Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 2

7

những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ; khảo sát các nhóm truyền thuyết; những motif, nhóm motif phổ biến; nêu những chứng tích văn hóa liên quan tới các truyện kể... Công trình dày dặn này đã thống kê, miêu tả khá hệ thống các tình tiết, môtíp, là cơ sở để chúng tôi tham khảo, tiếp tục hệ thóng hóa và miêu tả các tình tiết, môtíp của nhóm truyền thuyết về người anh hùng chống ngoại xâm từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, bên cạnh đó, ghi nhận phần phụ lục truyện kể của công trình như một tư liệu sưu tầm, biên soạn. Ở Đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đỗ Thị Hồng Hạnh (2013), tác giả đã xác lập cơ sở hình thành đặc trưng và một số tiêu chí để nhận diện, phân loại thể loại truyện kể; khảo sát đặc điểm tư liệu, trình bày đặc trưng cấu tạo truyền thuyết địa danh; đặc trưng cấu tạo truyền thuyết về một số nhân vật. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu luận án của chúng tôi có phần khác và rộng hơn so với hai luận án đã kể trên, cách tiếp cận và nhiệm vụ nghiên cứu của chúng tôi cũng có những điểm khác (sẽ trình bày ở các chương sau).

Liên quan tới lịch sử vấn đề, tới các mảng tư liệu dùng để so sánh, có thể kể đến các bài viết như: Về mấy khuynh hướng sai lầm ở các đô thị miền Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 về nghiên cứu văn học dân gian, Nguyễn Quang Vinh, Tạp chí Văn học, số 4 / 1977, Các hình thức tương tác cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết, Trần Đức Ngôn, Tạp chí Văn học, 2004, Các mảng truyện kể dân gian về cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám lưu truyền trên đất Yên Thế, Nguyễn Đình Bưu, Tạp chí Văn học số 1 / 1975, Về nhóm truyền thuyết khẩn hoang ở một vùng đất mới, Hồ Quốc Hùng, Tạp chí Văn học, số 4 / 1998, hay sách Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca, Nguyễn Liên Phong (1909)...

Điểm qua các tư liệu, có thể thấy các công trình chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về lịch sử, văn hóa Nam Bộ và cung cấp những tư liệu sưu tầm về văn học dân gian. Với các công trình có liên hệ về phạm vi đề tài đã nêu, đây là những thành quả đáng trân trọng, giúp ích cho việc đào sâu, phát triển thêm vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, trong việc tập hợp, hệ thống mảng truyền thuyết Nam Bộ nói chung, chúng tôi sẽ chú trọng nhiều hơn việc phân biệt văn bản ghi chép lịch sử và truyện kể dân gian, đồng thời bổ sung thêm nguồn tư liệu truyện kể. Luận án của chúng tôi cũng sẽ tập trung vào những vấn đề cần tiếp tục được quan tâm nghiên cứu, như mối quan hệ giữa truyền thuyết và giai thoại hay việc xác lập giai thoại với tư cách là một thể loại văn học dân gian, diện mạo, những nét đặc thù của truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ, yếu tố truyền thống và sáng tạo, xu hướng xâm nhập lẫn nhau giữa truyền thuyết và giai thoại thời kỳ cận đại.

8

Đây cũng là yêu cầu đặt ra cho đề tài, nhằm góp phần khẳng định những sắc thái

độc đáo của loại hình tự sự dân gian Nam Bộ.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Truyền thuyết và giai thoại về nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX là đối tượng nghiên cứu chính của luận án. Các phương diện lịch sử, đời sống văn hóa, xã hội của cộng đồng cư dân Nam Bộ trong mối quan hệ với thể loại truyền thuyết và giai thoại cũng được xem là đối tượng nghiên cứu hữu quan.

Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là các tư liệu văn bản trong các công trình sưu tập, biên soạn truyện dân gian và mở rộng ở các công trình lịch sử, địa chí triều Nguyễn, công trình biên khảo, nghiên cứu lịch sử, văn hóa Nam Bộ... có ghi chép truyện kể đã được hệ thống hóa. Các truyện kể cùng nội dung, chủ đề trong truyện kể dân gian các vùng miền khác, tùy theo mục đích từng phần của nội dung luận án, được dùng để so sánh, liên hệ, để làm nổi bật đối tượng nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Luận án hướng tới những mục tiêu chính như sau:

Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 2

Trên cơ sở lý thuyết thể loại, xác lập các tiêu chí chọn lọc tư liệu, luận án đã hệ thống các văn bản, các nhóm truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX. Đồng thời, luận án phác họa diện mạo, phân tích đặc trưng nghệ thuật, ý nghĩa và giá trị các truyền thuyết và giai thoại này trong hệ thống truyện dân gian Nam Bộ nói riêng, truyện dân gian Việt Nam nói chung; bước đầu xác lập mối quan hệ tương tác thể loại giữa truyền thuyết và giai thoại, sự vận động của các thể loại này trong sự phát triển của chúng ở thời cận đại.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thực hiện mục tiêu đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp hệ thống: Phương pháp này tạo cơ sở cho việc đánh giá, xác lập tiêu chí chọn lọc văn bản và hệ thống nguồn tư liệu, nguồn truyện, giúp tìm hiểu quy luật vận động của các thể loại.

Phương pháp thống kê, miêu tả: Thống kê các nhóm truyện, miêu tả kết cấu, nội dung, các môtíp trong các nhóm truyện làm cơ sở khái quát các luận điểm theo thể loại và các tiểu loại, phân tích các giá trị dựa trên những tiêu chí, số liệu cụ thể.

Phương pháp phân tích, so sánh: Phân tích truyện kể theo chủ đề, nội dung, các môtíp theo đặc trưng thể loại. So sánh, đối chiếu văn bản truyện, phân loại các nhóm tư liệu, so sánh liên hệ với các nhóm truyện ở các vùng miền.

Phương pháp liên ngành: Luận án sử dụng phương pháp này để tìm hiểu một số phương diện văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo... làm cơ sở để phân tích các nhóm

9

truyện, mối quan hệ của truyền thuyết và giai thoại lịch sử với lịch sử vùng đất và với văn hóa, văn học dân gian Nam Bộ.

Những khái niệm công cụ

Chúng tôi xin giới thuyết một số khái niệm công cụ được sử dụng trong luận án, bao gồm: đề tài, cốt truyện, đề tài - cốt truyện, tình tiết, môtíp (motif) và típ (type).

Đề tài là phạm vi hiện thực của đời sống khách quan mà tác phẩm đề cập.

Cốt truyện theo Từ điển thuật ngữ văn học là “Hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thái động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [52,99].

Khái niệm đề tài - cốt truyện dùng chỉ đề tài gắn liền với cốt truyện, tức một phạm vi giới hạn của đời sống khách quan được hướng đến, được xây dựng trong một hình thức tổ chức hệ thống sự kiện nhất định. Tùy theo sự đa dạng, phong phú của tác phẩm, quy mô nhóm đề tài - cốt truyện sẽ mở rộng.

Sự hiện thực hoá đề tài, cốt truyện được biểu hiện ở hệ thống tình tiết, môtíp,

đóng vai trò kiến tạo cốt truyện.

Tình tiết của truyền thuyết được rút ra, xây dựng từ những sự kiện thực tế, mang ý nghĩa thể hiện diễn tiến của cốt truyện. Sự xuất hiện lặp lại, có tính ổn định, tiêu biểu về mặt ý nghĩa nhất định của một hoặc một số tình tiết có thể tạo lập nên các môtíp. Đây là những đơn vị, thành tố nghệ thuật nhỏ nhất hàm chứa những quan niệm cụ thể về sự kiện hiện thực đã được “mã hóa”.

S.Thompson đã định nghĩa: “Mô típ là yếu tố nhỏ nhất của truyện kể dân gian, có khả năng lưu truyền một cách bền vững. Để có được khả năng này mô típ phải là một cái gì đó khác thường và gây ấn tượng” [60,13]. Định nghĩa này giới thuyết về cấu tạo, sự vận động và dấu hiệu đặc trưng của môtíp với vai trò là một đơn vị cấu trúc của truyện dân gian.

Nguyễn Tấn Đắc tóm lược và nhấn mạnh đặc trưng đơn vị môtíp của tác phẩm văn học dân gian: “Motif là những phần tử đơn vị vừa mang tính đặc trưng vừa mang tính bền vững của tác phẩm văn học dân gian” [37,11]. Chu Xuân Diên nói đến vai trò cốt yếu cụ thể của môtíp: thuật ngữ môtíp dùng chỉ “những yếu tố đơn giản nhất có ý nghĩa trong cấu tạo đề tài, cốt truyện của tác phẩm nghệ thuật” [143,465]. Đối với các thể loại tự sự của văn học dân gian, thuật ngữ này đươc hiểu theo nghĩa là “hạt nhân của cốt truyện”, là “công thức truyền thống” từ đó cốt truyện được triển khai hoặc như “yếu tố hợp thành” của cốt truyện. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: mô típ là “những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định bền vững và

10

được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian” [52,197].

Nhóm tác giả Từ điển type truyện dân gian Việt Nam đã diễn giải về môtíp trong mối liên hệ với cấu trúc cốt truyện và típ (kiểu) truyện như sau: “Motif truyện kể thực chất là một khái niệm đơn giản, hay gặp trong truyện kể truyền thống, nó có thể là một đoạn kể ngắn, lặp đi lặp lại và có thể có tính chất khác thường, làm cho người ta nhớ hoặc nó có dấu hiệu đặc biệt... Sự lắp ghép của các motif một cách logíc sẽ tạo nên các cốt truyện, nhiều cốt truyện có những motif tương tự nhau sẽ tạo nên những type” [79,21].

Các định nghĩa, diễn giải nêu trên về môtíp là những cách hiểu mà chúng tôi thấy đúng và phù hợp. Chúng tôi thống nhất với quan niệm của tác giả Chu Xuân Diên về môtíp: là những yếu tố đơn giản nhất có ý nghĩa trong cấu tạo đề tài, cốt truyện, là hạt nhân của cốt truyện, là công thức truyền thống cho sự triển khai cốt truyện hoặc như yếu tố hợp thành của cốt truyện. Đồng thời, khi vận dụng khái niệm này, chúng tôi cũng chú ý những nội dung khác của khái niệm môtíp như: tính lặp lại, tính chất độc đáo của các chi tiết trong các văn bản tác phẩm hay sự hàm chứa một quan niệm về nhân sinh.

6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Luận án đã có những đóng góp sau:

- Trên cơ sở tiếp cận cơ sở lý thuyết về thể loại, luận án đã khái quát những đặc điểm của truyền thuyết và giai thoại, tiếp tục so sánh truyền thuyết và giai thoại folklore, đồng thời chỉ ra sự gần gũi, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau của các thể loại này.

- Luận án trình bày tổng quan được bức tranh vừa khái quát, vừa cụ thể tình hình sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước; tiếp cận những khía cạnh cụ thể của vấn đề văn bản hóa truyện dân gian, bổ sung một số tư liệu sưu tầm mới về văn bản và mối quan hệ của văn bản với các chứng tích văn hóa có liên quan.

- Luận án đã tập hợp, sưu tầm, thống kê, phân loại, hệ thống hóa 220 truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, thời kỳ mà tại Nam Bộ diễn ra rất nhiều sự kiện lịch sử nổi bật, trọng yếu của đất nước, dân tộc.

- Theo hướng tiếp cận thể loại, luận án đã khảo sát, miêu tả và xác định đặc trưng nghệ thuật và đặc trưng giá trị của hệ thống truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, chỉ ra đặc trưng mối quan hệ

11

của các yếu tố điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội và sự hình thành, phát triển của hệ thống truyện dân gian Nam Bộ.

- Kết quả nghiên cứu và nguồn truyện sưu tầm của luận án góp phần vào việc nghiên cứu văn hóa, lịch sử địa phương, đồng thời, góp phần lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa phi vật thể của Nam Bộ.

7. KẾT CẤU LUẬN ÁN

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, luận án có 5 chương:

Chương 1: Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước từ góc nhìn thể loại và từ đặc điểm tư liệu, hệ thống truyện

Chương 2: Truyền thuyết về các nhân vật lịch sử Nam Bộ là những nhân vật tiền hiền khai khẩn mở đất từ cuối thế kỷ XIX trở về trước

Chương 3: Truyền thuyết về các nhân vật lịch sử Nam Bộ là những người anh hùng chiến đấu chống ngoại xâm từ cuối thế kỷ XIX trở về trước

Chương 4: Truyền thuyết về nhân vật Nguyễn Ánh

Chương 5: Giai thoại về những danh nhân, danh sĩ Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước.

12

CHƯƠNG 1

TRUYỀN THUYẾT VÀ GIAI THOẠI VỀ CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ NAM BỘ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX TRỞ VỀ TRƯỚC TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI VÀ TỪ ĐẶC ĐIỂM TƯ LIỆU, HỆ THỐNG TRUYỆN

1.1. TRUYỀN THUYẾT VÀ GIAI THOẠI VỀ CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ NAM BỘ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX TRỞ VỀ TRƯỚC TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI

Nghiên cứu văn học dân gian trên bình diện thể loại là nhiệm vụ rất cần thiết, vì như nhà nghiên cứu Bùi Mạnh Nhị đã nhận xét, “Trên thực tế không có văn học dân gian như là một lĩnh vực đơn nhất mà chỉ có văn học dân gian tồn tại trong những thể loại, với những tác phẩm cụ thể” [136,120]. Việc nghiên cứu, miêu tả đặc trưng thể loại đóng vai trò thiết yếu cho việc tìm hiểu những sáng tác thuộc thể loại.

1.1.1. Thể loại truyền thuyết

1.1.1.1. Khái niệm

Khái niệm và đặc trưng của truyền thuyết đã được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến. Do đó, chúng tôi chỉ khái quát, hệ thống lại những điểm cơ bản, làm cơ sở cho việc khảo sát đối tượng nghiên cứu của luận án.

Theo lối định nghĩa duy danh, truyền thuyết được hiểu là những điều được truyền lại từ đời trước bằng miệng qua các thế hệ, vì vậy, những “lời truyền thuyết” này bao hàm ý nghĩa là những sự việc thực hư chưa rõ, chưa có chứng cứ tin cậy. Hay truyền thuyết là thuyết, giả thuyết được truyền, theo đó, truyền thuyết là những lời truyền tụng trong dân gian về sự việc, sự kiện nào đó nhưng chưa bảo đảm là thực.

Ở Trung Quốc, danh từ truyền thuyết thường được dùng cùng “truyền văn” hay “truyền ngoa” (có cụm từ dĩ ngoa truyền ngoa), chỉ sự việc không phải là điều tai nghe, mắt thấy hay chuyện hoang đường, nó bao hàm ý nghĩa là điều không có thật, được lưu truyền lan rộng.

Ở một số nước phương Tây như Anh, Mỹ hay Pháp, khái niệm truyền thuyết được thể hiện trong từ legend (hay la légende) (xuất hiện trong ngôn ngữ Anh năm 1340), có gốc từ từ La tinh lagère (đọc) để chỉ một đoạn tài liệu đọc, về sau có nghĩa liên quan thông tin không chính xác, hay một câu chuyện không chắc có thực. Các nhà nghiên cứu cũng nói đến cách hiểu về giới hạn cụ thể của thuật ngữ. Tiếng Nga có hai thuật ngữ chỉ thể loại truyền thuyết: predanhie để chỉ truyền thuyết về các sự kiện và nhân vật có thật; legenda thì chỉ nhóm truyền thuyết huyền thoại, trong đó bao hàm cả truyền thuyết hoặc được dùng chỉ một bộ phận huyền thoại, tức là những truyện có yếu tố hoang đường, quái đản. Ở một số nước châu Âu, có sự phân biệt giữa thuật ngữ

13

légende tradition, đều có nghĩa là lời truyền tụng, lời tục truyền nhưng có sự phân biệt giữa nhân vật lịch sử linh thiêng (thuộc tôn giáo) và lịch sử trần thế.

Ở góc độ thể loại, với ý nghĩa là một thuật ngữ khoa học, truyền thuyết có nội hàm rộng hơn. Giai đoạn thế kỷ XIX đến những thập niên đầu XX, trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu chuyên về truyền thuyết trên bình diện thể loại. Thuật ngữ khoa học truyền thuyết học được hình thành cho thấy tính chất quan trọng và rộng lớn của khoa học nghiên cứu truyền thuyết. Đây được coi là thể loại có tính đặc thù trong loại hình văn xuôi tự sự dân gian. Trong những quan niệm có tính bao quát về truyền thuyết, niềm tin vào những điều được kể, về tính có lý của nó là dấu hiệu quan trọng bản chất của thể loại truyền thuyết, khác với truyện cổ tích, nói theo Propp là “thế giới của những điều tưởng tượng, không thể xảy ra được” [158,36].

M.Rohl, nhà nghiên cứu khoa học xã hội Anh khi định nghĩa về truyền thuyết, đã chú trọng diễn giải vấn đề niềm tin: “Trong cốt lõi của nó có một niềm tin cơ bản ở phía người kể chuyện, cho rằng các sự việc được mô tả là điều có thật” [170,7].

L.Dégh, nhà folklore Hungary, cũng nói về niềm tin đặt vào truyền thuyết: “Cốt lõi của truyền thuyết thực tế là một đức tin” [26,322].

L.Dégh & A.Vizonyi thống nhất quan điểm về vấn đề niềm tin có tính cốt yếu trong truyền thuyết: “Niềm tin là một vấn đề có tính nguyên tắc của truyền thuyết (…). Những khía cạnh phong phú của niềm tin về những điều có thực hay tưởng tượng được trình bày trong truyền thuyết là chiếc chìa khóa để các nhà nghiên cứu hiểu được thể loại này” [4,54].

F.Ranke, nhà nghiên cứu folklore Đức, nhấn mạnh tinh thần của niềm tin được tạo lập trong truyền thuyết: “Truyền thuyết trong bản chất của nó đòi hỏi một niềm tin ở người kể cũng như người nghe, rằng nó liên quan tới sự thực, rằng nó đã từng xảy ra” [4,54].

Ở Việt Nam, nhiều nhà chính trị, văn hóa, nhà nghiên cứu đã đưa ra các quan niệm về truyền thuyết.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhà chính trị, văn hóa lớn, đã nêu một ý kiến rất xác đáng về truyền thuyết: “Những truyền thuyết dân gian thường có cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa, gửi gấm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người ưa thích” (Nhân ngày Giỗ Tổ vua Hùng, báo Nhân dân, 29.4.1969).

Kiều Thu Hoạch xác định: “Truyền thuyết là một thể loại chuyện kể truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân gian, nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện

14

tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kỳ…”[72,18].

Lê Chí Quế định nghĩa: “Truyền thuyết là một thể loại trong loại hình tự sự dân gian phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa hay nhân vật tôn giáo thông qua sự hư cấu thần kỳ” [163,49].

Cùng hướng đến chiều sâu ý nghĩa, giá trị tư tưởng của truyền thuyết, Bùi Quang Thanh kiến giải về những đặc trưng nghệ thuật thể loại: “Với sự tưởng tượng “thơ và mộng”, với “tâm tình thiết tha” của mình, nhân dân đã phủ lên những “cái lõi sự thật lịch sử” ấy những yếu tố hư ảo, thần kỳ, những nét khoa trương, phóng đại (…). Phải chăng có sử dụng những biệp pháp nghệ thuật như vậy, các tác giả dân gian mới thỏa mãn được lòng kính trong, được gửi gấm tình yêu thương mãnh liệt đối với quê hương đất nước, với những vị anh hùng của dân tộc?” [190,126].

Có thể thấy, quan niệm của M.Rohl, L.Dégh, F.Ranke... về truyền thuyết nhấn mạnh vấn đề niềm tin (về “những điều có thực hay tưởng tượng”), tức yếu tố thái độ tinh thần được đặt ở bình diện thứ nhất. Quan niệm của các nhà văn hoá, nhà nghiên cứu khác chú trọng đặc trưng “sự tưởng tượng”, “ thơ và mộng”, “sự hư cấu thần kỳ”..., là những yếu tố nghệ thuật xây dựng nên giá trị tư tưởng của thể loại, vấn đề niềm tin nằm trong “mạch ngầm” của tư tưởng, tình cảm.

Tựu trung, có thể rút ra định nghĩa về truyền thuyết xác lập trên các phương diện loại hình, đặc điểm nội dung, nghệ thuật và thái độ nhận thức như sau: truyền thuyết là một thể loại trong loại hình tự sự dân gian, phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử, gắn với sự tưởng tượng và hư cấu thần kỳ, thể hiện cảm quan, sự đánh giá của nhân dân về lịch sử.

Về đặc điểm thể loại, các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh cái cốt lõi trước hết và trung tâm nhất của truyền thuyết là tính lịch sử. Sự khác biệt có tính cốt lõi của truyền thuyết so với các thể loại thần thoại và truyện cổ tích đã được Chu Xuân Diên khái quát: “Đặc điểm chủ yếu phân biệt truyền thuyết với các thể loại thần thoại và truyện cổ tích là trong truyền thuyết bao giờ cũng giữ lại được những nét chính yếu của những sự kiện và con người có thực, làm thành cái lõi cốt hiện thực lịch sử - cụ thể cho trí tưởng tượng nghệ thuật của nhân dân” [143,78]. Đã là truyền thuyết thì phải mang yếu tố lịch sử. Trong sự sáng tạo của truyền thuyết, lịch sử là yếu tố làm nên đặc tính thể loại, từ cảm hứng nghệ thuật, xu hướng lịch sử hóa, nội dung thể hiện. Trên tổng thể, truyền thuyết dân gian là “một dòng tự sự lịch sử độc đáo” [190,131], đã trình bày một cách đầy đủ bức tranh sinh động về lịch sử dân tộc hay địa phương. Đây là một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023