liên quan tới việc quản lý kì hạn ngoại tệ và các giao dịch hoán đổi giữa đồng nhân dân tệ và các ngoại tệ khác trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng quốc gia (gọi là Hiệp định quản lí) và tuân thủ luật, quy định và các quy định liên quan khác tới thị trường ngoại hối liên ngân hàng.
- Hệ thống giao dịch: Hệ thống giao dịch hoán đổi ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng mở cửa thị trường vào lúc 9h30 tới 17h30 theo giờ Bắc Kinh vào mọi tuần trừ thứ bảy và chủ nhật.
- Bảng báo giá và giao dịch:
Mỗi thành viên có trách nhiệm lập báo giá và làm các giao dịch bằng hệ thống giao dịch của Trung tâm Giao dịch.
Cả hai bên tham gia giao dịch phải thương lượng với nhau và xác định loại tiền tệ, số tiền, thời hạn, tỷ giá giao dịch (các điểm hoán đổi), sắp xếp ngày giao dịch, nhưng các quy định cho các giao dịch hoán đổi, những thoả thuận của cả hai bên không xung đột quy định trong các Quy tắc này.
Nếu ngày giải quyết một giao dịch hoán đổi là một kỳ nghỉ điều lệ của một loại tiền tệ của quốc gia hoặc khu vực phát hành, cả hai bên phải thương lượng với nhau và xác định ngày mà trên đó vốn sẽ được thực sự cung cấp theo thông lệ quốc tế.
- Phí:
Trung tâm giao dịch sẽ cung cấp dịch vụ của giao dịch hoán đổi cho các thành viên theo nguyên tắc của các dịch vụ thanh toán.
Theo kế hoạch tính phí, Trung tâm giao dịch được tính phí hoa hồng giao dịch từ hai bên trên cơ sở hàng quý là 0,001% cho việc chuyển 1 lượng RMB trong giao dịch hoán đổi ngoại tệ.
Theo các điều kiện thị trường, Trung tâm Giao dịch có thể thực hiện một điều chỉnh về tỷ giá tính phí cho các giao dịch hoán đổi sau khi báo cáo cho cục quản lí ngoại hối SAFE phê duyệt.
II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI TRUNG QUỐC
1. Lịch sử ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối Trung Quốc:
1.1. Giai đoạn trước năm 1979:
Đây là giai đoạn kiểm soát chặt chẽ của Trung tâm. Trước năm 1979, Trung Quốc duy trì một hệ thống tập trung hoá cao đối với việc khống chế lượng cung cầu và sự phân phối đối với ngoại tệ. Tất cả khoản lợi nhuận hình thành chủ yếu trong hoạt động xuất khẩu phải được nhượng bộ về các NHCP nhà nước, NHND Trung Hoa. Đối với tất cả khoản chi tiêu cho nhập khẩu hay không nhằm mục đích kinh doanh đều phải được chấp thuận ở mức hạn chế của kế hoạch ngoại tệ quốc gia, chủ yếu thuộc về các khu vực nhà nước. Ở đó không có nhân tố thị trường trong việc hình thành tỷ giá hối đoái, được ấn định với đồng bảng Anh, sau đó là tới rỏ ngoại tệ quốc tế bắt đầu từ năm 1973 trở đi.
1.2. Giai đoạn 1979 – 1993:
Đây là giai đoạn của sự hoán đổi và sở hữu đối với các ngoại tệ. Việc tự do hoá đối với việc sử dụng ngoại tệ bắt đầu từ năm 1979 cùng với kế hoạch giữ lại lợi nhuận được thiết kế nhằm khuyến khích hoạt động xuất khẩu. Dưới kế hoạch này, các nhà xuất khẩu được quyền giữ lại một phần tiền ngoại tệ kiếm được, bắt đầu là với việc xuất khẩu trên hạn ngạch nhưng kể từ năm 1998 là tất cả số tiền thu được từ việc xuất khẩu hàng hoá. Giai đoạn từ năm 1981 cho tới năm 1984, tỷ giá được cài đặt khác nhau đối với hoạt động là kinh doanh và phi kinh doanh.
Tín hiệu đầu tiên của thị trường ngoại hối thực sự tại Trung Quốc xuất hiện vào tháng 10/1980 khi khoản tiền bồi thường duy trì ngoại hối có thể chuyển nhượng được đầu tiên thông qua dịch vụ hoán đổi được cung cấp bởi PBOC, sau đó thuộc về trung tâm hoán đổi và cuối cùng là trên thị trường hoán đổi quốc gia có tính hoà hợp cao. Trong thập niêm những năm 1980
chứng kiến mở rộng hợp đồng hoán đổi ngoại tệ cùng với sự gia tăng của các thành viên thị trường và hợp đồng hoán đổi tỷ giá trở lên rất linh hoạt. Vào cuối năm 1980, có khoảng 108 trung tâm ngoại hối địa phương và 18 thị trường tham gia vào hệ thống mang tính quốc gia. Cơ chế việc tạo lập tỷ giá thị trường dựa trên tồn tại cơ chế tỷ giá do nhà nước ban hành.
Sự phát triển của thị trường hoán đổi cùng với hoàn đổi lãi suất bản thân nó cũng chứa đựng vấn đề, bao gồm đó là sự phân biệt đối xử và không có luật pháp can thiệp. Tuy nhiên, nó hành động như thề thiết lập thị trường ngoại tệ mới nổi thực sự tại Trung Quốc. Giai đoạn 1979-1974 chứng kiến sự điều chỉnh thường xuyên tỷ giá hối đoái nhà nước cùng với xu hướng lên giá của nhân dân tệ RMB đối với đồng đô la Mỹ USD. Sau khi lên giá của tỷ giá hối đoái nhà nước, NHNN được chuẩn bị hợp nhất tỷ giá hối đoái và cải tổ hệ thống tỷ giá hối đoái.
1.3. Giai đoạn năm 1994 và sau năm 1994:
Đây là giai đoạn thanh toán bắt buộc tại trung tâm thanh toán. Năm 1994 là năm tạo bước chuyển biến quan trọng trong sự cải tổ thị trường hối đoái Trung Quốc. Trong năm đó, sự duy trì và tuân theo một hệ thống tỷ giá hối đoái tồn tại trong 15 năm qua nay đã được thay thế bởi việc thanh toán bắt buộc trong đó người kiếm được ngoại tệ bị buộc phải bán ngoại tệ cho NHNN còn người sử dụng ngoại tệ có thể mua từ NHNN. Sự quản lí hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi dựa trên cung cầu của thị trường đã bị bỏ qua. Vào ngày 4/4/1994, hệ thông kinh doanh tỷ giá hối đoái CFETS bắt đầu đi vào hoạt động với dấu hiệu là sự khai trương thị trường hối đoái liên ngân hàng có tính hợp nhất. Phương pháp quản lí tỷ giá hối đoái của nhà nước cần phải được điều chình dựa trên tính hệ thống kinh tế và thước đo luật pháp đối lập với phương pháp mệnh lệnh. Một yêu cầu mới hình thành đối với việc mua ngoại tệ của cá nhân đối với việc du lịch nước ngoài, học tập hay các nhu cầu cá nhân khác có hiệu lực vào ngày 1/4. Những quy định khác cũng dần được đưa
ra cùng với việc tăng mức giới hạn mức mua ngoại hối của cá nhân lên 8000$ với mức mua ban đầu chỉ là 600$/người. Thành công việc cải tổ năm 1994 khuyến khích việc hoán đổi có điều kiện của đồng nhân dân tệ dưới tài khoản vãng lai và đưa thị trường ngoại hối thực sự đi vào hoạt động.
Việc cải tổ tiếp tục được diễn ra với mô hình cơ bản của hệ thống mua và bán ngoại tê sau năm 1994. Vào năm 1994, Trung Quốc kết thúc việc lưu hành chứng chỉ ngoại tệ. Vào tháng 6/1996, việc giao dịch ngoại hối của công ty đầu tư nước ngoài được phép thâm nhập vào hệ thống mua và bán ngoại tệ, cho phép họ được mua tự do ngoại tệ tai thị trường liên ngân hàng. Vào ngày 27/11/1996, Trung Quốc thông báo cho Quỹ tiền tệ thế giới về việc hoán đổi đồng nhân dân tệ dưới tài khoản vãng lai.Công ty Trung Quốc hoạt động hiệu quả được phép mở tài khoản ngoại hối để duy trì khoản lợi nhuận từ tài khoản vãng lai trong năm 1997. Việc kinh doanh đối với đồng Yên được phép vào năm 1995. Việc thí nghiệm mua và bán kì hạn ngoại hối tại Ngân hàng Trung Hoa BOC được thực hiện vào năm 1997.
Khủng hoảng tài chính tại Châu Á đã xen ngang vào quá trình cải tổ mạnh mẽ của Trung Quốc lúc bấy giờ. Một loạt các quy định được ban hành và được làm sáng tỏ bởi PBOC nhằm tăng cường trách nhiệm của ban nhà nước về ngoại tệ cùng sự thất bại đối với thị trường hối đoái, sự từ bỏ hối đoái và hoạt động kinh doanh chênh lệch bất hợp pháp. Trung tâm hối đoái bị đóng cửa vào ngày 1/11/1998 cùng với hàng loạt các giao dịch sau khi được kết hợp trong hệ thống mua và bán ngoại tệ.
Vào năm 2001, hoạt động kinh doanh đồng đôla trên thị trường cổ phiếu Trung Quốc được mở cửa đối với thị trường Trung Quốc (bị giới hạn đối với nhà nắm giữ đảm bảo nước ngoài cùng với sự ra đời nhất thiết của ngoại tệ được ủng hộ bởi Uỷ ban làm luật ngân hàng Trung Quốc CFETS). Hoạt động kinh doanh đối với đồng EURO được giới thiệu vào tháng 4/2002. Sau đó vào tháng 10/2002, tất cả công ty có đủ tư cách kinh doanh quốc tế
hoặc là có thu nhập thường xuyên trên tài khoản vãng lai, được phép mở tài khoản vãng lai cho việc nắm giữ 20% thu nhập hối đoái năm trước đó. Có 2 cách kinh doanh được cho phép kể từ 10/2003 cùng với giờ kinh doanh được kéo dài từ nửa ngày tời cả ngày. Năm 2005 là một năm đánh dấu khác cho sự phát triển của sự phát triển thị trường ngoại hối Trung Quốc với nhiều chính sách giải quyết khó khăn. 8 cặp ngoại tệ được bắt đầu kinh doanh giao ngay trên thị trường liên ngân hàng vào tháng 5/2005. Đồng nhân dân tệ bị mất giá so với đồng đô la Mỹ và việc ghim tỷ giá đối với đồng đôla Mỹ đã được thay thế thay đổi theo rổ các ngoại tệ vào tháng 6/2005. Sự cải tổ tháng 6 được theo sau đó là một loạt biện pháp cải tổ thành công vào tháng 8 làm mở rộng phạm vi mua bán ngoại tệ kì hạn và hoán đổi giữa đồng nhân dân tệ và các đồng ngoại tệ khác, cho phép các công ty và định chế phi tài chính tham gia vào thị trường liên ngân hàng, đồng thời bổ sung luật kinh doanh trên thị trường đấu giá ngoại tệ hiện tại và giới thiệu hoạt động kinh doanh kì hạn và hoán đổi ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng như hệ thống tạo lập thị trường. Thêm vào đó, một hệ thống tạo lập thị trường với hi vọng dài lâu đối với việc kinh doanh giữa đồng nhân dân tệ RMB và USD cuối cùng được giới thiệu vào 11/2005 dựa trên nền tảng của CFETS.
2. Quá trình phát triển của thị trường phái sinh ngoại hối của Trung Quốc
2.1. Giai đoạn phát triển sơ khai của thị trường ngoại hối phái sinh Trung Quốc (1997 – 2003)
a) Những kết quả đạt được đối với thị trường ngoại hối phái sinh:
Trung tâm kinh doanh ngoại hối (CEFT) bắt đầu thử nghiệm việc giao dịch kì hạn RMB vào tháng 4/1995, sau 1 năm bắt đầu hoạt động việc kinh doanh ngoại hối vào tháng 1/1994. Bởi vì bản thân trung tâm kinh doanh ngoại hối mới bắt đầu đi vào hoạt động với việc kinh doanh ngoại hối giao ngay, thêm vào đó có nhiều khía cạnh cần được cải thiện, vì vậy việc thử
nghịêm kì hạn RMB không được thành công. PBOC đã nghiên cứu về vấn đề trên và cho ra đạo luật: “Biện pháp hành chính đối với việc thăm dò đối với hợp đồng kì hạn RMB” vào ngày 18/1/1997 giúp điều chỉnh một cách rõ ràng hơn đối với việc kinh doanh ngoại hối kì hạn đồng nhân dân tệ sau đó.
Chỉ trong vòng 3 tháng sau khi công bố biện pháp nêu trên PBOC, chỉ có một ngân hàng duy nhất được cho phép kinh doanh kì hạn ngoại hối RMB vào ngày 1/4/1997, sau khoảng 3 năm trung tâm kinh doanh ngoại hối tiến hành việc kinh doanh ngoại hối giao ngay. Mặc dù việc kinh doanh ngoại hối kì hạn chỉ là việc thực hành kinh doanh của phần lớn các quốc gia đang phát triển, nhưng đây có thể coi là bước đầu tiên trong việc phát triển thị trường ngoại hối phái sinh trên thị trường Trung Quốc. Việc ra đời của ngoại hối kì hạn nhân dân tệ giúp cho các nhà xuất nhập khẩu trong việc phòng ngừa rủi ro hối đoái.
Các NHNN khác đã được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh sau 6 năm kể từ khi BOC thực hiện độc quyền giao dịch với loại hình này. Mặc dù Ngân hàng Xây dựng và Ngân hàng Nông thôn đều nhận được sự cho phép kinh doanh của Cục quản lí ngoại hối (SAFE) vào năm 2002, sau đó là Ngân hàng Thương mại vào đầu tháng 1/2003 nhưng tất cả các ngân hàng trên chỉ thực hiện việc kinh doanh vào ngày 1/4/2003. Tổng cộng trong vòng 6 năm từ 1997 tới 2003, có 4 NHNN được phép kinh doanh ngoại hối kì hạn nhân dân tệ trước khi có sự cho phép đối với 3 ngân hàng tư nhân lớn của Trung Quốc vào năm 2004.
Bảng dưới đưa tới doanh số giao dịch hàng năm của BOC và tổng doanh số ngoại hối tại Trung Quốc từ năm 1997-2002.
Bảng 4: Doanh số giao dịch hàng tháng của Ngân hàng Trung Hoa 1997
(đơn vị: tỷ USD)
4 | 5 | 6 | 7 | 8 | |
Payment | 2.218 | 5.097 | 66.730 | 9.575 | 53.130 |
Sale | |||||
Tổng | 2.218 | 5.097 | 66.730 | 9.575 | 53.130 |
Tháng | 9 | 10 | 11 | 12 | Tổng |
Payment | 105.610 | 194.906 | 2.999 | 215.301 | 655.566 |
Sale | 2.812 | 4.191 | 23.488 | 81.180 | 111.671 |
Tổng | 108.422 | 199.097 | 26.487 | 296.481 | 767.237 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Kinh Doanh Của Thị Trường Ngoại Hối
- Nghiệp Vụ Quyền Chọn Mua (Call), Quyền Chọn Bán (Put)
- Quy Trình Kinh Doanh Chênh Lệch Lãi Suất Thông Qua Giao Dịch Swap
- Giai Đoạn Từ Năm 2004 Tới Nay: Hoạt Động Kinh Doanh Kì Hạn Và Hoán Đổi Ngoại Hối Được Phát Triển Sang Thị Trường Liên Ngân Hàng:
- Mức Tỷ Giá Hoán Đổi Ngoại Tệ Qua Đêm Nửa Đầu Năm 2007
- Số Lượng Các Loại Ngoại Tệ Tham Gia Trên Thị Trường :
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Nguồn: Chinese yuan derivative product – Peter G.Zhang – October 2004 –
http://books.google.com/books?q=Chinese+yuan+derivative+product&btnG=Searc h+Books
Từ sự khởi đầu hoạt động giao dịch kì hạn vào 1997, khối lượng giao dịch BOC lên tới đỉnh điểm vào năm 2000 với 11.5 tỷ đôla. Sự tăng trưởng này phản ánh nhu cầu phòng ngừa rủi ro ngoại tệ đối với hoạt động kinh doanh trong suốt thời kì đồng Nhân dân tệ chịu sức ép lên giá trị theo sau khủng hoảng tài chính diễn ra ở Châu Á. Trước tình hình đó, BPOC đã phản ứng lại cuộc khủng hoảng bằng cách thắt chắt mức thả nổi. Điều này đã dẫn tới mối quan hệ mang tính ổn định cao giữa đồng nhân dân tệ và USD. Dưới những điều kiện đó, nhu cầu đối với việc phòng ngừa rủi ro được giảm bớt, kể cả với kì hạn ngoại hối. Khối lượng giao dịch kì hạn BOC bị giảm bớt chỉ còn khoảng 2/3 so với đỉnh điểm của nó là 4,9 tỷ USD vào năm 2002.
Biểu đồ 1: Hoạt động kinh doanh kì hạn và giao ngay ngoại hối tại Ngân hàng Trung Quốc giai đoạn 1997 – 2002
(đơn vị: tỷ USD)
250
200
4.3
8.6
150
100
0.8
2.1
3.7 11.5
191.8
Forward
Spot
50
138.2 118.6 120.1 131.5 152.1
0
1997 1998 1999 2000 2001 2002
Nguồn: Bank of China Annual Reports.
Hoạt động kinh doanh đồng nhân dân tệ tại thị trường nước ngoài chiếm thị phần cao hơn trong giao dịch kì hạn (bao gồm cả giao dịch kì hạn không được phép chuyển nhượng), ám chỉ nhu cầu đối với công cụ phòng ngừa rủi ro tại thị trường nội địa Trung Quốc không có khả năng phục vụ. So sánh vớii thị trường ngoại hối toàn cầu, sự thiếu hụt những sản phẩm trên thị trường Trung Quốc đã làm hạn chế sự phát triển toàn diện trên doanh số của thị trường và giới hạn chức năng của thị trường đặc biệt là chức năng phòng ngừa rủi ro.
Nhận xét:
Việc giao dịch hợp đồng kì hạn ngoại hối nhân dân tệ tại BOC khác so với hợp đồng kì hạn ngoại hối tại thị trường OTC tại hầu hết các nước phát triển. Nó tương tự như hợp đồng tương lai tại hầu hết sở giao dịch trên thế giới bởi vì khoản tiền đảm bảo giống như khoản tiền kí quỹ yêu cầu tại giao dịch tương lai, và yêu cầu các bên tham gia phải đặt thêm tiền kí quỹ cũng tương tự việc khoản tiền duy trì tại thị trường tương lai.