Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty UNIMEX Hà Nội - 14


Giá quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương được hình thành không kể đến yếu tố thời gian. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ lúc ký kết đến khi thanh toán, giá cả có thể chịu những biến động “trượt giá”. Giá có thể lên xuống do biến động chi phí sản xuất, giá nguyên vật liệu, chi phí chuyên chở, thuế suất, tỷ giá hối đoái... khiến cho nhà xuất khẩu cũng như nhà nhập khẩu đứng trước hoàn cảnh khó khăn do sự chênh lệch giá giữa giá của hợp đồng và giá thị trường vào lúc thanh toán. Vì vậy sẽ dẫn tới việc người bán từ chối giao hàng, còn người mua thì từ chối nhận hàng, và việc thanh toán sẽ gặp khó khăn. Đây là điều mà cả người bán và người mua đều không muốn.

Thực tế trong những năm qua, công ty đã áp dụng những điều khoản về điều chỉnh giá trong hợp đồng. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa thực sự được công ty quan tâm một cách đúng mức bởi phần lớn các hợp đồng của công ty đều quy định một mức giá cố định. Để phòng ngừa những rủi ro về phía mính, khi thương thảo ký kết hợp đồng, công ty nên đưa vào hợp đồng các phương pháp quy định giá như :

Giá quy định sau - giá xác định khi thực hiện hợp đồng.

Giá linh hoạt - giá xác định khi kí kết nhưng được điều chỉnh nếu vượt qua ngưỡng quy định.

Giá di động- giá được tính toán vào lúc thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá quy định ban đầu.

Đối với điều khoản thanh toán, khi công ty đóng vai trò là người xuất khẩu thì trong hợp đồng mua bán ngoại thương cần quy định biện pháp đảm bảo thanh toán trong trường hợp người mua không thanh toán, không mở L/C, chậm mở L/C, trả thiếu tiền, trả chậm như: phạt vi phạm nghĩa vụ mở L/C, Mở L/C xác nhận, bảo lãnh thanh toán(letter of guarantee), phạt vi phạm do trả chậm, trả thiếu. Khi công ty đóng vai trò là người nhập khẩu thì trong hợp đồng cần quy định người bán phải phát hành Bảo lãnh thực hiện hợp đồng


(performance bond hoặc standby L/C ) đề phòng trường hợp người bán không giao hàng.

3/ Một số kiến nghị:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

3.1/ Kiến nghị đối với Nhà nước:

Nhà nước có vai trò điều khiển vĩ mô nền kinh tế. Các chính sách kinh tế của Nhà nước tác động trực tiếp đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi tổ chức cá nhân trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, do đó tác động mạnh mẽ đến hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp. Thanh toán quốc tế là một lĩnh vực rất phong phú đa dạng nhưng cũng rất phức tạp, nó không chỉ liên quan đến các đơn vị trong nước mà còn liên quan chặt chẽ đến các đối tác nước ngoài. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi phải có sự cố gắng nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ phù hợp của các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Việc có một chính sách kinh tế hợp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho công tác thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng đạt hiệu quả cao. Do đó để công tác thanh toán quốc tế tại công ty được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn, dưới đây xin được đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước như sau:

Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty UNIMEX Hà Nội - 14


3.1.1/ Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản luật tạo môi trường pháp lýcho hoạt động thanh toán quốc tế:

Thanh toán quốc tế là một hoạt động góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, nhưng mặt trái của nó là tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp. Điều này đòi hỏi có sự phán xét công minh của các cơ quan pháp luật dựa vào luật pháp Việt Nam và các tập quán quốc tế. Hầu hết các quốc gia đều có luật hoặc các văn bản dưới luật quy định về giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu trên cơ sở tập quán quốc tế có tính đến đặc thù riêng của nước họ. Nhưng cho đến nay, nước ta vẫn chưa có văn bản nào quy


định, hướng dẫn giao dịch thanh toán quốc tế làm chuẩn hoá cho các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại áp dụng. Các văn bản như vậy rất cần thiết không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn là cơ sở để toà án, trọng tài khi xét xử các tranh chấp giữa các đối tác trong giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu. Các cơ quan pháp luật không thể chỉ dựa hoàn toàn vào thông lệ quốc tế để xét xử các vụ kiện phát sinh tại Việt Nam bởi vì nó không thể thay thế cho luật pháp của một quốc gia.

Với hệ thống luật còn thiếu và chưa đồng bộ như Việt Nam hiện nay thì các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ gặp không ít rủi ro trong giao dịch thanh toán quốc tế mặc dù họ đã tìm mọi cách để tự bảo vệ mình. Vì vậy, Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản, pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nhằm tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế.


3.1.2/ Nhà nước cần ban hành những chính sách tạo điều kiện thuận lợi chocông tác XNK:

Tình trạng nhập siêu kéo dài trong những năm gần đây tuy có giảm về mức độ, nhưng vẫn vượt quá chỉ giới an toàn. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu của nước ta chiếm hơn 70% thị phần của các nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng nói chung, chúng ta vẫn chưa vào được những thị trường xuất khẩu trực tiếp có quy mô lớn và ổn định, chưa vào được các thị trường mới, các thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ vẫn còn hạn chế. Với gần 1600 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng quy mô vừa và nhỏ, công nghệ chưa hiện đại, nên chưa có khả năng tạo đủ sức mạnh cần thiết.

Một điều chúng ta dễ dàng nhận thấy là sản phẩm xuất khẩu của nước ta còn nghèo nàn và sản phẩm chưa qua chế biến vẫn chiếm một tỷ trọng lớn, hoặc nếu có chế biến thì chủ yếu vẫn là những mặt hàng thô, sơ chế. Vì vậy


để phục vụ cho chiến lược hướng về xuất khẩu, nhằm mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững cho nền kinh tế, chúng ta cần có những giải pháp sau :

Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, đặc biệt là hoạt động thương mại đối với những thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc, các nước EU, Đông Âu.... Xây dựng và phát triển thị trường trọng điểm, mở rộng thị trường mới.

Khai thác có hiệu quả tiềm năng về tài nguyên, sức lao động và đất đai, giảm giá thành hàng xuất khẩu Việt Nam. Cần đầu tư thích đáng vào những sản phẩm truyền thống và có ưu thế như gạo, cà phê, cao su, thuỷ sản, dầu mỏ, khí đốt...

Có chính sách đầu tư hợp lý cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và phấn đấu xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm đã qua chế biến.

Có chính sách khuyến khích sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu thông qua việc sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô như thuế, lãi suất cho vay…

Chính sách tỷ giá hối đoái mềm dẻo linh hoạt nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhưng vẫn bảo đảm ổn định vĩ mô của nền kinh tế.

Cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ nhập khẩu nhưng không đi ngược lại những cam kết trong Hiệp định thuế quan ưu đãi (CEPT) và tiến trình hội nhập của Việt Nam khi gia nhập AFTA và WTO. Muốn vậy :

Nhà nước cần xây dựng và công bố một lịch trình giảm thuế cụ thể nhằm giảm dần sự bảo hộ đối với một số ngành sản xuất trong nước.

Nhà nước cần giảm tối đa, thậm chí xoá bỏ việc dùng hạn ngạch nhập khẩu và một số biện pháp phi thuế quan khác, đồng thời thay vào đó chế độ thuế nhập khẩu thích hợp.

Cải tiến công tác quản lý điều hành xuất nhập khẩu, cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính. Tinh giảm thủ tục Hải quan, ngành Hải quan phải phối


hợp với các bộ ngành để tăng cường hơn nữa công tác chống buôn lậu, quản lý nhập khẩu tiểu ngạch, thanh toán hàng biên mậu....

Cụ thể là:

*Về thuế xuất nhập khẩu:

Nhà nước cần ban hành luật thuế xuất nhập khẩu phù hợp. Biểu thuế của Nhà nước luôn thay đổi làm cho các đơn vị xuất nhập khẩu không chủ động được trước các diễn biến trong tương lai, dẫn đến các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Mỗi khi sửa đổi luật thuế xuất nhập khẩu, Nhà nước ta mới chỉ quy định ngày hiệu lực của luật mà không quy định biểu thuế ưu đãi đối với các hợp đồng xuất nhập khẩu đẫ ký trước ngày thực hiện luật thuế đó. Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Vì vậy, Nhà nước cần phải có những quy định rõ ràng và ổn định cho luật thuế xuất nhập khẩu.

*Về thông tin giá cả:

Nhà nước cần có những thông tin về giá cả trên thị trường thế giới một cách kịp thời để thông tin cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Đây là một trong những vấn đề hết sức quan trọng, nếu thiếu sự hiểu biết thông tin sẽ làm cho các doanh nghiệp dễ bị thua lỗ khi giá cả thay đổi. Ví dụ như giá cả hàng hoá trong nước biến động và không phù hợp với giá cả trên thị trường thế giới sẽ gây ảnh hưởng đến việc xuất nhập khẩu hàng hoá. Đơn cử như trường hợp xuất khẩu lạc ở nước ta. Lạc là một mặt hàng xuất khẩu có tỷ trọng tương đối lớn trong khối lượng hàng nông sản, nhưng phát triển theo thời vụ. Đến mùa lạc, các đơn vị xuất khẩu đổ xô đi mua gom lạc, mỗi nhà xuất khẩu vì muốn tăng khối lượng thu gom của mình nên tăng giá lạc lên làm cho giá lạc xuất khẩu trong nươc tăng tự do mà Nhà nước không kiểm soát được. Nếu giá lạc trên thị trường thế giới có xu hướng suy giảm, các nhà nhập khẩu lạc không thể nhập khẩu một khối lượng lớn hoặc không chấp nhận ở


mức giá mà tại đó chúng ta mới có lợi nhuận. Như vậy, sự kiểm soát giá cả không chặt chẽ của hàng hoá trong nước cũng gây ra không ít những khó khăn cho công tác xuất nhập khẩu và ảnh hưởng đến quy trình thanh toán của xuất nhập khẩu.

*Về thể chế và thủ tục xuất nhập khẩu:

Phải có những quy chế bắt buộc đối với các điều kiện về tài chính, về trình độ cán bộ, hướng phát triển...thì mới cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp không nên cấp ồ ạt, tránh những rủi ro không đáng có do trình độ hiểu biết của người làm công tác xuất nhập khẩu. Trước mắt Nhà nước cần rà soát các đơn vị, tổ chức kinh tế không đủ điều kiện xuất nhập khẩu trực tiếp thì phải chuyển sang uỷ thác xuất nhập khẩu. Các thể chế và thủ tục xuất nhập khẩu phải tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát được nhập khẩu, giảm tỷ lệ nhập siêu. Doanh nghiệp có hàng hoá, có đối tác và thị trường nước ngoài đều có thể được trực tiếp hoạt động xuất nhập khẩu.

Chủ trương cấp quota xuất nhập khẩu có thể tạo lợi thế cho doanh nghiệp này mà gây ra bất lợi này cho doanh nghiệp khác làm mất cân đối giữa cung và cầu khiến nhiều loại vật tư, nguyên liệu, hàng trăm tấn thép, xi măng, đường... tồn đọng gây tổn hại cho nền kinh tế. Tình trạng nhập khẩu tràn lan các mặt hàng tiêu dùng đã làm cho sản xuất và tiêu dùng trong nước bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp thua lỗ.


3.2/ Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước:

3.2.1/ Chính sách vĩ mô về quản lý, sử dụng, điều phối dự trữ ngoại hối Quốcgia của NHNN.

NHNN cần giữ vững định chế bằng việc phát huy điều phối cung - cầu của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và của NHNN để thực hiện được chức

năng là người mua bán cuối cùng nhằm cân bằng cung - cầu. Muốn vậy


NHNN cần thực hiện chiến lược ổn định mang tầm quốc gia, trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc của thị trường cũng như những nguyên tắc hội nhập quốc tế có kiểm soát.


Nhà nước một mặt có chính sách khuyến khích đặc biệt nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hoá nguồn thu ngoại tệ mạnh, thực hiện phương thức "phân tán nguồn thu, tập trung dự trữ " để củng cố và tăng cường tiềm lực ngoại hối quốc gia. Mặt khác nâng cao năng lực điều hành dự trữ của NHNN có ý nghĩa hết sức quan trọng. Điều này đòi hỏi đổi mới tư duy quản lý theo định hướng thị trường điều hành chủ yếu bằng biện pháp kinh tế. NHNN phải đủ thực lực chính trong việc quản lý sử dụng - điều phối dự trữ ngoại hối quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích vĩ mô, không thể duy trì mãi sự bị động trước quan hệ cung - cầu ngoại tệ gây rất nhiều phiền toái cho doanh nghiệp và rủi ro cho hoạt động TTQT của doanh nghiệp.


3.2.2/ Công tác điều hành chính sách tỷ giá cần linh hoạt phù hợp với thực tế:

Như chúng ta đã biết, TGHĐ là một yếu tố rất nhạy cảm, nó không những ảnh hưởng tới lĩnh vực xuất nhập khẩu mà còn tác động tới toàn bộ các mặt hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội. Việc lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết quản lý của Nhà nước là hoàn toàn hợp lý, song cần đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hoá dần. Việc tự do hoá dần cơ chế điều hành tỷ giá cần phải có những bước đi thích hợp. Từ tháng 1/1999 đến tháng 6/2002, TGHĐ giữa VNĐ và ngoại tệ được xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với biên độ giao dịch 0,1% so với tỷ giá này. Kể từ 1/7/2002 biên độ giao dịch đã được nâng lên +/- 0,25% theo Quyết định số 679 của NHNN Việt Nam. Biên độ này được nới rộng trong hoàn cảnh đồng USD đang mất giá mạnh trên thị trường quốc tế nên tỷ giá USD/VNĐ sẽ diễn biến theo chiều hướng khuyến khích xuất khẩu,


kiểm soát nhập khẩu và đảm bảo các cân bằng vĩ mô khác. Như vậy, đây vẫn là một công cụ điều tiết và kiểm soát tỷ giá rất hiệu quả và phù hợp với thực lực của NHNN, nhưng để tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng không trở thành một tỷ giá cứng nhắc, hình thức và chênh lệch quá xa với tỷ giá nói trên, chúng ta cần tập trung vào các vấn đề sau đây :

NHNN cần nâng cao dự trữ ngoại tệ của nhà nước tương xứng với nhịp độ phát triển kim ngạch xuất nhập khẩu.

Xác định một cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý trên cơ sở đa dạng hoá rổ ngoại tệ mạnh, không nên neo giữ đồng VNĐ vào đồng USD. Khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đa dạng hoá cơ cấu tiền tệ trong giao dịch thương mại.

Chuẩn xác hoá các chỉ số kinh tế vĩ mô như: lạm phát, lãi suất, thực trạng cán cân thanh toán, nợ nước ngoài để giúp nhà nước lựa chọn phương án điều chỉnh tỷ giá có hiệu quả hơn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022