Bảng 2.3
Thống kê ý kiến tranh luận trong các phiên tòa hình sự sơ thẩm được xét xử tại TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020
Dạng ý kiến tranh luận | Số lượng | Tỷ lệ % | |
1 | Không thừa nhận bị cáo phạm tội theo cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát, kết luận trong luận tội của Kiểm sát viên, | 08 | 5,59 |
2 | Bị cáo, người bào chữa thừa nhận bị cáo phạm tội nhưng phạm tội khác nhẹ hơn so với tội mà Viện kiểm sát truy tố, kết luận, đề nghị thay đổi tội danh, | 10 | 6,69 |
3 | Thừa nhận bị cáo phạm tội theo đúng điều luật mà Viện kiểm sát đã truy tố nhưng phạm vào khoản khác nhẹ hơn so với khoản Viện kiểm sát đã truy tố, | 0 | 0 |
4 | Thừa nhận bị cáo phạm tội theo đúng tội danh, điều khoản của Viện kiểm sát đã truy tố nhưng quá trình điều tra, truy tố, xét xử có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên đề nghị Hội đồng xét xử tạm hoãn phiên tòa, trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, | 32 | 22,38 |
5 | Không đồng ý với các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đề nghị loại bỏ hoặc tăng thêm tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, | 07 | 4,09 |
6 | Không đồng ý với loại và mức hình phạt mà Kiểm sát viên đề nghị, | 74 | 51,75 |
7 | Không đồng ý với mức bồi thường thiệt hại hoặc biện pháp xử lý vật chứng do Kiểm sát viên đề nghị, | 12 | 9,5% |
8 | Bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại không đồng ý với tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố, kết luận, cho rằng bị cáo phạm vào tội khác nặng hơn, đề nghị thay đổi tội danh, | 0 | 0 |
TỔNG CỘNG | 143 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Biệt Tranh Luận Của Kiểm Sát Viên Với Tranh Luận Của Các Chủ Thể Khác Tại Phiên Tòa Hình Sự Sơ Thẩm
- Quy Định Của Pháp Luật Hiện Hành Về Tranh Luận Của Kiểm Sát Viên Tại Phiên Tòa Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự
- Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Tranh Luận Của Kiểm Sát Viên Tại Phiên Tòa Sơ Thẩm Hình Sự Trên Địa Bàn Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh
- Yêu Cầu Nâng Cao Chất Lượng Tranh Luận Của Kiểm Sát Viên Tại Phiên Tòa Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự
- Xuất Phát Từ Yêu Cầu Khắc Phục Những Hạn Chế, Thiếu Sót Trong Hoạt Động Tranh Luận Của Kiểm Sát Viên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Thành Phố Biên Hòa
- Thực Hiện Tốt Công Tác Chuẩn Bị Tranh Luận Và Vận Dụng Linh Hoạt Các Kỹ Năng Tranh Luận, Đối Đáp Tại Phiên Tòa Sơ Thẩm Hình Sự
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng hợp từ 50 Biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm của TAND thành phố Biên Hòa giai đoạn 2016 – 2020
Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa đã tranh luận, đối đáp đầy đủ các các ý kiến tranh luận nêu trên. Kết quả không có trường hợp nào luật sư, bị cáo hoặc người tham gia tố tụng khác đưa ra các đề nghị, ý kiến khác quan điểm của VKSND mà Kiểm sát viên không đối đáp được dẫn đến việc được HĐXX chấp nhận quan điểm gỡ tội của luật sư. Số liệu thực tế không có vụ án nào Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội cũng phần nào nói lên hiệu quả của hoạt động THQCT nói chung, tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm hình sự của Kiểm sát viên nói riêng (xem Bảng 2.3 – Phụ lục).
Về cách ứng xử và sử dụng ngôn ngữ trong quá trình tranh luận: Khi đối đáp, tranh luận, Kiểm sát viên đã sử dụng lời văn, thuật ngữ cơ bản dễ hiểu, chính xác, có lý, có tình. Hiện tượng Kiểm sát viên không tranh luận hoặc chỉ phát biểu giữ nguyên quan điểm, dùng lời lẽ miệt thị, “đao to, búa lớn”, cay cú đã dần được khắc phục, chấm dứt.
Nhìn chung, chất lượng hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự đã được nâng lên rò rệt trong thời gian gần đây. Trên thực tế xét xử, trước đây có phiên tòa diễn ra hoặc là Kiểm sát viên ngại tranh luận, giữ thái độ im lặng; hoặc tranh luận thì áp đặt, chụp mũ một cách khiên cưỡng, thiếu cơ sở pháp lý, không thuyết phục; thái độ và ngôn từ tranh luận có lúc gay gắt, dễ mất đi ý nghĩa tranh luận, luận bàn mà nhiều khi mang tính “tranh cãi”, “đôi co”, làm giảm tính nghiêm minh trong xét xử. Trong những năm gần đây, lãnh đạo VKSND tỉnh Đồng Nai nói chung, VKSND tỉnh Biên Hòa nói riêng rất quan tâm đến việc xây dựng văn hoá trong tranh tụng cho Kiểm sát viên. Nhiều Kiểm sát viên có khả năng trình bày tốt, nội dung tranh luận ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, thái độ tranh luận khiêm tốn, không châm biếm, cao giọng, không mạt sát, kích động mà mềm dẻo, thuyết phục. Khi tranh luận, nhiều Kiểm sát viên đã tự học hỏi, tổng hợp và xây dựng cho mình nhiều kỹ năng tốt: Kỹ năng hỏi, lắng nghe và tổng hợp ý kiến; kỹ năng chứng minh; kỹ năng phản biện, bác bỏ; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong tranh luận…
2.3.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả luận văn xác định kết quả đạt được trong hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên nêu trên là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác tư pháp, ban hành nhiều văn bản về cải cách tư pháp nói chung và tranh tụng, tranh luận của Kiểm sát viên nói riêng, đặc biệt là Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Thực hiện chủ trương cải cách tư pháp của Đảng, Nhà nước đã sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhiều bộ luật, luật... Đặc biệt Hiến pháp 2013 ra đời đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc hình thành nguyên tắc bảo đảm
tranh tụng trong hoạt động TTHS nói chung, THQCT nói riêng. Trên tinh thần đó, Bộ luật TTHS năm 2015, Luật Tổ chức VKSND 2014, Luật Tổ chức TAND 2014... được ban hành và có hiệu lực. Đây là những văn bản tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết án hình sự, trong đó có hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên nói chung, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên toà sơ thẩm hình sự nói riêng.
VKSND nhân dân tối cao bên cạnh việc chủ động phối hợp với các cơ quan tư pháp Trung ương ban hành các thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành Bộ luật TTHS, đã ban hành nhiều quyết định, chỉ thị và các thông báo rút kinh nghiệm nhằm chấn chỉnh hoạt động THQCT và KSXX, trong đó có quy chế về công tác THQCT và KSXX vụ án hình sự. Đây là những văn bản có ý nghĩa quan trọng tạo cơ sở cho hoạt động THQCT của Kiểm sát viên nói chung, hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên toà sơ thẩm hình sự nói riêng.
Trong bối cảnh đó, lãnh đạo VKSND tỉnh Đồng Nai nói chung, VKSND thành phố Biên Hòa nói riêng đã có sự quan tâm nhiều hơn đến công tác tranh tụng và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm hình sự. Sau mỗi vụ án xét xử hoặc khi phát hiện thiếu sót, tồn tại của các đơn vị liên quan đến hoạt động này, VKSND tỉnh đều có văn bản thông báo rút kinh nghiệm chấn chỉnh kịp thời. Qua đó, kịp thời phát hiện và rút kinh nghiệm, chấn chỉnh những thiếu sót, tồn tại trong lĩnh vực của hoạt động này.
Thứ hai, trình độ pháp lý và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa đã được nâng lên; nhận thức về thực hiện tranh tụng, tranh luận của Kiểm sát viên ngày một tốt hơn, rò ràng hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp và bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong TTHS. Kỹ năng tranh tụng, tranh luận của Kiểm sát viên từng bước được cải thiện rò rệt như đã đánh giá ở mục 2.1.2.
Thứ ba, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc và chế độ chính sách đối với cán bộ các cơ quan tư pháp nói chung, đối với ngành Kiểm sát nói riêng đã từng bước được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư hoàn thiện. VKSND thành phố Biên Hòa đã có trụ sở làm việc khang trang, được trang bị máy phô tô, vi tính và xe máy công phục vụ công tác. Những sự quan tâm trên
đã phần nào tạo được lòng tin và tư tưởng yên tâm công tác trong cán bộ, Kiểm sát viên. Đó cũng là cơ sở góp phần cho bảo đảm chất lượng tranh luận của Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa tại phiên toà xét xử sơ thẩm hình sự.
2.3.2. Những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế, thiếu sót
Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa vẫn còn những hạn chế, thiếu sót. Qua thực tiễn khảo sát, nghiên cứu, tác giả xác định có những hạn chế, thiếu sót sau:
Một là, về luận tội:
Mặc dù Kiểm sát viên đã dự thảo bản luận tội trước khi mở các phiên toà xét xử vụ án hình sự, nhưng một số bản luận tội còn đơn thuần như sao chép lại bản kết luận điều tra, bản cáo trạng đã nêu, chưa tóm tắt, quy nạp nội dung vụ án, việc phân tích, lập luận còn sơ sài, thiếu tính thuyết phục. Trong nhiều vụ án hình sự có đồng phạm, việc phân tích, đánh giá chứng cứ và vai trò của từng bị cáo chưa rò, một số Kiểm sát viên chưa chủ động xử lý tình huống phát sinh tại phiên toà nên khi có những tình tiết mới làm thay đổi tính chất vụ án, Kiểm sát viên vẫn không sửa đổi, bổ sung vào bản dự thảo luận tội cho phù hợp, do vậy chất lượng chưa đạt yêu cầu. Do nghiên cứu hồ sơ chưa kỹ, không nắm chắc các tình tiết của vụ án, các dấu hiệu đặc trưng của từng loại tội phạm nên một số luận tội viện dẫn chứng cứ sơ sài, chủ yếu viện dẫn lời khai nhận tội của bị cáo rồi khẳng định luôn lời khai đó phù hợp với lời khai bị hại, nhân chứng và các chứng cứ khác còn phù hợp như thế nào thì không được viện dẫn. Do đó vẫn còn những bản luận tội không có sức thuyết phục; có bản luận tội phần viện dẫn chứng cứ lại nêu toàn bộ nội dung bản cáo trạng hoặc khi viện dẫn chứng cứ trích dẫn một loạt lời khai của bị cáo, bị hại, nhân chứng. Các lời khai có nhiều mâu thuẫn nhưng Kiểm sát viên không đánh giá được lời khai nào là chính xác, khách quan để kết luận hành vi phạm tội của bị cáo. Có luận tội sau khi viện dẫn, phân tích chứng cứ, Kiểm sát viên không quy kết nội dung hành vi phạm tội, không phân tích được căn cứ truy tố bị cáo theo điểm, khoản, điều luật (tại sao lại truy tố bị cáo theo tình tiết tái phạm nguy hiểm, dùng hung khí…). Phần đánh giá tính chất, mức độ hành vi phạm tội, nguyên nhân, động cơ, mục đích phạm
