ngoại hối. Các nhà môi giới chính thức thường có mạng lưới cung cấp dịch vụ toàn cầu phục vụ 24/24 đúng như tính chất của TTNH. Hoạt động của các nhà môi giới kích thích sự linh hoạt và mở rộng qui mô của TTNH. Có thể kể đến đây một số nhà môi giới ngoại hối trên thị trường quốc tế như Easy Forex, CMS Forex, CMC Markets, Forex.com …
1.2.4. Những khách hàng mua bán lẻ
Đây là những chủ thể chiếm số lượng khá lớn trên TTNH, bao gồm các công ty nội địa, đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối. Họ tham gia vào thị trường nhằm mục đích:
Thực hiện mua bán ngoại hối phục vụ cho nhu cầu của chính mình. Các công ty cần thanh toán cho các giao dịch thương mại, đầu tư… Những khách hàng cá thể cần ngoại tệ phục vụ cho mục đích cá nhân như tiết kiệm, du lịch, thanh toán … Thông thường, nhóm chủ thể này không trực tiếp giao dịch với nhau mà thông qua các NHTM.
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá: đối với cá nhân thì vấn đề này không thực sự phổ biến nhưng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thì đây là một vấn đề vô cùng quan trọng do ảnh hưởng của tỷ giá lên chính lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông qua các nghiệp vụ của ngân hàng, các doanh nghiệp có thể phòng ngừa tỷ giá tăng đối với doanh nghiệp nhập khẩu và tỷ giá giảm đối với doanh nghiệp xuất khẩu.
Đầu cơ ngoại tệ: TTNH là một thị trường luôn có khả năng tìm thấy lợi nhuận do đó mọi chủ thể tham gia thị trường đều quan tâm đến đặc điểm này.
Tóm lại, căn cứ vào mối quan hệ giữa các thành viên tham gia thị trường ngoại hối, ta có thể biểu diễn mối quan hệ đó bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2 Mô hình tổ chức của thị trường ngoại hối
Có thể bạn quan tâm!
- Các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển - 1
- Các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển - 2
- Các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển - 4
- Kinh Nghiệm Ứng Dụng Và Phát Triển Các Công Cụ Phái Sinh Trên Thị Trường Ngoại Hối Quốc Tế
- Thực Trạng Ứng Dụng Và Phát Triển Các Công Cụ Phái Sinh Trên Ttnh Việt Nam
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
2. CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI.
2.1. Khái quát về công cụ phái sinh
2.1.1. Khái niệm
Các công cụ phái sinh (Derivative Securities) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa… (gọi là tài sản cơ sở - underlying assets), nhằm mục đích phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận.
2.1.2 Lịch sử hình thành thị trường các công cụ phái sinh
Các công cụ phái sinh xuất hiện trên thị trường từ rất sớm. Từ thời trung cổ các giao dịch tương lai đã xuất hiện trên thị trường, tiếp sau đó là sự
hình thành của những giao dịch quyền chọn vào thế kỷ 18, các giao dịch hoán đổi và giao dịch kỳ hạn xuất hiện muộn hơn vào thế kỷ 20.
Đầu tiên phải nói đến thị trường của những giao dịch tương lai, thị trường của những giao dịch này có thể được xem như đã xuất hiện từ thời trung cổ. Lúc đầu, đối tượng của các giao dịch tương lai trên thị trường là các mặt hàng đơn giản như lúa mỳ hay cà phê. Các nhà đầu tư mua và bán các hợp đồng tương lai với mục đích nhằm giảm bớt sự lo ngại xảy ra những biến cố khiến giá bị đẩy lên cao hay xuống thấp những tháng sau đó. Đến những năm 80 của thế kỷ 20, các hợp đồng tương lai bắt đầu nở rộ và phổ biến trong các giao dịch thương mại.
Tiếp sau đó phải nói đến những giao dịch quyền chọn, giao dịch đầu tiên của thị trường quyền chọn bắt đầu ở Châu Âu và Mỹ từ đầu thế kỷ 18. Trong những năm đầu, thị trường hoạt động thất bại vì nạn tham nhũng. Vào những năm 1900, một nhóm công ty đã thành lập hiệp hội những nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn. Mục đích của hiệp hội này là cung cấp kỹ thuật nhằm đưa những người mua và những người bán lại với nhau. Tháng 4/1973, Chicago Board of Trade lập thị trường mới là Chicago Board Options Exchange, đặc biệt dành cho trao đổi quyền chọn về cổ phiếu. Từ đó, thị trường quyền chọn trở nên phổ biến với nhà đầu tư. Đến thập niên 80 của thế kỷ 20, thị trường quyền chọn đối với ngoại tệ, chỉ số chứng khoán và hợp đồng tương lai đã phát triển ở Mỹ. Thị trường chứng khoán Philadelphia là nơi giao dịch quyền chọn ngoại tệ đầu tiên.
Còn đối với các hợp đồng hoán đổi, chúng được áp dụng từ những năm 1960 ở dạng hợp đồng hoán đổi tiền tệ. Với dạng công cụ mới này, một công ty đa quốc gia trụ sở ở Anh có thể dư thừa vốn ở Anh và muốn sử dụng để đầu tư vào một chi nhánh ở Mỹ nhưng bị hạn chế về chuyển đổi tiền tệ ở Anh. Cũng không quá khó để tìm một công ty ở Mỹ gặp tình trạng tương tự, do luật
không cho phép chuyển đổi tiền trực tiếp giữa hai bên, hai công ty sẽ lách luật bằng các thực hiện hai khoản vay song song. Công ty ở Mỹ sẽ cho chi nhánh của đối tác định mở ở Mỹ vay USD, ngược lại công ty ở Anh sẽ cho chi nhánh đối tác định mở ở Mỹ vay GBP. Từ nhu cầu trao đổi những luồng tiền đó, giao dịch hoán đổi ra đời và đã phát triển.
Các giao dịch kỳ hạn xuất hiện đầu tiên trên thị trường liên ngân hàng. Thị trường này phát triển nhanh chóng nhờ sự thả nổi của các đồng tiền mạnh vào đầu thập niên 70 của thế kỷ 20. Thị trường liên ngân hàng bao gồm hàng trăm ngân hàng khắp thế giới, tự bản thân mình hoặc họ sẽ thay mặt cho khách hàng, thực hiện các cam kết giao sau và kỳ hạn với nhau.
Có thể nhận thấy các công cụ phái sinh trên thế giới đã hình thành và phát triển trong một khoảng thời gian dài gần như là song song cùng với sự phát triển của thị trường tài chính. Qua đó, khẳng định được vai trò to lớn của thị trường các công cụ phái sinh đối với nền kinh tế.
2.2. Hợp đồng giao dịch kỳ hạn
2.2.1. Khái niệm
Hợp đồng giao dịch kỳ hạn là hợp đồng mua hay bán một số lượng xác định tài sản cơ sở tại thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá xác định tại thời điểm hiện tại.
Qua khái niệm về hợp đồng giao dịch kỳ hạn, có thể hiểu: hợp đồng giao dịch kỳ hạn ngoại tệ là hợp đồng mua hay bán một số lượng ngoại tệ xác định tại một thời điểm xác định trong tương lai với một tỷ giá xác định.
2.2.2. Nội dung và đặc điểm
Khi tham gia hợp đồng giao dịch kỳ hạn, các bên trong hợp đồng thường xem xét ngay đến tỷ giá kỳ hạn, điều khoản hợp đồng cũng như thời hạn của hợp đồng.
Tỷ giá kỳ hạn (forward rate): là tỷ giá được thoả thuận tại thời điểm hiện tại làm cơ sở cho việc giao dịch trong tương lai.
Việc xác định tỷ giá kỳ hạn là vô cùng quan trọng do nó tác động trực tiếp đến giá trị của hợp đồng kỳ hạn. Vậy tỷ giá kỳ hạn được xác định như thế nào? Để tiện lợi cho việc tính toán chúng ta đặt như sau:
o S : là tỷ giá giao ngay ; , là tỷ giá mua và bán giao ngay
o F : là tỷ giá kỳ hạn ; là tỷ giá kỳ hạn mua và bán
o là lãi suất của đồng tiền định giá.
o là lãi suất của đồng tiền yết giá.
o t : là kỳ hạn của giao dịch Ta có:
(công thức đầy đủ)
).t
(công thức gần đúng)1
Tỷ giá có kỳ hạn thường được yết theo hai kiểu sau:
Tỷ giá kỳ hạn kiểu swap là tỷ giá chỉ yết phần chênh lệch theo số điểm căn bản (basic points) giữa tỷ giá có kỳ hạn và tỷ giá giao ngay tương ứng, do đó người đọc cần thực hiện tính toán mới biết được tỷ giá kỳ hạn là bao nhiêu dựa trên tỷ giá giao ngay đã có. Tỷ giá kỳ hạn kiểu swap thường được sử dụng trên thị trường liên ngân hàng.
1 PGS.TS. NguyÔn V¨n TiÕn, (2009) Gi¸o tr×nh Tµi chÝnh quèc tÕ, Nhµ xuÊt b¶n Thèng kª, Trang 119 - 120.
Tỷ giá kỳ hạn kiểu outright đơn giản là giá cả của một đồng tiền này được tính bằng một số đơn vị đồng tiền khác. Nó cũng được niêm yết tương tự như tỷ giá giao ngay chỉ khác một điểm là tỷ giá được hai bên xác định và thoả thuận ở hiện tại nhưng sẽ được áp dụng trong tương lai.
Hợp đồng giao dịch kỳ hạn không được chuẩn hóa, các điều khoản của hợp đồng là do các bên trực tiếp thỏa thuận với nhau.
Các bên tham gia hợp đồng kỳ hạn chắc chắn phải thực hiện thanh toán hợp đồng vào ngày đáo hạn của hợp đồng.
Dưới đây là ví dụ minh họa về giao dịch kỳ hạn.
Công ty A là một công ty xuất nhập khẩu. Công ty nhập khẩu một lô hàng từ Châu Âu và phải thanh toán bằng đồng EUR, ngày thanh toán là 1 tháng sau. Công ty A lo ngại rằng nếu một tháng sau mới mua EUR để thanh toán thì lúc đó giá EUR lại tăng lên do đó công ty sẽ bị lỗ ngoài mong muốn. Để tránh rủi ro, công ty A đến Ngân hàng ký hợp đồng Mua kỳ hạn đồng EUR, thời hạn 1 tháng với giá kỳ hạn là 26,294 VNĐ/EUR (Giá giao ngay mà Ngân hàng đang niêm yết tại thời điểm đó là 26,287). Vào ngày đáo hạn hợp đồng, dù tỷ giá EUR/VNĐ là bao nhiêu thì công ty A cũng được mua EUR với giá 26,294 đồng.
Hợp đồng kỳ hạn được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ứng dụng vào phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nó còn được dùng để đầu tư, kinh doanh chênh lệch lãi suất. Tuy nhiên, do giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc hai bên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi, hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng nên các nhà kinh doanh ngoại hối luôn rất thận trọng khi đánh giá và thực hiện giao dịch này. Một điểm hạn chế nữa là nếu chỉ áp dụng đơn thuần mỗi hợp đồng kỳ hạn thì không phải lúc nào nhà
kinh doanh cũng đạt được mục đích của mình mà thường phải kết hợp giao dịch kỳ hạn với giao ngay hoặc một số loại công cụ khác.
2.3. Hợp đồng giao dịch hoán đổi
2.3.1. Khái niệm và đặc điểm
Hợp đồng giao dịch hoán đổi là hợp đồng thỏa thuận trao đổi luồng tiền tài chính trong tương lai theo một số nguyên tắc xác định tại thời điểm hiện tại.
Thông thường, hợp đồng giao dịch hoán đổi thường được thực hiện trên cơ sở hoán đổi luồng tiền cố định lấy luồng tiền thả nổi hoặc hoán đổi luồng tiền thả nổi lấy luồng tiền cố định.
Giao dịch hoán đổi trên thị trường các công cụ phái sinh nói chung có năm loại chính và có nhiều các biến thể. Trên thị trường ngoại hối, có hai loại hoán đổi được sử dụng rộng rãi đó là hoán đổi tiền tệ (currency swaps) và hoán đổi lãi suất (interest rate swaps).
Giao dịch hoán đổi tiền tệ là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một số lượng ngoại tệ trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Từ khái niệm cho ta thấy giao dịch hoán đổi có một số đặc điểm sau:
Một hợp đồng hoán đổi gồm có hai bộ phận “bên mua vào” và “bên bán ra” được ký kết cùng một ngày nhưng lại khác nhau về ngày giá trị.
Số lượng mua vào và bán ra của đồng tiền trong hợp đồng là bằng nhau trong cả hai vế.
Giao dịch được thực hiện trên thị trường OTC và không có qui định chuẩn.
Giao dịch hoán đổi lãi suất là việc các bên giao kết hợp đồng với nhau, theo đó mỗi bên thanh toán cho bên kia một khoản tiền lãi tính theo lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định trên cùng một khoản nợ gốc trong một khoảng thời gian được thỏa thuận tại ngày ký hợp đồng. Giao dịch hoán đổi lãi suất thường được giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
2.3.2. Các hình thức và cách xác định tỷ giá hoán đổi
Trên thị trường ngoại hối, giao dịch hoán đổi tiền tệ diễn ra phổ biến nhất. Dưới đây xin trình bày các hình thức và cách xác định tỷ giá hoán đổi trong giao dịch hoán đổi tiền tệ.
Căn cứ vào đặc điểm ngày giá trị, giao dịch hoán đổi tiền tệ được chia làm ba loại:
Spot - Forward Swap: Bao gồm một giao dịch ngoại tệ giao ngay và một giao dịch kỳ hạn ngoại tệ. Hình thức này gồm có :
- Swap - in: Mua giao ngay ngoại tệ và cùng một lúc sẽ bán cùng lượng ngoại tệ đó cho cùng một ngân hàng trên thị trường kỳ hạn.
- Swap - out: Bán giao ngay ngoại tệ và cùng một lúc sẽ mua kỳ hạn ngoại tệ đó.
Forward - Forward Swap: là việc mua kỳ hạn ngoại tệ và cùng một lúc sẽ bán kỳ hạn lượng ngoại tệ đó với kỳ hạn khác. Tuy nhiên, hình thức giao dịch này ít được sử dụng trong thực tế.
Rollover swap: là hình thức mua và bán ngoại tệ trong cùng một
ngày
Thời hạn giao dịch hoán đổi tiền tệ có thể từ 3 ngày đến 6 tháng. Nếu
ngày đáo hạn rơi vào ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ thì hai bên sẽ thoả thuận