặt hông lưng Ánh như hai con trăn. Hai tay vít chặt lưng vai Ánh, mặc cho võng bùng nhùng, dập dềnh. Rồi võng lắc hơn bị bão gió. Lá xanh rụng tơi tả. Hai đầu dây võng thay nhau giật cục thân cây. Có lúc hai ngọn vít chụm vào nhau rồi bật trở ra. Chim chóc đang ngủ ban đêm bị đánh thức bay toán loạn. Voi, gấu, hổ, lợn lòi ở khu rừng bên cạnh vểnh tai nghe và nhăn mũi hít ngửi, động rồ chạy đi tìm đồng loại khác giống. Cả một vùng non ngàn rộn rã bước chân thú và tiếng kêu van vỉ gọi bạn tình, ầm ĩ như động rừng”…Song tất cả những hình

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 7


ảnh ấy đều mang vẻ tự nhiên và nhuần nhụy cuốn hút được người đọc vào những xúc cảm thụ hưởng đam mê cháy bỏng.

Kết thúc câu chuyện là cái chết tức tưởi, oan khiên của công chúa Ngọc Bình. Cái chết ấy có thể hiểu là kết cục thảm thương của cái đẹp mong manh của dị hương dưới sức mạnh bạo tàn của tà hương. Không chỉ dừng lại ở việc bị hút cạn sinh khí, phong bế mùi hương, Ngọc Bình chết ngay dưới bụng của Nguyễn Ánh cũng chẳng khác gì những “cánh lan trắng nát bấy dính vào bồn tắm” bởi vì dụng ý của nhà văn muốn nói tới “sức mạnh đen tối khủng khiếp của chiến tranh, nó đi đến đâu là càn quét, đè bẹp, nuốt chửng cái đẹp, làm cho cái đẹp thanh bình chết tức tưởi”. (Trả lời phỏng vấn báo Kinh tế và Đô thị, số ngày 16/10/2009).

Trong những năm gần đây, số lượng tác phẩm văn học có yếu tố sex ra đời rất nhiều, tác phẩm thành công có mà bị phê phán cũng có. Song người đọc đã tiếp cận với các trang viết mang cảm hứng về bản năng con người của Sương Nguyệt Minh đều có thể nhận thấy sự khác biệt trong lối viết về tính dục của anh với những tác phẩm đương thời. Chất hiện sinh và tính dục trong văn Sương Nguyệt Minh không phải là một món ăn câu khách, nó là một thứ sex phồn thực mà thanh sạch đạt đến cái đẹp gợi cảm, trong đó tính dục trở thành một phương tiện nghệ thuật để chuyển tải ý đồ của người viết. Cách đưa yếu tố sex vào trong tác phẩm một cách tinh tế, có chọn lọc của nhà văn đã khiến người đọc có một cách nhìn thiện cảm hơn về mảng văn chương viết về tính dục và khiến người ta nhớ tới câu nói của Đôxtôiepxki Con người là một điều bí ẩn, cần phải khám phá con người. Tôi tìm hiểu điều bí ẩn ấy vì tôi muốn trở thành Con người.


Chương 2‌

THẾ GIỚI NHÂN VẬT

TRONG TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH

1. Đặc điểm nhân vật trong văn học giai đoạn trước và sau 1986 và đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh

Nhân vật có vai trò đặc biệt quan trọng trong tác phẩm, có ý kiến cho rằng “Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng” [16, tr.277] và “Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng” [16, tr.279]. Như vậy, thông qua việc đánh giá về nhân vật, người đọc không chỉ có thể thấy được một phần bức tranh cuộc sống con người mà còn hiểu được cả những quan niệm, những tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm.

Nhìn nhận một quá trình văn học của nước ta trong khoảng năm mươi năm gần đây, có thể thấy được sự thay đổi trong việc tạo dựng hình tượng nhân vật. Trong giai đoạn trước thời kỳ đổi mới, nhân vật văn học còn chịu ảnh hưởng của kiểu xây dựng nhân vật truyền thống, nhân vật trong truyện ngắn chủ yếu là kiểu nhân vật loại hình, con người được nhìn nhận ở góc độ con người cộng đồng, con người công dân với những nét tính cách đơn giản, xuôi chiều. Hình tượng trung tâm của văn học giai đoạn này là người chiến sĩ, nông dân, công nhân… trên các mặt trận chiến đấu bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Mặc dù số lượng các tác phẩm văn xuôi thời kỳ này rất phong phú, nhưng nhìn chung nhân vật ít có khuôn mặt riêng. Các tác phẩm văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi, nên nhân vật luôn hiện lên với tư thế “con người sống với cộng đồng, xả thân vì nghĩa lớn, tìm thấy ý nghĩa cuộc đời trong sự gắn bó với cộng đồng…Con người quen sống trong quần thể ít có dịp đối diện với bản thân, sống với chính mình”[51, tr.34]. Những năm đầu của thời kỳ đổi mới đã xuất hiện những dấu hiệu khác đi trong cách nhìn


nhận và đánh giá con người. Cũng vẫn là những nhân vật cũ như hình tượng người lính, hình tượng người vợ, người mẹ… song cách khai thác nhân vật không còn giản đơn một chiều như trước. Nhân vật văn học giai đoạn này được miêu tả đầy đủ hơn về cả tính cách lẫn đời sống tinh thần, nhân vật gần với đời thực hơn và cũng phức tạp đa chiều hơn. Quan niệm của nhà văn về con người đã thay đổi so với trước, nhà văn không còn có cảm hứng xây dựng những con người với “những hạt ngọc ẩn chứa trong bề sâu tâm hồn”(Nguyễn Minh Châu), không đặt nhân vật trong “bầu không khí vô trùng” nữa mà đặt họ vào giữa những bộn bề của cuộc sống vì thế “khuôn mặt” của các nhân vật cũng gần gũi hơn, phong phú hơn, như Phó giáo sư Nguyễn Văn Long đã nhận xét: “Con người trong văn học hôm nay được nhìn ở nhiều vị thế, trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ gia đình, gia tộc, con người với phong tục, với thiên nhiên, với những người khác và với chính mình… Con người cũng được văn học khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện và nhiều tầng bậc: ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát”[10, tr. 16]. Càng về giai đoạn sau, văn học càng đi sâu vào góc độ đời tư của con người, các nhà văn luôn cố gắng đào sâu vào các góc cạnh tâm lý của từng cá nhân, tạo nên nhiều kiểu nhân vật mà trước đây chưa từng xuất hiện như: con người cô đơn, con người giả cổ tích, giả lịch sử, con người tâm linh…

Với khoảng năm mươi truyện ngắn ở những đề tài khác nhau, hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh rất đa dạng, phong phú. Nhân vật trong sáng tác của anh ở nhiều lớp người, nhiều lứa tuổi, nhiều hoàn cảnh... Những số phận bất hạnh có, hạnh phúc có, vẹn toàn có mà dang dở cũng nhiều. Những con người ấy thật và quen thuộc như những con người ngoài đời, mà vẫn có những nét tính cách điển hình không hòa lẫn. Liệt kê hết các kiểu nhân vật trong truyện Sương Nguyệt Minh thật là một việc làm không dễ dàng, tìm ra một điểm chung giữa họ lại càng khó khăn hơn, bởi quan niệm của nhà văn là “Xét đến cùng văn chương là thân phận con người”, mà thân phận con người thì dễ ai kể hết được? Điểm chung dễ thấy trong


cách xây dựng nhân vật của Sương Nguyệt Minh là ít khi miêu tả nhân vật trong một khoảnh khắc thoáng qua, trong “một lát cắt của cuộc sống”. Nhân vật của anh thường đầy đặn cả về hình hài, tính cách, lẫn số phận. Bên cạnh đó, dù viết theo cảm hứng bi kịch, cảm hứng phê phán hay trào lộng, các nhân vật cũng thường hiện lên dưới cái nhìn ấm áp, cảm thông nhiều hơn là chì chiết, cay nghiệt. Ngay cả khi nhân vật lầm lỗi, thậm chí phạm tội nhà văn cũng thể hiện một cách đánh giá đầy ân tình, bởi anh luôn nhìn con người bằng tấm lòng cảm thông, độ lượng. Cách xây dựng nhân vật này có tác động đến giọng điệu, cảm xúc của tác phẩm, khiến người đọc khi tiếp xúc với tác phẩm của anh không cảm thấy nặng nề, ngay cả khi nhà văn đang đề cập đến một vấn đề có nhiều bức xúc. Sương Nguyệt Minh đã làm được điều mà Nguyễn Văn Long từng đánh giá về văn học sau đổi mới, đó là “một nền văn học dựa trên nền tảng tinh thần nhân bản không thể đưa đến sự hoài nghi, hạ thấp hay phủ nhận con người. Nó phải cảm thông, thấu hiểu và nâng đỡ con người, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi cao ở con người và luôn chú ý thức tỉnh sự tự ý thức của con người để hướng tới cái thiện, cái đẹp và sự hoàn thiện nhân cách”[9, tr.54]

Hòa chung vào dòng chảy của văn học Việt Nam sau năm 1986, thế giới nhân vật của Sương Nguyệt Minh không “nhất thành bất biến”. Trong sáu tập truyện của mình, tác giả đã thể hiện một sự tìm tòi không ngừng trong việc khám phá và phản ánh đời sống con người. Ở những tập truyện đầu tay, người đọc thấy xuất hiện những kiểu nhân vật khá quen thuộc trong văn chương trước đổi mới như hình tượng người lính, người phụ nữ hậu phương…Những nhân vật này trong văn của Sương Nguyệt Minh vừa mang những nét tính cách cơ bản trong phẩm chất của giai tầng, lại vừa có những cá tính riêng được nhà văn khai thác sâu hơn ở yếu tố đời thường, khiến cho họ vừa quen lại vừa lạ. Càng ở các tập truyện sau, thế giới nhân vật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh lại càng phong phú, sinh động và được xây dựng gần hơn với cuộc sống thực tại. Họ không còn được xét dưới góc độ con người - công dân như xưa nữa mà được nhìn nhận nhiều hơn ở góc độ đời tư, tính cách của họ cũng không đơn giản một chiều, mà ngày càng trở nên phức

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí