tương hỗ. Khi tinh thần dân tộc Malayu lên cao, thì Islam trở thành sợi dây liên kết cộng đồng Malayu chống lại các cộng đồng cư dân khác. Islam cùng với nền văn hoá của nó được người Malayu coi là đặc trưng văn hoá dân tộc của họ, là giải pháp cho mọi vấn đề của đất nước. Vì thế Islam ngày càng được đề cao, càng có vị trí quan trọng trong xã hội. Trong bối cảnh Malaysia vào những năm 70 – 80, phong trào phục hưng Islam đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tình hình chính trị trong nước Malaysia, phong trào này đã gay áp lực lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các đảng phái chính trị ở Malaysia, đặc biệt là sự đấu tranh giữa PAS và UMNO. Điều này giải thích tại sao từ những năm 70 – 80 đến nay, chính phủ Malaysia hết sức coi trọng vai trò của Islam, nâng cao địa vị của Islam trong đời sống chính trị, xã hội của Malysia. Cũng chính Islam đã khiến Malaysia thay đổi chính sách đối ngoại, thiên về thế giới Islam.
Đồng thời, những chính sách trong lịch sử Malaysia như “Chính sách kinh tế Mới” với đối tượng bumiputra - “những đứa con của đất” – người Malaysia theo Hồi giáo được thụ hưởng tài sản quốc gia, kinh doanh, giáo dục với lập luận bản sắc Malaysia nằm ở Islam, vì trong Islam chứa đựng ngôn ngữ, lịch sử cũng như truyền thống văn hóa lâu đời của cư dân bản địa trên bán đảo Malay. Điều này đã thúc đẩy công dân của Malaysia cải đạo theo Islam một thời gian dài. Và cho đến nay số lượng người Malaysia duy trì và tiếp tục bởi hoặc họ truyền bá cho gia đình, cộng đồng; hoặc chính bản thân họ cũng khó thay đổi được khi vấn đề cải đạo cực kỳ khó khăn như đã phân tích trên.
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện pháp luật Hồi giáo cũng gặp các rào cản, trên thực tế, Hồi giáo không còn toàn quyền trong mọi vấn đề đời sống chính trị nữa, thậm chí nó còn bị Hiến pháp giới hạn lại, và sự tác động chủ yếu nằm ở vấn đề gia đình, hôn nhân, thừa kế so với Hồi giáo nguyên thủy. Bởi lẽ, vào cuối thế kỷ 19, tất cả các bang ở Malaya đều nhận được các cố vấn người Anh. Sự xuất hiện của cố vấn người Anh ở Mã Lai này đã dẫn đến việc áp dụng luật Hồi giáo đã bị xói mòn theo cách người Anh. Theo M.B. Hooker, nói rằng mục đích thực sự của người Anh đã đưa ra Luật dân sự ở vùng đất Malay và do đó làm giảm tình trạng của luật Hồi giáo không phải vì luật dân sự bất hợp pháp hay Luật Hồi giáo không phải là hệ thống mà là các yếu tố kinh tế. Họ cũng cho rằng Hồi giáo là một yếu tố rào cản trong sứ mệnh phát triển Malaya của họ [126].
2.4. Lịch sử và sự phát triển Hiến pháp Brunei
2.4.1. Khái quát chung
Brunei trong tiếng gốc là chữ "Varunai". Nó được bắt nguồn từ "varunadvipa" có nghĩa là đảo Kalimantan. Lý do đây là tên của quốc gia Brunei là bởi vì Brunei nằm ở đảo Borneo. Brunei Darussalam, hay còn gọi là Brunei là một quốc gia nhỏ với diện tích 5.765 km. Dân số Brunei là 301.000 người, bao gồm 70,5% người Mã Lai thường làm việc trong chính phủ, 16% người Hoa, trong đó 80% không được làm công dân chính thức và một số nhóm dân cư địa phương như Iban, Kedayan, Kayan, Kenyah, Kiput, Muru và Tutung. Người nhập cư tại Brunei chiếm 8.2% và chủ yếu sinh sống với nghề nghiệp công nhân. Tiếng Mã Lai trở thành ngôn ngữ chính tại Brunei, cùng với tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Iban và hàng chục phương ngữ khu vực với số lượng lên đến 17 ngôn ngữ. Đây là một trong những quốc gia giàu nhất với số lượng dầu mỏ khủng lồ tại khu vực Đông Nam Á. Quá trình lịch sử tại Brunei trải qua nhiều giai đoạn, thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của Brunei là vào đầu thế kỳ 16. Vương quốc Brunei khi đó, là một quốc gia mạnh mẽ và có thẩm quyền không chỉ bao trùm toàn bộ đảo Borneo mà còn một số phần của các đảo Sulu và Philippines. Nhưng vào thế kỷ 17 cho đến thế kỷ 18, sức mạnh của Vương quốc Brunei bắt đầu giảm dần do sự nhượng bộ trước Hà Lan, Anh của Vua Serawak. Chính sách nhượng bộ gây bất lợi lớn cho chính Brunei. Và cuối cùng vào thế kỷ 19, lãnh thổ của Brunei Darussalam đã bị thu hẹp đến các ranh giới cuối cùng. Với sự xuất hiện của người nước ngoài đến Brunei, đặc biệt của Vương quốc Anh, đã tác động đến thay đổi hệ thống luật gia đình Hồi giáo trong một hành trình dài để giành độc lập cho đến bây giờ. Đồng thời, sự ngự trị của Anh cũng làm xói mòn dần hệ thống luật Hồi giáo tại Brunei. Điều đó dẫn đến một số điểm cải cách trong luật Hồi giáo ở Brunei sẽ được phân tích trong những phần tiếp theo. Năm 1847, Vương quốc Brunei đã có một thỏa ước cùng với Anh. Hiệp ước được thực hiện vào năm 1856, trao quyền cho Vương quốc Anh kiểm soát các trường hợp phát sinh từ tranh chấp giữa người dân Anh hoặc giữa người Anh và người nước ngoài ở Nhà nước Brunei. Đồng thời, bên cạnh các thẩm phán của Brunei, còn có các thẩm phán Anh cùng thực hiện quyền tư pháp. Trong thời gian đó, người Anh bắt đầu can thiệp vào các vấn đề của Vương quốc Hồi giáo Brunei và
can thiệp vào vấn đề công lý xã hội. Vào năm 1888, một hiệp ước trao toàn quyền cho các thẩm phán Anh trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình đã được xác lập giữa Anh và Brunei. Bản chất của thỏa thuận là trao toàn bộ quyền lực cho các thẩm phán Anh trong việc thực hiện nhiệm vụ của họ tại Vương quốc Brunei Darussalam. Với các thỏa thuận đã đề cập ở trên, nó sẽ dẫn đến những thay đổi trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là việc thực thi luật Hồi giáo ở Brunei.
2.4.2. Ảnh hưởng và đặc điểm của Hồi giáo tại Indonesia Về ảnh hưởng
Một số nhà sử học châu Âu cho rằng Brunei vẫn không phải là một quốc gia Hồi giáo cho đến thế kỷ 15. Trong một cuốn sách tham khảo Trung Quốc có tên “Ming Shih”, lưu ý rằng vị Quốc vương Hồi giáo đầu tiên tại Brunei là Mahmud Shah. Robert Nicholl, một người phụ trách Bảo tàng Brunei trước đây đã lập luận trong một bài báo khác có tên là “Ghi chú về một số vấn đề gây tranh cãi trong Lịch sử Brunei năm 1980”, rằng cái tên Ma-ho-mo-sa có thể được phát âm là Maha Moksha có nghĩa là Vĩnh cửu vĩ đại. Đồng thời, Nicholl tiếp tục lập luận rằng Quốc vương Muhammad Shah cải đạo sang Hồi giáo vào cuối thế kỷ 16 chứ không phải trong thế kỷ 14 như được biết đến rộng rãi. Tuy nhiên, theo các nhà sử học Brunei, Quốc vương Muhammad Shah đã chuyển sang đạo Hồi vào năm 1376 và ông đã cai trị cho đến năm 1402. Sau đó, đó là Quốc vương Abdul Majid Hassan, người đã chết ở Trung Quốc, lên ngôi. Dù có nhiều đồn đoán về thời điểm chính xác và vị Quốc vương đầu tiên của đất nước Brunei, song đa phần các nghiên cứu khoa học đều cho rằng, có hai làn sóng giáo lý đạo Hồi đã du nhập đến Brunei. Làn sóng đầu tiên được mang đến bởi các thương nhân từ Ả Rập, Ba Tư, Ấn Độ và Trung Quốc. Làn sóng thứ hai được tạo ra bởi sự cải đạo của Sultan Muhammad Shah. Sự ảnh hưởng của Hồi giáo dù theo con đường thứ nhất hay con đường thức hai đều có tầm ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ và rộng mở. Theo Thomas Stamford Raffles trong cuốn sách “Lịch sử của Java”, các hoạt động Hồi giáo của vị Quốc vương Brunei có tên Syarif Ali đã khiến Hồi giáo được lan truyền mạnh mẽ không chỉ giới hạn ở Brunei. Ông được cho rằng đã đến Java để tuyên truyền đạo Hồi - nơi ông được gọi là Raja Chermin. Những nỗ lực của người Brunei trong việc truyền bá đạo Hồi đã giúp truyền bá đạo Hồi không chỉ ở Borneo
mà còn ở tận phía bắc tới các đảo phía nam Philippines. Khi Malacca rơi vào tay người Bồ Đào Nha vào năm 1511, chính Brunei đã đóng vai trò chính trong sự truyền bá đạo Hồi trong khu vực. Đến thế kỷ 16, Brunei đã xây dựng một trong những nhà thờ Hồi giáo lớn nhất của mình. Năm 1578, Alonso Beltran, một du khách người Tây Ban Nha mô tả nhà thờ với năm tầng cao vút được dựng xây trên mặt nước. Nhiều khả năng nó có năm lớp mái để đại diện cho năm trụ cột của đạo Hồi. Hồi giáo đã bắt nguồn vững chắc ở Brunei vào thế kỷ 16. Nhưng đáng tiếc, nhà thờ Hồi giáo này không may bị người Tây Ban Nha phá hủy vào tháng 6 cùng năm. Như vậy, có thể thấy ngay từ thời kỳ xa xưa trong lịch sử, Hồi giáo đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ và bền vững tại Brunei, điều đó sẽ lý giải tại sao cho đến nay, Brunei vẫn ảnh hưởng sâu sắc của Hồi giáo và kiên quyết theo con đường trở thành quốc gia Hồi giáo theo đức tin về thánh Allah.
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Và Đặc Điểm Của Hồi Giáo Tại Malaysia
- Nội Dung Hiến Pháp Hiện Hành Malaysia 2.3.4.1. Khái Quát Chung
- Sửa Đổi Hiến Pháp, Bảo Hiến Và Các Thiết Chế Hiến Định Độc Lập
- Sửa Đổi Hiến Pháp, Bảo Hiến Và Thiết Chế Hiến Định Độc Lập
- Xu Hướng Chế Định Hóa Quyền Con Người Và Đảm Bảo Thể Chế Dân Chủ Ở Một Mức Độ Nhất Định
- Những Gợi Mở Cho Quá Trình Cải Cách Hiến Pháp Việt Nam
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Về đặc điểm
Giống như các quốc gia khác, Hồi giáo ở Brunei mang những đặc điểm chung của Hồi giáo trên thế giới và các quốc gia trong khu vực. Tuy vậy, việc ảnh hưởng Hồi giáo tới Brunei không phải lúc nào cũng thuận lợi, Hồi giáo cũng gặp nhiều rào cản đặc biệt là vào giai đoạn thực dân, pháp luật Hồi giáo bị thu hẹp. Giai đoạn đầu của sự thay đổi dẫn đến việc thu hẹp thẩm quyền của Bộ luật Hồi giáo Hồi giáo bị giới hạn trong Bộ luật Dân sự. Sau đó, các sửa đổi liên tiếp là từ năm 1957, 1960, 1961 và 1967, vấn đề luật gia đình Hồi giáo chỉ được quy định 29 điều, cụ thể theo các quy tắc: Hôn nhân và ly hôn trong phần VI bắt đầu từ điều 134 đến 157, và Người phụ thuộc trong phần VII bắt đầu bằng Điều 157 đến 163. Vì vậy, vấn đề luật gia đình Hồi giáo ở Brunei, chỉ quy định vấn đề hôn nhân, ly hôn và tài chính sinh kế. Dường như các hạn chế đối với thẩm quyền thực thi pháp luật Hồi giáo ở Brunei Darussalam bắt đầu từ thời thuộc địa Anh.
2.4.3. Lịch sử Hiến pháp Brunei
Hiến pháp Brunei trải qua nhiều giai đoạn cùng với những sửa đổi qua từng thời kỳ, song, so với Malaysia hay Indonesia, Hiến pháp Brunei ít thay đổi và sửa đổi hơn. Kể từ bản Hiến pháp đầu tiên 1959 cho đến bản Hiến pháp hiện hành sửa đổi năm 2004, Hiến pháp Brunei trải qua lần lượt các mốc lịch sử nổi bật sau:
2.4.3.1. Hiến pháp Brunei 1959
Về hoàn cảnh lịch sử:
Đây là Hiến pháp thành văn đầu tiên của Brunei. Khác với Indonesia, bản Hiến pháp đầu tiên của Indonesia ra đời sau khi Indonesia vừa giành được độc lập, còn Hiến pháp Brunei ra đời khi Brunei vẫn còn chịu ảnh hưởng của Anh. Mục đích ra đời bản Hiến pháp là Quốc vương Brunei thời điểm đó, muốn Brunei dần tự lập và tự chủ, không còn lệ thuộc vào Anh nữa. Ông cho rằng, sự ra đời của một bản Hiến pháp sẽ giúp Brunei thực hiện được điều đó.
Về nội dung:
Hiến pháp năm 1959 quy định Quốc vương là Nguyên thủ quốc gia có toàn quyền hành pháp. Quốc vương được hỗ trợ và tư vấn bởi năm hội đồng - Hội đồng tôn giáo, Hội đồng Cơ mật, Hội đồng Bộ trưởng (Nội các), Hội đồng Lập pháp và Hội đồng Kế vị. Hiến pháp năm 1959 đã thiết lập Thủ tướng là một quan chức cao nhất, với Cao ủy Anh là cố vấn cho Chính phủ về tất cả các vấn đề ngoại trừ những vấn đề liên quan đến tôn giáo Hồi giáo và phong tục Malay.
Gần như trong Hiến pháp 1959, toàn bộ các quy định chủ yếu xoay quanh vị trí và quyền lực vô biên của Sultan. Mọi thẩm quyền điều hành đất nước đều tập trung trong tay Quốc vương. Trên thực tế, Quốc vương đã nhậm chức Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Nội vụ vào năm 1984, sau khi nối lại độc lập chính trị hoàn toàn. Vào tháng 10 năm 1986, ông từ bỏ Bộ Tài chính và Nội vụ và tiếp quản Bộ Quốc phòng. Quốc vương cũng là Tư lệnh tối cao của Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Brunei. Nội các có 13 thành viên và mỗi báo cáo cho Quốc vương. Hiến pháp năm 1959 quy định rằng quyền bổ nhiệm vào các Hội đồng được thực hiện bởi Quốc vương. Quốc vương có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp, bất chấp mọi điều không phù hợp với Hiến pháp.
Hội đồng tôn giáo chịu trách nhiệm tư vấn cho Quốc vương về các vấn đề liên quan đến Hồi giáo. Điều này được giải quyết trong Phần II của Hiến pháp, trong đó nói rằng tôn giáo của Brunei sẽ là Hồi giáo theo giáo phái Shafeite. Người đứng đầu đức tin là Quốc vương. Tự do tôn giáo được Hiến pháp bảo vệ. Hội đồng Cơ mật khuyên Quốc
vương liên quan đến việc thực thi quyền ưu tiên, sửa đổi hoặc hủy bỏ bất kỳ điều khoản nào của Hiến pháp và trao tặng danh hiệu.
Hội đồng Lập pháp được quy định trong Hiến pháp để thực hiện vai trò xem xét kỹ lưỡng về pháp luật. Tuy nhiên, vì lý do của Nhà nước, Hội đồng Lập pháp đã không được đáp ứng trong những năm gần đây và luật pháp được ban hành thông qua tuyên bố của Hoàng gia.
Hội đồng kế vị quyết định sự kế vị ngai vàng trong trường hợp nhu cầu đó phát sinh. Thứ tự kế vị được xác định bởi Hiến pháp và các thỏa thuận của Hội đồng cũng được đặt ra tương tự.
Tư pháp hình thành một nhánh chính phủ riêng biệt trong Brunei và sự độc lập của tư pháp được đảm bảo. Chính phủ quy định việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo trong nước bằng cách đảm bảo rằng Tòa án Hồi giáo chỉ có quyền tài phán đối với người Hồi giáo.
Tuy vậy, không phải lúc nào Quốc vương cũng tự quyết các vấn đề liên quan đến đất nước. Việc tham vấn các cố vấn người Anh truyền thống đã dần trở thành một công việc quen thuộc và thường niên dù không có điều khoản nào cho thấy việc này là bắt buộc với các Sultan. Trong lịch sử, Quốc vương Brunei luôn hành động tham khảo ý kiến với các cố vấn truyền thống của mình. Do đó, sự xuất hiện trên các tài liệu quan trọng của Nhà nước và hiến pháp, chữ ký và con dấu của cố vấn người Anh, cho thấy thỏa thuận của họ, cũng như chữ ký và con dấu của Quốc vương. Truyền thống tham vấn đã được chính thức hóa sau khi thành lập hệ thống cố vấn thường trú của Anh tại Brunei do Sultan chủ trì. Hệ thống này tồn tại cho đến khi có Hiến pháp thành văn đầu tiên vào năm 1959 khi một Hội đồng Hành pháp (sau này gọi là Hội đồng Bộ trưởng) và Hội đồng Lập pháp thay thế Hội đồng Nhà nước cũ. Các cố vấn truyền thống tiếp tục đóng một vai trò quan trọng theo Hiến pháp năm 1959. Mặc dù họ không còn tham gia trực tiếp vào quá trình của chính phủ, nhưng phần lớn trong số họ bao gồm tư cách thành viên của Hội đồng Cơ mật và Hội đồng Kế vị.
2.4.3.2. Hiến pháp sửa đổi năm 1971, 1984
Về bối cảnh lịch sử:
Năm 1971, Hiệp ước giữa Anh và Brunei sửa đổi đã làm giảm thêm quyền lực của Chính phủ Vương quốc Anh chỉ giữ lại ảnh hưởng đối với các vấn đề đối ngoại khi quốc phòng trở thành trách nhiệm chung của cả hai nước. Năm 1984, Brunei đã giành lại độc lập chính trị hoàn toàn và nhận trách nhiệm về quốc phòng cũng như quan hệ đối ngoại của chính mình. Trước tình hình đó, Brunei tiến hành việc sửa đổi Hiến pháp cho phù hợp với các biến đổi chính trị, xã hội trong nước. Hiến pháp Brunei đã lần lượt trải qua lần sửa đổi vào 1971, 1984.
Về nội dung:
Hệ thống chính phủ, được thực hiện theo cách tư vấn truyền thống của người Malay thông qua một Bộ trưởng và các quan chức cấp cao, đã được thay thế vào năm 1984 với Nội các kiểu mới. Điều đó phản ánh cam kết của Hoàng thượng đối với một chính quyền hiệu quả và tiến bộ.
Một số quy định của Hiến pháp, liên quan đến bầu cử và Hội đồng Lập pháp, đã được sửa đổi. Hội đồng lập pháp thỉnh thoảng được thành lập lại cho đến khi một Chính phủ kiểu Nội các được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1984. Các văn phòng cũ của Bộ trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao và Cán bộ Tài chính Nhà nước đã bị bãi bỏ và thay thế bởi Thủ tướng và các Bộ trưởng khác.
Theo Hiến pháp, Quốc vương thực thi quyền hạn ban hành luật trong trường hợp không có Hội đồng Lập pháp. Các thỏa thuận tài chính theo Hiến pháp năm 1959 vẫn không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi địa vị vào năm 1984 ngoại trừ trong trường hợp các điều khoản đó đề cập đến Hội đồng Lập pháp. Vị trí của Tổng Kiểm toán vẫn giữ nguyên như trước năm 1984, Tổng kiểm toán chịu trách nhiệm báo cáo với Quốc vương. Không có thay đổi nào được thực hiện đối với vị trí của các dịch vụ công cộng. Chúng tiếp tục được kiểm soát và giám sát bởi Ủy ban Dịch vụ Công cộng.
Liên quan đến Tư pháp, Quốc vương có quyền bổ nhiệm các Thẩm phán trở thành ủy viên tư pháp của Tòa án Tối cao Brunei. Vào tháng 7/1991, hai người Brunei được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án Trung cấp. Ủy ban Tư pháp của Hội đồng Cơ mật hoạt
động như Tòa án phúc thẩm cuối cùng. Tòa án tối cao nhận được kháng cáo từ các Tòa án sơ thẩm cho các vụ án hình sự và dân sự cấp quận. Kháng cáo của Tòa án cấp cao được đệ trình lên Tòa án phúc thẩm. Ủy ban Tư pháp của Hội đồng Cơ mật tại London là tòa phúc thẩm cuối cùng chỉ dành cho các vụ án dân sự. Tòa án Shari’ah cùng tồn tại với Tòa án tối cao và liên quan đến luật Hồi giáo. Năm 1991, Tòa án Trung cấp được thành lập, với thẩm quyền xét xử dân sự và hình sự rộng lớn; mặc dù nó không giải quyết các vi phạm về kinh tế.
Theo Hiến pháp Brunei năm 1959, Quốc hội nước này có 33 ghế, trong đó 16 ghế do bầu cử trực tiếp. Cơ chế bỏ phiếu đã bị cha của Hồi vương Bolkiah là Omar Ali Saifuddin giải thể năm 1962, sau khi đại đa số cử tri hậu thuẫn cho đảng cánh tả Nhân dân Brunei. Do tình trạng bất ổn sau đó, Hồi vương Omar đã ban bố tình trạng khẩn cấp và đến nay quyết định này về mặt hình thức vẫn còn hiệu lực. Những sửa đổi về hiến pháp trong những năm 1970 và 1980 đã dẫn đến việc hình thành Quốc hội Brunei có 21 thành viên hoàn toàn do chỉ định mà không qua bầu cử. Nhưng cơ quan lập pháp này cũng bị giải tán vào năm 1984, sau khi Brunei được Anh trao trả độc lập hoàn toàn. Hồi vương Bolkiah trở thành người có quyền lực tối thượng tại Brunei. Hiện ông vừa là nguyên thủ quốc gia kiêm thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Tài chính.
2.4.3.3. Hiến pháp Brunei sửa đổi 2004
Về hoàn cảnh lịch sử:
Khi Brunei bước vào thế kỷ XXI và cùng với sự thay đổi của đất nước và thế giới, nhiều người dân ở Brunei mong đợi việc tái thể chế hóa các cuộc bầu cử và cơ hội tham gia vào chính phủ. Người ta mong chờ nhiều hơn về một bản Hiến pháp hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu của người dân ở mức độ nhất định.
Về nội dung:
Thực tế, một loạt các sửa đổi hiến pháp được công bố vào năm 2004 đã mang lại cho Sultan nhiều quyền lực hơn. Mặc dù Hội đồng Lập pháp với tư cách thành viên một phần dựa trên các cuộc bầu cử đã được tái hoạt động vào năm 2004, tất cả các thành viên đã được bầu bởi Sultan và các thành viên của nó bao gồm chính Sultan, anh trai của Sultan, hoàng tử Mohamed Bolkiah, Bộ trưởng Nội các, đại diện từ các khu vực khác