Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam - Nguyễn Thị Liên Tâm - 10


Tiểu kết chương 1


Trường ca về thời chống Mỹ; với đặc điểm dung lượng có nhiều chương nhiều đoạn; nên tất yếu sẽ có những câu thơ thiếu tính mượt mà, thừa thải chêm xen. Độ dài của trường ca khá lớn nên người đọc dễ sinh tâm lý e ngại đọc kỹ, đọc sâu… và do đó sẽ khó thuộc. Nhưng nhìn chung, với tư tưởng thời đại, các nhà thơ vẫn muốn vươn tới một tầng cao mới nhằm thể hiện những người anh hùng thời chống Mỹ và thời đại mới bằng trái tim giàu nhiệt huyết, bằng ngòi bút tài hoa của họ. Thông qua hệ thống đề tài, chi tiết, ngôn từ, giọng điệu, kết cấu, cách xây dựng nhân vật; các nhà thơ luôn đề cập và chú ý sâu sắc tới con người quần chúng bình thường, con người mới.

Có thể khẳng định, sự kết nối từ truyền thống đến hiện đại và thời đại chống Mỹ chính là những nhân tố khách quan, là cái nền hiện thực sinh động, chói chang để biết bao sự kiện được “quay” lại, biết bao con người được “vẽ” lại, biết bao mảnh đất anh hùng được chiếu rọi trên bức tường văn học về một thời lịch sử vinh quang. Các nhà thơ - người trong cuộc và các nhà thơ thời hậu chiến mang cảm hứng sáng tác về thời chống Mỹ, chính là nhân tố chủ quan góp phần làm nên nét đặc sắc cho nền văn học thời chống Mỹ bằng các trường ca sử thi hiện đại đáng quý. Họ đã sống, chiến đấu và góp phần làm nên chiến thắng ở các phương diện quân sự, chính trị lẫn văn học nghệ thuật. Tất cả những khát khao cháy bỏng, những ngọt ngào sâu lắng, những giận dỗi đời thường đã nhường chỗ cho một tình yêu lớn hơn, vĩ đại hơn. Đó chính là tình yêu Tổ quốc, là sự gắn kết giữa cá nhân và cộng đồng. Đó là sự thừa hưởng và phát huy truyền thống đoàn kết “đồng bào”của dân tộc Việt Nam.


Chương 2


NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TRƯỞNG CA VỀ THỞI CHỐNG MỸ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Theo xu hướng hiện nay, nghiên cứu tác phẩm văn học (hoặc vấn đề văn học) thường theo hướng kết hợp nội dung và nghệ thuật; vì có những vấn đề vừa mang yếu tố nội dung, nhưng cũng là nghệ thuật. Sự phân chia: Nội dung chủ yếu của trường ca về thời chống Mỹ (chương II) và Đặc điểm nghệ thuật của trường ca về thời chống Mỹ (chương III) như trong luận án vẫn chưa phải là cách kết cấu thích hợp nhất. Nhưng; do dung lượng, giá trị phản ánh… của trường ca quá rộng, một kết cấu theo hướng kết hợp sẽ giới hạn phần nào việc nghiên cứu chuyên sâu, không thể nêu bật giá trị từng vấn đề như luận án đã thực hiện. Vì thế, để thuận tiện cho quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi đã chọn cách kết cấu này.

Những vấn đề được tập trung nghiên cứu trong chương là “Hệ thống đề tài”, “Sức khái quát hiện thực của trường ca về thời chống Mỹ” và “Sự kết hợp giữa tính chất sử thi và tính chất trữ tình.

Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam - Nguyễn Thị Liên Tâm - 10

2.1 Hệ thồng đề tài

Nghiên cứu hệ thống đề tài trong trường ca về thời chống Mỹ, ta thấy rằng trường ca tập trung phản ánh các đề tài lớn như đề tài lịch sử, đề tài thế sự... Trong phạm vi giới hạn, chúng tôi chọn bốn đề tài nhỏ nằm trong hai đề tài lớn nêu trên là: đề tài đất nước, đề tài chiến tranh và người lính; đề tài lãnh tụ, đề tài tình yêu để nghiên cứu.

Nhóm đề tài đất nước, đề tài chiến tranh và người lính, đề tài lãnh tụ đều thuộc nhóm đề tài lịch sử. Nhưng đề tài tình yêu lại là một khía cạnh trong đề tài thế sự. Trong trường ca về thời chống Mỹ; hình tượng đất nước, lãnh tụ, hình tượng người lính, nhân dân... là một bức tranh hòa hợp, chung nhất; trong đó, đất nước là một đề tài rất rộng được các nhà thơ chú ý khai thác.


2.1.1 Đề tài đất nước

Hình tượng Đất Nước chiếm một vị trí trang trọng, trung tâm trong thơ ca cách mạng nói chung và trường ca nói riêng. Các nhà thơ cách mạng đã xây dựng một thế giới nghệ thuật mới về Đất Nước qua những hình tượng thơ khá sắc sảo, thiên về chiều sâu văn hóa - lịch sử và trong tình cảm nhân dân, thường mang dấu ấn cội nguồn nhằm động viên sức mạnh toàn dân, cổ vũ ý chí chiến đấu. Theo Nguyễn Duy Bắc : “Tổ quốc không chỉ là không gian cư trú, làm ăn sinh sống mà còn là truyền thống văn hóa lịch sử, là tình cảm thiêng liêng, là tất cả những gì thân thuộc tạo thành cuộc sống Việt Nam” [8, 31].

Chúng ta biết rằng, dù cuộc chiến mang tính chất quy mô hay nhỏ lẻ, thì đất nước vẫn là nơi chứa đựng, gánh chịu những trạng thái của chiến tranh. Không thể mô tả chiến tranh mà thiếu vắng không gian xảy ra trận chiến. Vì thế, hình ảnh đất nước xuất hiện nhiều trong các trường ca sử thi hiện đại. Trong các trường ca được lựa chọn để nghiên cứu, số lượng từ đất nước xuất hiện khá nhiều. Hai trường ca tập trung khái quát về hình tượng Đất Nước rõ rệt nhất là Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm và Đất nước hình tia chớp của Trần Mạnh Hảo. Khảo sát trong Mặt đường khát vọng, từ “đất nước” xuất hiện 81 lần, trong Đất nước hình tia chớp xuất hiện 104 lần, Đường tới thành phố có 17 lần… (phụ lục1).

Trong Mặt đường khát vọng, Đất Nước được định nghĩa bằng những chi tiết thơ đơn giản, giàu cảm xúc, gần gũi với ca dao thần thoại nhưng cũng có khi giàu sức triết lý, chính luận. Hình tượng Tổ quốc ở đây là Đất, là Nước, là kỷ niệm thời tuổi trẻ, là thần thoại, cổ tích, là cuộc đấu tranh giữ gìn Đất Nước. Chỉ bằng một số hình ảnh thơ mang tính điển hình, ta đã có thể hình dung về những câu chuyện thần thoại, cổ tích của dân tộc ta được khắc họa vào trong thơ như Ngựa đá, Rồng đá, Bà mẹ đo chân: “Đất nước muôn năm/ Những ngựa đá lại xuống đường/ Những rồng đá phải bay lên mà đánh giặc/ Những bà mẹ đo chân vào thần tích/ Để hoài thai triệu triệu những anh hùng”.


Đất nước gần gũi, thân thương, gắn bó hiện hình chẳng những qua từng cái kèo, cái cột, qua hạt gạo, miếng cơm mà còn ẩn trong máu thịt nhân dân. Đất nước là lịch sử bốn ngàn năm, là những địa danh bình dị, là chiều sâu văn hóa phong tục của tâm hồn dân tộc Việt. Đất nước vừa mang giá trị vật chất, vừa chứa đựng giá trị tinh thần. Đất nước còn là nét tâm linh sâu thẳm xuyên suốt trong từng con người Việt Nam. Phần tâm linh ấy đã kết nối tất cả nhân dân thành “đồng bào” mãi mãi, kết nối những tâm hồn Việt với nhau dù họ ở đâu, làm gì, ở lứa tuổi nào... bởi vì: “Em ơi Đất nước là máu xương của mình/ Phải biết gắn bó và san sẻ/ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở/ Làm nên Đất nước muôn đời (Mặt đường khát vọng).

Cảm xúc về đất nước, nhà thơ không dùng sử liệu để khắc họa hình tượng mà bằng những gì gần gũi thân thiết với mỗi người Việt Nam để cảm nhận và miêu tả hình tượng đất nước. Đó là “thời gian đằng đẵng” và “không gian mênh mông”, từ truyền thuyết “bọc trăm trứng Tiên Rồng” vừa chân thực vừa phảng phất không khí thần thoại: “Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ/ Đất là nơi chim về/ Nước là nơi Rồng ở/ Lạc Long Quân và Âu Cơ/ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng…”.

Nguyễn Khoa Điềm đã giành trọn chương V để định nghĩa về đất nước. Chỉ riêng chương này, nhà thơ đã dùng đến 81 lần từ “Đất Nước” mà nhà thơ đã trang trọng viết hoa: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi/ Đất Nước có trong cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể”. Hình tượng Đất Nước được tạc vào cổ tích xa xưa. Nhà thơ không dừng lại ở đó mà đưa người đọc từ định nghĩa này đến định nghĩa khác về Đất Nước: “Đất nước bắt đầu bằng miếng trầu bà ăn/ Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc… Đất Nước là nơi ta hò hẹn/ Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm… Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ/ Đất là nơi Chim về/ Nước là nơi Rồng ở/ Trong anh trong em đều có một phần Đất Nước…”.


Hình tượng Đất Nước trong Mặt đường khát vọng đã thể hiện một quan niệm nghệ thuật hết sức đúng đắn theo hướng vận động đi lên của thời đại cách mạng. Hình tượng Tổ quốc được tiếp tục so sánh cao nhất: “Bởi vì Người là Đất Nước tôi/…Hồ Chí Minh - Việt Nam”. Vì thế với Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước là nhân dân, của nhân dân: ”Để Đất Nước này là Đất Nước nhân dân/ Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”.

Nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân cũng đã cho rằng “từ muôn vàn dấu hiệu tưởng chừng không bao giờ kể hết, tưởng kể mấy cũng không đủ. Chính cảm giác về cái nhiều đến như vô tận trong những cách hình dung về đất nước là nguồn cho những cảm xúc trữ tình chính luận của Nguyễn Khoa Điềm trong Mặt đường khát vọng”[6, 10].

Tư tưởng “đất nước của nhân dân” không chỉ là kết quả nhận thức của riêng một người mà của cả thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tất cả những gì có trong cuộc sống đều góp phần tạo nên đất nước. Các nhà thơ sáng tác trường ca về thời chống Mỹ đã vẽ lại hình ảnh Tổ quốc trong các bản trường ca ghi dấu ấn một thời oanh liệt.

Đất nước song hành cùng dân tộc, từ xa xưa đã đậm đà trong miếng trầu trao duyên, miếng trầu cay nồng hàng ngày Bà ăn, trong hình ảnh Mẹ búi tóc sau đầu, trong ân tình thủy chung “gừng cay muối mặn” suốt đời của tổ tiên. Cảm hứng về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm trong Mặt đường khát vọng bắt nguồn từ huyền thoại: “Ngày xửa, ngày xưa mẹ thường hay kể”, từ cái nhìn tổng hợp nhiều mặt và khá toàn vẹn: từ địa lý đến lịch sử cụ thể, từ xa xưa đến hiện tại, từ tình yêu lứa đôi đến tình yêu Tổ quốc, từ số phận cá nhân đến vận mệnh dân tộc: “Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn/ Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc/ Tóc mẹ thì bới sau đầu/ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.

Diễn đạt về sự hình thành đất nước trong chiều sâu lịch sử, nhà thơ đã tinh tế, khéo léo dùng những gì thân thuộc gần gũi nhất trong đời sống nhân dân.


mô tả lại bằng những cảm xúc trữ tình thiết tha, giàu tính triết lý chính luận qua hình ảnh của những con người bình dị: “Có biết bao người con gái con trai/ Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi/ Họ đã sống và chết/ Giản dị và bình tâm/ Không ai nhớ mặt đặt tên/ Nhưng họ đã làm ra đất nước”. Nguyễn Khoa Điềm đã tinh tế chiết tự, lý giải vấn đề về Đất Nước thật giàu cảm xúc: “Đất là nơi: “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”/ Nước là nơi: “con cá ngư ông móng nước biển khơi”/ Thời gian đằng đẵng/ Không gian mênh mông/ Đất nước là nơi dân ta đoàn tụ/ Đất là nơi chim về/ Nước là nơi Rồng ở”.

Đó là đất nước với chiều dài và chiều sâu văn hóa lịch sử trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước: “Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy/ Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”, để mãi mãi đất nước này là "đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”. Mô tả những sự kiện lịch sử nhưng lời thơ lại chứa chan biết bao nhiêu ân tình sâu nặng đối với quê hương xứ sở. Hiện thực chiến tranh đã từng xảy ra trên đất nước ta được diễn tả thật xúc tính, giàu ý nghĩa lịch sử. Truyền thống anh hùng được tái hiện nhẹ nhàng trong những câu thơ đầm ấm ngọt ngào và đậm đặc tính chất sử thi: “Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại/ Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương”.

Trường ca mô tả cuộc sống hôm nay không chỉ là hiện thực sinh động mà còn là một sự ngưỡng vọng về đất nước những năm tháng xa xưa, về những con người trẻ tuổi năm xưa: “Em ơi em/ Hãy nhìn rất xa/ Và 4000 đất nước/ Năm tháng nào cũng người người lớp lớp/ Con trai, con gái bằng tuổi chúng ta/ Cần cù làm lụng/ Khi có giặc người con trai ra trận/ Nguời con gái trở về nuôi cái cùng con…/ Ngày giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”.

Trong Đường tới thành phố, từ hình ảnh gốc sim cằn bên đường hành quân, cột mốc của tinh thần bảo vệ quê hương, Hữu Thỉnh đã diễn tả sự đối lập giữa thơ ca và bom đạn. Hình ảnh gốc sim cằn chính là hình ảnh tượng trưng cho đất


nước thân yêu: “Chỉ một gốc sim thôi, dù một gốc sim cằn/ Tổ quốc sẽ ra sao? Tổ quốc/ Thơ ơi thơ! hãy ghì lấy gốc sim”.

Hình ảnh đất nước đêm rạng sáng ngày 30/4 lịch sử cũng được Hữu Thỉnh mô tả thật giàu hình tượng, giàu chất cảm xúc: “Em cứ tô đậm nữa đi em/ Tô thật đậm để hiện ra đất nước/ Hiện ra ngày chúng ta hằng mong/ Đất nước theo em ra ngõ một mình/ Cau vườn rụng một tầu đã cũ/ Đất nước đêm nay/ 50 triệu người không không ngủ/ đang bóc đi tờ lịch cuối cùng”.

Trong Quê hương mặt trời vàng, Thu Bồn gắn hình ảnh miền Nam, miền Trung, miền Bắc với hình ảnh nhân dân các vùng miền: “Đất nước tôi nghèo/ Thắt đáy lưng ong/ Dài như đòn gánh/ Hai đầu vựa lúa phì nhiêu/ Người miền Nam hào phóng/ Người miền Bắc cần cù/ Đất nước tôi có Biển Đông/ Vừa đủ mặn mồ hôi bốn ngàn năm lao động…”.

Trong Đất nước hình tia chớp cũng thế, Trần Mạnh Hảo đã từ những việc làm của mẹ, lời ru của mẹ, từ những suy nghĩ của người chiến sĩ, của nhân dân mà định nghĩa về Tổ quốc theo một cách sáng tạo riêng của mình. Nhà thơ đã 32 lần dùng nghệ thuật so sánh trong cả trường ca để khắc đậm hình tượng Tổ quốc. Hình tượng Tổ quốc là những gì thật gần gũi, thiêng liêng, ấm nồng, không xa xôi cầu kỳ khó hiểu, ít mang chất trừu tượng mông lung… Từ cách cảm nhận về Tổ quốc, Đất Nước là những gì gắn bó máu thịt với người dân, Trần Mạnh Hảo cũng đã xây dựng hình tượng Tổ quốc trong Mặt trời trong lòng đất là bầu trời, là mặt đất, là ánh sáng mặt trời, là làn gió… là mảnh đất Củ Chi kiên cường với những tầng hầm địa đạo.

Nguyễn Đức Mậu cũng đã có những vần thơ da diết lòng người khi Tổ quốc bị cắt chia: “Qua đèo Ngang, đèo Ngang/ Cháy nỗi niềm thương nước/ Qua Đồng Hới, Vĩnh Linh/ Hố bom đào nhức mắt/ Nếu nối những vòng dây thép gai nơi vòng đai Quảng Trị/ Hẳn sẽ dài hơn dải đất Việt Nam!/ Dải thép gai chia đất nước, chia làng/ Mọc trên đồi cao. Mọc trên cát/ Mọc đất Phương Nam. Đau lòng đất Bắc” (Trường ca Sư Đoàn).


Hầu hết các trường ca đều xây dựng hình tượng Tổ quốc là hình tượng trung tâm. Trong Nước non ngàn dặm, Tổ quốc là nước non trải dài một dải. là Huế, Sài Gòn, Hà Nội, là Bến Hải, Quảng Trị, Tam Đảo, Trường Sơn, Hội An, Đà Nẵng, Tây Nguyên, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Củ Chi…

Như vậy, trong trường ca sử thi hiện đại, hình tượng Đất Nước là đối tượng nhận thức của nhà thơ mang tầm vóc chủ đạo bên cạnh đối tượng con người. Hình tượng đất nước được các nhà thơ kiến tạo, lý giải và xây dựng theo cảm quan cách mạng của mình. Cuộc chiến tranh chống Mỹ đã đem đến cho các nhà thơ một tầm nhìn cao, một cảm xúc lớn để viết thành công về đề tài Đất Nước. Đây cũng là một đặc điểm nổi trội của trường ca về thời chống Mỹ.

2.1.2. Đề tài chiến tranh và người lính

Văn học đồng hành cùng lịch sử. Một đất nước có quá nhiều cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc trường kỳ như Việt Nam thì tất yếu đề tài lịch sử dân tộc, đề tài chiến tranh sẽ chiếm vị trí chủ đạo trong toàn bộ hệ thống thể loại văn học; trong đó có thể loại trường ca. Hiện thực mà đề tài này mô tả chính là cuộc sống chiến đấu của toàn dân tộc, quá trình tham gia vào các sự kiện, biến cố trọng đại của lịch sử; những hình tượng điển hình... Vì vậy, xuất phát từ cảm hứng sử thi mãnh liệt, các nhà thơ ưu tiên khai thác các sự kiện, tình huống, chi tiết tiêu biểu… giàu tính sử thi. Việc khắc họa hình tượng nhân vật với hành động, tình cảm, khát vọng, lý tưởng phục vụ cách mạng ở mỗi thời điểm lịch sử được xem là nhiệm vụ quan trọng của văn nghệ sĩ. Họ phải xây dựng một nền văn học giàu sức chiến đấu, trong đó có thể loại trường ca, mặc dù, cũng có ý kiến cho rằng trường ca hiện đại mang đặc điểm là thơ cổ động.

Điểm khác biệt lớn giữa trường ca sử thi truyền thống và trường ca sử thi hiện đại là bản chất của cuộc đấu tranh. Trường ca hiện đại mang nội dung lớn và có qui mô đồ sộ nên thuận tiện cho việc phản ánh những sự kiện lớn lao, những biến cố trọng đại của lịch sử dân tộc. Trường ca hiện đại mô tả chủ yếu cuộc đấu tranh của dân tộc đối với kẻ thù ngọai xâm để đạt mục đích cao cả:

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí