Những Nhân Tố Khách Quan Tạo Nên Sự Xuất Hiện Của Trường Ca


vào vấn đề nhà thơ là nam hay nữ mà phụ thuộc ở vốn thực tế, sức viết, cảm xúc và tài năng của họ. Chúng ta có thể kể đến Lửa mùa hong áo của Lê Thị Mây, Bà mẹ Quảng Nam của Trần Thị Thắng, Mẹ của Phạm Thị Bảo... Nhưng có thể thấy rằng Lửa mùa hong áo được độc giả chú ý nhiều hơn.

- Trong sách Phê bình, bình luận văn học- Nxb Văn nghệ (1998) do Vũ Tiến Quỳnh chọn và giới thiệu cũng có một số bài viết về các tác giả và phân tích một số trường ca tiêu biểu được khẳng định giá trị, chẳng hạn như:

+ Nguyễn Viết Lãm có "Bài ca chim Chơ rao, một bản trường ca hay, viết về Thu Bồn và tác phẩm, đã đăng trên TCVH số 5/1965 [78, tr.196-209].

+ Hoài Thanh với bài "Tấm lòng của một thanh niên trên tiền tuyến lớn”, viết về nhà thơ Lê Anh Xuân, đã in trong TCVH số 10/1968 [78, tr.93].

+ Phạm Văn Sỹ với bài "Thơ ca chống Mỹ cứu nước ở Miền Nam 1954

- 1970 [78, tr.34] đã có những lời nhận định về Hưởng Triều, Giang Nam, Lê Anh Xuân, Thu Bồn…

- Mã Giang Lân có bài "Anh Ngọc, tình yêu và người lính" in trong tập

Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, [47, tr.558-564] Nxb Giáo Dục - 2000.

- Nguyễn Hữu Quý có bài “Cổ tích về sự hồi sinh” viết về các trường ca sáng tác từ cuộc phát động viết về Bác Hồ của báo Văn nghệ (TC VNQĐ số 617/2004.Trần Đình Sử có bài “Tản mạn về trường ca” trên báo mạng (4/2010).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Những công trình nghiên cứu, những bài phê bình, những bài viết trên đã tạo cơ sở, tiền đề cơ bản quan trọng cho chúng tôi thực hiện công trình này. Ngoài ra, cũng cần nhắc đến một số công trình khác, tuy không trực tiếp liên quan đến trường ca hiện đại, nhưng cũng gợi ý cho chúng tôi có những hiểu biết sâu sắc hơn về tính chất sử thi anh hùng hiện đại. Đó là:

+ Bài "Mấy ý kiến về anh hùng ca - bài ca Đăm San” của Lê Văn Khoa (TCVH số 6/1982).

Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam - Nguyễn Thị Liên Tâm - 4

+ Luận án Tiến sĩ: “Thể loại sử thi anh hùng của các dân tộc ở Tây Nguyên” của Võ Quang Nhơn, có trích đăng trên Tạp chí Văn nghệ (4) 1987.


+ Luận văn Thạc sĩ: "Thi pháp sử thi anh hùng của dân tộc Ê-đê" của Huỳnh Thống Nhất (2002).

Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc và trân trọng những công trình nghiên cứu đã nêu, trong luận án này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam, cụ thể về các nội dung: “những nhân tố tạo nên sự xuất hiện trường ca về thời chống Mỹ; nội dung chủ yếu, đặc điểm nghệ thuật của trường ca”.

5.3. Phạm vi nghiên cứu

Trường ca về thời chống Mỹ xuất hiện từ 1960 đến 1980 khá nhiều và đa phần có giá trị. Sau năm 1980, trường ca vẫn tiếp tục phát triển. Bên cạnh đề tài chiến tranh, các nhà thơ còn quan tâm đến những đề tài về cuộc sống thường nhật, đề tài đời tư thế sự. Nhưng thực tế cho thấy, những trường ca ấy chưa tạo nên những ấn tượng, những giá trị như trường ca về thời chống Mỹ giai đoạn 1960 - 1980. Do vậy, phạm vi nghiên cứu của luận án này không thể khảo sát tất cả các trường ca, mà chỉ dừng lại ở những trường ca tiêu biểu, có giá trị viết về thời chống Mỹ của Thu Bồn, Tố Hữu, Lê Anh Xuân, Giang Nam, Hưởng Triều, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Thanh Thảo, Anh Ngọc, Nguyễn Quang Thiều, Lê Thị Mây, Văn Lê, Văn Công Hùng… và một vài tác giả khác như ở thư mục đã giới hạn.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi áp dụng các phương pháp

sau:


6.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu những nhân

tố khách quan và chủ quan tạo nên sự xuất hiện của trường ca về thời chống Mỹ; phân tích, giải mã sự gắn kết giữa cảm xúc thời đại và dân tộc, sự hoà quyện giữa cá nhân và cộng đồng. Phân tích giá trị phán ánh hiện thực; những đặc điểm của sự phức hợp, đa dạng về thể thơ; tính chất đa giọng điệu và giọng


điệu sử thi, không gian sử thi, sự liên tường, chất liệu dân gian của trường ca về thời chống Mỹ. Phương pháp tổng hợp sẽ tạo thuận lợi cho chúng tôi hệ thống các vấn đề, luận điểm đã nghiên cứu và rút ra những nhận định chung.

6.2. Phương pháp lịch sử - xã hội

Các trường ca về thời chống Mỹ phản ánh cuộc sống hiện thực phong phú. Tư tưởng nghệ thuật của các nhà thơ có cội nguồn từ hiện thực lịch sử và thời đại mà họ đã và đang sống. Vì thế, chúng tôi luôn vận dụng phương pháp lịch sử - xã hội trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu giá trị các trường ca và cái tôi nhà thơ theo hệ thống trục thời gian lịch sử (từ 1960 đến 1980, từ 1980 đến nay). Hệ thống lại các ý kiến nhận xét về thể loại; các ý kiến đánh giá về tác giả, tác phẩm theo quan điểm lịch sử xã hội phù hợp với thời điểm xuất hiện.

6.3. Phương pháp so sánh, thống kê

Ngoài hai phương pháp trên, chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh và thống kê ở chừng mực cần thiết khi phân tích tác phẩm, đối sánh sự khác biệt về vai trò cá nhân, tính sử thi, giọng điệu, kết cấu… của trường ca hiện đại so với trường ca cổ điển, so sánh phong cách của các tác giả. Ở trường hợp cần thiết, sử dụng phương pháp thống kê để có cái nhìn tổng hợp về tần số xuất hiện của các thể thơ, giọng điệu, chủ thể trữ tình trong trường ca.

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận án được trình bày thành ba chương:

Chương I. Những nhân tố tạo nên sự xuất hiện của trường ca về thời chống Mỹ.

Chương II. Nội dung chủ yếu của trường ca về thời chống Mỹ.

Chương III. Đặc điểm nghệ thuật của trường ca về thời chống Mỹ.

Cuối cùng là phụ lục, tài liệu tham khảo và những công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án.


Chương 1

NHỮNG NHÂN TỐ TẠO NÊN SỰ XUẤT HIỆN CỦA TRƯỜNG CA VỀ THỜI CHỐNG MỸ


1.1 Những nhân tố khách quan tạo nên sự xuất hiện của trường ca

1.1.1 Sự kết nối từ truyền thống đến hiện đại

Văn học hiện đại nói chung, thơ ca Việt Nam thời chống Mỹ nói riêng, đã được đội ngũ nhà thơ kết hợp nét truyền thống cùng với sự mới mẻ hiện đại để tạo thành tiếng nói đặc sắc riêng. Sự kết nối từ truyền thống đến hiện đại về nội dung và hình thức phát triển của thể loại đã tạo nên một sắc thái mới cho thơ. Đây cũng là một nhân tố góp phần tạo nên sự xuất hiện của trường ca về thời chống Mỹ.

Trường ca, một loại hình nghệ thuật ra đời tương đối sớm trong đời sống tinh thần của nhân loại. Đầu tiên là sự xuất hiện của các trường ca cổ đại như: Iliat-Ôđixê của Hy Lạp, Mahabharata và Ramayana của Ấn Độ... Ở Lào có Phra Lac Phra Lam, ở Khơme có Riêmkê. Việt Nam có các Khan - là trường ca cổ sơ thiên về hát, kể bằng làn giọng du dương trầm bổng có thể kết hợp với vũ điệu. Điển hình như: trường ca Đam San, trường ca Xinh Nhã, trường ca Đăm Di, H’ mon Dăm Noi, MLan, Xing Chơniếp của các dân tộc Tây Nguyên (thuộc sử thi anh hùng, chủ yếu ca ngợi các nhân vật anh hùng tiêu biểu của bộ lạc); của dân tộc Mường như: sử thi thần thoại Đẻ đất, đẻ nước. Xuất phát từ mục đích phản ánh đời sống xã hội mà nó tồn tại, thi pháp trường ca luôn chịu sự qui định của xã hội mà nó được sản sinh.

Từ nghĩa gốc “ca là hát”, các tác phẩm sử thi cổ xưa của Việt Nam chuyển tải cái hồn phách đến lòng người bằng âm thanh giai điệu, bằng lối kể “tổng hợp”. Thường, trong các ngôi nhà rông ấm ngọn lửa của làng, những bài ca sử thi đã được cất lên bằng giọng hát, giọng kể. Đây có lẽ cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho sử thi cổ điển phát triển, vì hát ca sẽ giúp cho


người nghe dễ nhớ, dễ thuộc và dễ lưu truyền. Thế nhưng, trong dòng văn học hiện đại, thể loại trường ca ngày nay lại không mang yếu tố “hát ca”.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các trường ca nổi tiếng trong kho tàng văn học dân tộc là trường ca, vì yếu tố “thi” và “ca” gắn chặt nhau, có yếu tố “trường” và “truyện” xen lẫn, trường ca cùng một hình thức với truyện thơ [80]. Các bài thơ có dung lượng đồ sộ hiện nay không có yếu tố “ca”. Người viết lại cho rằng trường ca hiện đại phải mang hơi thở sử thi, âm hưởng các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, chứa đựng nội dung lớn lao. So sánh với trường ca cổ điển, điều khác biệt lớn là trường ca cổ điển không có chỗ đứng cho sự sáng tạo cá nhân, không thể đưa cách nhìn riêng của bản thân vào tác phẩm mà chỉ có thể kể, thuật lại sự kiện là chủ yếu. Tất cả là nhờ vào ký ức của tập thể nhân dân nhớ về quá khứ anh hùng của dân tộc. Trường ca sử thi hiện đại chính là bắt nguồn từ trường ca cổ điển về phương diện kết cấu, độ dài, chất sử thi anh hùng ca; nhưng mỗi thời đại đều có những trường ca mang đặc điểm riêng về hình thức lẫn nội dung phù hợp với mỗi thời.

Vũ Văn Sỹ, trong tiểu luận “Trường ca trong hệ thống thể loại thơ Việt Nam hiện đại” in trong Mạch nguồn thơ thế kỷ [85] đã khẳng định: năm 1980, 1981, 1982, nhiều cuộc hội thảo về trường ca diễn ra sôi nổi. Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1981) mở thêm mục “Trao đổi về trường ca”. TCVH số 6/1982 đặc biệt đã đăng tải lại nhiều bản tham luận công phu của các nhà nghiên cứu văn học về “trường ca cổ điển và trường ca hiện đại”. Theo ông, các tham luận có thể quy về bốn cụm ý kiến:

+ Một là, các tác phẩm dài hơi đương thời nên gọi là truyện thơ (vì khái niệm trường ca chỉ là vay mượn ở Châu Âu).

+ Hai là, trường ca, với ý nghĩa mỹ học đầy đủ nhất, có tên gọi là trường ca sử thi hiện đại, và lấy tự sự làm chính.

+ Ba là, trường ca có thể là khúc anh hùng ca được tiếp tục trong giai đoạn mới của lịch sử văn học (chủ yếu: trữ tình cách mạng kết hợp tự sự).


+ Bốn là, trường ca là một hiện tượng giao thoa giữa tự sự và trữ tình của các thể loại. Nét đặc biệt là cái tôi của nhà thơ chủ động tham gia tích cực vào kết cấu tác phẩm dưới hình thức nhân vật trung tâm và nhân vật hành động. Và điều này lý giải vì sao đây là thời kỳ hoàng kim của trường ca sử thi hiện đại.

Sự tổng hợp các ý kiến trao đổi về trường ca của Vũ Văn Sĩ khá hợp lý. Trong luận văn “Đặc điểm trường ca viết về đề tài chiến tranh thời chống Mỹ”, chúng tôi đã khẳng định vấn đề: những bài thơ dài có kết cấu chặt chẽ, mang nội dung lịch sử lớn lao, có tính sử thi… mới được gọi là trường ca. Viết về thời chống Mỹ, nhiều bài thơ dài không hề có cốt truyện lại thiên về giọng điệu bày tỏ cảm xúc như: Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh, Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, Những người đi tới biển - Thanh Thảo... vẫn được xếp vào thể trường ca sử thi hiện đại. Và cách sắp xếp ấy là hợp lý vì:

+ Tröôøng ca sthi hin đại thường có dung lượng khá đồ sộ với cảm hứng mãnh liệt; nội dung hoành tráng; âm điệu hào hùng; có khả năng tổng hợp cả về nội dung lẫn hình thức thể loại; vừa đậm đà chất trữ tình; vừa giàu chất suy nghĩ, triết lý... Chính vì thế, có thể cho rằng: trường ca sử thi hiện đại, về bản chất khác với truyện thơ truyền thống, khác với trường ca cổ điển nhưng gần gũi với thơ trữ tình.

+ Trường ca sử thi hiện đại là một thể loại văn học nằm trong hệ thống thơ ca hiện đại Việt Nam, “ra đời và phát triển trong hoàn cảnh xã hội có những biến cố lịch sử trọng đại, lớn lao” [10, tr.110]. Tuy nhiên, trong thực tế, ở thời bình vẫn có hàng loạt trường ca ra đời hưởng ứng các cuộc vận động sáng tác về đề tài chiến tranh, phản ánh về một thời kháng chiến đã qua và đa phần được viết bằng thủ pháp “hồi tưởng”.

Bàn về vấn đề này, thi hào Pháp Victor Hugo, một trong những nhà thơ lãng mạn lớn nhất của Phương Tây ở thế kỷ XIX và nhà thơ lớn Maiakovki của Liên Xô (cũ) ở nửa đầu thế kỷ XX đều cho rằng thể loại trường ca sống mãi.


Tất nhiên là hình thức của thể loại trường ca phải phù hợp với thời đại. Thời đại qui định thi pháp trường ca, trường ca in đậm dấu ấn thời đại.

Quả là con đường từ sử thi truyền thống đến sử thi hiện đại là cả một quãng thời gian dài dằng dặc. Trên thế giới, các trường ca sử thi nổi tiếng như: trường ca Iliat-Ôđixê của Hilạp cổ đại, trường ca Mahabharata, Raymayana của Ân Độ, Bài ca Rôlăng của Pháp, Trường ca của Maiacốpki... đã được tôn vinh, mang giá trị văn hoá đặc sắc của toàn nhân loại. Ở Việt Nam ta cũng thế, từ Đẻ đất đẻ nước, Đam San-Xing Nhã… đến các trường ca sử thi hiện đại là cả một khoảng dài thời gian sàng lọc và sáng tạo quí giá.

Ở thời kỳ chống Pháp, trường ca rất hiếm. Có thể kể đến:

+ Trường ca Tiếng địch sông Ô của Phạm Huy Thông (xuất hiện từ phong trào thơ Mới 1932 - 1945) là một khúc anh hùng ca về tiếng địch Trương Lương làm xao lòng khách anh hùng.

+ Trường ca Từ đêm mười chín, còn có tên Quảng Nam - Đà Nẵng hùng ca (1951) của Khương Hữu Dụng, Đây là “bản trường ca duy nhất viết về cuộc bùng nổ toàn quốc kháng chiến, một cuộc bùng nổ đầy ý thức của dân tộc, thời điểm bùng nổ ý thức công dân” [91, tr.41].

Dòng thơ ca Việt Nam - chủ yếu là trường ca - xuất hiện ở thời kỳ này đã có ít nhiều ảnh hưởng thể trường ca của Phương Tây. Ngay cả âm nhạc cũng có những bài ca dài bất hủ về đề tài kháng chiến vùng châu thổ sông Hồng như: Trường ca Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi), Du kích sông Thao (Đỗ Nhuận), Trường ca sông Lô (Văn Cao)… ra đời chủ yếu là để phục vụ cho nhiệm vụ chính trị. Nhưng, cũng có những dấu hiệu chứng tỏ trường ca hiện đại tiếp nối nguồn gốc sử thi anh hùng ca cổ điển của các dân tộc Việt Nam như các khan (Đam San, Xing Nhã…), sử thi Mường (Đẻ đất đẻ nước), các truyện thơ của Tày - Nùng - Thái (Sóng chụ chon sao, Chàng Lú nàng Ủa)...

Chúng ta cũng thấy rằng, nhiều nhà thơ trưởng thành trong thời chống Mỹ vẫn có cảm hứng sáng tác về đề tài chiến tranh thời chống Pháp như Trần Đăng


Khoa với Khúc hát người anh hùng (1974) viết về nữ du kích Mạc Thị Bưởi. Nguyễn Bá với trường ca Hòn Khoai (2000) viết về anh hùng Phan Ngọc Hiển. Dương Tam Kha với trường ca Anh hùng Lò Văn Giá (2003). Nhà thơ Võ Văn Trực có Ngày hội của rạng đông (1978) viết về không khí khởi nghĩa Xô Viết Nghệ Tĩnh; riêng trường ca Người anh hùng đất Hoan Châu (1976) phản ánh cuộc khởi nghĩa nông dân và anh hùng Mai Hắc Đế. Giang Nam với Sông Dinh mùa trăng khuyết (2003) viết về liệt sĩ Nguyễn Thị Trừ của thời chống Pháp nhưng cũng có những chương đoạn mang cảm hứng về thời chống Mỹ.

Thời kỳ đầu chống Mỹ, số lượng trường ca xuất hiện cũng không nhiều. Nhưng càng về sau, số lượng tăng dần do yêu cầu cần phản ánh và bày tỏ cảm xúc trước hiện thực chiến tranh diễn ra hàng ngày trên quê hương, đất nước. Một số bài thơ dài và trường ca thường được nhắc tới như: Ba mươi năm đời ta có Đảng (1960), Theo chân Bác (1970), Nước non ngàn dặm (1973) của Tố Hữu; Người thợ ảnh (1963), Người Bác sĩ (1968) của Huy Cận; Bài ca chim Chơrao (1963), Vách đá Hồ Chí Minh (1970), Quê hương mặt trời vàng (1975) của Thu Bồn, trường ca Nguyễn Văn Trỗi (1967) của Lê Anh Xuân; Cái én (1967) của Phạm Huy Thông, Người anh hùng Đồng Tháp (1968) của Giang Nam; Cách mạng, chương đầu (1970), Những bài thơ đánh giặc (1972), Ngày vĩ đại (1975), Thơ bổ sung (1975) của Chế Lan Viên; Câu chuyện quê hương (1973) của Tế Hanh; Kể chuyện ăn cốm giữa sân (1974) của Nguyễn Khắc Phục; Trường ca ở làng Phước Hậu của Trần Vũ Mai; Như trong mơ (1975) của Hoàng Trung Thông, Mặt đường khát vọng (1974) của Nguyễn Khoa Điềm... Một số trường ca khác cũng viết về đề tài chiến tranh nhưng không được đánh giá cao như Lửa sáng rừng của Thái Giang, Núi rừng mở cánh - Liên Nam, Phóng sự 30/4/75 - Nguyễn Duy, Sóng Nậm Rốm - Vương Trung… Từ sau năm 1975; văn thơ, đặc biệt là trường ca nở rộ đã tiếp tục nhiệm

vụ viết tiếp trang sử của quá khứ và phản ánh hiện thực cuộc sống. Cảm hứng về thời đại và vốn sống phong phú mà các nhà thơ tích lũy được trong những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2023