Khác Biệt Giữa Truyện Kiều Và Tiểu Thuyết Tài Tử Giai Nhân - Nhìn Từ Vấn Đề Hiện Thực Xã Hội Phong Kiến.

phận con người” được không! Tại sao đau đớn thay phận con người? Trong xã hội gần như ai cũng muốn “vớt hương”, “bẻ hoa”, ai cũng muốn “vầy” Kiều, đâu đâu cũng thấy Ưng, Khuyển (chim cắt, chó), “hàm sư tử”, “ngư long”, “sài lang”, “ma quỷ”, ai cũng muốn “ăn thịt Kiều”, xã hội đâu đâu cũng là “địa ngục miền nhân gian”, đâu đâu cũng thấy “đầu trâu mặt ngựa”, “miệng hùm nọc rắn”, “kề răng hùm sói”, “hổ báo ăn thịt”! con người luôn dình dập ăn thịt nhau! Con người là bản tính ác. Bản tính thiện như Nho gia nhận thức thì sao con người phải kêu lên như vậy ở xã hội mà ông Thánh Khổng Tử ngồi trên đầu Thiên tử ! (Chúng tôi không hề phê phán học thuyết Khổng Tử, “thực chất các Vương Triều Đông á đã biến tư tưởng nhân văn của ông thành những công thức trống rỗng”.[10, tr. 286].

Nếu chúng ta đặt Truyện Kiều, với kiến giải mới của Nguyễn Du về triết học mới thấy hết được nhận thức triết học vĩ đại của Nguyễn Du, bởi chúng ta biết rằng, trước Nguyễn Du, trong triết học, Nho giáo là “chủ tịch” nhận thức: “nhân chi sơ tính bản thiện” ngự trị trong tư tưởng hàng nghìn năm. Do vậy, xét về lịch sử phát triển triết học dân tộc thì đến Nguyễn Du đã có sự thay đổi lớn, nhân tính không phải hay không chỉ bản tính thiện nữa mà nhân tính bản ác, hay trong nhân tính tồn tại cả hai mặt thiện và ác. Thiện và ác là hai mặt của bản thể con người. Trong ác có thiện, trong thiện có ác.

Trong Hồng lâu mộng, như Tào Tuyết Cần nói “Xem ra chữ chữ toàn bằng huyết” thì đoạn thơ dưới đây là đậm huyết nhất. Chúng ta hãy “đọc Tào Tuyết Cần” qua những dòng thơ được viết bằng máu dưới đây:

Thân này muốn vẫy vùng đôi cánh, Nơi chân trời liệng cảnh hoa chơi! Nào đâu là chỗ chân trời,

Nào đâu là chỗ có đồi chôn hoa? Sẵn túi gấm đành ta nhặt lấy,

Chọn nơi cao che đậy hương tàn. Thân kia trong sạch muôn vàn,

Đừng cho rơi xuống ngập tràn bùn nhơ. Giờ hoa rụng có ta chôn cất,

Chôn thân ta chưa biết bao giờ. Chôn hoa người bảo ngẩn ngơ. Sau này ta chết ai là người chôn?

[2, tr. 387]

Đó là hồi hai mươi bẩy trong Hồng lâu mộng, cảnh Lâm Đại Ngọc chôn hoa. Hoa tượng trưng cho người con gái đẹp, mong manh, đoản mệnh, chóng tàn nhưng dũng cảm “những người đẹp trong ngôn ngữ Trung Quốc cũng gọi là hoa”. [10, tr. 308.] Kiều ví mình như hoa bị “vầy” tàn). Hoa là Đại Ngọc. Đại Ngọc là Hoa. Đại Ngọc chôn hoa là tự chôn mình. Tào Tuyết Cần chôn Đại Ngọc chính là Tào Tuyết Cần đào hố chôn mình. Phải chăng một quy luật bất nhân vẫn diễn ra hằng nghìn năm? Hay người tài hoa, con người tự đào hố chôn mình và chôn người, đào hố chôn nhau! Với Tào Tuyết Cần cũng vậy, nhân tính con người là ác . Sử gia Trung Quốc xác nhận lịch sử Trung Quốc là lịch sử ăn thịt người, đào mồ chôn nhau, quả không sai!. Giờ đây chúng ta nghiệm sinh một cách sâu sắc hơn câu Tào Tuyết Cần viết ở hồi một : “Xem ra chữ chữ toàn bằng huyết” [2, tr. 18].(xin nhớ lại Nguyễn Du khóc cho “đàn bà”, khóc cho Tiểu Thanh, khóc cho Đạm Tiên, khóc cho cô Cầm, khóc cho Kiều, khóc cho mình, văn chiêu hồn, văn tế thập loại chúng sinh…) Nhân tính con người tốt, là thiện thì con người, người đẹp, hoa đẹp có phải tự chôn mình không? (người ta có bản năng sinh ra để sống, để tồn tại, để phát triển, “thiên địa đại đức chi viết sinh” - Kinh dịch viết vậy. Người đẹp, tình yêu đang đẹp tại sao phải chôn mình? chỉ không thể tồn tại được nữa, sự huỷ diệt sắp đến, hoặc không tự chôn mình thì người khác, xã hội chôn mình người ta mới làm như vậy. Chôn hoa, chôn mình, đồng nghĩa chôn luôn tình yêu của mình. Tây Thi không sớm chôn mình như Đại Ngọc thì Câu Tiễn đã chôn giúp. Kiều không tự chôn mình thì xã hội chôn giúp. Người ăn thịt người, đặc biệt người đẹp thì càng dễ bị ăn thịt hơn. Theo chúng tôi, những người đẹp xuất hiện trong văn học với tư cách là những con người bạc mệnh, bất hạnh ở Trung Quốc và Việt Nam, ở những mức độ khác nhau đều chỉ bi kịch này. Nguyễn Du viết: tài tình chi lắm cho trời đất ghen. Theo chúng tôi, mạch ngầm của tất cả các truyện tình yêu đều xuất phát từ bi kịch này. Do vậy, số phận của tài tình như một tất yếu, là bi kịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Các nhà nghiên cứu đã có nhiều cách lí giải khác nhau về mệnh đề “tài mệnh tương đố”. Ông Phan Ngọc dưới góc nhìn phong cách học cho rằng: “Nguyễn Du khi đã thay đổi chủ đề tác phẩm, chuyển chủ đề từ tình và khổ sang tài và mệnh. Ông đã đưa tư tưởng của mình vào để tổ chức lại toàn bộ câu chuyện chứ không vay mượn nó ở Thanh Tâm Tài Nhân”[28, tr. 44], Ông Trần Nho Thìn dưới góc nhìn văn hoá học khá sắc sảo đã phân tích thấu đáo mệnh đề “hồng nhan bạc mệnh” là vấn đề có thực của xã hội phong kiến” [52, tr. 283]. Nếu dưới góc nhìn nhận thức về nhân tính con người thì chúng ta có thể thấy mệnh đề “hồng nhan bạc mệnh” có nguồn gốc sâu sa từ nhận thức thiếu sót, sai lầm của các thánh nhân về nhân tính bản thiện của con người.

Vì thế, trong văn học phương Đông tồn tại một điều thú vị mà đau xót. Thú vị từ trong đau xót, trong đau xót tồn tại điều thú vị, những tình yêu bi kịch nhất là tình yêu bất tử. Tình yêu bất tử là tình yêu bi kịch nhất. (Trương Chi, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ, Quan âm Thị Kính, Truyện Kiều. ở Trung Quốc có rất nhiều, Liêu trai chí di, Hồng lâu mộng), người viết tình yêu bi kịch là con người bất tử nhưng đồng thời cũng là những con người bi kịch nhất. Tình yêu bi kịch khẳng định sự bất tử của tác giả. Đại Ngọc chôn hoa là bi kịch tình yêu. Tình yêu Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc là tình yêu bất tử. Hồng lâu mộng là tác phẩm tình yêu tài tử giai nhân bi kịch nhất nhưng đồng thời Hồng lâu mộng cũng vượt lên trên các tiểu thuyết tài tử giai nhân khác, trở thành bất tử. Tào Tuyết Cần nhận thức sâu sắc bi kịch tình yêu và dám thể hiện nó mạnh mẽ nhất, ông vừa là người bi kịch nhất vừa là tác giả văn học bất tử. Kiều bi kịch nhưng Kiều bất tử. Truyện Kiều bi kịch nhưng Truyện Kiều bất tử. Nguyễn Du bi kịch nhưng Nguyễn Du bất tử. (tiểu thuyết tài tử giai nhân Giang Nam một dải không có được kiểu thú vị mà đau xót này). Đây chính là cái mà chúng tôi gọi là thú vị mà đau xót. Thú vị là các tác phẩm này mãi hấp dẫn, được nhân loại hứng thú. Nhưng thú vị của nó bắt nguồn từ chính đau xót, từ trong bi kịch. Căn nguyên đưa đến bi kịch và bất tử này là đau xót. Căn nguyên đau xót là nhận thức sai lầm của cái mà người ta gọi là thánh nhân về bản tính của con người. “Người Trung Quốc sai lầm khi cho rằng tri thức của thánh nhân là tuyện đối, không ai có ý nghĩ và không dám nghi ngờ phán đoán của thánh nhân” [35,tr. 351].

Truyện Kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân - 14

Theo Le O, căn nguyên dẫn đến sự trì trệ của phương Đông là do nhận thức sai lầm nhân tính con người: “Xuyên suốt lịch sử nhân loại, chúng ta có thể thấy, về cơ bản các nhà tư tưởng cổ đại phương Tây đều thuận theo quy luật tự nhiên này, phần lớn họ có nhận thức chung, nhân tính vốn ác, cũng chính là sự tự tư. Ngược lại với triết học phương Tây, các bậc thánh nhân Trung Quốc thì lại đi ngược lại với quy luật tự nhiên đầu tiên của nhân loại. Trong suốt hơn hai nghìn năm, lừa mình, lừa người đã coi “nhân chi sơ tính bản thiện” làm khuôn vàng thước ngọc, từ đấy giai cấp thống trị luôn miệng tuyên dương hai chữ “thánh vương” để lừa bịp nhân dân. Đúng như nhà triết học Lý Chấp đời Minh đã nói nhà nho lấy lục kinh Luận ngữ, Mạnh Tử làm khuôn vàng thước ngọc, tán dương điều đó, nhưng tất cả chỉ là: “mở miệng nói đạo học, để lừa bịp nhân dân”. [35, tr. 25].‌


3.3. Khác biệt giữa Truyện Kiều và tiểu thuyết tài tử giai nhân - nhìn từ vấn đề hiện thực xã hội phong kiến.

Vấn đề hiện thực xã hội phong kiến được nêu lên gay gắt khác với các truyện thơ tài tử giai nhân vì nhân vật chính thuộc tầng lớp “bậc trung”, cuộc phiêu lưu chìm nổi trong xã hội “Phong trần” khác hẳn với các nhân vật chính của tiêu thuyết tài tử giai nhân khác thuộc tầng lớp trên.

Thông qua số phận chìm nổi, đau đớn của Kiều, thông qua những con người mà Kiều đối mặt và đặc biệt thông qua tâm lí tiếp nhận không gian xã hội Truyện Kiều, hiện thực xã hội phong kiến được nêu lên một cách gay gắt. Đây là những vấn đề không có trong các truyện Nôm tài tử giai nhân trước Truyện Kiều và trong tiểu thuyết tài tử giai nhân.

3.3.1 Đầu tiên Kiều bị hành hạ về thân xác.

Trong các truyện thơ Nôm Hoa tiên, Phan Trần và tiểu thuyết tài tử giai nhân Bình Sơn Lãnh Yến, Tái Sinh Duyên…. nhân vật không hề bị hành hạ về thân xác. Ngược lại, Trong Truyện Kiều, giai nhân Thúy Kiều bị cả xã hội hành hạ về thân xác. Đánh giá về những đau đớn về thân xác Kiều, ông Trần Nho Thìn cho rằng: “Phản đối việc lăng nhục thân xác con người là điểm mới trong triết lí con người của Nguyễn Du…Trân trọng thân

thể con người, coi thân thể là một phạm trù giá trị thuộc về nhân cách, Nguyễn Du luôn tỏ thái độ nhất quán trước các sự kiện thân thể nhân vật bị đánh đập chứ không chỉ thuần tuý lạnh lùng ghi lại sự kiện đánh đập như trong nguyên tác” [91, tr. 410]. Trong nguyên tác Thanh Tâm Tài Nhân ghi lại sự kiện Tú Bà đánh Kiều như sau: “Nói xong mụ liền cầm chiếc roi da, mím môi mím lợi đánh luôn hai ba chục roi. Thương thay cho Thuý Kiều ! Làm sao có thể chịu đựng nổi cái hình phạt đó” [40, tr.192]. Trong câu thơ Nguyễn Du miêu tả cảnh Tú Bà đánh Kiều dưới đây, có cảnh miêu tả hành động đánh Kiều man rợ của Tú Bà, có những câu như Nguyễn Du viết từ nghiệm sinh từ chính da thịt mình, có cả những sự oằn mình chịu đòn của Kiều :

Hung hăng chẳng hỏi chẳng tra, Đang tay vùi liễu dập hoa tơi bời Thịt da ai cũng là người,

Lòng nào hồng rụng thắm rời chẳng đau, Hết lời thủ phục khẩu cầu,

Uốn lưng thịt đổ đập đầu máu sa.

Trong xã hội mà Kiều sống, hình như ai cũng có thể và có quyền đánh người. Đây là hình ảnh quan phủ đánh Kiều:

Một là cứ phép ra hình, Hai là lại cứ lâu xanh phó về! Nàng rằng: đã quyết một bề,

Nhện này vướng lấy tơ kia mấy lần!

Đục trong thân cũng là thân,

Yết thơ vâng chịu trước sân lôi đình” Dạy rằng: cứ phép gia hình!

Ba cây chập lại một cành mẫu đơn.

Phận hèn chi dám kêu oan, Đào hoen quẹn má liễu tan tác mày,

Một sân lầm cát đã đầy,

Gương lờ nước thủy mai gầy vóc sương”

Kiều bị Hoạn bà đánh đòn phủ đầu:

Nào là gia pháp nọ bay,

Hãy cho ba chục biết tay một lần” A hoàn trên dưới dạ rân,

Dẫu rằng trăm miệng khôn phân lẽ nào!

Trúc côn ra sức đập vào,

Thịt nào chẳng nát, gan nào chẳng kinh.

Xót thay đạo lí một cành,

Một phen mưa gió tan tành một phen.

Như vậy, Kiều là nạn nhân của xã hội tàn bạo này, một xã hội không còn công lí, từ kẻ buôn người, chủ nhà chứa đến quan lại đều có thể tự do bắt bớ và hành hạ thân xác người khác. Qua đây, chúng ta thấy được hiện thực xã hội mà Nguyên Du nêu lên là vô cùng gay gắt. Nó không còn là hình ảnh mà một ông vua đứng ra tác thành cho cặp đôi tài tử giai nhân nữa. Thân phận Kiều là thân phận “bậc trung”, thuộc loại kĩ nữ - ả đào, một trong những loại thân phận chịu nhiều điều tiếng nhất trong xã hội, bị mệnh danh là “xướng ca vô loại” .

3.3.2. Hiện thực xã hội phong kiến còn được Nguyễn Du nêu lên gay gắt hơn nữa thông qua nỗi thống khổ của Kiều về mặt tinh thần.

Dao Tiên và Trần Kiều Liên không hề trải qua những đau đớn, nhục nhã tinh thần kiểu như Kiều. Dao Tiên và Trần Kiều Liên, đau đớn lắm cũng chỉ là hiểu lầm, chia li, là nghe tin người yêu lấy vợ, hoặc như Sơn Đại và Lãnh Giáng Tuyết, đau khổ chỉ vì chưa gặp được tri kỷ. Đây là cảnh đâu khổ sầu não nhất mà Trần Kiều Liên phải gánh chịu:

Rồi ra cách trở quan san,

Chẳng may bóng hạc khơi ngàn non hoa Cô đơn con trẻ mẹ già,

Phấn trôi cuốn má, sương pha bạc đầu, Tuyết sương quẩy một gánh sầu ra đi.

Đoạn trường thay lúc phân kỳ Mẹ thì bãi bắc, con thì non tây

Khóc than cũng thấu cao dày.”

Hoặc sự đau khổ, vật vã của Ngọc Khanh khi nghe tin Lương Sinh tử trận, bị ép duyên:

Khóc than rên rỉ cuối ghềnh, Giãi lòng với nước đề tình với trăng.

Tiếc đời chi nữa cũng rằng,

Dẫu mà có thác cần bằng không sinh.

Há rằng chác tiếng mưa danh, Sao cho phải phận sự mình thì cam,

Trông vời trời bể mênh mang,

Đem thân băng tuyết gửi hàng giao long.

(Hoa tiên)

Như trên đã nói, Trần Kiều Liên, Dao Tiên, Sơn Đại, Lãnh Giáng Tuyết, có thể có đau khổ, nhưng vẫn giữ chữ “trinh” cho tài tử. Kiều thì ngược lại “trinh” tâm linh chỉ “còn một chút này” (Chữ trinh còn một chút này).

Đầu tiên là Mã Giám Sinh, hắn tương kế tựu kế để chiếm đoạt thân xác Kiều:

Dưới trần mấy mặt làng chơi,

Chơi hoa đã dễ mấy người biết hoa.

Nước vỏ lựu máu màu gà,

Mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên.

Sở khanh cũng tương kế tựu kế chiếm đoạt thân xác Kiều, mở đường cho kẻ khác hành hạ thân xác Kiều:

- Than ôi! sắc nước hương trời, Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây?

Giá đành trong nguyệt trên mây, Hoa sao hoa khéo giã giầy bấy hoa?

- Song thu đã khép cánh ngoài,

Tai còn đồng vọng những lời sắt đanh.

Nghĩ người thôi lại nghĩ mình,

Cám lòng chua xót, ngọt tình vu vơ.

Những là lần lữa nắng mưa,

Kiếp phong trần biết bao giờ mới thôi.

Hồ Tôn Hiến sau khi lừa giết được Từ Hải, ép buộc Kiều hầu rượu hầu đàn trong sự đau đớn vô biên của nàng:

Bắt nàng thị yến dưới mành, Dở say lại ép vặn đàn nhặt tâu.

Một cung gió tủi mưa sầu,

Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay.

Khi nghe kiều đàn, ngắm nhan sắc Kiều, nhục dục Quan Tổng đốc trọng thần cũng nổi dậy:

Nghe càng đắm, ngắm càng say, Lạ thay mặt sắt cũng ngây vì tình.

Hoạn Thư cũng trình làng một kiểu hành hạ Kiều, độc nhất vô nhị của con nhà quyền quý:

-Vợ chồng chén tạc chén thù,

Bắt nàng đứng trực trì hồ hai nơi.

Bắt khoan, bắt nhặt đến lời,

Bắt quỳ tận mặt, bắt mời tận tay

- Dửng đi, chợt nói, chợt cười,

Cáo say chàng đã dạm bài lảng ra.

Tiểu thư vội thét: “Con Hoa”

Khuyên chàng chẳng cạn, thì ta đánh đòn

- Rằng hoa nô đủ mọi tài,

Bản đàn thử dạo một bài chàng nghe!

Nàng đà toán hoán tê mê, Vâng lời, ra trước bình the vặn đàn.

Bốn dây như khóc, như than

Khiến người trong tiệc cũng tan nát lòng.

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí