Nghiệp Vụ Quyền Chọn Mua (Call), Quyền Chọn Bán (Put)

xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thoả thuận trước. Nếu bên mua quyền chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá đã thoả thuận trước.9

Tuy nhiên, để có thể sử dụng hợp đồng quyền chọn nhằm bảo hiểm rủi ro ngoại hối, nhà đầu tư phải trả một khoản chi phí nhất định khi tham gia giao dịch này và khoản chi phí này sẽ chênh lệch nhau phù thuộc vào các yếu tố: sự tồn tại rủi ro cơ bản, tính thanh khoản của thị trường, kỳ hạn của hợp đồng và bản chất của quyền chọn tương lai kiểu Mỹ là có thể thực hiện quyền chọn trước khi hợp đồng đến hạn, trong khi đó bản chất của hợp đồng quyền chọn kiểu châu Âu chỉ có thể thực hiện tại thời điểm khi hợp đồng đến hạn.

Cần lưu ý, một khía cạnh khác của thị trường phi tập trung (OTC) và thị trường tập trung đó là tính pháp lý và thuế. Trong nhiều giao dịch, thuế chỉ đánh trên sàn, cũng như tính pháp lý được xem xét rất nghiệm ngặt trên thị trường OTC. Ngược lại, khi giao dịch trên sàn thì đối tác của nhà giao dịch là Sở giao dịch, trong trường hợp này thì rủi ro về tín dụng hầu như không có.

3.2. Nghiệp vụ quyền chọn mua (Call), quyền chọn bán (Put)

Nghiệp vụ quỳên chọn mua tiền tệ (Call):Là nghiệp vụ, trong đó người mua hợp đồng có quỳên mua một đồng tiền nhất định. Ví dụ: Công ty XNK A mua một hợp đồng quyền chọn mua USD và thanh toán bằng VND, có nghĩa là công ty có quyền (không phải nghĩa vụ) quyết định việc mua hay không mua một lượng USD nhất định, tại một tỷ giá nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.

Nghiệp vụ quyền chọn bán tiền tệ (Put):Là nghiệp vụ, trong đó người mua hợp đồng quyền bán một đồng tiền nhất định. Ví dụ: Công ty XNK A mua hợp đồng quyền chọn bán USD và thanh toán bằng VND, có


9 PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, Nhà xuất bản Thống Kê -289- Hà Nội.

nghĩa là công ty có quyền (không có nghĩa vụ) quyết định việc bán hay không bán một lượng USD nhất định và trong một khoảng thời gian xác định.

Trong mỗi giao dịch ngoại hối, bao giờ cũng có một đồng tiền được mua vào và một đồng tiền được bán ra. Kết quả là, trong mỗi nghiệp vụ, quyền chọn tiền tệ bao gồm quyền chọn mua tiền tệ và quyền chọn bán. Ví dụ, nếu công ty XNK A mua hợp đồng quyền chọn mua USD, thì đồng thời có nghĩa vụ bán VND; ngược lại nếu công ty XNK A mua hợp đồng quyền chọn bán USD, thì đồng thời cũng có nghĩa mua quyền chọn mua VND. Để thống nhất cách hiểu và cách biểu diễn chúng ta quy định: Quyền chọn mua hay quyền chọn bán tiền tệ là việc mua bán đồng tiền yết giá.

3.3. Hình thức nghiệp vụ quyền chọn:

Quyền chọn kiểu Mỹ:cho phép thực hiện giao dịch vào bất cư thời điểm nào trong thời hạn thực hiện hợp đồng.

Quyền chọn kiểu Châu Âu: cho phép việc thực hiện giao dịch chỉ vào thời điểm đáo hạn hợp đồng.

3.4. Tỷ giá quyền chọn:

Exercise: là thực hiện nghiệp vụ quyền chọn. Có nghĩa là nếu người nắm giữ hợp đồng quyền chọn thì phải liên hệ với người bán để thực hiện quyền chọn của mình đồng thời người bán phải luôn sẵn sàng và tiến hành giao dịch với người mua.

Exercise price or strike price (tỷ giá quyền chọn): là tỷ giá thanh toán trong trường hợp người mua đồng ý tiến hành giao dịch. Vì vậy việc xác định tỷ giá quyền chọn ngoài việc chịu tác động cung cầu trên thị trường mà còn phụ thuộc vào mức phí quyền chọn là cao hay thấp (Premium) mà người mua trả cho người bán quyền chọn.

