Sự Ra Đời Của Các Công Cụ Ngoại Hối Phái Sinh


môi giới thu thập hầu hết các lệnh đặt mua và lệnh đặt bán ngoại tệ từ các ngân hàng khác nhau, trên cơ sở đó cung cấp tỷ giá chào mua và tỷ giá chào bán cho khách hàng một cách nhanh chóng, rộng khắp với giá tay trong (inside rate). Tuy nhiên, các ngân hàng phải trả cho nhà môi giới một khoản phí (brokerage fee), làm cho chênh lệch tỷ giá mua bán hẹp lại.

Những ai muốn hành nghề môi giới ngoại hối phải có giấy phép. Tại mỗi trung tâm tài chính quốc tế thường có một số nhà môi giới chuyên nghiệp nhất định để giúp các ngân hàng thực hiện lệnh mua và lệnh bán ngoại hối. Các nhà môi giới chỉ được cung cấp dịch vụ môi giới chứ không được mua bán cho chính mình.

1.1.3.4. Nhóm các khách hàng mua bán lẻ


Nhóm các khách hàng mua bán lẻ (retail clients hay bank customers) bao gồm các công ty nội địa và đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối ( cá nhân và hộ gia đình…) nhằm mục đích: Chuyển đổi tiền tệ và phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Như vậy, nhóm khách hàng mua bán lẻ có nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ cho mục đích kinh doanh ngoại hối (kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi). Thông thường, nhóm khách mua bán lẻ không giao dịch trực tiếp với nhau mà thường mua bán thông qua các NHTM.

1.1.4. Các nghiệp vụ trên FOREX:


Căn cứ vào tính chất giao dịch trên thị trường ngoại hối và nội dung kinh doanh, người ta chia các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối thành:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

- Nghiệp vụ giao ngay (The Spot Operations)


Các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Thực trạng và giải pháp - 3

- Nghiệp vụ kì hạn (The Forward Operations)


- Nghiệp vụ hoán đổi (The Swap Operations)


- Nghiệp vụ tương lai (The Future Operations)

- Nghiệp vụ quyền chọn (The Option Operations) Trong đó:

Nghiệp vụ giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi được thực hiện trên thị trường phi tập trung (OTC – Over The Counter). Nghiệp vụ quyền chọn có thể được thực hiện trên OTC hoặc sở giao dịch. Nghiệp vụ tương lai chỉ được thực hiện trên sở giao dịch.

Nghiệp vụ giao ngay còn được gọi là nghiệp vụ cơ sở, còn các nghiệp vụ còn lại được gọi là nghiệp vụ phái sinh (Derivative Operations), tức là bắt nguồn từ các thông số có sẵn trên thị trường.

1.2. Tổng quan về các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh


1.2.1. Sự ra đời của các công cụ ngoại hối phái sinh

Trước xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu, hoạt động thương mại quốc tế của các nước tăng lên nhanh chóng về kim ngạch và đa dạng hóa cơ cấu tiền tệ, các giao dịch kinh tế gia tăng về cả quy mô và giá trị. Chính vì vậy, nhu cầu mua bán ngoại hối trở nên hết sức phong phú và đa dạng khiến cho thị trường ngoại hối ngày càng sôi động và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống kinh tế –tài chính quốc tế. Hơn nữa do các thị trường tài chính các quốc gia mở rộng, lại có những biến động khôn lường, làm phát sinh rủi ro tỷ giá không chỉ cho các nhà kinh doanh XNK mà còn ảnh hưởng đến bộ phận các ngân hàng thương mại.

Một thực tế là, tỷ giá biến động có thể tăng hoặc giảm, làm cho các nhà kinh doanh XNK có thể phát sinh lỗ hay lãi, nhưng những người này không phải là các chuyên gia tỉền tệ, họ không thể tự kiếm lãi từ sự biến động tỷ giá, họ là


những người ngại rủi ro tỷ giá. Họ thường mong muốn tỷ giá được ổn định hoặc cố định từ trước đề tập trung sức lực vào việc thực hiện thương mại, đồng thời có thể hạch toán lãi lỗ một cách chắc chắn đối với từng thương vụ. Do đó, đòi hỏi phải có những công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá linh họat, hiệu quả và dễ sử dụng.

Bên cạnh đó, xét về phương diện các NHTM, cùng với xu hướng phát triển của thị trường tài chính, hoạt động kinh doanh của các NHTM cũng ngày càng trở nên phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết. Bên cạnh các nghiệp vụ ngân hàng mang tính truyền thống thì các ngân hàng đã không ngừng phát triển các nghiệp vụ tài chính mới, hiện đại, trong đó, phải kể đến các giao dịch kinh doanh ngoại tệ. Đây là một hoạt động kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận rất cao cho NHTM, nhưng nó cũng chứa đầy những rủi ro. Khi tham gia hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ngân hàng sẽ tạo ra trạng thái ngoại tệ mở và dẫn đến rủi ro tỷ giá cho ngân hàng nếu tỷ giá trên thị trường biến động. Để có thể hạn chế được rủi ro này, ngân hàng sẽ phải tiến hành các biện pháp phòng ngừa.

Do đó, xuất phát từ những nhu cầu khách quan và chủ quan các sản phẩm ngoại hối phái sinh đã lần lượt ra đời với vai trò to lớn trong việc phòng ngừa rủi ro tỉ giá , một mặt có thể đảm bảo an toàn về tài chính, mặt khác còn có thể thông qua các công cụ bảo hiểm này tiến hành kinh doanh kiếm lời.

1.2.2. Các công cụ ngoại hối phái sinh trên thị trường ngoại hối


Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính (financial instruments) đã có như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hoặc hàng hóa (những công cụ này được gọi là tài sản cơ bản – underlying assets) nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Giá trị của các công cụ tài chính phái sinh phụ


thuộc vào giá trị của những tài sản cơ bản này, cụ thể là tỷ giá, thị giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán hay lãi suất, giá cả của hàng hóa.3

Trên thị trường ngoại hối có 5 nghiệp vụ kinh doanh phổ biến là : giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, tương lai và quyền chọn, trong đó, nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ gốc, còn các nghiệp vụ khác là phái sinh, tức được bắt nguồn từ nghiệp vụ giao ngay. Nghiệp vụ giao ngay được gọi là nghiệp vụ gốc bởi vì tỷ giá áp dụng cho các hợp đồng giao ngay được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường, trong khi đó, 4 nghiệp vụ phái sinh còn lại áp dụng tỷ giá không được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường, mà được bắt nguồn từ tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền. Sau đây, chúng ta đi vào nghiên cứu cụ thể từng loại hợp đồng ngoại hối phái sinh đó.

1.2.2.1. Hợp đồng ngoại hối kỳ hạn ( Currency Forward Contracts)

a. Khái niệm4:

Hợp đồng ngoại hối kỳ hạn là hợp đồng trong đó hai bên cam kết sẽ mua bán một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định tại ngày kí hợp đồng và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai.

b. Đặc điểm hợp đồng kỳ hạn:

- Tỷ giá được áp dụng trong hợp đồng này là tỷ giá kỳ hạn, bao gồm tỷ giá kỳ hạn mua vào và tỷ giá kỳ hạn bán ra. Tỷ giá kỳ hạn này được tính dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay của hợp đồng.

Công thức tổng quát xác định tỷ giá kì hạn:


3 John C.Hull (2006), “Option, Futures, and other Derivatives”, Pearson Prentice Hall, sixth edition, New Jersey.

4 PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trinh Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống Kê, Hà Nội


F S

S. (Rt Rc).t

(1

Rc.t)


Trong đó:


F : Tỷ giá kỳ hạn


S : Tỷ giá giao ngay


Rt : Mức lãi suất/năm của đồng tiền định giá Rc : Mức lãi suất/năm của đồng tiền yết giá

t : Thời hạn hợp đồng, tính theo năm


Ví dụ: S = USD/VND. Vậy, Rt là lãi suất của đồng VND và Rc là lãi suất của đồng USD.

Thông thường, thời hạn của các hợp đồng ngoại hối là tương đối ngắn so với 360 ngày và các mức lãi suất %/năm của các đồng tiền là các số nhỏ, nên tích số Rc.t là một số rất nhỏ so với 1 đơn vị. Do đó, công thức tính tỷ giá kì hạn được viết lại ở dạng gần đúng như sau:

F = S + S.(Rt – Rc).t


Do việc xác định tỷ giá kỳ hạn theo công thức gần đúng tương đối đơn giản và phản ánh trực quan được chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền mà không làm thay đổi đáng kể tỷ giá kỳ hạn, cho nên thường được các NHTM sử dụng để tính tỷ giá kỳ hạn.

- Chủ thể tham gia vào hợp đồng kỳ hạn:


Các hợp đồng kỳ hạn được ký kết và giao dịch giữa các ngân hàng và khách hàng, hay giữa hai ngân hàng với nhau. Giao dịch kỳ hạn không diễn ra trên


sở giao dịch, mà giống như giao dịch giao ngay, đây là thị trường phi tập trung của các ngân hàng và của các nhà môi giới được liên kết với nhau bằng điện thoại, telex, vi tính và hệ thống SWIFT.

- Ứng dụng của hợp đồng kỳ hạn:


Hợp đồng kì hạn ra đời nhằm cung cấp công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái, tức là rủi ro phát sinh do biến động bất thường của tỉ giá gây nên. Với tư cách này những thành viên chịu ảnh hưởng lớn do tác động của biến động tỉ giá trên thị trường ngoại hối, như: các NHTM, các công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế hay các công ty XNK là những đối tượng chủ yếu sử dụng loại hợp đồng này. Theo đó, hợp đồng kỳ hạn được ứng dụng như một công cụ có khả năng loại bỏ rủi ro tỉ giá hiệu quả khi có thể cố định khoản thu nhập hay chỉ trả theo một tỉ giá cố định đã biết trước cho các doanh nghiệp XNK. Bên cạnh đó, ngoài tác dụng phòng ngừa rủi ro tỷ giá, hợp đồng kì hạn còn là công cụ giúp các nhà đầu tư tài chính có thể lựa chọn được đồng tiền đầu tư cũng như đi vay có hiệu quả.

- Thời hạn trong hợp đồng kỳ hạn:

Thời hạn của hợp đồng này thường được thoả thuận với kỳ hạn bất kỳ, tối đa là 12 tháng, song phổ biến nhất là các kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và chỉ áp dụng với một số đồng tiền chủ yếu như: USD, JPY, CAD, EUR, và một số đồng tiền Châu Âu khác. Tại Việt Nam, thời hạn của hợp đồng kì hạn cũng được quy định linh hoạt, với thời hạn tối thiểu là 3 ngày, tối đa là 365 ngày.

c. Ưu và nhược điểm:

- Ưu điểm:


Hợp đồng kỳ hạn có ưu điểm là đáp ứng được yêu cầu của cả hai bên mua và bán về quy mô giao dịch, ngày tiến hành giao dịch. Do đó, hợp đồng kì hạn có


thể được thiết kế linh hoạt tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng.

- Nhược điểm:


Hợp đồng kì hạn có tính linh hoạt và tính thanh khoản không cao. Một khi đã tham gia hợp đồng thì cả hai bên buộc phải thực hiện hợp đồng cho dù nhận thấy có những điều kiện bất lợi cho mình. Hợp đồng kỳ hạn không được thanh lý, chuyển nhượng trước hạn để hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp. Các giao dịch trong hợp đồng kỳ hạn hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan giữa hai bên mà không chịu sự chi phối của bất kỳ một quy chuẩn nào nên không có nhiều điều kiện pháp lý để ràng buộc người mua hoặc người bán phải thực hiện hợp đồng. Điều này dễ dẫn đến một trong hai bên cố tình vi phạm phá vỡ nghĩa vụ của mình, nhất là khi giá thị trường thực hiện hợp đồng chênh lệch quá lớn so với giá thoả thuận trong hợp đồng (giá chốt). Nếu giá thị trường cao hơn giá chốt thì bên nhận hàng (người mua) sẽ có lợi và người bán (người thực hiện hợp đồng) sẽ bị lỗ và ngược lại. Chính nhược điểm này đã làm cho hợp đồng kỳ hạn mang tính rủi ro.

Hợp đồng kỳ hạn chiếm vị trí rất quan trọng trong thị trường hối đoái vì ngoài mục đích bảo hiểm rủi ro cho vốn của doanh nghiệp trong các giao dịch kinh doanh và tài chính, nó còn là một công cụ kiếm lời thông qua các hoạt động đầu tư trên thị trường. Tuy nhiên, vai trò bảo hiểm rủi ro tỷ giá vẫn là mục đích chủ đạo khi ứng dụng hợp đồng này trên Forex.

1.2.2.2. Hợp đồng tiền tệ tương lai (Currency Future Contracts)


Hợp đồng kỳ hạn luôn được coi là một công cụ hữu hiệu để quản lý rủi ro biến động giá cả trên thị trường hàng hóa cũng như quản lý rủi ro ngoại hối trong các giao dịch ngoại tệ. Nhưng do quá chú trọng đến công tác quản lý rủi


ro mà hợp đồng kỳ hạn đánh mất đi cơ hội kinh doanh hay đầu cơ. Chẳng hạn, để quản lý rủi ro ngoại hối khi có hợp đồng nhập khẩu sẽ đến hạn thanh toán trong tương lai, doanh nghiệp có thể thoả thuận mua ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng với ngân hàng. Sau khi ký hợp đồng kỳ hạn, tỷ giá kỳ hạn được xác định chẳng hạn là F(USD/VND)=19.200. Năm tháng sau tỷ giá giao ngay trên thị trường lên đến S(USD/VND)=19.220. Nếu như hết kỳ hạn 6 tháng, tỷ giá giao ngay trên thị trường vẫn giữ ổn định ở mức cao hơn tỷ giá kỳ hạn thì doanh nghiệp sẽ vẫn thực hiện hợp đồng kỳ hạn mà không gặp phải một rủi ro nào. Tuy nhiên, nếu đến lúc hợp đồng kỳ hạn hết hạn, tỷ giá giao ngay lại giảm đột ngột, giả sử S(USD/VND)=19.050. Điều này gây bất lợi cho doanh nghiệp, nhưng do đã đến hạn thực hiện hợp đồng nên theo như cam kết, doanh nghiệp phải mua ngoại tệ theo tỷ giá kỳ hạn. Đây chính là hạn chế quan trọng trong hợp đồng kỳ hạn. Nhược điểm này có thể được khắc phục nếu sử dụng hợp đồng tương lai.

a. Khái niệm5:

Hợp đồng tiền tệ tương lai là một thỏa thuận về việc mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết tại một mức tỷ giá cố định trong tương lai. Nói cách khác, tỷ giá được ấn định trước khi kí kết hợp đồng, nhưng việc chuyển giao ngoại tệ và thanh toán được thực hiện tại một thời điểm trong tương lai được xác định bởi sở giao dịch.

b. Đặc điểm hợp đồng tương lai:

- Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa ( standardized) và giao dịch trên sàn giao dịch của Sở giao dịch tiền tệ tương lai:

Nghiệp vụ này tương đối giống nghiệp vụ ngoại hối kỳ hạn ở chỗ ngày giao hàng và thanh toán diễn ra sau ngày cam kết giao dịch, tỷ giá được áp dụng


5 PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trinh Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống Kê, Hà Nội, tr 261.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí