Kinh Nghiệm Ứng Dụng Và Phát Triển Các Công Cụ Phái Sinh Trên Thị Trường Ngoại Hối Quốc Tế

Bên cạnh những mặt tích cực, hợp đồng giao dịch tương lai ngoại tệ cũng có một số nhược điểm. Hợp đồng chỉ cung cấp giới hạn cho một vài ngoại tệ mạnh và chỉ có vài ngày chuyển giao hợp đồng trong một năm. Thêm vào đó giá trị của mỗi một hợp đồng cơ bản là lớn nên không thu hút được những nhà kinh doanh cá thể với nguồn vốn không lớn.

3. KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI QUỐC TẾ

Kể từ những năm 80 của thế kỷ 20, các giao dịch phái sinh đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển. Một thực tế không thể phủ nhận rằng, bên cạnh mục đích phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, các giao dịch phái sinh tiền tệ ngày càng được sử dụng với mục đích đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận khổng lồ, đặc biệt là hợp đồng tương lai và quyền chọn. Chính vì lẽ đó mà doanh số của các giao dịch này có sự gia tăng đáng kể qua các năm. Theo con số thống kê của BIS (Bank for international settlements) thì các giao dịch được thực hiện chủ yếu trên thị trường phi tập trung OTC (chiếm khoảng 98% doanh số), còn lại là ở trên các Sở giao dịch.

Sau đây xin điểm qua một vài thị trường ngoại hối đã có những áp dụng công cụ phái sinh hiệu quả.

3.1. Thị trường London


London là trung tâm giao dịch ngoại hối lớn nhất thế giới. Năm 2007, doanh số giao dịch bình quân ngày của thị trường ngoại hối Anh là 1.359 tỷ USD, trong đó có hơn 30 tỷ USD là giao dịch các công cụ ngoại hối phái sinh. Trong khoảng thời gian từ năm 2004 - 2007, doanh số giao dịch đã tăng hơn 30%. Doanh số giao dịch USD trên thị trường ngoại hối Anh nhiều gấp hơn hai lần doanh số giao dịch USD trên thị trường ngoại hối Mỹ. Doanh số giao dịch Euro trên thị trường ngoại hối Anh nhiều gấp hơn hai lần doanh số giao dịch Euro trên thị trường ngoại hối tất cả các nước thuộc khu vực đồng Euro

cộng lại. Từ năm 2004 đến 2007 thị phần thị trường ngoại hối Anh trên thị trường ngoại hối toàn cầu tăng từ 31% lên đến 34%. Trong thời gian đó, thị phần của hầu hết các trung tâm ngoại hối lớn khác lại có phần giảm: Mỹ từ 19% xuống 17%; Nhật Bản xuống từ 8% còn 6%, Đức từ 5% xuống 3% …

Các định chế nước ngoài chiếm 70% thị phần, các định chế thuộc các nước EU chiếm 25% thị phần có 250 ngân hàng nước ngoài có trụ sở đặt tại London, chiếm 53% tổng tài sản hệ thống ngân hàng Anh, chính vì vậy, thị phần thực sự của họ trên thị trường ngoại hối Anh còn cao hơn.

Các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Anh rất phát triển. Từ năm 2004 đến năm 2007, doanh số bình quân ngày giao dịch hoán đổi ngoại hối tăng từ 428 tỷ USD lên đến 899 tỷ USD, tăng 110%; tỷ trọng trên tổng giao dịch thị trường giảm từ 66% xuống 57%. Giao dịch giao ngay tăng từ 222 tỷ USD lên 335 tỷ USD, tăng 51%; tỷ trọng trên tổng giao dịch thị trường giảm từ 29% xuống 25%. Giao dịch kỳ hạn tăng 21% lên 124 tỷ USD.


Bảng 1. Thị trường ngoại hối Anh - Doanh số giao dịch bình quân ngày

Đơn vị: tỷ USD



1995

1998

2001

2004

2007

2009

Giao ngay


186


217


151


222


335


556

Kỳ hạn

33

48

53

103

124

223

Hoán đổi

244

372

300

428

899

1095

Tổng

464

637

504

753

1358

1874

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển - 5


cộng








Nguồn: BIS Triennial Survey of Foreign Exchange and Derivatives Market Activity

Thị trường các công cụ phái sinh tiền tệ ở Anh từ năm 2004 - 2007, doanh số bình quân ngày tăng 68% từ 643 tỷ USD lên đến 1080 tỷ USD. Trong đó, thị trường các công cụ phái sinh lãi suất tăng từ 365 tỷ USD lên 957 tỷ USD, tăng 70%; thị trường các công cụ phái sinh tiền tệ tăng từ 80 tỷ USD lên 124 tỷ USD, tăng 55%. Doanh số thị trường quyền chọn tăng 66%. Doanh số thị trường hoán đổi lãi suất tăng 137%.

Năm 2007, trên thị trường các công cụ phái sinh tiền tệ, USD là đồng tiền được giao dịch nhiều nhất, chiếm 75% tổng doanh số (năm 2004 là 73%). Trong khi đó tỷ trọng giao dịch liên quan đến EURO giảm còn 41% so với 49% năm 2004. Trên thị trường các công cụ phái sinh lãi suất, đồng EURO lại là đồng được giao dịch nhiều nhất, chiếm tỷ trọng 51%, USD là 15% còn GBP là 14%.

Năm 2009, các công cụ trên thị trường phát triển mạnh, không chỉ có phái sinh tiền tệ mà còn có rất nhiều các loại hình khác như hàng hóa, tín dụng… Doanh số giao dịch các ngày đều cao với khối lượng giao dịch lớn.

Tại London có nhiều tổ chức kinh doanh nước ngoài đặt trụ sở kinh doanh nên các giao dịch của các tổ chức này chiếm phần đông thị trường. Thị trường ngoại hối London đã phát triển lâu đời và xây dung được một hệ thống hoàn thiện vững chắc để các công cụ phái sinh phát triển.

3.2. Thị trường Mỹ


Thị trường tài chính phái sinh của Mỹ xuất hiện và phát triển song hành cùng với sự ra đời và phát triển của các sở giao dịch, trung tâm giao dịch lớn

của nước này như Hội đồng Mậu dịch Chicago (CBOT), Sở thương mại Chicago (CME) các thị trường chứng khoán NYSE, NASDAQ, AMEX

Ở thời kỳ đầu, các sở giao dịch này thường chỉ giao dịch hàng hóa là nông sản (CBOT) hay các cổ phiếu niêm yết (NYSE) các cổ phiếu OTC (NASDAQ; AMEX). Tuy nhiên từ thập kỷ 80, CBOT và AMEX chuyển hướng kinh doanh sang các sản phẩm tài chính phái sinh. Việc giao dịch tại các sở giao dịch này được thực hiện thông qua đấu giá mở với công cụ điện tử hóa và khớp lệnh liên tục. Điều này giúp tạo ra tính lỏng và minh bạch của các hợp đồng phái sinh đối với các thành viên của sở (các cổ đông) và các khách hàng nhằm phòng ngừa, quản lý rủi ro hoặc đầu cơ.

Các ngân hàng và các công ty tài chính thường tham gia vào giao dịch với tư cách là thành viên của sở giao dịch thông qua việc mua cổ phần của nó để đạt tư cách thành viên. Với tư cách đó, họ có thể vừa là nhà môi giới để hưởng phí vừa tham gia với tư cách là nhà đầu tư thu lợi nhuận. Các nhà đầu tư, đầu cơ khác không phải là thành viên của sở giao dịch muốn thực hiện giao dịch phải thông qua công ty môi giới.

Có thể nói Sở giao dịch thương mại Chicago (CME) là một trong những sở giao dịch lớn của thị trường Mỹ. Tại luận văn này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu mẫu hình giao dịch này như một mô hình tiêu biểu để học hỏi ở thị trường ngoại hối Mỹ.

Tại Sở giao dịch thương mại Chicago, khách hàng được cung cấp đầy đủ các loại hình của các công cụ phái sinh. Đây là một sở giao dịch mạnh về các hợp đồng giao dịch tương lai ngoại hối. Các giao dịch này được thực hiện thông qua CME group exchange. Do đặc thù của một hợp đồng giao dịch tương lai là giá trị của hợp đồng được chuẩn hóa theo mỗi sở giao dịch, tại CME mỗi một hợp đồng tùy thuộc vào đồng tiền của giao dịch và phụ thuộc

vào hình thức giao dịch là hợp đồng tương lai chuẩn (standard futures) hay là hợp đồng tương lai trên E-micro Forex futures.

Bảng 2. Bảng tổng hợp giá trị của hợp đồng được chuẩn hóa tại Sở giao dịch thương mại Chicago.


EUR/USD

AUD/USD

GBP/USD

USD/CAD

USD/JPY

USD/CHF

FX

futures contract


125,000


100,000


62,500


100,000


100,000


100,000

E-micro Forex futures


12,500


10,000


6,250


10,000


10,000


10,000

Nguồn: Tổng hợp từ trang web của CME group.


Có thể thấy hợp đồng tương lai ngoại tệ chuẩn có giá trị khá lớn nên các khoản ký quĩ của nó cũng lớn. Thời hạn thanh toán của hợp đồng chỉ diễn ra vào 4 thời điểm trong năm đó là vào ngày thứ Tư thứ ba của các tháng Ba, tháng Sáu, tháng Chín và tháng Mười hai. Các tháng này được qui định một mã cho mình tương ứng là H, M, U và Z.

Nhận thấy giá trị và khoản ký quĩ yêu cầu của hợp đồng tương lai chuẩn là quá lớn với những nhà kinh doanh cá thể, tháng 3/2009 CME group đã giới thiệu E-micro Forex futures. Như bảng trên ta có thể thấy giá trị của một hợp đồng tương lai mới chỉ bằng 1/10 giá trị của hợp đồng tương lai chuẩn, nó cũng có hiệu lực với cả 6 đồng ngoại tệ chính là: euro, đồng yen Nhật, đồng Bảng Anh, đôla Canada, đôla Australian và đồng Franc Thụy Sĩ. Bên cạnh đó, E-micro forex futures được thực hiện bằng phương thức trả tiền mặt và chỉ được giao dịch trên thị trường OTC.

Ngoài ra, các giao dịch quyền chọn và hoán đổi cũng được thực hiện khá sôi nổi.

3.3. Thị trường các nước trong khu vực


Nhìn sang các nước trong cùng khu vực ASEAN như Singapore, Philipin thị trường tài chính của các nước này đã phát triển rất xa so với Việt Nam, các hoạt động trên thị trường ngoại hối diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức khác nhau. Các nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ đa dạng, mang tính chuyên nghiệp cao. Trong đó hoán đổi ngoại hối là một trong những giao dịch được sử dụng thường xuyên. Ngay như ở Thái Lan, một quốc gia với nền kinh tế có những đặc điểm tương đối giống Việt Nam thì những công cụ ngoại hối phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá đã được vận dụng triệt để, phát huy hiệu quả to lớn. Điều đáng chú ý là các nghiệp vụ không chỉ được tiến hành trên thị trường tài chính nội địa mà còn mang tầm vóc quốc tế. Điển hình như thỏa thuận song phương về hoán đổi ngoại tệ trị giá đến 1 tỷ USD giữa Thái Lan và Hàn Quốc. Thỏa thuận này cho phép hai nước được sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ khi gặp khó khăn trong việc giải quyết nợ nần hoặc cân bằng thanh toán với thời hạn sử dụng tối đa mỗi lần hoán đổi là 90 ngày. Hay như ở Trung Quốc, cũng là một nước xã hội chủ nghĩa. Trước cải cách mở cửa, kinh tế Trung quốc còn nghèo nàn, lạc hậu, thị trường tài chính hầu như không có gì. Song cho đến nay sau hơn 30 năm tiến hành đổi mới, Trung Quốc đã có những bước tiến thần kỳ, tạo ra một bức tranh huy hoàng trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là tài chính - ngân hàng. Các giao dịch ngoại tệ đã trở nên phổ biến và đi vào qui phạm, trong đó các giao dịch ngoại hối phái sinh đã được ứng dụng rất linh hoạt. Không chỉ các chủ thể là các nhà kinh doanh, đầu tư, tín dụng tham gia mà ngay cả chính phủ cũng tham gia. Như thỏa thuận hoán đổi tiền tệ của Trung Quốc với các nước ASEAN trong chương trình ASEAN+3. Những bước đi của Trung Quốc trong việc phát triển kinh tế nói chung và thị

trường ngoại hối nói riêng là những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam phát triển thị trường ngoại hối.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM‌

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TTNH VIỆT NAM


Trước năm 1986, với cơ chế tập trung bao cấp trong một thời gian dài thị trường nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng ở Việt Nam chưa có điều kiện hình thành và phát triển. Cho đến năm 1986, khi Đảng và Nhà nước quyết định chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì các yếu tố thị trường mới được hình thành và phát triển.

Nói đến thị trường ngoại hối Việt Nam (gọi tắt là VinaForex) có thể thấy cho đến thời điểm hiện tại, thị trường ngoại hối đã đi qua được ba giai đoạn phát triển chính:

1986 - 1991: hình thành những tiền đề cho sự ra đời của VinaForex.

1991 - 11/1994: Hoạt động của trung tâm giao dịch ngoại hối.


12/1994 - đến nay: VinaForex.


1.1. Giai đoạn từ năm 1986 đến 1991


Như đã đề cập ở trên đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam còn nhiều bỡ ngỡ, bước những bước đi đầu tiên trong công cuộc đổi mới. Việc chuyển đổi hình thái kinh tế đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội mới phát triển hơn. Trong giai đoạn này có một vài điểm thay đổi khá quan trọng trong việc tạo lập nên những tiền đề phát triển của VinaForex.

Đầu tiên phải nói đến Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra đời, đã tách hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp thành hai cấp: Ngân hàng Nhà nước và hệ thống Ngân hàng chuyên doanh. Ngân hàng nhà nước (NHNN) là Ngân hàng Trung ương (NHTW) thực hiện chức năng quản lý vĩ mô, ban hành chính sách tiền tệ, tín dụng và ngân hàng; hệ thống Ngân hàng chuyên doanh thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng. Bước đầu từng Ngân hàng chuyên doanh hoạt động theo đặc thù gắn liền với từng lĩnh vực kinh tế. Có thể nhắc đến đây như Ngân hàng Ngoại thương hoạt động về lĩnh vực đối ngoại như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế… Ngân hàng Công thương hoạt động trong lĩnh vực công - thương nghiệp; Ngân hàng Nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và Ngân hàng Đầu tư hoạt động trong lĩnh vực đầu tư. Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy chỉ có Ngân

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí