- Tính theo tỷ lệ phầm trăm:
Spread không phải là một tỷ lệ cố định cho tất cả các giao dịch và các đồng tiền, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố:
Số lượng ngoại tệ trong giao dịch: Số lượng giao dịch càng lớn thì spread càng nhỏ.
Tầm cỡ cũng như sự nổi tiếng của trung tâm giao dịch tài chính.
Tính chất ổn định hoặc không ổn định của các đồng tiền tham gia giao dịch.
Tỷ trọng của các đồng tiền tham gia giao dịch.
Phương tiện giao dịch là tiền mặt, hối phiếu, séc, kì phiếu, thẻ tín dụng hay chuyển khoản.
Rõ ràng nếu ngân hàng vừa mua vừa bán một số lượng như nhau, thì ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận mà không cần bỏ ra một đồng vốn nào. Nếu ngân hàng mở rộng spread, thì lợi nhuận sẽ thu được lớn hơn trong mỗi giao dịch. Tuy nhiên mở rộng spread không phải là việc làm tuỳ ý, bởi vì nếu mở rộng khó thu hút được khách hàng. Do đó, trong chiến lược cạnh tranh ngân hàng thường có xu hướng thu hẹp spread để tăng doanh số giao dịch, tạo lập được thị trường giúp ngân hàng có được tiếng tăm tốt trong kinh doanh.
3. Ngày giá trị trong kinh doanh ngoại hối
Có thể bạn quan tâm!
- Triển khai các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối - kinh nghiệm từ Trung Quốc và các giải pháp phát triển cho Việt Nam - 1
- Triển khai các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối - kinh nghiệm từ Trung Quốc và các giải pháp phát triển cho Việt Nam - 2
- Đặc Điểm Kinh Doanh Của Thị Trường Ngoại Hối
- Nghiệp Vụ Quyền Chọn Mua (Call), Quyền Chọn Bán (Put)
- Quy Trình Kinh Doanh Chênh Lệch Lãi Suất Thông Qua Giao Dịch Swap
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Trong các hợp đồng ngoại hối, ngày kí kết hợp đồng (contract date – CD) và các ngày các bên tham gia thực sự thanh toán cho nhau thường là khác nhau. Ngày mà các bên thanh toán thực sự cho nhau gọi là ngày giá trị (value date – VD).
Ngày giá trị quan trọng nhất trên thị trường ngoại hối là ngày giá trị giao ngay (spot value date – SVD). Theo thông lệ, ngày giá trị giao ngay là
ngày làm việc thứ 2 sau ngày kí kết hợp đồng. Nếu ngày kí kết hợp đồng là T, thì ngày giá trị giao ngay được biểu diễn theo quy tắc: SVD = T + 2 ( trong đó 2 là sau hai ngày làm việc)
Ngoài ngày giá trị giao ngay, trên thị trường ngoại hối còn có các ngày giá trị sau:
Ngày giá trị kì hạn (forward value date – FVD):Những giao dịch ngoại hối có ngày giá trị xa hơn ngày giá trị giao ngay gọi là giao dịch kì hạn. Theo thông lệ, ngày giá trị kì hạn là ngày làm việc thứ 2 sau ngày hợp đồng kỳ hạn đến hạn. Nếu hợp đồng kì hạn có thời hạn là n ngày (n lớn hơn hoặc bằng 1), thì ngày giá trị kì hạn được biểu diễn theo nguyên tắc: FVD = (T + n)
+ 2
Ngày giá trị ngày mai (tomorrow value date – tom):Những giao dịch ngoại hối có ngày giá trị là một ngày sau ngày kí kết hợp đồng gọi là ngày giá trị ngày mai (T+1).
Ngày giá trị hôm nay (today value date – tod):Những giao dịch ngoại hối có ngày giá trị trùng ngày kí kết hợp đồng gọi là ngày giá trị hôm nay (same day value date = T).
Tóm lại bàng trục thời gian ta có thể biểu diễn:
CD – Tod Tom Spot Forward
T T + 1 T + 2 (T + n) + 2
4. Trạng thái ngoại hối, luồng tiền và rủi ro trong kinh doanh ngoại hối
4.1. Trạng thái ngoại tệ
Các giao dịch liên quan tới ngoại tệ được chia thành 2 nhóm: Nhóm làm phát sinh sự chuyển giao quyền sử dụng và nhóm làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ. Trong đó, chỉ các giao dịch làm phát
sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ mới làm phát sinh trạng thái ngoại tệ. Trong đó bao gồm các giao dịch sau:
Mua, bán ngoại tệ (giao ngay và kì hạn)
Thu chi trả lãi suất bằng ngoại tệ
Thu trả phí dịch vụ bằng ngoại tệ
Cho, tặng, biếu và viện trợ bằng ngoại tệ
Các khoản ngoại tệ bị rách, nát hư hỏng …không sử dụng được nữa
Tiền lương thưởng bằng ngoại tệ
Các giao dịch làm tăng quyền sở hữu về một ngoại tệ sẽ làm phát sinh trạng thái trường (hay trạng thái dương) ngoại tệ đó (Long the Foreign Currency – LFC) còn những giao dịch làm giảm quyền sở hữu về một ngoại tệ sẽ làm phát sinh trạng thái đoản (hay trạng thái âm) về ngoại tệ đó (Short the Foreign Currency – SFC).
Trạng thái ngoại tệ ròng đối với ngoại tệ (F) tại thời điểm (t) được xác định theo các phương pháp sau:
Thứ nhất: Bằng hiệu số giữa doanh số phát sinh trạng thái trường và trạng thái đoản đối với ngoại tệ F trong một thời kỳ nhất định.
- NEFF(t) - Trạng thái ngoại tệ ròng đối với ngoại tệ F tại thời điểm t
- LFCF(t0-t) - Doanh số phát sinh trạng thái trường của ngoại tệ F trong
kỳ
- SFCF(t0-t)- Doanh số phát sinh trạng thái đoản của ngoại tệ F trong kỳ
Thứ hai:Trong thực tế, trạng thái ngoại tệ thường được tính tại thời
điểm cuối ngày giao dịch, tức không tính riêng cho từng thời kỳ với công thức tính như sau:
Trong đó:
- NEPF(t) - Trạng thái ngoại tệ ròng cuối ngày giao dịch t.
- NEPF(t-1) - Trạng thái ngoại tệ ròng cuối ngày giao dịch (t-1).
- LFCF(t) -D. số phát sinh trạng thái trường của ngoại tệ F trong ngày t.
- SFCF(t)-D. số phát sinh trạng thái đoản của ngoại tệ F trong ngày t.
Thứ ba:Xét từ góc độ kế toán, trạng thái ngoại tệ ròng của ngoại tệ F tại thời điểm t được xác định như sau:
- TSCF(t) - Tài sản có của ngoại tệ F tại thời điểm t.
- TSNF(t) - Tài sản nợ của ngoại tệ F tại thời điểm t.
4.2. Trạng thái luồng tiền:
Trong thực tế, các hoạt động mua bán ngoại tệ làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu đối với ngoại tệ, tạo ra trạng thái ngoại tệ trong khi đó các giao dịch trên thị trường tiền tệ (đi vay và cho vay) không làm phát sinh chuyển giao quyền sở hữu đối với ngoại tệ nên không tạo ra trạng thái ngoại tệ. Mặt khác, giao dịch trên thị trường FOREX (mua và bán) làm phát sinh luồng tiền dương và âm của hai đồng tiền tại cùng một thời điểm còn giao dịch trên thị trường tiền tệ làm phát sinh luồng tiền dương và âm của một đồng tiền tại các thời điểm khác nhau. Trong đó:
Luồng tiền dương (positive cash flows – PCF) hay luồng tiền vào (inflows of cash) là các khoản thu nhận tiền từ người khác được tính trong một khoảng thời gian xác định, ví dụ: doanh số chi trong một ngày, một tuần hay một tháng…
Luồng tiền âm (negative cash flow – NCF) hay luồng tiền ra (outflows of cash) là các khoản tìên chi trả cho người khác được tính trong một khoảng thời gian xác định.
Trạng thái luồng tiền ròng (Net Cash Flow Position – NETCF): là chênh lệch giữa luồng tiền dương và âm tại một thời điểm, do đó nó phản ánh số dư tại một thời điểm. Vậy nếu gọi kỳ tính toán các luồng tiền là (t0-t1), trong đó: điểm xuất phát của kỳ tính toán là t0; điểm kết thúc (điểm cuối của kỳ tính toán là t1) thì ta có công thức tính trạng thái luồng tiền ròng tại thời điểm t1 là:
NETCF(t1) = PCF(t0-t1) – NCF(t0-t1)
Trong đó:
- PCF(t0-t1) - Tổng luồng tiền vào trong kỳ tính toán (t0-t1)
- NCF(t0-t1) - Tổng luồng tiền ra trong kỳ tính toán (t0-t1)
- NETCF(t1) - Trạng thái luồng tiền ròng tại thời điểm (t1)
Nếu:
- NETCF(t1) >0: gọi là trạng thái luồng tiền dòng dương (Net positive cash flow position)
- NETCF(t1) <0: gọi là trạng thái luồng tiền ròng âm (Net negative cash flow position)
- NETCF(t1) =0: gọi là trạng thái luồng tiền cân bằng (Square cash flow position)
4.3. Ảnh hưởng của giao dịch kinh doanh ngoại hối đến trạng thái hối đoái và trạng thái luồng tiền
Trong kinh doanh ngoại hối các giao dịch như mua bán ngoại tệ dẫn tới việc chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ, từ đó làm phát sinh trạng thái ngoại hối.
Các giao dịch mua bán ngoại tệ tạo ra trạng thái luồng tiền ròng và trạng thái ngoại tệ ròng. Khi mua một ngoại tệ vào sẽ tạo ra luồng tiền vào và tạo ra trạng thái ngoại hối ròng dương của ngoại tệ đó. Và ngược lại, khi bán một ngoại tệ tạo ra luồng tiền ra và trạng thái ngoại hối ròng âm của ngoại tệ đó.
Các giao dịch tiền tệ chỉ tạo ra trạng thái luồng tiền ròng khi đi vay một ngoại tệ sẽ tạo ra luồng tiền vào và khi cho vay ngoại tệ sẽ tạo ra luồng tiền ra của ngoại tệ đó.
Do vậy để cân bằng trạng thái luồng tiền có thể sử dụng giao dịch tiền tệ hoặc giao dịch ngoại hối nhưng để cân bằng trạng thái ngoại hối ròng chỉ có thể thực hiện những giao dịch mua bán ngoại tệ.
4.4. Rủi ro về tỷ giá:
Về bản chất, kinh doanh ngoại hối cũng chứa đựng trong nó một loại rủi ro đặc biệt – đó là rủi ro tỷ giá bên cạnh nhiều loại rủi ro khác như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý,..Vậy rủi ro tỷ giá là gì?
Rủi ro tỷ giá là biến động được gây ra do sự biến động về tỷ giá. Cho dù có duy trì cơ chế tỷ giá cố định hay biến đổi, thì rủi ro tỷ giá vẫn xuất hiện do chịu ảnh hưởng của hoạt động cung cầu ngoại hối trên thị trường, tình hình dư thừa hay thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế, mức chênh lệch lạm phát của các quốc gia có đồng tiền tham gia vào giao dịch. Trong thực tế, các yếu tố trên thường xuyên biến đổi làm cho tỷ giá biến động theo. Rủi ro tỷ giá thường xuất hiện dưới các dạng sau:
Do trạng thái ngoại hối ròng: Nếu duy trì trạng thái ngoại tệ trường ròng, lãi khi tỷ giá tăng và lỗ khi tỷ giá giảm và ngược lại đối với trạng thái ngoại tệ đoản ròng.
Do trạng thái hoán đổi không trùng không trùng khớp về kỳ hạn. Khi thực hiện các giao dịch hoán đổi sẽ không ảnh hưởng trạng thái ngoại hối ròng. Tuy nhiên, có thể xuất hiện sự hiện sự chênh lệch về thời hạn giao dịch hoán đôi, dẫn tới rủi ro tỷ giá.
II. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
1. Khái niệm và phân loại thị trường ngoại hối
1.1. Khái niệm
Bằng tiếng Anh, thị trường ngoại hối là: The foreign Exchange Market, và được viết tắt là FOREX hay FX.
Giống như thương mại, đầu tư, du lịch, quan hệ tín dụng và các quan hệ tài chính quốc tế khác đêù làm phát sinh nhu cầu mua bán (chuyển đổi) các đồng tiền khác nhau trên thị trường. Hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau được diễn ra trên thị trường, và thị trường này gọi là thị trường ngoại hối. Một cách tổng quát: Thị trường ngoại hối là bất cứ đâu diễn ra việc mua bán các đồng tiền khác nhau3.
Trong thực tế, do hoạt động mua bán chủ yếu diễn ra giữa các ngân hàng (chiếm khoảng 85% tổng số giao dịch), chính vì vậy theo nghĩa hẹp (nghĩa thực tế) thị trường ngoại hối chủ yếu mua bán ngoại tê giữa các ngân hàng, tức thị trường Interbank.
1.2. Phân loại thị trường ngoại hối:
Căn cứ vào tính chất nghịêp vụ:Thị trường giao ngay, thị trường kì hạn, thị trường hoán đổi, thị trường tương lai và thị trường quyền chọn.
Căn cứ vào tính chất kinh doanh: Thị trường bán buôn (Interbank), thị trường bán lẻ
Căn cứ vào địa điểm giao dịch: Giao dịch tập trung trên sở giao dịch (Exchange), giao dịch phi tập trung
Căn cứ vào tính chất pháp lí: Thị trường chính thức (thị trường hợp pháp) và thị trường phi chính thức (chợ đen, thị trường ngầm).
Căn cứ vào quy mô: Thị trường ngoại hối quốc tế và thị trường ngoại hối nội địa.
3PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, Nhà xuất bản thống kê-13- Hà Nội.
Căn cứ vào phương pháp giao dịch: Thị trường giao dịch trực tiếp (Direct interbank) và thị trường giao dịch qua môi giới (Indirect Interbank).
2. Chủ thể tham gia trên thị trường ngoại hối
2.1. Nhóm khách hàng mua bán lẻ
Nhóm khách hàng mua bán lẻ (retail clients hay bank customers) bao gồm các công ty nội địa và đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại tệ vơí 2 mục đích: Chuyển đổi tiền tệ và phòng ngừa rủi ro tỷ gía.
Ví dụ, nhà nhập khẩu cần mua ngoại tệ spot hay forward để thanh toán hoá đơn nhập khẩu ghi bằng ngoại tệ; khách du lịch có nhu cầu bán ngoại tệ lấy nội tệ để chi tiêu…
Như vậy, nhóm khách hàng mua bán lẻ có nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ cho mục đích hoạt động của chính mình chứ không nhằm mục đích kinh doanh ngoại hối (kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi). Thông thường nhóm khách hàng mua bán lẻ không giao dịch trực tiếp với nhau mà thường mua bán thông qua các NHTM.
2.2. Những nhà môi giới ngoại hối:
Ngoài hình thức mua bán ngoại hối trực tiếp giữa các ngân hàng với nhau, thì hình thức giao dịch qua nhà môi giới ngoại hối cũng phát triển. Hình thức này có ưu điểm ở chỗ: nhà môi giới thu thập hầu hết các lệnh đặt mua và đặt bán ngoại tệ từ các ngân hàng khác nhau, trên cơ sở cung cấp cho khách hàng giá chào mua và giá chào bán một cách nhanh, rộng khắp với giá tay trong (inside rate). Tuy nhiên, giao dịch qua hình thức này có nhược điểm là: ngân hàng phải trả cho các nhà môi giới một khoản phí làm cho chênh lệch tỷ giá mua bán hẹp lại. Các nhà môi giới phải có giấy phép hành nghề và chỉ cung cấp dịch vụ môi giới, chứ không được mua bán cho chính mình.