Những Nhân Tố Chủ Quan Tạo Nên Sự Xuất Hiện Của Trường Ca


là chính là đất nước trong những năm chống Mỹ, là thời đại chống Mỹ. Như vậy, thế hệ thanh niên sinh ra trong thời chống Mỹ đã nhận thức rất rõ: số phận cá nhân gắn kết với số phận chung của đất nước.

Giá trị của đất nước và dân tộc tạo nên giá trị cho con người Việt Nam. Người Việt Nam luôn tự hào về truyền thống hàng nghìn năm lịch sử của mình. Mỗi thời đại đi qua, lớp lớp nhân dân lại tiếp tục truyền cho con cháu những giá trị mà họ đã được thừa hưởng, đã làm nên để góp phần bảo vệ giá trị truyền thống: “Con gái con trai bằng tuổi chúng ta/ Cần cù làm lụng/ Khi có giặc người con trai ra trận/ Người con gái trở về nuôi cái cùng con/ Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”. Nguyễn Khoa Điềm có cùng suy nghĩ với dân tộc về thời đại, đất nước nhưng anh đã có cách diễn đạt tài hoa về thời đại anh hùng, đất nước anh hùng. Điều đó đã làm nên giá trị cho Mặt đường khát vọng.

Thứ hai là, trường ca phản ánh thế giới tinh thần của chủ thể cá nhân nhà thơ nhưng không tách rời khỏi đời sống dân tộc. Các nhà thơ - những người lính - đi vào chiến trường những năm chống Mỹ. Cùng một cuộc chiến tranh, nhưng ở mỗi địa điểm khác nhau; đời sống chiến đấu của người lính, của nhân dân… dội vào thơ của họ những âm điệu và màu sắc khác nhau. Các nhà thơ có điều kiện tiếp xúc với thực tế chiến tranh và đã phản ánh trong trường ca những suy nghĩ về trách nhiệm, số phận, tâm tư của những người trong cuộc.

Cuộc chiến tranh chống Mỹ là cuộc chiến tranh toàn dân, là cuộc thử thách để kiểm nghiệm sức mạnh nhân dân. Cái chung, cái riêng, cái bình thường, cái vĩ đại đều được các nhà thơ tái hiện theo nguyên tắc điển hình hóa. Tư tưởng, tình cảm, hành động của con người Việt Nam được các nhà thơ cảm nhận từ hiện thực cuộc chiến chống Mỹ và được chọn lọc khái quát mang tính điển hình cho dân tộc và thời đại, đồng thời cũng thể hiện tính cách riêng.

Các trường ca của Giang Nam, Thanh Thảo… đều thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa thời đại và dân tộc. Giang Nam cũng có nhiều ý thơ thể hiện rõ sức mạnh của cả dân tộc trong thời đại chống Mỹ: “Dù giặc Mỹ dùng na-pan


nung đất này trong lửa/ Lịch sử có bao giờ lùi lại phía sau”. Cuộc sống chiến đấu của dân tộc, ở mỗi vùng trận địa đều có sự giúp sức của hậu phương để làm nên chiến thắng: “Trận địa của anh, bàn tay nhân dân vĩ đại/ Chém kẻ thù bằng năm ngón sắc như dao” (Người anh hùng Đồng Tháp).

Trái tim yêu giống nòi, trái tim yêu nước của thế hệ hôm nay nối tiếp trái tim yêu nước bất tử của cha ông thưở xưa. Bằng hình ảnh so sánh giữa mẹ và nhân dân, Thanh Thảo, trong Những người đi tới biển, đã luận bàn về sự cao cả của nhân dân - những người làm nên chiến thắng vĩ đại: “Và cứ thế nhân dân thường ít nói/ Như mẹ tôi lặng lẽ suốt đời/ Và cứ thế nhân dân cao vời vợi/ Hơn cả những ngôi sao cô độc giữa trời”.

Nhờ những nghĩ suy chân thành, mộc mạc của từng cá nhân người mẹ mà chúng ta có những bà mẹ Việt Nam đã hiến dâng cho đất nước biết bao anh hùng. Nhờ biết đặt lợi ích của cộng đồng lên trên tầm cao nhất mà mỗi người Việt Nam không phân biệt đẳng cấp, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt tuổi tác vùng miền, nhất tề tham gia vào cuộc kháng chiến thần thánh chống giặc ngoại xâm để giành lấy chiến thắng, độc lập, tự do. Đó là sự gắn kết giữa cá nhân và cộng đồng, của nhiều cộng đồng với dân tộc. Nhân dân làm ra đất nước, đất nước thuộc về nhân dân. Hồn dân tộc được thắp lên trong từng thời đại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Sau 1990, trong trường ca Khoảng trời người lính, Lê Anh Quốc cũng đã tỏ bày cảm xúc về thế hệ trai trẻ sinh ra trong một thời đại đáng nhớ bằng những vần thơ da diết: “Thế hệ chúng tôi/ Đi qua chiến tranh/ Đời mỗi đứa có một thời để nhớ/ Về đồng đội/ Về những ngày khói lửa”.

Trường ca về thời chống Mỹ góp phần phản ánh tinh thần dân tộc cao cả trong một thời đại anh hùng. Số phận của cá nhân luôn gắn kết với cộng đồng, yếu tố thời đại luôn gắn kết với vận mệnh toàn dân tộc. Nhận định về sự gắn kềt giữa yếu tố dân tộc và thời đại, góp phần làm nên chất khái quát của trường ca sử thi, Đỗ Văn Khang đã cho rằng: “Thứ nhất, sự tập họp dân tộc, sự

Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam - Nguyễn Thị Liên Tâm - 6


đoàn kết nhân dân trong chiến tranh và hoà bình phải tồn tại từ trước và thậm chí đã đạt tới một sự phát triển nào đó. Thứ hai, các cá nhân lại hành động như bởi tính cách của họ, như bởi những thôi thúc bên trong, bởi một sợi dây vô hình nối họ lại bằng các lý do về danh dự và chính nghĩa. Cuối cùng, cái chất liệu chân chính của trường ca sử thi không phải được tạo dựng nên bởi trạng thái chung của một dân tộc chỉ ở trong các tính chất phẳng lặng của cá tính nó” [38, tr.81]. Như vậy, tính khái quát của trường ca sử thi được tạo nên bởi ba yếu tố: một là “sự tập họp dân tộc, sự đoàn kết nhân dân”, hai là “cá nhân đều vươn tới sự cao cả”, ba là “tính chất không phẳng lặng của trạng thái dân tộc”. Điều đó đã khẳng định: từ xa xưa, trải qua bao thăng trầm của lịch sử; truyền thống đoàn kết, tập họp nhân dân; tính cách cao cả anh hùng được đặt lên hàng đầu. Dân tộc ấy sẽ làm nên bản sắc riêng không lẫn vào bất cứ một dân tộc nào khác. Đó là sự gắn bó chặt chẽ giữa hai yếu tố dân tộc với thời đại mà họ đang sống và được thể hiện trong các bản trường ca sử thi - quyển thánh thi của mỗi thời đại.

Có thể khẳng định, yếu tố truyền thống của thể loại, thời đại, sự gắn kết giữa các yếu tố thời đại và dân tộc là những nhân tố khách quan giúp cho các nhà thơ sáng tạo nên những tác phẩm thơ ca mang dấu ấn riêng về một thời khói lửa. Trường ca sử thi hiện đại đã phản ánh sự kết hợp giữa dân tộc và thời đại từ những nỗi niềm và hành động riêng tư cho đến những nỗi niềm và hành động chung nhất. Dân tộc Việt Nam đã ghi vào lịch sử văn học những bản hùng ca của một thời đại vĩnh viễn không thể nào quên.

1.2 Những nhân tố chủ quan tạo nên sự xuất hiện của trường ca

1.2.1 Nhà thơ - người trong cuộc

Các nhà thơ sáng tác trường ca thời chống Mỹ vừa mang tư tưởng chủ quan của người nghệ sỹ, vừa là người trực tiếp gắn bó với cuộc sống chiến đấu khốc liệt trên đất nước mình. Họ có khi chính là nhân vật trung tâm trong trường ca mà họ phản ánh. Các hình tượng trong trường ca được tạo ra từ toàn


bộ quan niệm về thế giới và cuộc sống của một dân tộc được trình bày dưới hình thức khách quan của những biến cố thực tại và hình thức tư tưởng chủ quan của các nhà thơ. Nhưng những tư tưởng chủ quan ấy không thể áp đặt các thực tại khách quan, vì nếu như thế hình tượng sẽ mất đi chất hiện thực sinh động. Trường ca sử thi hiện đại đã xây dựng thành công hình tượng người lính, nhân vật trung tâm của cuộc chiến đấu vĩ đại cũng chính là vẽ lại hiện thực về chính họ và đồng đội của họ. Các nhà thơ thời chống Mỹ chính là đại diện cho cái tôi sử thi, bởi, nội dung chủ yếu của giai đoạn này là nội dung lịch sử - dân tộc. Họ là những người trong cuộc, chứng nhân lịch sử, thư ký của thời đại và chính là nhân tố chủ quan tạo nên sự xuất hiện của trường ca.

Điểm qua các trường ca thời chống Mỹ, ta có thể khẳng định rằng: hầu hết các nhà thơ sáng tác trường ca đều là những người lính… gắn bó với chiến trường từ Việt Bắc, chạy dọc theo chiều dài núi rừng Trường Sơn, Tây Nguyên. Từ Quảng Trị, Thừa Thiên đến tận miền Củ Chi địa đạo. Có những nhà thơ ở miền Nam như Trần Mạnh Hảo, ở miền Trung như Giang Nam, Thu Bồn, Thanh Thảo, Nguyễn Khoa Điềm..., ở miền Bắc như Tố Hữu, Ngô Văn Phú, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Hưng Hải... Họ sống và chiến đấu có thể ở ngay trong vùng tự do và cả trong vùng địch tạm chiếm. Nhưng dù ở đâu thì họ đều là nhà thơ chiến sĩ - người trong cuộc, nên tác phẩm của họ đều chứa đựng những cảm xúc mãnh liệt về con người và đất nước trong cuộc đấu tranh sinh tử để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc Việt Nam.

Trước khi trở thành người lính, các nhà thơ là những người dân sống gắn bó và có trách nhiệm với Tổ quốc, nên hiểu và viết về nhân dân, Tổ quốc thật sâu sắc. Trường ca của họ ngồn ngộn cuộc sống, giàu tính chất sử thi và trữ tình. Đời sống ở chiến trường với những miền quê khác nhau đều rất phong phú, giàu chất thực tế. Họ là những người lính xuất thân từ khắp mọi miền đất nước để đến với mọi miền đất nước. Họ đã kề cận với cái sống và cái chết trong tấc gang. Họ đã nếm trải nỗi đau của chiến tranh, bởi họ là những người trong


cuộc. Những gì họ ghi chép, phản ánh trong trường ca đều là những điều mắt thấy, tai nghe đã xảy ra trong chiến tranh; có thể đã từng xảy ra với chính họ; có khi là cả cái chết. Họ đã từ hiện thực chiến tranh để viết về chiến tranh với biết bao cung bậc cảm xúc. Họ không thể nói dối, viết dối, không thể phản ánh sai sự thật bởi họ đang làm nhiệm vụ quan trọng mà nhân dân giao phó nhưng cũng chính là nhiệm vụ mà bản thân họ tự nhận với lương tâm mình. Cho nên, ta có thể nói họ chính là nhân chứng lịch sử của thời chống Mỹ, là những người thư ký cần mẫn của thời đại đã gắng làm tròn sứ mệnh thiên sứ. Đó là nhiệm vụ của họ. Nếu không làm được điều ấy tức là họ có tội với lịch sử. Bởi, những nhà thơ viết trường ca đều là những người tích luỹ được kinh nghiệm, vốn sống từ những năm lăn lộn ở chiến trường; dự nhiều trận đánh, nếm nhiều gian khổ, chứng kiến biết bao điều kỳ diệu của đồng đội và nhân dân trong cuộc chiến đấu anh hùng.“Đó cũng là một trong những nhân tố khác, khiến những trường ca chiến trận liên tiếp ra đời và thường là do những nhà thơ mặc áo lính viết...” [70].

Bằng cảm quan hiện thực về cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, bằng trái tim yêu nước nồng nàn; các nhà thơ chiến sĩ đã tiếp tục xây dựng hình tượng con người và Tổ quốc Việt Nam bình dị nhưng anh dũng kiên cường. Những năm tháng chống Mỹ cực kỳ ác liệt, đau thương nhưng sáng ngời lý tưởng cách mạng. Đó là những năm tháng đầy ắp những sự kiện, câu chuyện về đất nước, con người Việt Nam. Các nhà thơ là những người nhạy lắng nghe, nhạy cảm thụ cuộc sống; để rồi con tim, ngòi bút của họ rung động thực sự. Họ phải có năng lực tư duy sâu sắc; có cảm xúc khác thường; có tài năng trong việc chọn hình ảnh, ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật... Và đặc biệt là họ phải có “đôi cánh tư tưởng đập nhịp nhàng với luồng gió thời đại” [100, tr.21]. Họ mang tâm thế thời đại và chịu sự tác động mạnh mẽ của thời đại. Sự vận động bên trong tư tưởng của nhà thơ đạt đến độ chín muồi là nhân tố chủ quan quyết định để trường ca về thời chống Mỹ xuất hiện.


Chính vì thế, khi nói về chiến tranh, chúng ta “khó mà bỏ qua hàng loạt trường ca mà chủ đề của nó là chiến trường, và những người lính, những người làm nên chiến trận” [12, tr.130]. Thật vậy, những người nặng nợ với thơ ca khó lòng bỏ qua những bản trường ca viết về thời chống Mỹ đã một thời làm rung động biết bao trái tim người thưởng thức. Và đến nay, mỗi khi đọc lại, lòng chúng ta vẫn chưa thôi xao xuyến.

Điểm qua một số nhà thơ nổi tiếng có trường ca xuất sắc; ta có thể kể đến Thu Bồn, một trong những ngưởi khai mở trường ca thời chống Mỹ. Là người lính, Thu Bồn đi nhiều nơi, hiện thực cuộc sống và chiến đấu ở chiến trường khu Năm đã được Thu Bồn đưa vào thơ ca. “Cái tôi của nhà thơ tham gia vào quá trình phát triển tác phẩm, cảm xúc, suy nghĩ của tác giả được mở trên những bình diện rộng lớn, nhân vật mang tính chân thực cụ thể” [78, tr.65-66]. Bài ca chim Chơrao (1964) là một trong những trường ca hay của thời chống Mỹ và là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Thu Bồn. Ông được đánh giá là người có sở trường viết trường ca vào loại nhanh, bền và khỏe. Nhà thơ hầu như đã gắn cuộc đời mình với văn chương, sống với văn chương. Nối tiếp Bài ca chim Chơrao là một loạt các trường ca Vách đá Hồ Chí Minh (1972), Quê hương mặt trời vàng, Chim vàng chốt lửa (1975)…

Ở trường ca Hành trình của Hưởng Triều, hình ảnh người lính trong đoàn binh tiến về phương Nam được khắc họa khá đậm nét. Đó là một thế hệ quyết xếp bút nghiên lên đàng: “Ta nhận ấn vàng từ tay mẹ/ Vẫy đoàn xung kích mũi vào Nam”. Hình ảnh người lính được xây dựng từ cái nhìn, cái cảm mang tính thời sự của một nhà thơ; và cũng là người lính đầy nhiệt tình nhập thân vào cuộc sống chiến đấu nóng bỏng. Hưởng Triều đã kết hòa được cảm xúc thời sự và cảm hứng thơ, lôi cuốn người đọc trước hết là bằng những tình cảm chân thành mạnh mẽ và tư tưởng chính thống của người chiến sĩ cách mạng. Điều đó đã có tác dụng nhất định đối với quá trình xây dựng hình tượng người chiến sĩ dấn thân vào cuộc hành trình lớn của dân tộc.


Hữu Thỉnh cũng là một chiến sĩ thời chống Mỹ, “trước khi là nhà thơ, Hữu Thỉnh đã là một người lính. Hiện thưc người lính và hiện thực lớn lao, sôi động của những năm tháng chiến tranh ác liệt đã trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo cho các sáng tạo của anh” [95, tr.75]. Các bài thơ nổi tiếng của anh hầu như được viết từ chiến trường. Bài Trên một chiếc xe tăng, được âm nhạc chắp cánh thành ca khúc nổi tiếng Năm anh em trên một chiếc xe tăng thể hiện tình đồng đội gắn bó keo sơn. Chính Hữu Thỉnh cũng đã bày tỏ rằng “hiện thực chiến tranh, cuộc sống của người lính” dội vào tâm hồn nhà thơ mạnh đến mức vượt qua khỏi một thời đoạn, một đề tài, nó thành một tâm thế”. Nhà thơ cũng tự nhận mình có lẽ“không có tài viết ngắn” “cuộc sống lớn lao, bi tráng quá, đòi hỏi phải mở rộng các kích cở” [18]. Như vậy, Hữu Thỉnh phần nào đã công nhận trường ca là bộ phận thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của mình.

Có thể nói, Hữu Thỉnh là “nhà thơ của làng thời đánh giặc” [18]. Đường tới thành phố được sáng tác trong một thời gian rất ngắn mang đầy tình yêu làng nước. Một điểm chốt, một gốc sim cằn cũng hóa thành thơ nhưng pha trộn sắc đỏ của chiến tranh. Một dân tộc nổi tiếng yêu làng, yêu nước; tất nhiên sẽ có những con người anh hùng trong chiến đấu và sẽ có những cây bút tài hoa ghi lại hiện thực chiến tranh. Hữu Thỉnh đã làm được điều ấy bằng cách chọn một cách nói rất riêng cho thơ của mình, và Đường tới thành phố chính là một trường ca viết về thời chống Mỹ đầy chất trữ tình chính luận, khắc họa sâu đậm hiện thực chiến tranh và người lính.

Nguyễn Khoa Điềm, mặc dù xuất hiện khá muộn trên văn đàn nhưng được độc giả chú ý và nhanh chóng được khẳng định là một giọng thơ trữ tình đậm đặc chất sử thi. Anh sinh ra ở Huế, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội (1964), trở về quê hương tham gia kháng chiến chống Mỹ. Năm 1969, bài thơ Đất ngoại ô xuất hiện. Năm 1972, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được ngâm và phát trên Đài tiếng nói Việt Nam, sau đó được Trần Hoàn phổ nhạc,


có sức vang trong lòng công chúng. Điều đó đã khẳng định tài năng của anh. một nhà thơ đặc sắc thời chống Mỹ. Năm 1974, Mặt đường khát vọng được xuất bản, có sức thu hút mãnh liệt. Thơ và cuộc đời anh đã hòa nhịp với thời đại, vừa thể hiện tài năng, vừa suy tư già dặn, vừa trẻ trung cao vút trong dàn “đồng thanh” của thế hệ, nhưng vẫn có cá tính riêng không lẫn vào ai. Từ năm 1970, anh đã viết những lời văn đầy nhiệt huyết đề ngày 19/9 gửi cho Tiểu ban Văn nghệ miền Nam: “Hiện thực chiến trường thì to lớn, khả năng thì có hạn… rất lo lắng và sốt ruột cho mình... Mơ ước có những bài thơ sục sôi, sắc bén giàu tính hiện thực và chiến đấu hơn nữa mà vẫn chưa làm được”. Nhưng chỉ bốn năm sau, anh đã làm được điều ấy, thơ anh “sắc bén giàu tính hiện thực và chiến đấu” nhưng chất “sục sôi” thì theo cách trữ tình mà cháy bỏng tâm can.

Nguyễn Khoa Điềm đã từng quan niệm: có ba yếu tố tạo nên bản chất văn chương là “lời, hành động và tấm lòng”. Lời là hình thức văn chương, hành động là ý tưởng văn chương giục người ta hành động và tấm lòng là tâm hồn tác giả trên từng trang giấy. “Có lời văn hay, có khát vọng hành động mạnh mẽ mà thiếu đi tấm lòng nhân hậu, cao thượng thì vẫn chưa có văn hay”. Ngẫm lại, những lời tự bạch của nhà thơ trong Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX (Nxb Văn học H. 2001) như một tuyên ngôn về bản thể của một nhà nghệ thuật mà mỗi văn nghệ sỹ cần phải đạt đến.

Lê Thị Mây hoàn thành trường ca Lửa mùa hong áo vào năm 2003. Đây là trường ca của người đại diện cho phụ nữ Việt Nam vừa làm thơ vừa đánh giặc nên giàu chất liệu hiện thực, giàu cảm xúc. Vũ Duy Thông đã viết:“Lửa mùa hong áo” là trường ca con gái. Hiện lên trong khói sương và bất chợt ùa ra vây quanh ta là tiểu đội mười hai cô gái thanh niên xung phong... trong đó có cô thanh niên xung phong Lê Thị Mây ngày nào trong đời thật và trong sự thăng hoa của nghệ thuật thơ ca... Đọc “Lửa mùa hong áo”, tôi vẫn gặp nguyên vẹn những cảm xúc chân thành của người trong cuộc suốt những tháng năm cả nước đánh giặc”.

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí