Quy Trình Kinh Doanh Chênh Lệch Lãi Suất Thông Qua Giao Dịch Swap

EURO trong hôm nay và khi hợp đồng tới hạn, sẽ quyết định mua EURO trên thị trường giao ngay và như vậy do sự giảm giá tỷ giá tỷ giá EUR/VND sau 2 tháng mà X thu được lãi từ hợp đồng kì hạn. Đây là hành động bán khống - đầu cơ giá xuống.

Và ngược lại, ngay hôm nay nhà đầu tư có thể tiến hành đầu cơ giá lên bằng cách kí hợp đồng mua EUR kì hạn 2 tháng và khi tới hạn nhà đầu cơ bán số EUR mua được trên thị trường giao ngay, phần chênh lệch chính là số lãi của nhà đầu tư.

Trường hợp 2: Sử dụng nghiệp vụ tương lai:

Trong nhiều trường hợp, so với hợp đồng kì hạn và hoán đổi, nghiệp vụ tương lai tỏ ra là công cụ đầu cơ khá hiệu quả. Thật vậy, trong nghiệp vụ tương lai có khối lượng giao dịch lớn, chi phí giao dịch thấp, có thể nhận ngay được khoản lãi giao dịch hàng ngày, đặc biệt là có cơ chế cho phép thanh toán hợp đồng trước khi đáo hạn nên có thể huỷ ngang hợp đồng nếu tỷ giá biến động bất lợi cho nhà đầu tư. Trong hợp đồng tương lai, có nghiệp vụ bán khống (short selling), nghĩa là nhà kinh doanh có thể đặt lệnh bán một ngoại tệ mà thực chất mình không có, sau đó có thể đặt lệnh mua so ngoại tệ đó sau.

b) Đầu cơ kiếm chênh lệch lãi suất:

Trong trường hợp tỷ giá Swap yết không nhất quán với tỷ giá giao ngay và lãi suất hiện hành trên thị trường thì ngân hàng có thể tận dụng cơ hội kinh doanh chênh lệch lãi suất không chịu rủi ro.

Ví dụ: Có các thông số trên thị trường như sau: Spot rate S(USD/SGD) = 1.7550 – 2.5450

Tỷ giá Swap 3 tháng = 300 – 220

Lãi suất USD 3 tháng = 9.25 – 10.5%/năm Lãi suất SGD 3 tháng = 3 – 3.5%/năm

Đột ngột Fred công bố tăng lãi suất chiết khấu USD, mức lãi suất của Eurodollar đã tăng lên 11.25/12% trong khi tỷ giá giao ngay và tỷ giá hoán đổi kì hạn 3 tháng SGD/USD vẫn chưa thay đổi. Ngân hàng đã sử dụng dịch vụ Swap kíêm lợi nhuận.

Bảng 3: Quy trình kinh doanh chênh lệch lãi suất thông qua giao dịch Swap


Ngày giá trịn

Giao dịch

Luồng tiền CF

Tỷ giá (lãi suất)

SGD

USD


Hôm nay

1. Đi vay USD

+1.7550


3.5%

2. Vế mua Spot USD

-1.7550

+1

1.7550

3. Đi gửi USD kì hạn 3 tháng


-1

11.25%

4. Luồng tiền ròng

0

0


Luồng tiền ròng cuối ngày

0

0



3 tháng sau

5. Ngoại hối tận gốc và lãi

bằng USD


+1.0


6. Vế bán Forward USD

+1.77352

-

1.02813

1.7250

7. Hoàn trả gốc và lãi bằng

SGD

-1.77035



Luồng tiền ròng cuối ngày

+0.00317



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Triển khai các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối - kinh nghiệm từ Trung Quốc và các giải pháp phát triển cho Việt Nam - 6

Trên đây là những khái niệm cơ bản về thường được đề cập tới khi nghiên cứu nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Trên cơ sở những khái niệm này, chương 2 sẽ nghiên cứu và đề cập tới thực trạng nghiệp vụ ngoại hối phái sinh trên thị trường Trung Quốc và rút ra một số bài học cho thị trường ngoại hối phái sinh Việt Nam.

CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ PHÁI SINH NGOẠI HỐI TRÊN THỊ TRƯỜNG‌‌

TRUNG QUỐC


I. CƠ SỞ PHÁP LÍ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG

1. Quy định chung về giao dịch ngoại hối phái sinh tại thị trường Trung Quốc:

Thị trường phái sinh ở Trung Quốc đầu tiên nhận được hỗ trợ chính phủ chính thức tháng 3/2004 với việc ban hành quy tắc cho các hoạt động phái sinh do Hệ thống làm luật ngân hàng ban hành- CBRC. Trong tháng 7 năm 2006, Cục quản lí ngoại hối - SAFE và Trung tâm giao dịch ngoại hối Trung Quốc - CFETS phát hành kì hạn ngoại hối RMB-FX và Hiệp định chính Swaps ( Hiệp định 2006) để quản lí tất cả các kì hạn RMB-FX và RMB-FX hoán đổi được giao dịch thông qua CFETS. Hiệp định năm 2006 là nỗ lực đầu tiên của chính quyền Trung Quốc để phát triển một bộ luật quản lí thị trường ngoại hối nói chung và thị trường ngoại hối phái sinh nói riêng, trong đó có những quy định nhỏ nhất về khái niệm cũng như vấn đề liên quan tới từng loại giao dịch.

Trong 8/2007, một phiên bản mới của Hiệp định năm 2006 là Hiệp định về việc quản lí ngoại hối phái sinh (phiên bản 2007) (CFET Master Agreement) được phát hành bởi SAFE và CFETS, trong đó bao gồm một loại sản phẩm mới như giao dịch hoán đổi tiền tệ RMB-FX. Trong tháng 10/ 2007, NAFMII (một thương mại tự điều tiết cho nhà kinh doanh tại thị trường liên ngân hàng Trung Quốc và hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng nhân dân Trung Hoa - PBOC) phát hành một bộ tiêu chuẩn hóa của thỏa thuận tổng thể và các tài liệu bổ sung để quản lí các giao dịch phái sinh giữa các thành viên trên thị trường liên ngân hàng Trung Quốc.

Trong khi 2 hiệp đinh nêu trên đã được đón nhận trên thị trường, những điểm liên quan giữa 2 hiệp định đã làm phát sinh một loạt các vấn đề kỹ thuật và pháp lý. Vì vậy, các Hiệp định NAFMII Master (phiên bản 2009) do BPOC và SAFE ban hành làm rõ vấn đề còn tranh cãi.

2. Quy định cụ thể liên quan tới hoạt động ngoại hối phái sinh tại Trung Quốc

2.1. Quy định về giao dịch kì hạn ngoại hối:

- Thành viên của Trung tâm: đối tượng tham gia thị trường kì hạn ngoại hối liên ngân hàng.

Ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại, công ty đầu tư, các công ty cho thuê tài chính, các công ty tài chính … là thành viên của Trung tâm và muốn tham gia vào các giao dịch kì hạn ngoại hối trên thị trường liên ngân hàng cần chấp thuận của Uỷ ban làm luật ngân hàng Trung Quốc- CBRC để giao dịch công cụ tài chính phái sinh.

Các tổ chức tài chính phi ngân hàng cần chấp thuận của quan chức chính quyền.

Doanh nghiệp phi tài chính cần sự chấp thuận của SAFE.

- Cục quản lí ngoại hối SAFE tiến hành quản lý thực thể pháp lý đăng kí tham gia trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng và xác định số tiền tối đa trong giao dịch giữa tiền tệ trong nước và tiền tệ nước ngoài cho các doanh nghiệp phi tài chính và tổ chức tài chính phi ngân hàng trên cơ sở các khoản ngoại hối bán ra, vốn hoặc là vốn hoạt động.

- Các quy tắc sau đây sẽ được sử dụng đối với việc giám sát giao dịch kì hạn trên thị trường liên ngân hàng.

Cả hai bên của giao dịch sẽ sử dụng trích dẫn của hệ thống tỷ giá Trung tâm giao dịch và thương lượng để xác định tiền tệ, số tiền, kỳ hạn

thanh toán, tỷ giá và ngày thanh toán, cách thức giao hàng và tiền tệ phải được quy định trong hợp đồng.

Để làm rõ quyền và nghĩa vụ, các bên tham gia thị trường kì hạn ngoại hối ký hợp đồng chính đối với các giao dịch kì hạn ngoại hối

Để ngăn chặn rủi ro xảy ra và bảo đảm thực hiện hợp đồng ngoại hối kì hạn, người tham gia trên thị trường ngoại hối kì hạn có thể yêu cầu các đối tác của họ để đặt cọc số tiền nhất định tại Trung tâm.

Thành viên tham gia thị trường ngoại hối kì hạn phải hoàn thành quản lý nội bộ và cơ chế phòng ngừa rủi ro, có biện pháp để theo dõi và quản lý các rủi ro liên quan với các giao dịch kì hạn.

Trung tâm có trách nhiệm theo dõi, thống kê các giao dịch kì hạn, và công bố thông tin công khai.

- Sáu tháng sau khi thành viên tham gia thị trường kì hạn ngoại hối nhận được sự cho phép tham gia giao dịch kì hạn, họ được phép tham gia giao dịch hoán đổi có sự kết hợp giữa giao dịch kì hạn và giao ngay hoặc là sự kết hợp của 2 loại giao dịch kì hạn.

- Những ngân hàng chỉ định phải đáp ứng các điều kiện sau đây để tiến hành mua bán kì hạn hối đoái:

Có giấy phép được cấp bởi Cục quản lý ngoại hối hoặc văn phòng chi nhánh địa phương để thực hiện việc kinh doanh của mua bán ngoại hối và không có hồ sơ vi phạm hành chính quản lý ngoại hối trong kinh doanh bán hàng và mua ngoại tệ trong 2 năm gần đây nhất.

Có giấy phép được cấp bởi Ủy ban làm luật Ngân hàng Trung Quốc CBRC để tiến hành kinh doanh phái sinh.

Các yêu cầu khác theo quy định của SAFE

- SAFE thực hiện các quy định đối với các ngân hàng chỉ định trong việc mua bán ngoại hối thông qua đăng ký.

Ngân hàng chính sách và các NHTM quốc gia là pháp nhân phải đăng ký với SAFE để thực hiện việc kinh doanh của mua bán ngoại hối. NHTM thành phố, NHTM nông thôn, ngân hàng hợp tác nông thôn và ngân hàng có vốn nước ngoài (các NHTM và các NHTMCP nước ngoài, chi nhánh của ngân hàng nước ngoài) như là pháp nhân phải nộp hồ sơ đăng ký cho văn phòng chi nhánh địa phương của SAFE ( bao gồm văn phòng hoạt động, sau đây gọi là chi nhánh của SAFE). Các chi nhánh của SAFE sẽ tiến hành thẩm tra sơ bộ các tài liệu này và sau đó báo cáo cho SAFE đối với việc đăng ký.

Khi tham gia vào việc kinh doanh kì hạn ngoại hối, chi nhánh ngân hàng phải đăng ký với văn phòng chi nhánh địa phương của SAFE trình bày văn bản uỷ quyền được phát hành bởi các tổ chức pháp nhân của họ. SAFE xác minh trình độ và tuân thủ quy định kinh doanh đối với việc mua bán kì hạn ngoại hối của họ.

- Các ngân hàng phải nộp hồ sơ đăng ký sau để được tiến hành kinh doanh mua bán kì hạn ngoại hối:

Báo cáo đăng ký thực hiện việc kinh doanh mua bán kì hạn ngoại

hối;


Các quy định nội bộ và quy tắc quản lý và mua bán kì hạn ngoại

hối, bao gồm: Các thủ tục hoạt động của doanh nghiệp, hệ thống báo cáo và phân tích, hệ thống kiểm soát vị trí và nguy cơ rủi ro, hệ thống quản lí giá cả và hệ thống xác minh kế toán

Các văn bản pháp lý chứng minh đủ điều kiện để tiến hành giao dịch phái sinh

Các tài liệu khác và các tài liệu theo yêu cầu của SAFE

- Các ngân hàng phải tuân thủ các quy định sau đây để thực hiện việc kinh doanh ngoại hối kì hạn:

Các ngân hàng có thể thực hiện việc kinh doanh kì hạn ngoại hối phái sinh trong nước dưới tài khoản vãng lai…

Khi tiến hành việc kinh doanh mua bán ngoại hối kì hạn, các ngân hàng thực hiện theo quy định của quản lý ngoại hối và xác minh tính trung thực cũng như tuân thủ việc nhận và thanh toán ngoại hối trong nước. Vào ngày đáo hạn của hợp đồng mua bán kì hạn ngoại hối, các ngân hàng thực hiện hợp đồng sau khi đã kiểm tra các chứng từ hợp lệ được cung cấp bởi các thực thể trong nước theo yêu cầu của quy định về quản lý ngoại hối.

Các ngân hàng quyết định theo quyết định của họ cơ cấu kỳ hạn thanh toán, thời hạn thanh toán và tỷ giá.

- Các ngân hàng đã được phê duyệt để thực hiện việc kinh doanh mua bán ngoại hối kì hạn trên 6 tháng có thể kinh doanh hoán đổi RMB đối với ngoại tệ khác (không liên quan đến hoán đổi lãi suất) sau khi đăng ký với SAFE :

Các ngân hàng phải tuân theo tất cả các quy định quản lý mua bán kì hạn ngoại hối .

Ngoài phạm vi kinh doanh đã được quy định, các ngân hàng có thể tiến hành giao dịch hoán đổi với các quỹ RMB của các tổ chức trong nước. Việc ngoại hối được mua lại bởi một thực thể trong nước thông qua giao dịch hoán đổi được sử dụng phù hợp với quy định của Cục quản lí ngoại hối.

Trường hợp đơn vị trong nước tham gia vào các trao đổi về quỹ ngoại hối trong tài khoản vãng lai, kết quả trao đổi ngoại hối từ quyết toán hợp đồng có thể được ghi vào tài khoản ngoại hối của tổ chức theo tài khoản vãng lai.

- Các ngân hàng thực hiện theo quy định của SAFE trong vị trí quản lí việc mua và bán ngoại tệ khi tiến hành kinh doanh kì hạn và hoán đổi ngoại hối.

- Ngân hàng phải báo cáo số liệu thống kê liên quan về việc kinh doanh mua bán kì hạn ngoại hối cũng như các giao dịch hoán đổi ngoại hối đối với SAFE .

- Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa thực hiện giám sát và quy định đối với các ngân hàng chỉ định trong việc mua bán kì hạn ngoại hối cũng như kinh doanh hoán đổi ngoại hối qua SAFE. SAFE tại các cấp tăng cường giám sát và quy định đối với các Ngân hàng chỉ định phù hợp với tinh thần của Thông báo này. Trong trường hợp vi phạm các quy định của Thông báo này, được Ngân hàng chỉ định bị trừng phạt bởi SAFE phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối và các quy định liên quan khác của Cục quản lí ngoại hối.

2.2. Quy định đối với giao dịch hoán đổi ngoại tệ tại thị trường liên ngân hàng quốc gia

- Về việc quản lý các thành viên tham gia hoán đổi ngoại tệ trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng quốc gia:

Các thành viên được đề cập trong các Quy tắc này gồm các tổ chức tài chính hoặc phi tài chính doanh nghiệp đã nhận được xác nhận đầy đủ của SAFE cho các giao dịch hoán đổi không ít hơn sáu tháng và đang thực hiện giao dịch hoán đổi trong Trung tâm Giao dịch.

Những nhà kinh doanh đã nhận được giấy chứng nhận đủ điều kiện do Trung tâm Giao dịch phát hành không được thực hiện giao dịch hoán đổi tại Trung tâm giao dịch cho đến khi họ đã tham gia các khóa đào tạo chuyên môn liên quan được đưa ra bởi Trung tâm giao dịch. Một thành viên sẽ chỉ định nhà kinh doanh đủ điều kiện để làm các giao dịch thay mặt cho họ, và phải chịu trách nhiệm cho các giao dịch thực hiện bởi các nhà kinh doanh này.

Một thành viên phải thiết lập và tăng cường hệ thống quản lý rủi ro bên trong và tránh rủi ro kỹ thuật, có biện pháp đo lường hiệu quả thiết thực trong việc giám sát và quản lý đối với rủi ro ngoại hối hoán đổi, kí hiệp định

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí