Giao dịch kì hạn RMB vẫn ở trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu tại Trung Quốc mặc dù đã được kinh doanh phạm vi nhỏ hẹp trong vài năm vừa qua.
b) Một số so sánh thị trường ngoại hối phái sinh Trung Quốc với thị trường Châu Á
Trong khi thị trường phái sinh các đồng tiền và lãi suất ở Châu Á vẫn còn giai đoạn rất sớm của sự phát triển, thị trường này ở nước ngoài rất phát triển với hàng loạt sản phẩm phái sinh. Chúng ta thấy rằng ở đó tồn tại quan hệ rất lớn giữa sư phức tạp của thị trường và ngăn cản của luật pháp. Hai trung tâm giao dịch lớn nhất là ở Hồng Kông và Singapore, không nghi ngờ đó là thị trường có sản phẩm phái sinh rất phát triển cũng như hạn chế của luật đối với thị trường này là rất thấp, trong khi đó, tại Trung Quốc và Indonesia – các quốc gia đi sau đối với các hàng xóm Châu Á của mình có rào cản luật pháp lớn đối với sự phát triển thị trường phái sinh.
Tại Trung Quốc, chính sách ngoại hối được quyết định bởi BPOC và SAFE. Mặc dù trở thành người có vai trò quan trọng trong thương mại toàn cầu, kinh tế Trung Quốc vẫn tập thể duy trì đóng cửa đối với các nước khác. Tuy nhiên dưới sức ép của toàn cầu vào tiền tệ quốc gia này sẽ đưa tới hệ thống tiền tệ thả nổi tại Trung Quốc không sớm thì muộn. Mặc dù Trung Quốc thích sự cải tổ dần dần, chính phủ đưa ra cách rõ ràng họ mong muốn tự do hoá tài khoản vốn cùng sự phát triển phức tạp của các khu vực tài chính toàn cầu và chính sách tiền tệ độc lập. Tại thời điểm bấy giờ, ngân hàng nội địa được chỉ định và ngân hàng nước ngoài đã được cho phép tham gia vào thị trường ngoại hối giao ngay. Đối với tài khoản vãng lai, những chứng từ tài liệu liên quan được yêu cầu cho giao dịch có trị giá được tích luỹ lại trên 1 triệu $, trong khi tài khoản vốn yêu cầu có sự đồng ý trước tiên của cục quản lý ngoại hối địa phương. Chỉ BOC mới được phép cung cấp hợp đồng kì hạn ngoại hối với kì hạn không được quá 6 tháng. Một thị trường kì hạn ngoại hối
đối với nhân dân tệ không được chuyển nhượng tồn tại, tuy nhiên, các công ty trong nước không được phép tham gia vào thị trường này.
2.2. Giai đoạn từ năm 2004 tới nay: hoạt động kinh doanh kì hạn và hoán đổi ngoại hối được phát triển sang thị trường liên ngân hàng:
a) Một vài chính sách đẩy mạnh sự phát triển của thị trường ngoại hối phái sinh nói riêng và thị trường tài chính Trung Quốc nói chung:
Thị trường ngoại hối Trung Quốc bị giới hạn trong phạm vi sản phẩm chủ yếu là việc kinh doanh giao ngay đồng đôla. Trong một khoảng thời gian dài kể từ khi được thành lập, thị trường liên ngân hàng đã đưa ra giao dịch giao ngay nhưng đến tháng 8/2005 khi thị trường liên ngân hàng kì hạn và hoán đổi chính thức được giới thiệu. Tại thị trường bán lẻ, BOC được phép đưa ra kì hạn ngoại hối bắt đầu từ năm 1997, trong khi đó các ngân hàng khác được phép kinh doanh sau năm 2002. Hiện tại, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tồn tại trong 8 loại ngoại tệ (Đồng Đôla, đôla HồngKông, Euro, Yên, đồng Bảng Anh, Đồng Frăng Thuỵ Sỹ, đôla Úc và đôla Canada) cùng với 14 điều kiện khác nhau, thời hạn từ 7 ngày cho tới 12 tháng. Hoạt động hoán đổi ngoại tệ trên thị trường bán lẻ chỉ được phép kinh doanh vào tháng 8/2005. Trong khi đó, việc kinh doanh quyền chọn ngoại tệ chỉ được thực hiện trên thị trường phi tập trung OTC với doanh số giao dịch chiếm khoảng 8 % so với thị trường phái sinh phi tập trung tại Trung Quốc.
Một số biện pháp và chính sách ngoại hối mà Trung Quốc đã thực hiện để đẩy mạnh nâng cao sự phát triển của thị trường ngoại hối nói chung và thị trường ngoại hối phái sinh nói riêng trong giai đoạn 2004-2006:
-Năm 2004:
Tháng 6: Các nhà chức trách cho phép các ngân hàng nước ngoài cung cấp sản phẩm ngoại hối tại thị trường Trung Quốc.
Tháng 6: Trung Quốc bắt đầu làm việc trung tâm ngoại hối Chicago Mercantile đưa ra giới thiệu hợp đồng tương lai ngoại tệ tại Trung Quốc.
-Năm 2005:
Tháng 5: Các ngân hàng cho phép kinh doanh cặp tỷ giá giao ngay non-RMB ở Trung Quốc tại hệ thống Reuters, các ngân hàng của Trung Quốc có thể hoạt động như những nhà tạo lập thị trường.
Tháng 7: Trung Quốc bắt đầu từ bỏ việc ghim chặt đồng nhân dân tệ, thả nổi thị trường.
Tháng 8: Trung Quốc giới thiệu kinh doanh ngoại hối kì hạn trên thị trường liên ngân hàng.
Tháng 12: NHTW thực thi hoán đổi ngoại tệ cùng với ngân hàng trong nước.
-Năm 2006:
Tháng 1: Giới thiệu về việc kinh doanh liên ngân hàng qua thị trường OTC đối với ngoại tệ giao ngay RMB, cho phép các ngân hàng được hoạt động như các nhà tạo lập thị trường.
Tháng 3: Trung Quốc và CME đồng ý việc cho phép kinh doanh điện tử của các sản phẩm ngoại hối CME và lãi suất tới các định chế tài chính Trung Quốc và các nhà đâù tư
Việc tự do hoá luồng vốn: Một phần quan trọng của chiến lược chị chuẩn bị cho việc tạo lập nền tảng thị trường đối với lãi suất nhằm mở rộng giao dịch vốn nhằm tăng chiều sâu và tính thanh khoản của thị trường ngoại hối, làm cho thị trường hoạt động hiệu quả hơn trong việc truyền tải tín hiệu của thị trường.
Tháng 4/2006: 54 ngân hàng trong và ngoài nước đang hoạt động tại Trung Quốc được phép kinh doanh hợp đồng hoán đổi ngoại tệ.
b) Một vài kết quả đạt được đối với sự phát triển của thị trường ngoại hối phái sinh trên thị trường liên ngân hàng:
b.1) Hoạt động kinh doanh thị trường liên ngân hàng trong năm
2006:
b.1.1) Đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối kì hạn:
Trong nửa đầu năm 2006, có 704 giao dịch trên thị trường liên ngân
hàng, bao gồm 687 giao dịch kì hạn USD/RMB và 17 giao dịch đối với JPY/RMB. Doanh số giao dịch lớn nhất thuộc về giao dịch kì hạn USD 2 tháng và 6 tháng. Đến cuối tháng 6, trên thị trường kì hạn ngoại hối có 66 thành viên.
Tới cuối năm 2006, thị trường phái sinh kì hạn ngoại hối chứng kiến sự thay đổi doanh thu hàng tháng. Có 3 loại kì hạn ngoại hối được kinh doanh trên thị trường, bao gồm: USD/RMB, JPY/RMB và EUR/RMB. Đồng thời, có 1476 giao dịch trị giá 14.062 tỷ USD được tiến hành, cùng với doanh số giao dịch hàng ngày tăng 107,14% so với năm trước đó, trị giá 58 triệu USD. Bao gồm 1395 giao dịch bằng đồng USD, 73 giao dịch bằng JPY và 8 giao dịch bằng EUR. Loại kì hạn được kinh doanh nhiều nhất là 2 tháng và 2 năm bằng đồng USD, với doanh số lần lượt là 3.213 tỷ USD và 3.208 tỷ USD. Và cuối năm 2006, thị trường kì hạn ngoại tệ liên ngân hàng có 77 thành viên.
Bảng 5: Giao dịch kì hạn ngoại hối tại thị trường liên ngân hàng Trung Quốc 2006
(Đơn vị: 100 triệu USD)
Tổng số | USD/RMB | JPY/RMB | EUR/RMB | |||||
Kì hạn | Số lượng | Trị giá | Số lượng | Trị giá | Số lượng | Trị giá | Số lượng | Trị giá |
1 tuần | 4.18 | 43 | 4.17 | 38 | 1.59 | 3 | 0.002 | 2 |
1 tháng | 32.19 | 298 | 32.08 | 276 | 12.46 | 18 | 0.007 | 4 |
2 tháng | 32.41 | 327 | 32.13 | 284 | 31.31 | 42 | 0.012 | 1 |
3 tháng | 19.5 | 193 | 19.44 | 189 | 5.93 | 3 | 0.003 | 1 |
6 tháng | 19.98 | 225 | 19.98 | 223 | 0.55 | 2 | 0.000 | 0 |
9 tháng | 17.34 | 268 | 17.25 | 263 | 9.83 | 5 | 0.000 | 0 |
1 năm | 14.82 | 119 | 14.82 | 119 | 0 | 0 | 0.000 | 0 |
Tổng | 140.61 | 1476 | 140.05 | 1395 | 61.67 | 73 | 0.024 | 8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiệp Vụ Quyền Chọn Mua (Call), Quyền Chọn Bán (Put)
- Quy Trình Kinh Doanh Chênh Lệch Lãi Suất Thông Qua Giao Dịch Swap
- Thực Trạng Triển Khai Nghiệp Vụ Phái Sinh Trên Thị Trường Ngoại Hối Trung Quốc
- Mức Tỷ Giá Hoán Đổi Ngoại Tệ Qua Đêm Nửa Đầu Năm 2007
- Số Lượng Các Loại Ngoại Tệ Tham Gia Trên Thị Trường :
- Các Quy Định Cụ Thể Liên Quan Tới Hoạt Động Ngoại Hối Phái Sinh Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Nguồn: www.chinamoney.com
Tỷ giá được kết luận đối với kì hạn USD 1 và 2 tháng theo xu hướng giống nhau. Tỷ giá trung bình của 2 kì hạn này đạt mức cao nhất là 8.0481 và 8.0301 vào tháng 1, và xuống đáy là 7.8163 và 7.7930 vào tháng 11. Mức tỷ giá kì hạn 1 tháng USD với mức giao động điểm kà 2318 và 2371 điểm đối với kì hạn 2 tháng.
Biểu đồ 2: Tỷ giá kì hạn USD/RMB vào năm 2006
Nguồn : www.chinamoney.com
b.1.2) Thị trường hoán đổi ngoại tệ liên ngân hàng:
Đến ngày 30/6/2006, thị trường hoán đổi ngoại tệ có 187 giao dịch (toàn bộ là USD/RMB), bao gồm 104 giao dịch kết thúc vào tháng 6, tăng 76.3% so với cuốii tháng 5. Trong nửa năm đầu 2006, có 174 giao dịch hoán đổi spot/forward với kì hạn dưới 6 tháng, 3 giao dịch hoán đổi spot/forward với kì hạn trên 9 tháng, 14 giao dịch hoán đổi forward/forward với kì hạn trong vòng 3 tới 6 tháng. Đến cuối tháng 6, thị trường hoán đổi RMB/FX có 60 thành viên.
Bảng 6: Giao dịch hoán đổi ngoại tệ cuối năm 2006
(Đơn vị: 100 triệu USD)
Dưới 1 tuần | 1tuần-1 tháng (bao gồm) | 1tháng- 3 tháng (bao gồm) | 3 tháng-6 tháng (bao gồm) | |||||
Số lượng | Trị giá | Số lượng | Trị giá | Số lượng | Trị giá | Số lượng | Trị giá | |
Spot/ Forward | 1306 | 255.59 | 518 | 93.94 | 358 | 70.16 | 208 | 25.88 |
Forward/ Forward | 30 | 7.92 | 12 | 2.27 | 9 | 1.59 | 26 | 4.22 |
Tổng | 1336 | 263.51 | 530 | 96.21 | 367 | 71.75 | 234 | 30.10 |
Kì hạn | 6tháng-9 tháng (bao gồm) | 1tháng-1 năm (bao gồm) | Trên 1 năm | Tổng | ||||
Số lượng | Trị giá | Số lượng | Trị giá | Số lượng | Trị giá | Số lượng | Trị giá | |
Spot/ Forward | 56 | 9.33 | 185 | 31.84 | 5 | 1.03 | 2636 | 487.76 |
Forward/ Forward | 17 | 4.10 | 2 | 0.70 | 0 | 0.00 | 96 | 20.80 |
Tổng | 73 | 13.43 | 187 | 32.54 | 5 | 1.03 | 2732 | 508.56 |
Ghi chú: Định nghĩa về kì hạn: 0 ngày <= kém 1 tuần <= 8 ngày; 8 ngày< 1 tuần tới 1 tháng (bao gồm)<= 38 ngày; 38 ngày < 1 tháng tới 3 tháng (bao gồm) <= 100 ngày; 100 ngày
<= 3 tháng tới 6 tháng (bao gồm) <=190 ngày; 190 ngày < 6 tháng tới 9 tháng (bao gồm) <= 280 ngày; 80 ngày <9 tháng tới 1 năm (bao gồm) <=375 ngày, trên 1 năm >375 ngày.
Nguồn: www.chinamoney.com
Kể từ khi thị trường liên ngân hàng công khai thị trường hoán đổi RMB/FX vào ngày 24/4/2006, thị trường hoán đổi chứng kiến sự phát triển nhanh chóng, cùng với doanh số tăng nhanh hàng tháng và đạt mức 11.901 tỷ USD vào tháng 11.
Vào cuối năm 2006, thị trường hoán đổi ngoại tệ chứng kiến tất cả 2732 giao dịch trị giá 50.856 tỷ USD, bao gồm 2729 giao dịch USD/RMB và 3 giao dịch EUR/RMB. Giao dịch tập trung vào hoán đổi spot/forward dưới 3 tháng với 2182 giao dịch trị giá 41.969 tỷ USD. Trong số đó, hoán đổi spot/forward trong 1 tuần gồm 1306 giao dịch trị giá 25.559 tỷ USD. Hoán đổi forward/forward chứng kiến 96 giao dịch (tất cả đều là kì hạn 1 năm) cùng với trị giá là 2.080 tỷ USD. Vào cuối năm 2006, thị trường hoán đổi ngoại tệ liên ngân hàng có 62 thành viên.
Tỷ giá trung bình tháng của hoán đổi USD kì hạn 1 tuần có chiều hướng giảm xuồng, tương tự chiều hướng thay đổi tỷ giá USD chính thức do ngân hàng POBC công bố. Mức tỷ giá trung bình cao nhất là 8.0075 và thấp nhất là 7.8176. Mức tỷ giá hoán đổi USD kì hạn 3 tháng trượt nhẹ. Mức tỷ giá trung bình cao nhất trong năm là 7.9612 và thấp nhât là 7.7669.
b.2) Hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng trong năm
2007
b.2.1) Trên thị trường kì hạn ngoại hối:
Từ tháng 1 tới tháng 6, doanh số giao dịch trên thị trường kì hạn ngoại
hối liên ngân hàng được mở rộng. Thị trường có 1271 giao dịch kì hạn ngoại hối trị giá 10.674 tỷ USD, tăng 69.97% so với kì này năm ngoái và 61,72% so
với nửa cuối năm 2006. Có 4 loại kì hạn được kinh doanh nửa đầu năm 2007, gồm: USD/RMB, HKD/RMB, JPY/RMB và EUR/RMB. Đối với kì hạn giao dịch, loại 1-3 tháng USD và 9 tháng tới 1 năm USD chiếm khối lượng kinh doanh lớn. Vào cuối tháng 6, thị trường ngoại tệ kì hạn liên ngân hàng gồm có 79 thành viên.
Vào cuối năm 2007, thị trường có tất cả 2952 giao dịch trị giá 22.387 tỷ USD, bao gồm 2,655 triệu USD trị giá giao dịch vào tháng 11. Có 4 loại giao dịch kì hạn được kinh doanh vào cuối năm 2007. Trong đó, 2868 giao dịch kì hạn USD/RMB được thực hiện với trị giá là 22.284 tỷ USD, chiếm khoảng 99% tổng số giao dịch kì hạn ngoại tệ. Kì hạn RMB/HKD có 44 giao dịch trị giá 645 triệu HKD. Kì hạn RMB/JPY có 29 giao dịch trị giá 2.246 tỷ JPY. Kì hạn EUR/RMB có trị giá 3.06 triệu EUR với 11 giao dịch. Có 3 loại kì hạn được ưa chuộng nhiều nhất là: USD 9 tháng-1 năm, USD 1 tháng-3 tháng và USD 1 tuần-1 tháng. Vào cuối năm 2007, thị trường ngoại tệ kì hạn có 81 thành viên.
Tỷ giá kì hạn USD 9M-1Y giảm vào năm 2007. Tỷ giá ở đầu năm là 7.6317 RMB/USD, và kết thúc ở mức 6.7825 RMB/USD, giảm 8416 bps, hay 11% so với tỷ giá 7.6241 RMB/USD năm trước đó. Vào năm 2007, mức giá kì hạn cao nhất là 7.6255 và thấp nhất là 6.7825, với mức khấu trừ trung bình hàng ngày là 2823bps
b.2.2) Thị trường hoán đổi ngoại tệ liên ngân hàng:
Trong nửa năm đầu 2007, doanh số của thị trường hoán đổi ngoại tệ tăng vượt bậc. Thị trường dừng lại ở 6638 giao dịch, trị giá 133.37 tỷ USD, tăng 4284,3% so với cùng kì năm ngoái và 181,37% so với nửa cuối năm 2006. Có 3 loại hoán đổi được kinh doanh trong 6 tháng: USD/RMB, HKD/RMB và EUR/RMB. Các giao dịch tập trung vào các hoán đổi dưới 1 tháng. Trong đó, hợp đồng hoán đổi qua đêm gồm 1370 giao dịch trị giá