Khác Biệt Giữa Truyện Kiều Và Hệ Thống Tiểu Thuyết Tài Tử Giai Nhân - Nhìn Từ Vấn Đề Kiểu Nhân Vật Giai Nhân: Kiều Là Một Kĩ Nữ.

Tóc tơ căn vặn tấc lòng,

Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.

Như vậy, quan niệm hôn nhân trong Truyện Kiềucũng có dấu ấn của tiểu thuyết tài tử giai nhân.

Tóm lại, xét từ góc nhìn quan niệm tình yêu, hôn nhân, Truyện Kiều có nhiều dấu ấn quan niệm tình yêu, hôn nhân của tiểu thuyết tài tử giai nhân. ở góc nhìn này, rõ ràng Truyện Kiều là một truyện thơ tài tử giai nhân.

2.2.1.3. Quan niệm tài - sắc -tình trong Truyện Kiều.

Quan niệm tài - sắc - tình trong Truyện Kiều đã bị nhật hoá dần. Tình trong Truyện Kiều, ngoài mối tình Kiều với Kim Trọng ra, mối tình giữa Kiều và Thúc Sinh, giữa Kiều và Từ Hải không đơn thuần là thuần tình như Phương Châu và Dao Tiên, hay Phan Tất Chánh và Trần Kiều Liên nữa mà nó đã nhuốm màu sắc thân xác. Vấn đề này chúng tôi sẽ bàn kỹ hơn ở phần sau.

Tuy nhiên quan niệm về tài - sắc -tình trong Truyện Kiều vẫn có dấu ấn của của quan niệm tài - sắc - tình trong tiểu thuyết tài tử giai nhân. Trước hết yêu cầu về “tài sắc kiêm bị” của tài tử và giai nhân. Trong Truyện Kiều, Kim Trọng và Thúy Kiều đều là: “Người quốc sắc kẻ thiên tài”(do đã chứng minh trong phần loại hình nhân vật và quan niệm tình yêu nên chúng tôi không chứng minh thêm). Chính tài sắc của cả giai nhân và tài tử là điều kiện để tình yêu giữa họ nảy nở: “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Tình của Kim Trọng và Thúy Kiều thực chất là mối tình thuần tình từ đầu đến cuối. Ban đầu thì Kiều từ chối khéo Kim Trọng, lúc này “tình trong lễ”, tình theo lễ. Cuối truyện “đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ” cũng là thuần tình, tình theo lễ. Bởi thân Kiều ô nhục, chung chăn gối với Kim Trọng là không hợp với lễ :

Những như âu yếm vành ngoài,

Còn toan mở mặt với người cho qua.

Lại như những thói người ta,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Vớt hương dưới đất, bẻ hoa cuối mùa.

Giở nhơ giở nhuốc bày trò,

Truyện Kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân - 9

Còn tình đâu nữa là thù đấy thôi!

Người yêu ta xấu với người,

Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau

- Chữ trinh còn một chút này,

Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan Còn nhiều ân ái chan chan,

Hay gì vầy cái hoa tàn mà chơi?

Rõ ràng xét trên quan niệm tài - sắc - tình, trong Truyện Kiều, mối tình tài tử giai nhân chính thống vẫn có dấu ấn của tài - sắc -tình trong tiểu thuyết tài tử giai nhân. ở phương diện này, Truyện Kiều cũng là truyện thơ Nôm tài tử giai nhân.

Như vậy, xét trên các tiêu chí chúng tôi vừa phân tích về loại hình nhân vật, quan niệm tình yêu hôn nhân, quan niệm tài sắc tình, chúng ta có đầu đủ cơ sở để khẳng định Truyện Kiều là một truyện thơ Nôm tài tử giai nhân.

2.2.2. Về nghệ thuật.

Mô hình tự sự của truyện thơ tài tử giai nhân Việt Nam nói chung và Truyện Kiều nói riêng về cơ bản kế thừa mô hình tự sự của tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc(về mặt hình thức). Căn cứ theo mô hình tự sự của tiểu thuyết tài tử giai nhân, có thể thiết lập mô hình tự sự Truyện Kiều như sau:

1. Thúy Kiều và Kim Trọng tài sắc hơn người: (Người quốc sắc kẻ thiên tài)

2. Kim Trọng trong tiết Thanh Minh gặp được Thúy Kiều.

Chàng Vương quen mặt ra chào Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa.

3. Sau đó Kim Trọng thuê nhà gần nhà Kiều, Kim Trọng tìm cách gặp Kiều, làm thơ hẹn ước với nhau:

Tiên thề cùng thảo một chương, Tấc mây một món dao vàng chia hai.

Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai miệng một lời song song.

Tóc tơ căn vặn tấc lòng,

Trăm năm tạc một chữ đồng đến xường.

4. Kim Kiều li biệt. Kim Trọng về quê hộ tang chú, Kiều bán mình chuộc cha:

Quyết tình nàng mới hạ tình:

Rẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha.

5. Kiều bắt đầu mười lăm năm lưu lạc, nhưng nàng cố gắng vượt qua, hai lần vào lầu xanh, hai lần tự tử, một lần đi tu, hai lần bỏ trốn… nhưng vẫn giữ mối tình trung trinh với Kim Trọng.

6. Khi Kim Trọng trở về, thi đỗ cao, kết duyên cùng Thúy Vân, Kim Trọng bổ làm quan:

Vâng ra ngoại nhậm Lâm Tri, Quan san nghìn dặm thê nhi một đoàn

7. Kiều được Giác Duyên cứu.

Khi nàng gieo ngọc, trầm châu. Đón theo tôi đã gặp nhau rước về

8. Kiều đoàn tụ cùng gia đình:

Nhà vừa mở tiệc đoàn viên

Hoa soi ngọn đuốc, hồng chen bức là.

Như trên đã nói, mô thức tự sự tiểu thuyết tài tử giai nhân là mô thức chung, có thể có tác phẩm đảm bảo đầy đủ các tình tiết nêu trên, nhưng cũng có những tác phẩm không nhất thiết phải đảm bảo đầy đủ các tình tiết trên. Vấn đề cơ bản là, mô hình ba bước: vừa gặp đã yêu, tiểu nhân phá hoại, và phu thê đoàn viên thì Truyện Kiều có kết câu ba bước rõ ràng.

Bước một : Kim Kiều vừa gặp đã yêu :

Người quốc sắc kẻ thiên tài Tình trong như đã mặt ngoài còn e.

Hai là, tiểu nhân phá hoại, Kiều bán mình chuộc cha.

Hỏi ra sau mới biết rằng: Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ

Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ, Tiếng oan dậy đất, án ngờ dựng mây


Bước ba: đoàn viên:

- Quyết tình nàng mới hạ tình:

Rẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha.

- Những từ sen ngó đào tơ Mười lăm năm ấy bầy giờ là đây.


Nhà vừa mở tiệc đoàn viên, Hoa soi ngọn đuốc, hồng sen bức là.

Như vậy, xét về hình thức, mô thức tự sự Truyện Kiều là mô hình tự sự chuẩn của mô hình tự sự tiểu thuyết tài tử giai nhân. Do vậy, xét dưới góc nhìn mô hình tự sự hoàn toàn có thể khẳng định, Truyện Kiều là truyện thơ Nôm tài tử giai nhân.

Như vậy, xét trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật, Truyện Kiều đều thoả mãn tiêu chí là một truyện tài tử giai nhân viết bằng thể thơ lục bát. Chúng ta có thể khẳng định Truyện Kiều là một truyện thơ Nôm tài tử giai nhân. Dấu ấn tài tử giai nhân trong Truyện Kiều là dấu ấn cho thấy Nguyễn Du ảnh hưởng của dòng tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc, trực tiếp từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhưng Truyện Kiều không chỉ có những dấu ấn của tiểu thuyết tài tử giai nhân mà còn có dấu ấn đậm nét của bản thân Nguyễn Du, dấu ấn của thời đại và dấu ấn văn hoá của cả dân tộc. Đó chính là sự khác biệt giữa Truyện Kiều với hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân.

Chương 3‌‌

Truyện Kiều - Những vấn đề khác với hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân.


3.1. Khác biệt giữa Truyện Kiều và hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân - nhìn từ vấn đề kiểu nhân vật giai nhân: Kiều là một kĩ nữ.

3.1.1. Vài đặc điểm về kĩ nữ.

Từ chiết tự chữ Hán mà quan sát, chữ “kĩ”? ?gồm hai bộ (nữ ?và chi ?). Hoặc chữ “kĩ” có bộ ( nhân ?+ chi ?). Theo Từ Quân và Dương Hải, kĩ nữ ban đầu là chỉ: “Tài nghệ của kỹ nữ trong âm nhạc và vũ đạo và các môn nghệ thuật giải trí”[41, tr. 12], chữ “kĩ”còn dùng cùng nghĩa với chữ “xướng”( ?), trong câu mà chúng ta hay dùng “xướng ca vô loài”. “Xướng” gồm hai bộ (nữ ?+ xương ), hoặc “

xướng” (nhân ? + xương ). “Xướng kĩ” “là chỉ phụ nữ làm theo việc ca múa nghệ thuật”[41, tr.12]. Cũng theo hai tác giả này, lịch sử phát triển của kĩ nữ Trung Quốc chia làm ba giai đoạn: 1. Giai đoạn bán nghề là chủ yếu (từ Hạ Thương đến Nguỵ Tấn Nam Bắc triều). 2. Giai đoạn coi trọng cả nhan sắc lẫn tài nghệ (thời Tuỳ Đường Tống Nguyên), 3. Giai đoạn bán dâm là chủ yếu (từ thời Minh Thanh đến trước khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa). Hay nói cách khác nhiệm vụ và tính chất của xướng kĩ phát triển theo hướng, ban đầu chỉ là “hiến nghệ”, bây giờ lại tăng thêm “hiến thân”, trước đây chỉ yêu cầu lên đài biểu diễn nghệ thuật, dần dần còn yêu cầu biểu diễn nghệ thuật trên giường. Tóm lại, “Kĩ nữ là loại phụ nữ đưa sắc đẹp và tài nghệ của mình ra bán để lấy tiền.”[41, tr. 13].

Ngoài việc tìm hiểu khái niệm kĩ nữ, cũng cần đi đến tìm hiểu và phân biệt điểm tương đồng và dị biệt giữa kĩ nữ và giai nhân, bởi ranh giới hai từ này là khá gần gũi. Giai nhân có nhiều đặc điểm giống kĩ nữ. Giai nhân và kĩ nữ đều có nhan sắc, thường đàn hay, múa hát giỏi. Có điều, giai nhân không dùng tài sắc, thân thể, tài đàn, múa, hát của mình để mua vui, kiếm tiền. Ngược lại, đàn và hát, thậm chí thân xác là phương tiện kiếm tiền của kĩ nữ.

3.1.2. Khác biệt giữa “Truyện Kiều” và hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân - nhìn từ kiểu nhân vật giai nhân.

Nếu như trong các truyện Hoa tiên Phan Trần, và nhiều truyện thơ tài tử giai nhân khác, nhân vật chính - giai nhân đều xuất thân con nhà quyền quý: Dao Tiên trong Hoa tiên là con quan Đô Đốc họ Dương đang trị nhậm ở Tràng Châu:

Một người bề gọi là cô,

Con quan Dương tướng Tham đô tỉnh này, Dao Tiên đồn khắp châu đây,

Tuổi chừng đôi tám xuân nay chửa nhiều.


