Không quên (theo bệnh nhân) | 54 (54,0) | |
Bỏ qua liều đó uống liều sau | 25 (25,0) | |
Cách xử trí khi bị quên thuốc (n=100) | Uống ngay khi nhớ ra | 11 (11,0) |
Liều sau uống gấp đôi | 0 (0,0) | |
Liên hệ với bác sĩ kê đơn | 0 (0,0) | |
Chưa uống thuốc bao giờ | 1 (1,0) | |
Không ghi nhận được | 9 (9,0) | |
Thời điểm uống thuốc khi được kê nhiều thuốc đồng thời (n=100) | Uống từng thời điểm theo đơn | 50 (50,0) |
Uống cùng thời điểm | 21 (21,0) | |
Chỉ uống 1 thuốc | 1 (1,0) | |
Không ghi nhận được | 28 (28,0) | |
Nước lọc | 77 (77,0) | |
Các loại nước bệnh nhân dùng để uống với thuốc (n=100) | Nước chè, nước vối | 3 (3,0) |
Nước hoa quả | 1 (1,0) | |
Sữa | 1 (1,0) | |
Khác | 4 (4,0) | |
Không ghi nhận được | 22 (22,0) | |
Uống nguyên viên | 75 (75,0) | |
Các cách bệnh nhân uống thuốc (n=100) | Bẻ | 13 (13,0) |
Nhai | 7 (7,0) | |
Nghiền | 2 (2,0) | |
Không ghi nhận được | 22 (22,0) |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Dược Sĩ Trong Tư Vấn Bệnh Nhân
- Công Tác Tư Vấn Sử Dụng Thuốc Ở Bệnh Viện Bạch Mai
- Khảo Sát Nhận Thức Và Nhu Cầu Được Tư Vấn Của Bệnh Nhân Bhyt Ngoại Trú
- Số Bệnh Nhân Và Thời Gian Phòng Tư Vấn Mở Cửa Theo Ngày
- Tình Hình Tư Vấn Sử Dụng Thuốc Tại Phòng Tư Vấn
- Khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân và thực trạng tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc Bảo hiểm y tế bệnh viện Bạch Mai - 9
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Nghiên cứu cho thấy phần lớn bệnh nhân phân biệt các loại thuốc của mình dựa vào cách đối chiếu với tên thuốc trong đơn (82,0%), một số ít bệnh nhân dựa vào màu của hộp thuốc, vỉ thuốc (9,0%). Ngoài ra dùng giấy dán kí hiệu cho từng loại thuốc, nhờ người khác phân biệt hộ cũng được dùng với tỷ lệ nhỏ (<5,0%).
Trong các cách để nhớ giờ uống thuốc, phần lớn bệnh nhân dựa vào đơn thuốc (38,0%), tiếp đó là viết lên hộp thuốc (9,0%), chia thuốc vào 3 túi riêng cho 3
buổi sáng, trưa, tối (4,0%), viết vào giấy dán tường (3,0%) và để thuốc nơi dễ nhìn (2,0%). Một tỷ lệ lớn bệnh nhân không dùng cách cụ thể nào mà do dùng thuốc lâu ngày nên nhớ giờ uống thuốc (32,0%).
Khi được hỏi về cách xử trí khi quên dùng thuốc, phần lớn bệnh nhân cho biết họ chưa quên uống thuốc bao giờ (54,0%), tiếp theo là bỏ qua liều đó, chờ đến liều sau uống tiếp (25,0%) và uống ngay khi nhớ ra (11,0%). Không có bệnh nhân nào liên hệ với bác sĩ để hỏi lại hoặc uống với liều gấp đôi.
Xét về mặt nhận thức thời điểm uống thuốc khi đơn kê nhiều thuốc đồng thời, nhóm nghiên cứu ghi nhận được câu trả lời của 72 bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân uống thuốc theo từng thời điểm của thuốc (50,0%), số bệnh nhân còn lại vẫn uống các thuốc cùng 1 thời điểm (21,0%).
Đối với các loại nước để uống thuốc và cách bệnh nhân uống thuốc nhóm nghiên cứu ghi nhận được ý kiến của 78 bệnh nhân. Trong đó đa số bệnh nhân (77,0%) uống thuốc với nước lọc, rất ít bệnh nhân dùng nước chè, nước vối để uống thuốc (3,0%). Phần lớn bệnh nhân cho biết khi uống thuốc họ uống nguyên cả viên (75,0%), 13,0% bệnh nhân bẻ một vài thuốc khi uống, một số bệnh nhân nhai và nghiền thuốc để uống nhưng tỷ lệ này rất nhỏ (<10,0%).
Nhận thức của bệnh nhân về việc tìm hiểu thông tin về thuốc
Nghiên cứu đã đưa ra một vài thông số để khảo sát về nhận thức của bệnh nhân về mức độ tìm hiểu thông tin thuốc bao gồm mức độ tìm hiểu thông tin từ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, nguồn thông tin từ cán bộ y tế và số bệnh nhân đã từng nghe tư vấn sử dụng thuốc (Bảng 3.3 trình bày chi tiết nội dung này)
Kết quả này cho thấy tờ hướng dẫn sử dụng thuốc là tài liệu được đa số bệnh nhân tìm hiểu để có kiến thức về thuốc với tỷ lệ 92,0%. Ngoài ra, nguồn thông tin từ cán bộ y tế mà bệnh nhân tìm hiểu chủ yếu vẫn từ bác sĩ (50,0%), nguồn thông tin từ dược sĩ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (5,0%), . Một tỷ lệ lớn bệnh nhân (66,0%) đã từng được nghe tư vấn sử dụng thuốc do chuyên gia hoặc do bác sĩ, dược sĩ tư vấn .
Bảng 3.3. Nhận thức của bệnh nhân về tìm hiểu thông tin về thuốc
Số bệnh nhân (%) | ||
Bệnh nhân tìm hiểu tờ hướng dẫn sử dụng thuốc (n=100) | Có | 92 (92,0) |
Không | 7 (7,0) | |
Không ghi nhận được | 1 (1,0) | |
Bác sĩ | 50 (50,0) | |
Nguồn thông tin bệnh nhân thu được từ cán bộ y tế (n=100) | Dược sĩ | 5 (5,0) |
Không nhận thông tin từ CBYT | 31 (31,0) | |
Không ghi nhận được | 14 (14,0) | |
Bệnh nhân đã từng nghe tư vấn sử dụng thuốc (n=100) | Đã từng | 66 (66,0) |
Chưa | 28 (28,0) | |
Không ghi nhận được | 6 (6,0) |
CBYT: cán bộ y tế
3.1.3 Nhu cầu tư vấn sử dụng thuốc của bệnh nhân
Thông qua quá trình phỏng vấn, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận được ý kiến của 93 bệnh nhân về nhu cầu tư vấn (chi tiết được trình bày ở bảng 3.4). Phần lớn bệnh nhân có nhu cầu tư vấn (62,0%), số còn lại không có nhu cầu tư vấn (31,0%).
Trong 31 bệnh nhân không có nhu cầu tư vấn, lí do được đưa ra nhiều nhất là đã được bác sĩ tư vấn (45,2%), một số bệnh nhân cho rằng họ đã có đủ kiến thức để dùng thuốc (25,8%), một số khác (19,4%) không có thời gian nên không muốn vào tư vấn thuốc.
Đối với 62 bệnh nhân có nhu cầu tư vấn, lĩnh vực thuốc được bệnh nhân quan tâm nhiều nhất (41,9%), tiếp đó là lĩnh vực bệnh (35,5%), một số bệnh nhân muốn tư vấn cả hai lĩnh vực (6,5%) .
Trong các nội dung cụ thể bệnh nhân muốn được tư vấn, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là bệnh lí (41,9%), tiếp đó là tác dụng không mong muốn của thuốc (19,4%) và lối sống (16,1%). Các nội dung khác như: thời điểm uống thuốc, thuốc uống kèm,
tác dụng hay tương tác thuốc cũng được một số bệnh nhân quan tâm muốn được tư vấn nhưng với tỷ lệ thấp hơn (<10,0%).
Bảng 3.4. Nhu cầu tư vấn của bệnh nhân
Số bệnh nhân(%) | ||
Bệnh nhân muốn được tư vấn (n=100) | Có | 62 (62,0) |
Không | 31 (31,0) | |
Không ghi nhận được | 7 (7,0) | |
Đã được bác sĩ tư vấn | 14 (45,2) | |
Lí do bệnh nhân không muốn được tư vấn (n=31) | Đã có kiến thức | 8 (25,8) |
Không có thời gian | 6 (19,4) | |
Đã điều trị lâu ngày | 3 (9,7) | |
Sợ tính phí tư vấn | 0 (0) | |
Khác | 5 (16,1) | |
Lĩnh vực bệnh nhân muốn được tư vấn (n=62) | Tư vấn về thuốc | 26 (41,9) |
Tư vấn về bệnh | 22 (35,5) | |
Tư vấn về thuốc và bệnh | 4 (6,5) | |
Tư vấn lĩnh vực khác | 10 (16,1) | |
Bệnh lí | 26 (41,9) | |
Tác dụng không mong muốn | 12 (19,4) | |
Lối sống | 10 (16,1) | |
Thuốc dùng kèm | 6 (9,7) | |
Nội dung cụ thể bệnh nhân muốn được tư vấn (n=62) | Thời điểm uống | 6 (9,7) |
Tác dụng điều trị của thuốc | 5 (8,1) | |
Tương tác thuốc | 4 (6,5) | |
Độ dài đợt điều trị | 3 (4,8) | |
Liều dùng | 2 (3,2) | |
Dạng bào chế | 2 (3,2) | |
Nội dung khác | 8 (12,9) |
3.2 Tình hình tư vấn sử dụng thuốc tại phòng tư vấn
3.2.1 Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc của dược sĩ
Từ ngày 12/03/2013 đến 12/04/2013, nhóm nghiên cứu đã thực hiện ghi nhận hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại phòng tư vấn thuốc Bảo hiểm y tế Bệnh viện Bạch Mai và đã thu được số liệu của 50 cuộc tư vấn cho 50 bệnh nhân.
Nội dung dược sĩ đã thực hiện được
Các nội dung dược sĩ đã thực hiện được trong các cuộc tư vấn được thể hiện ở hình 3.1 và bảng 3.5.
100%
100%
100%
82%
80%
70%
62%
60%
40%
42%
42% 44%
40%
20%
20%
0%
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Chú thích:
1 Chào hỏi
2 Tra cứu thông tin, xem xét tính hợp lí của đơn thuốc
Tỷ lệ phần trăm
3 Hỏi tiền sử thuốc, dị ứng cua thuốc trong đơn
4 Hướng dẫn tên, chỉ định
5 Tư vấn liều dùng
Hình 3.1. Các nội dung dược sĩ đã thực hiện
.
6 Tư vấn thời điểm dùng thuốc
7 Tư vấn độ dài đợt điều trị
8 Tư vấn cách sử dụng
9 Tư vấn tác dụng không mong muốn, cách khắc phục
10 Lưu thông tin tư vấn
Bảng 3.5. Số thuốc được dược sĩ tư vấn
Số lượt (%) | ||
Số thuốc được dược sĩ tư vấn trong đơn(n=50) | Đầy đủ theo đơn | 29 (58,0) |
Tư vấn thuốc dược sĩ thấy lưu ý | 19 (38,0) | |
Tư vấn thuốc bệnh nhân hỏi | 2 (4,0) |
Nội dung được dược sĩ thực hiện đầy đủ nhất là chào hỏi (100%), lưu thông tin tư vấn (100%). Trước khi tư vấn, các dược sĩ đã thực hiện tra cứu thông tin và xem xét tính hợp lý của đơn với tỷ lệ 82,0% các cuộc tư vấn. Trong quá trình tư vấn, các nội dung tên và chỉ định thuốc, thời điểm dùng thuốc cũng đã được tập trung tư vấn với tỷ lệ lần lượt là 70,0% và 62,0%. Các nội dung khác như tác dụng không mong muốn của thuốc, liều dùng, cách sử dụng, tiền sử dùng thuốc cũng được các dược sĩ chú ý tư vấn với tỷ lệ mỗi nội dung khoảng 40,0%. Trong 50 cuộc tư vấn ghi nhận được, phần lớn (58,0%) các dược sĩ tư vấn đầy đủ các thuốc trong đơn, 38,0% chỉ tư vấn các thuốc dược sĩ thấy cần thiết cho bệnh nhân.
Tương tác giữa dược sĩ và bệnh nhân trong quá trình tư vấn
Tương tác giữa dược sĩ và bệnh nhân được nhóm nghiên cứu ghi nhận thông qua hai thời điểm trước khi dược sĩ bắt đầu tư vấn và trong quá trình tư vấn (bảng 3.6).
Trước khi dược sĩ bắt đầu tư vấn, phần lớn bệnh nhân chủ động hỏi dược sĩ các nội dung mình muốn tư vấn (52,0%). Các nội dung này chủ yếu tập trung vào cách sử dụng thuốc (23,0%), phản ứng có hại đã gặp phải khi dùng thuốc (19,2%), tiếp đó là tác dụng không mong muốn của thuốc (15,4%) và liều dùng (15,4%). Một số nội dung khác như: tác dụng không mong muốn của thuốc, liều dùng, tương tác thuốc cũng được bệnh nhân quan tâm hỏi dược sĩ nhưng với tỷ lệ thấp hơn.
Bảng 3.6. Tương tác giữa dược sĩ và bệnh nhân trong quá trình tư vấn
Số bệnh
Thông số
nhân (%)
Không hỏi | 5 (10,0) | ||
Cách hỏi của bệnh nhân (n=50) | Hỏi “tư vấn chung” | 19 (38,0) | |
Hỏi câu hỏi cụ thể | 26 (52,0) | ||
Cách dùng | 6 (23,0) | ||
Phản ứng đã gặp khi dùng thuốc | 5 (19,2) | ||
Tác dụng không mong muốn | 4 (15,4) | ||
Các nội dung cụ thể bệnh nhân xin tư vấn (n=26) | Liều dùng | 4 (15,4) | |
Tác dụng của thuốc | 3(11,5) | ||
Tương tác thuốc | 2 (7,7) | ||
Bệnh lí | 1 (3,9) | ||
Lối sống | 0 (0,0) | ||
Khác | 7 (26,9) | ||
Trong khi dược sĩ tư vấn | Bệnh nhân có hỏi lại dược sĩ (n=50) | Có | 35 (70,0) |
Không | 15 (30,0) | ||
Tác dụng không mong muốn | 11 (31,4) | ||
Liều dùng | 6 (17,1) | ||
Tác dụng của thuốc | 6 (17,1) | ||
Nội dung cụ thể bệnh nhân hỏi (n=35) | Bệnh lí | 4 (11,4) | |
Cách dùng | 2 (5,7) | ||
Tương tác thuốc | 1 (2,9) | ||
Lối sống | 0 (0,0) | ||
Khác | 14 (40,0) |
Trong quá trình tư vấn, nhóm nghiên cứu ghi nhận được 35 cuộc tư vấn (70,0%), trong đó bệnh nhân hỏi lại dược sĩ đối với những thông tin vừa được tư
vấn. Các nội dung bệnh nhân quan tâm thảo luận với dược sĩ nhiều nhất là tác dụng không mong muốn của thuốc (31,4%), tiếp theo là tác dụng của thuốc (17,1%), liều dùng (17,1%) và bệnh lí (11,4%). Ngoài ra vấn đề cách dùng hay tương tác thuốc cũng được đề cập đến trong các cuộc thảo luận nhưng với tỷ lệ thấp hơn (<10,0%). Thời gian trung bình cho 1 cuộc tư vấn
Trong 50 cuộc tư vấn ghi nhận được, nhóm nghiên cứu đã thu thập được thông tin về thời gian của 49 cuộc tư vấn do 5 dược sĩ tư vấn, thông tin về các dược sĩ được mã hóa và giữ kín (xem bảng 3.7).
Bảng 3.7. Thời gian cho 1 cuộc tư vấn
Thời gian trung bình cho 1 cuộc tư vấn (phút) | Độ lệch chuẩn (phút) | |
Dược sĩ 1(n=14) | 4,1 | 1,4 |
Dược sĩ 2 (n=6) | 3,0 | 1,1 |
Dược sĩ 3 (n=13 | 5,0 | 2,1 |
Dược sĩ 4 (n=9) | 4,1 | 1,7 |
Dược sĩ 5 (n=7) | 7,0 | 2,9 |
Toàn bộ dược sĩ (n=49) | 4,8 | 2,4 |
Trong 49 cuộc tư vấn ghi nhận được, thời gian trung bình cho một cuộc tư vấn là 4,8 phút. Thời gian các cuộc tư vấn thực hiện bởi các dược sĩ khác nhau cũng dao động, dài nhất lên tới 7 phút và ngắn nhất là 3 phút. Thời gian của các cuộc tư vấn do một dược sĩ thực hiện cũng dao động nhiều (độ lệch chuẩn của với thời gian trung bình nhiều nhất lên tới 2,9 phút).
3.2.2 Mức độ đáp ứng của dược sĩ với việc tư vấn
Trong thời gian từ 12/03/2013 đến 12/04/2013 nhóm nghiên cứu đã thực hiện ghi nhận thông tin hành chính tại phòng tư vấn thuốc và phòng cấp phát thuốc Bảo hiểm y tế. Thông tin về số bệnh nhân vào phòng tư vấn được ghi chép dựa vào sổ lưu thông tin của phòng tư vấn trong 20 ngày thực hiện nghiên cứu. Do phòng tư