Ngang giá quyền chọn – At the money (ATM):nghĩa là nếu bỏ qua phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng thực hiện quyền chọn mà không phát sinh khoản lãi hay lỗ nào (tỷ giá quyền chọn = tỷ giá hiện hành).

Được giá quyền chọn – In the money (ITM):nghĩa là nếu bỏ qua phí quyền chọn, khi người nắm giữ quyền thực hiện quyền chọn có lãi. Có 2 trường hợp:

Tỷ giá Call < Tỷ giá hiện hành Tỷ giá Put > Tỷ giá hiện hành

Giảm giá quyền chọn – Out the money (OTM):nghĩa là nếu bỏ qua phí quyền chọn, khi người nắm giữ quyền thực hiện quyền chọn mà chịu lỗ.

Tỷ giá Call > Tỷ giá hiện hành Tỷ giá Put < Tỷ giá hiện hành

Bảng 1: Ví dụ về quyền chọn bán USD, ATM, ITM và OTM


Tỷ giá quyền chọn

X(USD/VND)

Tỷ giá giao ngay

S(USD/VND)= 18500

Tỷ giá kì hạn

F(USD/VND)=18000

16000

OTM – S

OTM – F

18500

ATM – S

ITM – F

19500

ITM – S

ITM – F

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Triển khai các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối - kinh nghiệm từ Trung Quốc và các giải pháp phát triển cho Việt Nam - 5


3.5. Premium – Phí hợp đồng quyền chọn

Là lượng tiền hợp lí mà người mua quyền chọn phải trả cho người bán nhằm bù đắp rủi ro cho người bán khi thị trường ngoại hối biến động.10

Công thức tính phí hợp đồng quyền chọn:


10 PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, Nhà xuất bản thống kê -298- Hà Nội.

Trong đó:

Giá trị nội tại của hợp đồng quyền chọn – Intrinsic Value:là giá trị của hợp đồng ở trạng thái “được giá quyền chọn” – ITM. Nói cách khác, giá trị nội tại là chênh lệch giữa tỷ giá quyền chọn và tỷ giá hiện hành trên thị trường. Ví dụ, hợp đồng quyền chọn mua USD với tỷ giá quyền chọn là USD/VND = 18500, tỷ giá kì hạn hiện hành 20500, vậy giá trị nội tại của hợp đồng: 20500 – 18500= 200

Giá trị thời gian (Time value/Volayility Value):phản ánh mức độ biến động của tỷ giá trên thị trường trong thời hạn hiệu lực cuả hợp đồng. Ví dụ: Phí của hợp đồng quyền chọn là 350VND/USD và giá trị nội tại là 200VND/USD, ta tính được giá trị thời gian của hợp đồng quyền chọn:

350 – 200 = 150

4. Nghiệp vụ hoán đổi

4.1. Khái niệm:

Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ là việc đồng thời mua vào hay bán ra một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là hoàn toàn khác nhau.11

4.2. Ngày giá trị hoán đổi:

Thông thường giao dịch hoán đổi gồm có 1 giao dịch giao ngay và 1 một giao dịch kì hạn.

Ngày giao dịch giao ngay: là ngày giao dịch của giao dịch giao ngay trong hợp đồng hoán đổi.

Ngày giao dịch kì hạn: là ngày giao dịch của giao dịch kì hạn trong hợp đồng hoán đổi.

Ngoài ra còn có giao dịch kì hạn – kì hạn.


11 PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, Nhà xuất bản Thống Kê – 201- Hà Nội.

4.3. Tỷ giá hoán đổi:

Là tỷ giá được yết trong giao dịch nghiệp vụ hoán đổi và thường được yết là số điểm kì hạn (swap/forward rate/points), phản ánh mức chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền tham gia giao dịch.

Tỷ giá giao ngay trong giao dịch hoán đổi thường được ngân hàng yết giá quy định và thường là tỷ giá trung bình giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra.

Tỷ giá kì hạn hoán đổi mua vào = Tỷ giá spot trung bình + Điểm kì hạn mua vào

Tỷ giá kì hạn hoán đổi bán ra = Tỷ giá spot trung bình + Điểm kì hạn bán ra

4.4. Hình thức nghiệp vụ hoán đổi:

Nghiệp vụ hoán đổi đồng nhất (pure swap):là giao dịch trong đó, vế giao ngay và vế kì hạn thuộc một hợp đồng hoán đổi.

