Giai Thoại Là Một Thể Loại Văn Học Dân Gian

15

dạng thức “nghìn năm bia miệng”, là hình thức nhận thức lịch sử của nhân dân qua các thời đại như một dòng chảy lịch sử không vơi cạn. Song, yếu tố lịch sử trong truyền thuyết không phải là lịch sử đơn thuần mà gắn với sự kỳ ảo hóa (đồng thời là xu hướng khẳng định là sự thật những điều kỳ ảo) và đây chính là con đường của sáng tạo nghệ thuật. Bùi Mạnh Nhị nhận định: “Cái lõi sự thật lịch sử trong các truyền thuyết chỉ là cái nền, cái “phông” cho các tác phẩm, vì đã được nhào nặn lại, được kỳ ảo hóa để khái quát, lý tưởng các sự kiện, nhân vật, nhằm tăng “chất thơ” cho các câu chuyện”

[140] .

Mối liên hệ đặc biệt giữa truyền thuyết và lịch sử cũng đã được đề cập ngay trong bài Tựa sách Lĩnh Nam chích quái thế kỷ XV, một trong những tập truyện đầu tiên được hình thành từ sự “góp nhặt và sàng lọc” các truyện kể dân gian của các học giả thời phong kiến: “Những truyện chép ở đây là sử ở trong truyện chăng?… Sử là thực và truyện là hư. Sử nằm trong truyện, truyện xen vào sử” [169,18].

Do tính chất gắn bó chặt chẽ với lịch sử của truyền thuyết, đã có ý kiến coi truyền thuyết là dã sử hay sử dân gian, tức là một bộ phận của lịch sử thời kỳ cổ sơ và là lịch sử truyền miệng (bên cạnh loại sử chính thống, tồn tại trên văn tự); vì vậy không coi truyền thuyết là một khái niệm thuộc phạm trù văn hóa dân gian.

Quan niệm đồng nhất hay nhầm lẫn giữa truyền thuyết và lịch sử không chỉ do sự gắn bó với lịch sử của truyền thuyết mà còn do điều kiện khách quan là có khoảng thời gian dài, nhiều cộng đồng, dân tộc chưa có sử thành văn, nên những câu chuyện về lịch sử của truyền thuyết đã trở thành nguồn sử liệu chính cho đời sau. Đây cũng là hiện tượng phổ biến mọi nước, khi chưa có chữ viết, lịch sử dân tộc thường được kể mở đầu bằng truyền thuyết như một sự thay thế, bổ khuyết cho lịch sử. Sau này những truyền thuyết đó được ghi chép lại.

Về quan hệ giữa lịch sử và văn học dân gian, có thể nhắc đến nhận xét của M.Gorki: “Từ thời viễn cổ, văn học dân gian luôn luôn là người đồng hành khăng khít và đặc thù của lịch sử”.

Sự “đặc thù” đó liên quan đến bản chất sáng tạo nghệ thuật của văn học dân gian, nói cách khác, tính chất sử được phản ánh một cách đặc thù trong văn học dân gian. Cách truyền thuyết và sử tiếp cận lịch sử khác nhau. Cách tiếp cận của sử chính là sự chính xác, khách quan về sự kiện, con người, còn truyền thuyết, tiếp cận theo đặc thù nghệ thuật. Khi phản ánh thực tại, truyền thuyết hướng về những vấn đề của lịch sử nhưng gắn với những sáng tạo nghệ thuật, theo hướng lý tưởng hóa. Propp đã nhận định về truyền thuyết: “Nhân dân đã tự do phát huy trí tưởng tượng lịch sử và hư cấu nghệ thuật” [157]. Theo đó, những sự kiện của đời sống thực được đưa vào tác phẩm

16

không phải là mục đích cuối cùng mà là chất liệu thực tế để tạo nên tư tưởng hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, từ đó nhằm nêu lên những vấn đề có ý nghĩa của đời sống văn hóa tinh thần cộng đồng. Ví dụ, từ những mũi tên đồng tìm thấy ở di tích Cổ Loa đến hình tượng nỏ thần, có một khoảng cách vừa thực vừa rất mơ hồ của sự khái quát hoá, kỳ ảo hóa, để hướng đến sự thể hiện giá trị tinh thần lớn lao về sức mạnh, trí tuệ, trình độ sản xuất, sự vun bồi khí lực trong bài học giữ nước của dân tộc. Đây chính là lối kỳ ảo hóa lịch sử của truyền thuyết. Ở đây thực tại đã được thiêng hóa để gửi gấm vào đó những giá trị tư tưởng, thẩm mỹ và qua đó đã nâng tầm vóc của sự kiện, nhân vật lịch sử ở mức độ cao nhất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Do đó, trong nghiên cứu truyền thuyết, nếu chỉ đi tìm những chi tiết lịch sử có thực thì chưa bao quát đầy đủ đặc trưng thể loại. Trần Thị An nhận định: “Hướng nghiên cứu này đã làm nghèo nàn truyền thuyết dân gian, chỉ đơn giản tìm trong truyền thuyết dân gian những chi tiết chính xác của lịch sử” [3,66].

Ở một góc nhìn khác, như Hồ Quốc Hùng nhận xét, truyền thuyết là “ký ức cộng đồng về quá khứ” [83,10]. Truyền thuyết nói về quá khứ, lịch sử được phản ánh trong truyền thuyết không phải là lịch sử chính xác ở những thời điểm cụ thể mà thông qua sự cảm nhận, nhận thức về lịch sử (bởi tính cố định, cụ thể trong sự hư cấu lịch sử sẽ không đồng nghĩa với tính xác thực mà “chủ yếu ở bản chất, ở cái cốt lõi của lịch sử” [72,17]. Đó là lịch sử trong chiều sâu, cái tồn lưu trong ký ức như một “mạch ngầm” của tinh thần, tình cảm, gắn liền với cảm hứng ngợi ca, tôn vinh. Đây là nét đặc thù của thể loại. Chính cảm hứng ngợi ca, tự hào về lịch sử mà qua những truyền thuyết dân gian về thời Bắc thuộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Phùng Hưng…, các nhân vật đã trở thành những biểu tượng của tinh thần kiên cường, bất khuất của dân tộc như những ký ức lịch sử sâu đậm về quá khứ. Đây là dòng chảy lịch sử ở chiều sâu, thể hiện chất nhân văn của con người hướng về dân tộc, đất nước. Đỗ Bình Trị nhận định về ý nghĩa sâu sắc của truyền thuyết cổ xưa: “Những truyền thuyết thời cổ như những truyền thuyết về thời các vua Hùng, thường có nghịch lý: “lịch sử” trong đó thường lung linh, mờ ảo trong bao lớp sương mù của thời gian và nhiều điều huyễn hoặc của tư duy thần thoại, nhưng niềm tin vào “sự thật lịch sử” có lẽ còn mãnh liệt hơn so với những truyền thuyết đời sau” [209,88].

Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 3

Mặt khác, truyền thuyết phản ánh lịch sử theo những cách thức riêng, có sự chọn lựa và sáng tạo. Truyền thuyết có sự chọn lựa những yếu tố lịch sử, nhằm thể hiện trong chiều sâu cái cốt lõi tinh thần những giá trị liên quan các quá trình lịch sử. Cho nên không phải bất kỳ sự kiện, nhân vật nào cũng có truyện kể nhưng tinh thần, xu thế của từng thời kỳ lịch sử lại được thể hiện sâu sắc trong truyền thuyết dân gian: “Nhân

17

dân đã thể hiện trong đó thái độ của mình đối với các biến cố, các nhân vật lịch sử và các tình huống lịch sử, đã thể hiện trong đó ý thức lịch sử của mình” [157].

Tính chất chắt lọc tinh thần các thời đại lịch sử của truyền thuyết đưa đến đặc điểm có tính đặc thù về thể loại. Hồ Quốc Hùng nhận định:“mỗi truyền thuyết dường như trở thành biểu tượng cho một giai đoạn, thời đại lịch sử nhất định” [83,22]. Như một mạch nguồn tự nhiên, từ thời Hùng Vương buổi bình minh của công cuộc dựng và giữ nước đến thời kỳ chống Pháp đau thương mà hào hùng, lịch sử dân tộc như chưa bao giờ gián đoạn trong những ký ức của cộng đồng về quá khứ. Những sự kiện và tinh thần đó không chờ ghi chép từ những bộ sử biên niên mới có mà vốn đã sống trong ký ức nhân dân như những giá trị tinh thần quý báu không mất đi theo thời gian. Sự chọn lựa còn thể hiện ở cái cụ thể, là chiều sâu tâm lý, tình cảm, gắn với “chất tâm tình”. Những sự kiện, nhân vật đi vào truyền thuyết phải là những tâm điểm được đánh giá cao, tập trung sự chú ý của nhân dân. Nhân vật là những đối tượng gần gũi, trải nhiều thế hệ luôn được ghi nhớ trong niềm cảm phục, sự tri ân, lại được lưu dấu trên những chứng tích địa danh, văn hóa như những vết khắc không phai mờ qua năm tháng.

Đặc điểm tiếp theo là tính kết chuỗi của các tác phẩm thành hệ thống truyện xoay quanh các nhân vật hay sự kiện. Đặc điểm này có nét đặc thù ở truyền thuyết. Không tác phẩm truyền thuyết nào tồn tại đơn lẻ. Tính kết chuỗi thể hiện trước hết ở hiện tượng các nhân vật gắn với những hệ thống truyện kể nhất định. Mức độ hệ thống ấy tồn tại ở một vùng miền, địa phương hoặc ở những phạm vi liên vùng. Trong đó, các truyện kể được phát sinh và lưu truyền ở nơi có dấu tích hoạt động của nhân vật hoặc lan xa theo tầm vóc sự kiện, tầm vóc công tích của nhân vật. Tính kết chuỗi ấy, xét về mặt tư tưởng, như các nhà nghiên cứu nhận định, thường “có chung những tính chất cụ thể lịch sử nhất định, tạo thành nếp cảm nghĩ truyền thống nhất định” [40,228] trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

Những khảo sát thực tiễn cho thấy có khoảng 200 truyền thuyết (với các dị bản) xoay quanh các vua Hùng, được sản sinh và lưu truyền ở khắp các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ [231,14]; hệ thống truyền thuyết Hai Bà Trưng và các nữ tướng với số lượng không nhỏ phổ biến rộng rãi ở các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Tây, Hà Nội [198,129]; truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng Lê Lợi “trải ra mênh mông suốt từ Hà Tĩnh đến Lạng Sơn” [129,360]; và gần đây, theo số liệu tập hợp được, có đến hơn 80 truyền thuyết về những anh hùng chống Pháp ở Nam Bộ...

Một đặc điểm khác là mối quan hệ gắn bó của truyền thuyết với các di tích văn hóa, nghi lễ, tập tục. Các di tích, nghi lễ, phong tục liên quan là hình thức văn hóa vật thể, môi trường “diễn xướng” và lưu giũ đặc biệt của truyền thuyết. Bùi Mạnh Nhị

18

nhận xét: “Truyền thuyết thường gắn với các di tích lịch sử, văn hóa (đền thờ, miếu mạo, lễ hội), danh lam thắng cảnh và phong tục thờ cúng ở địa phương” [140].

Khắp nơi trên đất nước, các địa danh, di tích lịch sử, văn hóa đi cùng nghi thức, tập tục thờ cúng đều gắn với truyền thuyết (có khi đã được thần tích hóa). Cơ sở lịch sử của câu chuyện đã đi vào đời sống tinh thần, tâm linh của nhân dân. Với cảm hứng tôn vinh lịch sử, những nơi tương truyền người anh hùng đặt chân đến hay lập nên công tích cần phải được lưu giữ, nhắc nhở muôn đời, nhân dân đã gửi vào truyền thuyết tâm niệm, ước vọng đó. Ký ức, tình cảm của nhân dân về quá khứ dân tộc có nhu cầu gắn kết với chứng tích văn hóa (hình thức di tích, lễ hội, tập tục thờ cúng…), lấy đó làm chỗ dựa bền chắc cho niềm tin và sự tôn vinh. Chính điều này đã tạo cho truyền thuyết ý nghĩa sâu sắc, bởi hương khói” của sự thờ phụng chứa đựng giá trị thiêng, nó là “tiếng núi sông”, “hồn linh”, “tiếng rì rầm trong đất”, là niềm tin, niềm tự hào về truyền thống, sự trường tồn của dân tộc, bờ cõi đất nước.

Những chứng tích địa danh, lịch sử, văn hóa trong truyền thuyết thường mang ý nghĩa là những biểu tượng thiêng, như núi Nghĩa Lĩnh, núi Sóc Sơn, sông Tô Lịch... (Truyền thuyết về Vua Hùng, Tản Viên đón vợ, Thánh Gióng, Sông Tô Lịch...); hoặc là những dấu tích thực tế dùng cho việc tưởng niệm như đền, miếu, lễ hội… gắn với nhu cầu về tâm linh. Những chứng tích được gắn kết vào câu chuyện nhằm khẳng định thêm niềm tin vào điều được kể. Đặc biệt, yếu tố địa danh của nhiều truyền thuyết thể hiện rất sâu xa ký ức về lịch sử, có thể đối chiếu với các nguồn tư liệu khác nhau để tìm ra ý nghĩa bề sâu đó. Truyền thuyết ở những vùng đất có bề dầy lịch sử thể hiện rõ nét hơn đặc điểm này khi đặt trong mối liên hệ đối chiếu với giai thoại (bởi truyền thuyết ở những vùng đất mới chưa có sự bồi lắng nhiều lớp lịch sử, văn hóa, yếu tố nội dung liên quan với thực tại được thể hiện trực tiếp của nó dễ có khả năng đi gần với hình thức giai thoại).

1.1.1.2. Phân loại truyền thuyết

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách phân loại truyền thuyết. Kiều Thu Hoạch phân chia truyền thuyết thành truyền thuyết nhân vật (bao gồm các tiểu loại: truyền thuyết anh hùng, truyền thuyết phản diện, truyền thuyết tôn giáo), truyền thuyết địa danh, truyền thuyết phong vật. Lê Chí Quế chia thành truyền thuyết lịch sử, truyền thuyết anh hùng, truyền thuyết về các danh nhân văn hóa. Đỗ Bình Trị phân thành truyền thuyết địa danh, truyền thuyết phổ hệ, truyền thuyết lịch sử... Tuy có những khác biệt về quan điểm phân loại nhưng nhìn chung truyền thuyết lịch sử đều được xem là bộ phận tiêu biểu nhất của thể loại, là “truyền thuyết lịch sử đích thực”; hay nói như Kiều Thu Hoạch về truyền thuyết nhân vật (có nội hàm tương ứng): “Nói tóm lại,

19

dù phân loại theo cách nào, dù có những quan điểm phân loại khác nhau giữa mặt này mặt khác, nhưng chung quy thì loại truyền thuyết nhân vật mà trong đó có loại truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm vẫn là biến thể nổi bật nhất và cũng chiếm số lượng nhiều nhất trong kho tàng truyền thuyết người Việt” [72,146]...

Tựu trung, theo tiêu chí đề tài, nội dung, có thể chia truyền thuyết dân gian Việt Nam thành các tiểu loại (biến thể) sau:

Truyền thuyết địa danh: những truyện kể dân gian nhằm giải thích nguồn gốc những tên gọi địa danh ở các địa phương gắn với các sự kiện, nhân vật lịch sử (bao gồm tên gọi những địa điểm, địa vật, cảnh quan địa lý… ít nhiều có quan hệ đến hiện thực lịch sử - cụ thể). Ví dụ: Sự tích Hồ Gươm, Sự tích thành Lồi, Sự tích Chùa Phật Bốn Tay…

Truyền thuyết phong - vật: những truyện kể dân gian giải thích về nguồn gốc phong tục, sản vật trong quá trình lịch sử của nó hoặc có gắn với các nhân vật, sự kiện lịch sử, bao gồm sự hình thành tín ngưỡng, phong tục. Ví dụ: Sự tích tục đánh cá thờ, Sự tích đua ghe ngo, Tục vẽ mắt ghe ở Kiên Giang…

Truyền thuyết lịch sử: những truyện kể dân gian mang đậm yếu tố lịch sử, kể về nhân vật, sự kiện lịch sử, chủ yếu là nhân vật lịch sử gắn với tiến trình lịch sử địa phương, dân tộc, bao gồm những truyền thuyết về danh nhân lịch sử, văn hóa, tổ tiên nòi giống, truyền thuyết về những người có công đánh giặc, khẩn hoang, tạo lập làng xã, nghề nghiệp… Ví dụ: Lạc Long Quân, Âu Cơ, Hai Bà Trưng, Hoàng Hoa Thám, Ông Không Lộ đúc chuông…

Việc phân loại trên đây cũng chỉ tương đối, bởi giữa các tiểu loại có sự đan xen vào nhau và sụ đan xen này có xu hướng đậm nét hơn trong hệ thống truyền thuyết ở những vùng đất mới, do hệ thống này vẫn đang còn trong quá trình vận động, biến đổi mạnh hơn so với truyền thuyết ở các vùng đất cổ. Mặt khác, theo nghĩa rộng, truyền thuyết địa danh và truyền thuyết phong vật cũng chính là các dạng khác của truyền thuyết lịch sử mà thôi. Luận án nêu vấn đề phân loại nói trên để tiện sử dụng quy ước khi chỉ tên các tác phẩm hay nhóm tác phẩm cụ thể trong quá trình khảo sát, phân tích.

1.1.2. Thể loại giai thoại

1.1.2.1. Việc nghiên cứu về giai thoại

Theo tư liệu, ngay ở Trung Quốc, thuật ngữ giai thoại xuất hiện sớm từ thời Đường - Tống, về sau có nhiều loại sách ghi chép giai thoại nhưng lý thuyết về thể loại không thấy đặt ra. Ở Phương Tây, đến những năm 60 của thế kỷ XX mới có một số công trình về lý thuyết giai thoại, như ở Nga với công trình của những tên tuổi như F.Xumtxốc, M.Xiđelnicốp, V.Guxép hay ở Pháp như P.Roland Barthes…

20

Nhà phê bình hiện đại P.Roland Barthes viết: “Truyện kể hiện diện trong huyền thoại, truyền thuyết, ngụ ngôn, truyện hoang tưởng, truyện ngắn, anh hùng ca, bi kịch, chính kịch, hài kịch, kịch câm, tranh vẽ, kính ghép màu, điện ảnh, truyện tranh, việc văt, trò chuyện, giai thoại…” (Dẫn luận phân tích các cơ cấu truyện kể, Tạp chí Communications (Giao Lưu, Paris, 8-1968) [14,3]. Nhận định này cho thấy quan niệm về sự tồn tại của thể loại giai thoại: các truyện kể (récit) bao gồm giai thoại (anecdote), trong đó, giai thoại là một dưới - thể loại (“sous-genre”) của thể loại (“genre”) truyện kể.

Ở Việt Nam, thuật ngữ “giai thoại” được chính thức sử dụng với hình thức ghi thành tiểu mục hoặc thành lời chú loại dưới các đề tài trên các báo quốc ngữ nổi tiếng giai đoạn 1865 - 1965 như Khuyến học, Nước Nam, Tiếng dân, Tri Tân… Truyện đời xưa (1866), Chuyện khôi hài (1882) của Trương Vĩnh Ký đã ghi một số mẩu chuyện kể có tính chất giai thoại (như Răng cắn lưỡi, Học trò sửa liễn của ông Hoàng, Câu đối có chí khí, Người can đảm...). Những mẩu chuyện kể có tính chất giai thoại cũng đã xuất hiện ở một số sách báo khoảng thời gian từ năm 1930 - 1945 và rải rác trong sách Hán Nôm từ thời Lê đến thời Nguyễn (tiêu biểu như bộ Văn đàn bảo giám, Trần Trung Viên sưu tập, xuất bản năm 1926 - 1938, ghi chép những mẩu chuyện lý thú trong đối đáp văn chương). Đến năm 1965 mới xuất hiện quyển sưu tập đầu tiên mang tên giai thoại: Giai thoại văn học Việt Nam, soạn giả Hoàng Ngọc Phách, Kiều Thu Hoạch ở miền Bắc (bản thảo được thông báo hoàn thành năm 1963, Trần Thanh Mại viết Giới thiệu) và Giai thoại làng Nho của Lãng Nhân ở miền Nam (thực tế được xuất bản lần đầu vào năm 1963, lời tựa sách của Đoàn Thêm với chủ ý: “phần chính cuốn sách này, phải chăng là sự tích kể lại, hay đúng hơn là những tài liệu thi văn mà Lãng Nhân đã cố gắng thâu lượm?” [132,3], mở đầu cho những tập sách kể chuyện giai thoại về sau. Ngoài những văn bản sưu tập, việc nghiên cứu về thể loại đến nay còn khá ít ỏi.

Giới nghiên cứu đến nay vẫn chưa có sự thống nhất ý kiến về thể loại “giai thoại”. Trong các sách chuyên ngành văn học dân gian trước nay, hệ thống thể loại văn học dân gian truyền thống không có giai thoại nhưng thực tế giai thoại tồn tại từ lâu với quy mô tác phẩm không nhỏ và có bộ phận nằm lẫn vào những thể loại khác. Những thập niên gần đây, trong phân loại truyện kể dân gian, một số nhà nghiên cứu hoặc biên soạn đã chính thức đưa vào thể loại giai thoại, đồng thời cũng đã có một số công trình nghiên cứu về giai thoại như là một thể loại văn học dân gian độc lập. Trong sách Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam (1974) [40,53], Cao Huy Đỉnh đã nói đến giai thoại song mới chỉ là những nhận xét ngắn. Qua tổng quan tư liệu nghiên cứu về giai thoại, Nguyễn Bích Hà đưa ra ý kiến: “giai thoại với số lượng văn bản phong phú,

21

với vẻ đẹp về cả ngôn ngữ nghệ thuật và tư tưởng tác phẩm rất xứng đáng được dành một khoảng không gian nhất định trong hệ thống các thể loại VHDG” [50]. Điều này là cần thiết, vì nói như V.Guxép, nhà nghiên cứu folklore Nga: giai thoại “có một số đặc điểm cho phép xem nó như một thể loại độc lập”, và vì “Nhìn từ quá trình phát triển của việc sưu tầm, biên soạn giai thoại, thì dường như tự nó đã hình thành một thể loại độc lập” [45].

1.1.2.2. Về thuật ngữ giai thoại

Các nhà nghiên cứu thống nhất thuật ngữ giai thoại tương đương với thuật ngữ anecdote của phương Tây (mẩu chuyện ngắn, vui, lạ) là điều có tính chất vui, hay, thú vị. Kiều Thu Hoạch giới thuyết: “Giai thoại vốn là một thuật ngữ gốc Hán, giai có nghĩa là hay, thoại là câu chuyện kể. Như vậy, giai thoại là câu chuyện kể hay, đẹp, mà lâu nay giới nghiên cứu vẫn coi thuật ngữ này là tương đương với thuật ngữ anecdote của phương Tây” [72,422].

Vũ Ngọc Khánh nói rõ, giai thoại (anecdote) có tính cách hài hước, dí dỏm, gây được những nụ cười “ý nhị, ít nhiều mang ý nghĩa triết học”; “thoại” được quan niệm là chuyện, nên có ngắn, có dài, do đó có tình tiết hoặc sự kiện [95,164].

Khái niệm giai thoại cũng được dẫn từ định nghĩa của Guxép: “Chúng tôi gọi giai thoại là tác phẩm tự sự trào phúng hoặc hài hước (satirique ou humoristique), được xây dựng trên một tình tiết có một sức tăng tiến, tới điểm cao (culmination), biểu hiện rõ rệt và hết sức bất ngờ. Những giai thoại có thể kết chuỗi xung quanh một nhân vật quen thuộc với đại chúng (populaire), có thể là nhân vật lịch sử hoặc tưởng tượng…”[45,233]. Quan niệm này có nhiều điểm gần với khái niệm truyện cười hoặc truyện trạng. Theo Ninh Viết Giao, đây là lý do tác giả Kho tàng giai thoại Việt Nam đã đưa vào tập sách những truyện “thường được các nhà nghiên cứu văn học dân gian xếp vào loại “truyện cười kết chuỗi”.

Coi giai thoại là anecdote (theo cách hiểu của phương Tây) là chưa đủ, giữa chúng vẫn có sự khác nhau, chính thực tiễn sáng tác đã đưa đến những nội hàm rộng hơn cho khái niệm giai thoại như một thể loại.

1.1.2.3. Giai thoại là một thể loại văn học dân gian

Theo Lại Nguyên Ân, giai thoại là một thể loại độc lập, về bản chất thuộc văn học viết: “Giai thoại thuộc về văn chương bác học, gắn với sinh hoạt văn học thành văn, nhưng lại tồn tại dưới dạng truyền miệng, tức là dạng thức tồn tại của các chuyện kể dân gian” [69,519]. Nhận định này phù hợp với giai thoại văn học, có thể bao gồm nhóm giai thoại đi sứ, bởi phần lớn các giai thoại cũng gắn với thơ văn, song chưa bao

22

quát đầy đủ các tiểu loại giai thoại khác. Thực tế, không ít giai thoại được sáng tác và lưu truyền không “gắn với sinh hoạt văn học thành văn”.

Một số nhà nghiên cứu đã xác định giai thoại với tính chất là một thể loại văn học dân gian. Trong công trình của Cao Huy Đỉnh, giai thoại đã được nhắc đến như một thể loại thuộc lĩnh vực văn học dân gian: “Chung quanh Tô Hiến Thành, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Trương Hán Siêu… và sau này có Nguyễn Trãi nữa, nhân dân có những lời ngợi khen, mến phục hoặc tin tưởng tự hào. Tiểu sử của những ông quan như thế thường lẫn lộn với tình tiết hư cấu trùng lặp về “các nhân tài nước Nam” và trở thành giai thoại” [40,53].

Kiều Thu Hoạch xác định rõ “giai thoại là sáng tác folkore, là văn học dân gian”, chứng minh giai thoại là văn học dân gian dựa trên tính tập thể, tính vô danh, vốn là các đặc trưng của thể loại văn học dân gian. Về quan niệm giai thoại văn học chủ yếu là do “những người có chữ sáng tạo nên” thì đây là những sáng tạo của “các nho sĩ trong những cuộc đàm tiếu nhân lúc “trà dư tửu hậu”, của những ông đồ quê luôn tắm mình trong cội nguồn văn hóa trào tiếu dân dã”, cũng là những người đã từng sáng tác văn học dân gian. Xét về mặt lịch sử sưu tầm, biên soạn, ở giai đoạn trước, hầu hết giai thoại đều là những mẩu chuyện hay được ghi lại vào lúc rảnh việc công (như “công hạ ký văn”, “công dư tiệp ký”) hoặc sau lúc ăn uống (“thoái thực ký văn”), tức giai thoại đều “nghe được và ghi chép lại từ miệng người khác”, là “dấu hiệu của folklore, của văn học dân gian” [72,427].

Vũ Ngọc Khánh khẳng định tính chất dân gian ở giai thoại: câu thơ, câu đối được vận dụng theo phong cách dân gian, nhân vật lịch sử và tác gia thành nhân vật dân gian, tác phẩm có đời sống dân gian như thể loại văn học dân gian khác [95,170].

Ninh Viết Giao qua phần tổng thuật tư liệu về giai thoại trong “Giai thoại xứ Nghệ” cũng xác nhận sự tồn tại của giai thoại như là thể loại văn học dân gian. Tác giả định nghĩa: “Giai thoại là những mẩu chuyện đẹp, hay, ngắn, gọn, vui, thú vị, có khả năng gây cho người nghe, người đọc một cảm giác thoải mái, sảng khoái, nhẹ nhàng, trong đó ẩn giấu một suy nghĩ, một tính cách, một thái độ… của nhân vật nào đó” [48,307].

Lê Văn Chưởng cũng nhấn mạnh sự tồn tại độc lập của giai thoại trong mối tương quan với một số thể loại văn học dân gian: “Kho tàng truyện dân gian Việt Nam có một mảng truyện kể khá gần gũi với truyện cười và cũng tương quan với truyền thuyết, được tồn tại độc lập và có một đời sống riêng được gọi là giai thoại” [25,71].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023