Đặc Điểm Kinh Doanh Của Thị Trường Ngoại Hối

2.3. Ngân hàng thương mại:

Các NHTM tiến hành giao dịch ngoại hối nhằm mục đích:

Thứ nhất nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. KDNH thông qua việc mua bán để hưởng chênh lệch tỷ giá hay thông qua đầu cơ trên cơ sở dự báo biến động của tỷ giá có thể đem lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng, đồng thời ngân hàng thu khoản phí dịch vụ từ khách hàng.

Thứ hai, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối làm tăng quy mô ngân hàng thông qua việc thúc đẩy hoạt động thanh toán và tài trợ xuất khẩu, từ đó thu hút thêm được nhiều khách hàng cho ngân hàng.

Thứ ba, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối còn giúp cho ngân hàng chống rủi ro và tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc ngân hàng có những cách thức xử lý linh động hơn trước những biến động của giá trị đồng nội tệ và có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

2.4. NHTW:

Có nhiều cách để một NHTW có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối. Trong trường hợp FED, điều này thường xảy ra thông qua sử dụng các ngoại tệ để mua vào đồng USD khi đồng USD yếu, hay bán ra đồng USD để lấy ngoại tệ khi đồng USD mạnh để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế.

Tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể của từng thị trường, NHTW có thể:

Phối hợp hoạt động của mình với các NHTW khác hay thực hiện một mình.

Yêu cầu tái cam đoan hành động để làm dịu các thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Can thiệp để làm thay đổi hoàn toàn, chống lại, hay nâng đỡ chiều hướng diễn biến của thị trường.

Thông báo hay không thông báo hoạt động của mình, rất dễ thấy, hay bí mật.

Triển khai các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối - kinh nghiệm từ Trung Quốc và các giải pháp phát triển cho Việt Nam - 4

Điều hành một cách cởi mở hay một cách gián tiếp thông qua các môi giới.

Các chính sách can thiệp thay đổi theo thời gian, tuỳ thuộc việc quản lí đặc biệt và tuỳ từng quốc gia. Ví dụ, trong 2,5 năm đầu nhiệm kì tổng thống Clinton, Ngân khố Hoa Kì đã can thiệp vào thị trường bằng cách mua vào USD trong 18 ngày, hết 12.5 tỷ USD. Trong khi thời tổng thống Push 1989, mua vào và bán ra USD trong 97 ngày 19,5 tỷ USD.

3. Đặc điểm kinh doanh của thị trường ngoại hối

- Forex không nhất thiết phải tập trung tại vị trí địa lí hữu hình nhất định, mà là bất cứ nơi đâu diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau, do đó, nó được gọi là thị trường không gian.

- Đây là thị trường toàn cầu hay là thị trường không ngủ. Do sự chênh lệch múi giờ giữa các khu vực trên thế giới nên các giao dịch diễn ra suốt ngày đêm. Thị trường bắt đầu hoạt động từ Australia, Nhật, Singapore, Hongkong, Châu Âu, Newyork…và cứ như vậy, khi khu vực thị trường Châu Á đóng cửa thì thị trường Châu Mỹ bắt đầu hoạt động theo một chu kì khép kín.

- Trung tâm của thị trường ngoại hối là Thị trường liên ngân hàng (Interbank) với các thành viên chủ yếu là các NHTM, các nhà môi giới ngoại hối và các NHTW. Doanh số giao dịch trên Interbank chiếm tới 85% doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu.

- Các nhóm thành viên tham gia thị trường duy trì quan hệ với nhau liên tục thông qua điện thoại, mạng vi tính, telex, fax…

- Do thị trường có tính toàn cầu và hoạt động hiệu quả, cho nên các tỷ giá được yết trên các thị trường khác nhau nhưng hầu như là thống nhất với nhau.

- Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch là USD, chiếm tới 41.5% trong tổng số các đồng tiền tham gia (điều này cũng có nghĩa là 83% các giao dịch trên FOREX là có mặt của USD).

- Đây là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện kinh tế, chính trị, tâm lí, xã hội… đặc biệt là các chính sách tiền tệ của các nước phát triển.

- Thị trường lớn nhât, hoạt động tích cực nhất và có doanh số giao dịch cao nhất là London, sau đó là NewYork, Tokyo, Singapore…

- Mục đích nhằm kinh doanh chênh lệch tỷ giá hoặc đầu cơ tỷ giá. Trên thị trường liên ngân hàng, các nhà kinh doanh có thể tiến hành hoạt động kinh doanh chênh lệch tỷ giá hoặc đầu cơ tỷ giá.

Kinh doanh đầu cơ tỷ giá:(Specualation) là việc mua một đồng tiền ngày hôm nay (Spot hay Forward) và bán lại đồng tiền này tại một thời điểm nhất định trong tương lai nhằm ăn chênh lệch tỷ giá. Vì hành vi mua bán diễn ra tại hai thời điểm khác nhau, nên đầu cơ tạo ra trạng thái ngoại hối mở, nên nhà đầu tư phải bỏ vốn kinh doanh và chịu rủi ro tỷ giá

Kinh doanh chênh lệch tỷ giá : (Arbitrage) là việc tại cùng một thời điểm mua một đồng tiền tại nơi rẻ và bán lại tại một nơi có giá cao hơn để ăn chênh lệch tỷ giá. Vì hành vi mua vào và bán ra diễn ra tại cùng một thời điểm, nên về mặt lý thuyết thì kinh doanh chênh lệch tỷ giá không hề chịu rủi ro về tỷ giá và không phải bỏ vốn.

Tuy nhiên ngày nay hoạt động kinh doanh chênh lệch tỷ giá như trên là rất khó xảy ra. Điều này là vì thông tin được truyền đi rất nhanh chóng và rộng khắp. Mọi diễn biến trên thị trường được cập nhập và các thị trường hoạt động ngày càng trở nên liên kết và hiệu quả với nhau.

4. Nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối

Có 2 loại nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối: Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối cơ sở và nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh

4.1. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối cơ sở

Khái niệm:

Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối cơ sở là các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ dựa trên tỷ giá được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường4. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối giao ngay là nghiệp vụ cơ sở, là nhân tố góp phần sự ra đời của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh.

Nghiệp vụ giao ngay: (Spot transaction)

Nghiệp vụ giao ngay là các hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau,5 trong đó ngày thanh toán (còn gọi là ngày giá trị - ngày xảy ra các luồng tiền) có giá trị trong vòng 2 ngày tiếp theo. Trong kỳ hạn 2 ngày này, các bên tiến hành kiểm tra, hoàn tất các giấy tờ, thủ tục thanh toán. Loại giao dịch này thực hiện trên cơ sở tỷ giá giao ngay và nơi diễn ra thị trường giao

ngay bao gồm thị trường bán buôn (Interbank) và thị trường bán lẻ (với khách hàng phi ngân hàng), nhưng do doanh số giao dịch trên Interbank là chủ yếu, do đó theo nghĩa hẹp gọi thị trường giao ngay là thị trường liên ngân hàng. Đây là thị trường phi tập trung (không giao dịch trên sở giao dịch), các thành viên bao gồm NHTM, các công ty tài chính lớn, những nhà môi giới ngoại hối và cả NHTW, trong đó, các NHTM đóng vai trò chủ chốt.

4.2. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh

Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh là các nghiệp vụ mua bán ngoại hối dựa trên tỷ giá được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường, mà được bắt nguồn từ tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền6. Đây chính là một loại bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn và đương nhiên, lợi nhuận của giao dịch cũng được sẻ chia cho các bên.


4PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, Nhà xuất bản Thống Kê -83- Hà Nội. 5 PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, Nhà xuất bản Thống Kê -83- Hà Nội. 6 PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, Nhà xuất bản Thống Kê -83- Hà Nội.

Bao gồm:‌

Nghiệp vụ kỳ hạn – Forward transaction

Nghiệp vụ hoán đổi – Swap transaction

Nghiệp vụ tương lai – Future transaction

Nghiệp vụ quyền chọn – Option transaction

III. NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

1. Nghiệp vụ kì hạn

1.1. Khái niệm:

Nghiệp vụ kì hạn là nghiệp vụ mua và bán các đồng tiền khác nhau tại một tỷ giá nhất định, tại một thời điểm xác định trong tương lai.7

Lúc đáo hạn hợp đồng kì hạn, nếu giá thực tế cao hơn giá thực hiện/ kí kết thì người kinh doanh thu được lợi nhuận, nếu thấp hơn thì người đó bị lỗ.

1.2. Ngày giá trị kỳ hạn:

Trong thực tế kinh doanh ngoại hối, ngày giá trị (tức là ngày thanh toán) có thể là bất kì khi nào kể từ ngày kí kết hợp đồng cho tới vài năm trong tương lai. Ví dụ, đó có thể là ngày hôm nay (Tod), ngày mai (Tom), ngày kia (spot value date) hay kỳ hạn (forward value date). Trong đó, ngày giá trị giao ngay có giá trị quan trọng nhất, là cơ sở để xác định các ngày giá trị khác. Từ đó, ta có:

Những giao dịch ngoại hối có ngày giá trị xa hơn ngày giá trị giao ngay gọi là giao dịch ngoại hối kỳ hạn (Forward transaction).

Theo thông lệ, ngày giá trị kỳ hạn là ngày làm việc thứ hai sau ngày hợp đồng kì hạn đến hạn có thời hạn là n ngày: FVD = (T + n) + 2 (n

>=1)

Ví dụ: Tại thị trường ngoại hối Việt Nam, ngày kí kết hợp đồng kì hạn là ngày 5/2/2010 (là ngày thứ 6). Ta có:


7 PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, Nhà xuất bản Thống Kê -105- Hà Nội.

- Ngày giá trị giao ngay: 9/2/2010 ( vì ngày 6-7/2 không phải là ngày làm việc nên không tính)

- Ngày gía trị kì hạn 2 tháng: 9/4/2010

- Ngày giá trị kì hạn 3 tháng: 10/5/2010 (vì ngày 9/5 không phải là ngày làm việc nên không tính).

Có 2 ngoại lệ trong cách tính ngày giá trị kì hạn:

Nếu ngày đến hạn rơi vào cuối tháng, mà ngày đó không phải là ngày làm việc thì ta có thể áp dụng cách tính lùi ngày giá trị đến một ngày có hiệu lực trước (không tính sang tháng kế tiếp).

Ngày giá trị giao ngay là ngày làm việc cuối cùng trong tháng thì ngày giá trị kì hạn là ngày làm việc cuối cùng của tháng kì hạn.

1.3. Tỷ giá kì hạn:

Là tỷ giá được thoả thuận vào ngày hôm nay, nhưng việc thanh toán xảy ra sau đó một thời gian nhất định.

Ta có 3 công thức cơ bản tính tỷ giá kì hạn: 1)


2)


3)


Trong đó:

P - Điểm kì hạn

S - Tỷ giá giao ngay

F - Tỷ giá kì hạn

RT - Mức lãi suất/năm của đồng tiền định giá

RC - Mức lãi suất/ năm của đồng tiền yết giá

t - thời hạn hợp đồng tính theo năm

Trong thực tế, hầu hết các đồng tiền trên thế giới có cơ sở tính lãi suất là 360 ngày. Mặt khác, việc xác định tỷ giá kì hạn theo công thức thứ 3 tương đối đơn giản và phản ánh trực quan được chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền mà không làm thay đổi đáng kể tỷ giá kì hạn, cho nên các NHTM thường sử dụng công thức này để xác định tỷ giá kì hạn.

Tỷ giá kì hạn mua vào (Forward bid rate):

(1 + lãi suất bid của đồng tiền định giá)

Tỷ giá forward bid = Tỷ giá Spot bid *

(1 + lãi suất offer của đồng tiền yết giá)

Tỷ giá kì hạn bán ra (Forward Offer/Ask rate)

(1 + lãi suất offer đồng tiền định giá)

Tỷ giá forward ask = Tỷ giá spot ask *


2. Nghiệp vụ tương lai

2.1. Khái niệm :


(1 + lãi suất bid của đồng tiền yết giá)

Hợp đồng tương lai là việc mua bán số lượng tiền tệ nhất định tại mức tỷ giá nhất định trong tương lai.8

2.2. Đặc điểm:

Hợp đồng tương lai là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ có giá là được thỏa thuận, mỗi hợp đổng đều được quy định một số lượng hàng hóa nhất định (gọi là contract size), ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không có sự đàm phán giữa hai bên tham gia vào hợp đồng.

Hợp đồng tương lai được giao dịch trên các thị trường tương lai (trên sàn của sở giao dịch): Người mua và người bán đặt lệnh (place order)


8 PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, Nhà xuất bản thống kê -261- Hà Nội.

thông qua nhà môi giới (broker) hay các thành viên của sàn giao dịch (exchange members) . Giá của một số lượng nhất định của hợp đồng tương lai được xác định qua phương pháp đấu giá công khai (open outery), phản ánh mức cân bằng trạng thái long và short trên thị trường.

Khả năng bị phá vỡ hợp đồng trong hợp đồng tương lai thấp hơn nhiều so với hợp đồng kỳ hạn, thậm chí nó là con số 0. Các trung tâm thanh toán bù trừ (clearing house) sẽ đóng vai trò như là một bên trung gian cho cả người bán và người mua. Nghĩa là, nếu Bên A muốn mua một hợp đồng tương lai, anh ta có thể mua nó từ trung tâm thanh toán bù trừ; nếu bên B muốn bán một hợp đồng tương lai, anh ta có thể bán nó cho trung tâm thanh toán bù trừ. Trung tâm thanh toán bù trừ là một bên trong hợp đồng tương lai, nó luôn công bằng cho cả người bán và người mua theo những qui tắc đã được đặt ra.

Chỉ 1-5% số hợp đồng tương lai trên thị trường thực sự được giao dich (diễn ra việc giao hàng giữa các bên), còn lại hầu như chỉ diễn ra sự thanh toán lãi lỗ giữa các bên.

Hợp đồng tương lai được tái thanh toán hằng ngày, và được ấn định, ghi nhận trên thị trường, nên các khoản lời lỗ được nhận biết hằng ngày.

Yêu cầu về kí quỹ (margin requirement): đây là yêu cầu người đặt lệnh phải kí quỹ một số tiền kí quỹ ban đầu (intial margin) theo tỷ lệ kí quỹ nhất định vào tài khoản kí quỹ trước khi tiến hành giao dịch và phải duy trì 1 số dư tối thiểu trong kì hạn hợp đồng (maintance margin).

3. Nghiệp vụ quyền chọn

3.1. Khái niệm:

Nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ (sau đây gọi là “giao dịch quyền chọn”) là một giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó, bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022