Giao dịch hoán đổi ghép (engineered swap):là giao dịch trong đó vế giao ngay và vế kì hạn thuộc 2 hợp đồng độc lập.

5. Vai trò của các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối

5.1. Là công cụ phòng ngừa rủi ro

Vì tỷ giá thường xuyên biến động do tác động của các nhân tố khác trong khi đó người kinh doanh không phải là các chuyên gia dự báo được khi nào thay đổi. Do đó, để đảm bảo sự chắc chắn trong kinh doanh, họ lựa chọn công cụ ngoại hối phái sinh để phòng chống rủi ro trong kinh doanh.

Trường hợp 1: Sử dụng nghiệp vụ kì hạn

Đối với nhà xuất nhập khẩu tỷ giá tăng lên hay giảm xuống đều làm phát sinh rủi ro. Cụ thể, đối với nhà xuất khẩu, họ ở trạng thái ngoại hối trường ròng, nếu ngoại tệ lên giá họ sẽ có lãi còn nếu giảm giá sẽ phát sinh lỗ. Ngược lãi, đối với nhà nhập khẩu, họ ở trạng thái ngoại hối đoản ròng, nếu

ngoại tệ lên giá thì lỗ và giảm giá thì lãi. Vì vậy các nhà xuất nhập khẩu không chịu đứng yên nhìn sự biến động tỷ giá ảnh hưởng lợi nhuận kinh doanh của mình mà lựa chọn nghiệp vụ phái sinh, trong đó có nghiệp vụ kì hạn để bảo hiểm cho mình.

Ví dụ: Một nhà nhập khẩu Việt Nam phải thanh toán 1 triệu USD cho một nhà xuất khẩu Mỹ sau 3 tháng kể từ ngày 1/2/2010. Giả sử tỷ giá thị trường ngày 1/2/2010:

Tỷ gía giao ngay: USD/VND = 18000/18500

Tỷ giá kì hạn 3 tháng: USD/VND = 17500/18200 Điểm khấu trừ 3 tháng: USD/VND = 500/300

Điểm khấu trừ 3 tháng ở đây có nghĩa là mức chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền khiến cho USD giảm giá kì hạn so với VND.

Bảng 2: Dùng hợp đồng kì hạn để bảo hiểm khi tỷ giá biến động


Các trường hợp giả thiết

Tỷ giá USD/VND vào ngày 1/5/2010

Chi phí nhập khẩu trong trường hợp không dùng hợp đồng kì hạn (tỷ

VND)

Chi phí nhập khẩu trong trường hợp dùng hợp đồng kì hạn (tỷ VND)

TH1

16500/16700

16,7

18,2

TH2

17500/18200

18,2

18,2

TH3

18000/18500

18,5

18,2


Từ bảng trên ta thấy khi không bảo hiểm tỷ giá, chi phí của người nhập khâu biến đổi khi tỷ giá thay đổi. Người nhập khẩu có thể phải bỏ ra chi phí thấp hơn khi tỷ giá thị trường thấp hơn so với tỷ giá kì hạn trong trường hợp 1 nhưng cũng có thể cao hơn tỷ giá kì hạn trong trường hợp 3. Còn nếu kí hợp đồng kì hạn, nhà nhập khẩu luôn xác định mức chi phí mình bỏ ra (cụ thể là 18,2) mà không được hưởng lợi hay rủi ro khi tỷ giá biến động so với tỷ giá

kì hạn. Có thể thấy nghiệp vụ kì hạn giúp đem lại lợi ích cho nhà nhập khẩu: loại bỏ rủi ro tỷ giá và xác đinh được trước hiệu quả kinh doanh. Tương tự, nhà xuất khẩu có thể bán kì hạn khoản thu xuất khẩu để bảo hiểm rủi ro tỷ giá

Trường hợp 2: Sử dụng nghiệp vụ tương lai

Trong một số trường hợp, giao dịch trong tương lai nhằm mục đích để bảo hiểm rủi ro tỷ giá tỏ ra linh hoạt, thậm chí còn hơn giao dịch kì hạn vì giao dịch tương lai có khối lượng giao dịch lớn và rủi ro được phòng ngừa bằng các khoản kí quỹ ngoại tệ, rủi ro thì gắn với các sở giao dịch và có thể kết thúc trước hạn.

Ví dụ: Ngân hàng V biết rằng trong vòng 3 tháng tới sẽ phải mua 10 triệu USD để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Giả định rằng giá Spot trong tương lai sẽ tăng cao, USD/VND = 18000, như vậy ngân hàng V có thể mua hợp đồng tương lai USD với tỷ giá USD/VND = 16000. Như vậy, nếu tỷ giá mà tăng lên, ngân hàng V vẫn mua được USD với tỷ giá 16000, còn nếu tỷ giá giảm thì ngân hàng có thể bán lại hợp đồng trước hạn cho sở giao dịch.

Trường hợp 3: Sử dụng nghiệp vụ quyền chọn:

Nghiệp vụ quyền chọn có thể trở thành sự lựa chọn tối ưu để bảo hiểm rủi ro tỷ giá trong nhiều tình huống đặc biệt mà khi sử dụng nghiệp vụ kì hạn không có ý nghĩa. Ví dụ: Tại thị trường Nhật Bản, một hãng máy tính của Mỹ yết giá hàng bằng hai đồng USD và JPY theo đó tuỳ theo diễn biến tỷ giá giữa đồng USD và JPY mà doanh số bán hàng có thể thực hiện dưới dạng USD hoặc JPY sao cho có lợi nhất, khi đó nghiệp vụ kì hạn không có ý nghĩa gì cả mà nghiệp vụ quyền chọn mới là tối ưu.

Lợi ích đối vơi nhà xuất nhập khẩu:

Ví dụ: Doanh nghiệp XNK A dự kiến trong tháng tới sẽ thu về 1 khoản ngoại tệ là 500000 JPY, họ cũng dự đoán trong tháng tới tỷ giá USD/JPY trên thị trường có khả năng sụt giá mạnh. Để bảo vệ giá trị đồng vốn và hưởng lợi từ việc dự đoán tỷ giá này, doanh nghiệp có thể:

Trường hợp a:Kí hợp đồng bán JPY có kì hạn cho ngân hàng. Trong trường hợp này dù tỷ giá USD/JPY có tăng lên hay giảm xuống bao nhiêu thì doanh nghiệp vẫn phải bán cho ngân hàng với giá cam kết.

Trường hợp b:Hoặc kí hợp đồng quyền chọn bán JPY cho ngân hàng ngày hôm nay (8/2/2010) với tỷ giá USD/JPY = 100,1 (tỷ giá đặt bán). Thời hạn 1 tháng (ngày đáo hạn 8/3/2010):

- Nếu tỷ giá USD/JPY trên thị trường là 110,1 cao hơn tỷ giá đặt bán, doanh nghiệp có quyền bán cho ngân hàng 500000 JPY lấy 4995,005 USD theo tỷ giá đã kí kết trong hợp đồng option. Nếu không có hợp đồng Option họ chỉ có thể bán theo tỷ giá spot 110,1, thấp hơn 453,678 USD so với tỷ giá đặt bán trong Option.

- Nếu tỷ giá USD/JPY trên thị trường 90,1 thấp hơn tỷ giá đặt bán, doanh nghiệp có quyền không thực hiện hợp đồng đã kí kết với ngân hàng mà bán 500000 JPY lấy 5549,39 USD theo giá thị trường vì họ đã có quyền lựa chọn bán hay không bán theo giá đã kí kết trong hợp đồng.

5.2. Là công cụ đầu cơ trên thị trường

a) Công cụ đầu cơ tỷ gía (Speculation)

Đây là hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh, giúp làm tăng tính thanh khoản của thị trường ngoại hối. Ở các quốc gia, khi thị trường tương lai và quyền chọn chưa phát triển, ta có thể tiến hành hoạt động đầu cơ thông qua hai nghiệp vụ là kì hạn và hoán đổi ngoại tệ.

Hành vi đầu cơ tỷ giá là hành vi mua bán ngoại tệ dựa trên sự biến đổi của tỷ giá nhằm mục đích kiếm lời. Họ có thể tiến hành theo hai cách thức đầu cơ giá lên hoặc đầu cơ giá xuống bằng cách phán đoán sự thay đổi của thị trường hối đoái.

Trường hợp 1: Sử dụng nghiệp vụ kì hạn

Một nhà kinh doanh X dự đoán tỷ giá EUR/VND trong vòng 2 tháng tới sẽ thấp hơn tỷ giá EUR/VND hiện tại, X quyết định kí hợp đồng bán

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022