Trần Kiều Liên trong Phan Trần cũng là co gái con quan to trong triều:

Ơn trên mưa rưới, móc sa,

Cùng làm phủ doãn một tòa hiển vinh Niềm công chính, dạ trung trinh,

Muôn dân sao phúc, triều đình cột cao.

( Hoa tiên)


(Phan Trần)

Các giai nhân khác trong các tiểu thuyết tài tử giai nhân đều là cành vàng lá ngọc con nhà quyền quý như Sơn Đại và Lãnh Giáng Tuyết trong Bình Sơn Lãnh Yến. Vậy vấn đề đặt ra là Kiều trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là giai nhân hay là kĩ nữ? Tiêu chí nào cho thấy Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân là một giai nhân điển hình? Tiêu chí nào cho thấy Kiều của Nguyễn Du là một kĩ nữ. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi tiến hành đặt Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân vào cảm hứng sáng tác, tâm lý sáng tác của các văn nhân cuối Minh đầu Thanh mà chúng tôi đã nêu ở phần quan niệm tình yêu, hôn nhân và nguyên nhân hưng thịnh của tiểu thuyết tài tử giai nhân. Trong phần nguồn gốc loại hình nhân vật giai nhân, chúng tôi đã nêu các học giả Trung Quốc về cơ bản thống nhất với nhau rằng, nguyên hình của giai nhân là kĩ nữ thời cổ (xương hoặc xướng) và kĩ , nguyên thời thượng cổ là người làm công việc nghệ thuật). Chúng tôi nhất trí với nhận định này. Từ đó có thể suy luận, Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân cũng có thể có gốc gác từ loại kĩ nữ này. Nhưng rõ ràng cảm hứng sáng tác của Thanh Tâm Tài Nhân - một

văn nhân thời kỳ này, sáng tác Kiều dưới cảm hứng tài tử giai nhân. Bởi lẽ, như chúng tôi đã dẫn ý kiến của nhà nghiên cứu Trung Quốc, tài tử giai nhân phát biểu một tình yêu lý tưởng tâm linh, lịch sử loại truyện tình yêu trong văn học cổ điển Trung Quốc là quá trình không ngừng rũ bỏ, không ngừng hồi quy về “lý”, toàn bộ quá trình xa cách, tiểu nhân phá hoại, ly biệt là để khảo nghiệm một chữ “trinh”. Hiện thực hoá trên kết cấu tiểu thuyết là mô hình ba bước, và bước cuối cùng là nhất định đoàn viên bảo toàn chữ “trinh”. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân tiểu biểu cho đặc điểm này, Kiều là một giai nhân lý tưởng. Tiêu chí của một giai nhân lý tưởng ngoài tài năng sắc đẹp ra, trước sau phải bảo toàn được chữ “trinh”. Kiều đã bảo toàn được chữ “trinh”. Nói như vậy có người bảo không ổn, bởi lẽ Kiều hai lần vào lầu xanh, bị thất tiết trước Mã Giám Sinh, sống với Thúc Sinh, Từ Hải. Chúng ta phải hiểu chữ “trinh” trong quan niệm về tính”, “tình”, “thân” và “tâm”, “trinh” và “dục” của văn hoá thời đại đó mới làm rõ được chữ “trinh” này. Để hiểu rõ hơn cách hiểu về những từ này trong phong khí thời đại, chúng ta mượn lời của “mỹ nhân sách” Thiên Hoa Tàng chủ nhân viết lời chào hàng cho quyển Kim Vân Kiều: “ Nghe nói cái mà trời phú cho con người gọi là tính”. Cho nên cái trinh, dâm của người con gái chỉ một chữ tính là gồm hết cả…Tuy tình ở xúc cảm mà sinh, khi sâu khi nông, nhưng chủ yếu là do thân, tâm thực sự chuyển hoá mà thành ra trinh, ra dâm vậy …Đại phàm hễ thân tránh khỏi mà tâm bị nhục, thì trinh mà hoá ra dâm vậy; hễ thân bị nhục mà tâm tránh khỏi , thì dâm mà hoá ra trinh vậy” [40, tr. 55]. Như vậy Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân “thân bị nhục mà tâm tránh khỏi, vì vậy “dâm mà hoá ra trinh vậy”. Đây chính là tâm lý của các văn nhân cuối Minh đầu Thanh. Trong con mắt của các văn nhân thời kỳ này, Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân là một giai nhân tiêu biểu. Từ cách hiểu này chúng ta sẽ thấy nhận định sắc sảơ của ông Đổng Nhạn mà chúng tôi đã dẫn ở trên : quá trình xa cách của tài tử và giai nhân chỉ để khảo nghiệm một chữ “trinh”. Kiều giữ được “trinh”, bởi Kiều thân bị nhục mà tâm không dâm nên Kiều là “trinh”. Tài tử giai nhân phát biểu một tình yêu lý tưởng tâm linh. Đây chính là sản phẩm đặc trưng của tiểu thuyết tài tử giai nhân. Đến đây chúng ta hiểu rõ hơn vì sao ông Đổng Nhạn nói rằng: Trước Hồng lâu mộng, lịch sử loại truyện tình yêu là quá trình không ngừng rũ bỏ, không ngừng hồi quy về “lý”. Chúng ta cần hiểu giai nhân Thuý Kiều của Thanh Tâm

Tài Nhân trong quan niệm này thì mới hiểu đúng được Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và các tiểu thuyết tài tử giai nhân khác, đồng thời làm cơ sở chắc chắn để chúng ta hiểu Kiều của Nguyễn Du, mà dấu hiện khác biệt đầu tiên là Nguyễn Du không giữ tên truyện Kim Vân Kiều - gợi không khí tài tử giai nhân mà đổi thanh Đoạn trường tân thanh - không khí đau xót.

Tiếp theo, chúng tôi sẽ chứng minh Kiều của Nguyễn Du là một kĩ nữ. Căn cứ trên đặc điểm nhóm nhân vật thường xuất hiện trong tác phẩm của Nguyễn Du, căn cứ trên hoàn cảnh thực tế gia đình Nguyễn Du và bản thân Nguyễn Du, căn cứ trên đặc tính tài năng của nhân vật, căn cứ trên điều kiện thực tế xã hội thời kỳ đó, căn cứ trên sự xuất hiện đồng loạt nhiều kĩ nữ - ả đào là nhân vật chính trong giai đoạn này của xã hội Việt Nam, và còn căn cứ vào sự xuất hiện của loại nhân vật này trong các nước đồng văn, chúng tôi đi đến kết luận Kiều là một kĩ nữ.

Trước hết, Kiều nhìn trong kiểu loại nhân vật thường xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Du. Nếu nhìn Kiều trong hệ thống nhân vật này, chúng ta sẽ thấy Kiều có rất nhiều nét tương đồng với Tiểu Thanh, cô Cầm Long Thành, người con gái đánh đàn ở La Thành, cô gái “Liều tuổi xuân buôn nguyệt bán hoa” (Chiêu hồn). Trước hết, cô Cầm là người con gái đẹp, giỏi nghề đàn hát. Đây chính là đặc trưng của ả đào, ca kĩ, bán tài nghệ và sắc đẹp để kiếm sống:

Hào hoa ý khí lăng vương hầu, Ngũ lăng thiếu niên bất túc đạo

Tính tương tam thập lục cung xanh Hoạt tố Trường An vô giá bảo

(Vẻ hào hoa át cả các bậc vương hầu

Còn bọn thiếu niên đất ngũ lăng thì không đáng kể Tưởng như ba mười sáu cung xuân

Chung đúc thành một vật báu vô giá của đất Trường An)

Hoặc


Long Thành giai nhân Tính thị bất ký thanh.

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí