Giải Pháp Về Tăng Cường Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị Phục Vụ Hướng Nghiệp

3.2.6. Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hướng nghiệp


Xuất phát từ tình hình thực tế tài chính cho giáo dục nói chung còn nhiều khó khăn, do vậy để tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục hướng nghiệp cần phải tổng hợp thế mạnh của nhiều nguồn lực: ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương, quĩ học phí, các chương trình mục tiêu, vay vốn ưu đãi và các nguồn tài trợ. Để làm tốt việc này, cần phát huy nội lực, thực hiện xã hội hóa giáo dục, thực hiện phương châm "Nhà nước và Nhân dân cùng làm" để từng bước xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các trung tâm theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phù hợp với xu hướng phát triển ngành nghề hướng nghiệp.

Về cơ sở vật chất: Cố gắng phấn đấu đến năm 2010 tất cả các trung tâm đều có đủ phòng học lý thuyết và thực hành đáp ứng nhu cầu hướng nghiệp cho học sinh theo chỉ tiêu Sở Giáo dục và Đào tạo đề ra. Các phòng dạy thực hành phải được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn phòng dạy nghề đã được Bộ Giáo dục quy định. Sở Giáo dục cần có kế hoạch tham mưu với ủy ban Nhân dân thành phố, đồng thời các trung tâm Giáo dục thường xuyên cũng cần có kế hoạch tham mưu cho Quận ủy, ủy ban Nhân dân các quận, huyện dành một phần đất khi chỉnh trang đô thị để xây dựng và mở rộng các trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp (trước mắt là trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Hải Châu và các cơ sở của trung tâm này).

Về trang thiết bị dạy học hướng nghiệp: phấn đấu từng bước nâng cấp, trang bị các thiết bị dạy học theo hướng "chuẩn hóa, hiện đại hóa". Trong những khó khăn chung về kinh phí, cần phải phát huy ữiệt để việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có của các ữung tâm, các trường phổ thông, các cơ sở dạy nghề liên kết ữên địa bàn phục vụ công tác hướng nghiệp. Đồng thời, bên cạnh việc mua sắm các thiết bị mới, các trung tâm cần đẩy mạnh phong ữào làm đồ dùng dạy học (tranh vẽ, mô hình học cụ...), tăng cường mối liên kết với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn để tạo điều kiện cho học sinh tham quan, thực tập.

Phân kỳ đầu tư có thể được đề nghị như sau: (tác giả có tham khảo ý kiến của chuyên viên Phòng Kế hoạch Tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo) (đơn vị: tỉ đồng)


3 2 7 Giải pháp về tài chính cơ chế chính sách đối với người dạy người 1

3.2.7. Giải pháp về tài chính, cơ chế chính sách đối với người dạy, người học‌


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Tài chính là một trong các điều kiện quan trọng không những để phát triển cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị mà còn để đảm bảo duy trì và phát triển các con đường hướng nghiệp. Như đã tìm hiểu ở phần thực trạng, nguồn thu cho công tác hướng nghiệp của các trung tâm hiện nay rất eo hẹp, trong khi đó phần lớn đội ngũ giáo viên là hợp đồng nên phần đầu tư cho các hoạt động chuyên môn và mua sắm trang thiết bị rất hạn chế. Để đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động hướng nghiệp có thể thực hiện các giải pháp sau:

- Hàng năm, ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, Sở Giáo dục và Đào tạo cần dành một phần kinh phí chi thường xuyên phục vụ hướng nghiệp cho các trung tâm. Đồng thời tham mưu với ủy ban Nhân dân, đề nghị Hội đồng Nhân dân thành phố tăng mức thu học phí học nghề phổ thông khối Phổ thông trung học (tối thiểu phải gấp 2 lần Trung học cơ sở) cho phù hợp với thời lượng học tập và yêu cầu về giáo viên giảng dạy.

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ kỹ thuật kết hợp hướng nghiệp để tăng thêm nguồn thu.


Vấn đề cơ chế chính sách đối với giáo viên là động lực thúc đẩy giáo viên hướng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trước mắt, trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có quy định cụ thể về định mức giờ dạy của giáo viên hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, các trung tâm cần nghiên cứu tham mưu cho Sở Giáo dục và Đào tạo có quy định tạm thời về định mức lao động cho giáo viên hướng nghiệp, tỉ lệ tính giữa giờ lý thuyết và giờ thực hành, đồng thời có tính giờ chuẩn bị phôi liệu thực hành cho giáo viên. Ban hành các quyết định phân công nhiệm vụ và thực hiện phụ cấp trách nhiệm cho các tổ trưởng tổ hướng nghiệp theo đúng quy định.

Đối với người học cũng cần được quan tâm thực hiện các chính sách xã hội như: miễn, giảm học phí cho các đối tượng chính sách. Tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi kỹ thuật, nghề phổ thông và cho các em được hưởng quyền lợi như học sinh đạt giải các môn học khác. Để khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động hướng nghiệp, cần có chế độ ưu tiên cho các em khi tuyển sinh vào trung học phổ thông và các trường trung học chuyên nghiệp.

3.2.8. Giải pháp về tăng cường quản lý của Giám đốc các trung tâm Giáo dục thường xuyên đổi với công tác hướng nghiệp‌

a. Kiện toàn bộ máy tổ chức của các tổ (ban) hướng nghiệp


Kiện toàn bộ máy các tổ (ban) hướng nghiệp theo hướng đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu, giúp Giám đốc quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện công tác hướng nghiệp. Để làm được điều này, Giám đốc các trung tâm Giáo dục thường xuyên cần phải:

- Ban hành các quyết định thành lập tổ (ban) hướng nghiệp với đủ các thành phần theo quy định, lựa chọn các thành viên có năng lực để đảm bảo hoạt động của Ban có hiệu quả.

- Ban hành quy chế làm việc của Ban hướng nghiệp, ương đó quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên trong Ban và các điều kiện hỗ trợ để tạo điều kiện cho Ban hoạt động.

b. Đổi mới công tác lập kế hoạch hướng nghiệp


Giám đốc các trung tâm cần xây dựng đề án phát triển của đơn vị trong thời gian 5 đến 10 năm, trong đó các chỉ tiêu về công tác hướng nghiệp được xây dựng một cách khoa học trên cơ

sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và gắn với đặc điểm vùng miền nơi đặt trung tâm.

- Kế hoạch năm học nói chung và kế hoạch hướng nghiệp nói riêng phải được căn cứ vào mục tiêu giáo dục của ngành, trên cơ sở những kết quả của việc kiểm tra, tổng kết và phải được cụ thể hóa cho từng học kỳ, từng tháng, từng tuần.

Kế hoạch phải thể hiện rõ các con đường hướng nghiệp mà trung tâm phải thực hiện, các mục tiêu phải đạt được, các điều kiện và các con đường để đi đến mục tiêu đó. Đồng thời phải chỉ rõ trách nhiệm cho các cá nhân, bộ phận, yêu cầu về tiến độ thời gian thực hiện.

Đảm bảo tính dân chủ, công khai trong việc lập kế hoạch để tập trung sức lực, trí tuệ của tập thể hội đồng sư phạm cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của các thành viên trong hội đồng với nhiệm vụ hướng nghiệp.

c. Tăng cường chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, tổ chức tốt hoạt động hướng nghiệp


- Xác định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của từng thành viên trong Ban (tổ) hướng nghiệp, tạo điều kiện về thời gian, vật chất để họ thực hiện nhiệm vụ.

- Giám đốc cần có những hướng dẫn cụ thể các quy định về chuyên môn theo tinh thần chỉ đạo của Sở Giáo dục để giáo viên làm căn cứ thực hiện.

- Tổ chức tốt các hoạt động dự giờ, thao giảng, làm cơ sở cho việc lựa chọn giáo viên tiêu biểu tham gia thi giáo viên giỏi hướng nghiệp.

- Chỉ đạo tốt công tác thi học sinh giỏi nghề nghiệp để phát hiện những năng khiếu, góp phần bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

- Khuyến khích giáo viên viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học phục vụ hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông.

- Không chỉ tập trung vào dạy nghề phổ thông mà phải tổ chức toàn diện các con đường hướng nghiệp, mở rộng hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp. Trong điều kiện các trường phổ thông chưa có điều kiện để thực hiện tốt hoạt động này, các trung tâm cần xây dựng đội ngũ và các điều kiện hỗ trợ cần thiết để tổ chức tuyên truyền và giới thiệu họa đồ nghề, tư vấn nghề cho các em. Đồng thời, chỉ đạo cho các bộ phận chuyên môn, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp

thanh niên lồng ghép nội dung hướng nghiệp vào trong các hoạt động ngoại khóa. Tổ chức các câu lạc bộ nghề nghiệp, các buổi giao lưu với các nghệ sĩ, nghệ nhân, các thợ giỏi, các tài năng trẻ để giáo dục lòng say mê nghề nghiệp một cách tự giác.

- Mở rộng quan hệ với các cơ sở sản xuất tổ chức cho học sinh đi tham quan tìm hiểu trong quá trình học tập.

- Tổ chức các xưởng dịch vụ để tạo điều kiện cho học sinh lao động làm ra sản phẩm, trong quá trình đó làm cho học sinh bộc lộ sở trường, thiên hướng nghề nghiệp làm cơ sở định hướng cho học sinh chọn nghề phù hợp.

Đồng thời, để đảm bảo cho hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông ở các trung tâm đạt hiệu quả, trung tâm Giáo dục thường xuyên cần phải phối hợp, tạo điều kiện để các trường phổ thông làm tốt công tác giáo dục kỹ thuật tổng hợp và giáo dục lao động. Cụ thể là: cần phải thường xuyên có mối liên hệ chặt chẽ với trường phổ thông để nắm bắt những thay đổi trong nội dung chương trình các môn học và đặc biệt là môn Kỹ thuật, kịp thời điều chỉnh nội dung chương trình và giáo trình dạy nghề phổ thông cho phù họp; hỗ trợ các nhà trường trong việc sử dụng các trang thiết bị dạy học kỹ thuật và tranh thủ các chương trình, dự án để tổ chức cho học sinh lao động (trồng rừng ở Liên Chiểu, Hòa Vang...)

d. Tăng cường và đổi mới hoạt động kiểm tra và tổng kết đánh giá công tác hướng nghiệp


- Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ và kiểm tra chuyên đề hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông và triẻn khai thực hiện nghiêm túc. Qua mỗi lần kiểm tra cần đánh giá rút kinh nghiệm để xây dựng ý thức và bồi dưỡng khả năng tự kiểm tra cho giáo viên.

- Hàng tuần cần có giao ban và thông tin cho Giám đốc về tinh hình triển khai thực hiện công tác hướng nghiệp, ban (tổ) hướng nghiệp tham mưu cho Giám đốc để có những điều chỉnh kế hoạch một cách kịp thời, chính xác.

- Các báo cáo tồng kết cần phải đi sâu tìm ra những tồn tại và nguyên nhân để đưa ra những giải pháp phù hợp, đưa hoạt động hướng nghiệp ngày một phát triển.

3.2.9. Giải pháp về tăng cường xã hội hóa công tác hướng nghiệp‌


Xã hội hóa công tác hướng nghiệp cũng đồng nghĩa với việc huy động các nguồn lực tham gia vào hoạt động này. Trong điều kiện hiện nay, cơ chế thích hợp để huy động các lực lựợng tham gia công tác hướng nghiệp là:

Chính quyền + Nhà trường + Cơ sở sản xuất + Cha mẹ học sinh


Để đảm bảo huy động nhiều nguồn lực tham gia hướng nghiệp, cần phải thực hiện một số giải pháp:

- Tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương để họ giữ vai trò chủ trì, có trách nhiệm huy động các lực lượng, giúp đỡ các điều kiện để triển khai công tác hướng nghiệp và chỉ đạo việc sử dụng học sinh ra trường. Đồng thời tranh thủ sự đóng góp ý kiến của chính quyền địa phương vào việc lập kế hoạch hướng nghiệp

- Thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan tuyển dụng lao động, các cơ sở sản xuất để cung cấp kịp thời những thế mạnh của học sinh được hướng nghiệp tại trung tâm.

- Vận động các cơ sở sản xuất giúp về cơ sở vật chất - kỹ thuật, lực lượng cán bộ kỹ thuật và kỹ thuật viên có tay nghề cao theo khả năng của mình.

- Phối hợp với các cơ quan văn hóa, thông tin thực hiện các băng hình, các chương trình giới thiệu trên Intemet và các phương tiện thông tin đại chúng về hướng nghiệp.

- Vận động cha mẹ học sinh tham gia đóng góp về nội dung, công sức, điều kiện vật chất để triển khai giáo dục hướng nghiệp, giữ vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền hướng nghiệp cho học sinh.

- Giám đốc các trung tâm Giáo dục thường xuyên cần phải nhạy bén, tranh thủ các nguồn kinh phí từ địa phương và vận động nhân dân, các lực lượng xã hội trong nước, việt kiều, các tổ chức quốc tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các nhà hảo tâm; vận động họ sử dụng lực lượng lao động đã qua hướng nghiệp và đào tạo nghề, đóng góp các nguồn lực để mở rộng hoạt động hướng nghiệp. Đồng thời phải sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả và công khai các nguồn tài chính huy động được, tạo sự tin tưởng cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp vào công tác giáo dục nói chung, trong đó có hướng nghiệp.

3.3. Thử nghiệm‌


Để góp phần kiểm nghiệm hiệu quả của các giải pháp quản lý, người nghiên cứu tiến hành thử nghiệm một giải pháp đã được đề xuất. Giải pháp được chọn để thử nghiệm là: "nâng cao nhận thức cho cha mẹ và bản thân học sinh về công tác hướng nghiệp"

3.3.1. Giả thuyết thử nghiệm:‌


Nếu được tuyên truyền về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác hướng nghiệp, cha mẹ và bản thân các em học sinh sẽ có sự thay đổi về nhận thức, số lượng học sinh tham gia các hình thức hướng nghiệp sẽ tăng lên.

3.3.2. Thời gian thử nghiệm:‌


Tháng 5 và 6 năm 2002 (đây là thời điểm kết thúc năm học, học sinh chuẩn bị đăng ký tham gia hướng nghiệp tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên trong hè 2002)

3.3.3. Đối tượng thử nghiệm:‌


Cha mẹ và bản thân học sinh các trường Trung học cơ sở Lê Độ, Lý Tự Trọng và trường Trung học phổ thông bán công Ngô Quyền trên địa bàn quận Sơn Trà (mỗi trường Trung học cơ sở chọn 20 phụ huynh và 20 học sinh; trường Trung học phổ thông Ngô Quyền chọn 60 phụ huynh và 60 học sinh).

Đối tượng được chọn là học sinh khối lớp 8 (Trung học cơ sở) và khối lớp 10 (Trung học phổ thông).

3.3.4. Cách tiến hành:‌


- Phát phiếu điều tra (mẫu M3 và M4) cho các đối tượng được điều tra và thu thập kết quả trước thử nghiệm.

- Làm thông báo tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của công tác hướng nghiệp, phối hợp với Hiệu trưởng các trường phổ thông trên địa bàn yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phổ biến đến cha mẹ và các em học sinh.

- In các tờ rơi có nội dung tuyên truyền gửi đến cha mẹ học sinh trong buổi họp phụ huynh cuối năm.

- Tổ chức 01 buổi nói chuyện chuyên đề với cha mẹ học sinh về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác giáo dục hướng nghiệp.

- Lồng ghép nội dung sinh hoạt hướng nghiệp trong buổi sinh hoạt dưới cờ của học sinh.


- Phát phiếu điều tra (mẫu M3 và M4) cho các đối tượng được điều tra và thu thập kết quả sau thử nghiệm

3.3.5. Kết quả thử nghiệm:‌


Kết quả thử nghiệm là sự so sánh chuyển biến nhận thức của học sinh và cha mẹ các em về hướng nghiệp, sự thay đổi về định hướng chọn nghề tham gia hướng nghiệp trước và sau khi thử nghiệm (qua tổng hợp phiếu trưng cầu ý kiến M3 và M4):

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2023