tội trong một số bản luận tội chưa đạt yêu cầu, chưa phân tích được khách thể bị xâm hại. Nhận định tính chất, mức độ hành vi phạm tội chưa căn cứ vào thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, hậu quả do tội phạm gây ra mà viết chung chung; hoặc phần phân tích không lôgíc với phần đề nghị đường lối xử lý; phần phân tích nguyên nhân, điều kiện phạm tội chưa được quan tâm. Một số bản dự thảo luận tội đối với bị cáo chối tội tại phiên toà nhưng Kiểm sát viên chưa bổ sung, đánh giá, phân tích và lập luận đưa ra chứng cứ để buộc tội đối với bị cáo. Đặc biệt, có bị cáo trong giai đoạn điều tra thì chối tội, sau đó bị cáo nhận tội, VKSND phúc cung bị cáo chối tội, tại phiên toà bị cáo không nhận tội, kêu oan, nhưng Kiểm sát viên không đánh giá hết các tình tiết, chỉ đưa vào những lời khai bị cáo nhận tội do vậy dự thảo cũng như phát biểu lời luận tội tại phiên toà chỉ viện dẫn lời khai nhận tội của bị cáo tại cơ quan điều tra mà không phân tích đánh giá những lời khai chối tội để lập luận bác bỏ việc bị cáo không nhận tội là không có căn cứ. Nhiều trường hợp, Kiểm sát viên xây dựng bản dự thảo luận tội sẵn và khi ra phiên toà đọc nguyên như vậy, mà không có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chứng cứ mới có tại phiên toà. Ngoài ra, văn phong của một số bản luận tội chưa đạt yêu cầu, còn lủng củng, không thoát nghĩa, nhiều đoạn mâu thuẫn nhau.
Hai là, về tranh luận đối đáp:
Một số Kiểm sát viên được phân công THQCT, tham gia hoạt động tranh tụng, tranh luận tại phiên toà chưa nghiên cứu sâu, chưa nắm đầy đủ các tình tiết của vụ án, chứng cứ vụ án, chưa phát hiện những mâu thuẫn giữa các bản hỏi cung của bị can, mâu thuẫn giữa lời khai cung với lời khai bị hại, nhân chứng, kết quả khám nghiệm hiện trường, kết luận giám định...., chưa dự kiến trước các vấn đề, nội dung mà người bào chữa, bị cáo, người tham gia tố tụng khác sẽ đưa ra tranh luận. Do vậy, trong một số vụ án, trước những ý kiến đề nghị của bị cáo hoặc của người bào chữa đối với luận tội của VKSND thì Kiểm sát viên lúng túng hoặc trả lời chung chung mà chưa đi sâu vào cốt lòi của vụ việc, hoặc đối đáp qua loa theo kết quả điều tra mà không lập luận được.
Một số Kiểm sát viên tranh luận chưa thuyết phục, trình bày, diễn đạt dài dòng, không tập trung, lý lẽ thiếu sắc bén. Việc chứng minh trong quá
trình tranh luận, đối đáp của một số Kiểm sát viên còn yếu, chủ yếu nhắc lại nội dung bản cáo trạng.
Một số Kiểm sát viên chưa chủ động tham gia tranh luận với bị cáo, người bào chữa, có những vụ tham gia tranh luận nhưng chưa dự kiến được những vấn đề cần tập trung làm rò trong vụ án, chưa tận dụng được những mâu thuẫn trong lời bào chữa của bị can, bị cáo này với bị can, bị cáo khác hoặc với những người tham gia tố tụng khác để đấu tranh, lập luận, do vậy lý lẽ thiếu sắc bén.
Bên cạnh đó, khi ra toà, vẫn còn trường hợp Kiểm sát viên chỉ quan tâm đến việc buộc tội, không chú trọng đúng mức đến việc gỡ tội cũng như đến việc phát hiện kịp thời những vi phạm của Toà án và những người tham gia tố tụng khác để đề ra yêu cầu khắc phục hoặc tuy có phát hiện vi phạm nhưng do nể nang, ngại va chạm, né tránh không yêu cầu khắc phục, không kháng nghị, kiến nghị... Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng tranh tụng của Kiểm sát viên “không chỉ là buộc tội mà cần phải chú ý cả vấn đề gỡ tội”. Do đó, không phải là vấn đề “được thua, mà tranh luận để làm rò các tình tiết của vụ án, góp phần cùng Toà án đánh giá đúng bản chất sự việc”.
Bên cạnh đó, kỹ năng tranh luận với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng của nhiều Kiểm sát viên còn hạn chế, thiếu tính chủ động. Có trường hợp không tranh luận hết các luận điểm mà luật sư đưa ra. Chưa sử dụng hết các chứng cứ tài liệu có trong hồ sơ, các quy định của pháp luật liên quan để tranh luận mà còn chung chung, dài dòng, thiếu thuyết phục. Một số trường hợp, Kiểm sát viên đối đáp tranh luận chung chung, không sử dụng các căn cứ pháp luật, các chứng cứ, tình tiết đã được thẩm vấn tại phiên toà để phân tích, lập luận bác bỏ ý kiến, quan điểm không đúng của bị cáo, người bào chữa, đôi khi lập luận theo kiểu suy diễn nên thiếu sức thuyết phục. Phong cách, thái độ của một số Kiểm sát viên trong khi tranh luận còn thiếu bình tĩnh. Có trường hợp sử dụng lời văn, ngôn ngữ khi tranh luận không phù hợp thể hiện thái độ cay cú. Có vụ án, khi Luật sư nêu lý do phản bác luận tội nhưng Kiểm sát viên không phát biểu tranh luận, khi chủ toạ phiên toà yêu cầu tranh luận thì Kiểm sát viên phát biểu là “cáo trạng đã nêu hết rồi”.
Những tồn tại, hạn chế này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tranh tụng nói chung, tranh luận của Kiểm sát viên trong xét xử sở thẩm các vụ án hình sự nói riêng. Mặc dù tất cả 3.154 vụ án, 4.942 bị cáo được TAND thành phố Biên Hòa đưa ra xét xử thì không có vụ nào, bị cáo nào tòa tuyên bố không phạm tội. Tuy vậy, với 116 phiên tòa hình sự sơ thẩm có luật sư tham gia thì có 63 vụ các quan điểm bào chữa của luật sư được HĐXX chấp nhận, chiếm 54,34% (xem Bảng 2.5 và Phụ lục).
Bảng 2.5
Thống kê số vụ án hình sự sơ thẩm VKS chấp nhận quan điểm bào chữa của Luật sư (giai đoạn 2016-2020)
Số vụ án Tòa án đã xét có luật sư tham gia | Số vụ án quan điểm bào chữa của luật sư được chấp nhận | Tỷ lệ % | |
2016 | 28 | 15 | 53,60 |
2017 | 19 | 10 | 52,60 |
2018 | 22 | 12 | 54,60 |
2019 | 21 | 13 | 62,00 |
2020 | 26 | 13 | 50,00 |
Tổng | 116 | 63 | 54,34 |
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo THQCT của VKSND thành phố Biên Hòa
giai đoạn 2016 – 2020)
Con số này phản ánh phần nào chất lượng chưa thực sự tốt của toàn bộ quá trình THQCT của Kiểm sát viên nói chung, hoạt động tranh tụng, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa nói riêng.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót
Thứ nhất, nguyên nhân về mặt quy định của pháp luật và các văn bản hành chính điều chỉnh liên quan tới truy tố, xét xử.
- Những quy định của pháp luật TTHS:
+ Khoản 2 Điều 87 Bộ luật TTHS 2015 quy định: Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.
Quy định này phần nào đã gây cản trở đến quyền của người bào chữa tại phiên tòa và chưa tạo ra sự công bằng trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ, dẫn tới không tồn tại hoạt động tranh luận về “Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định” mặc dù chúng là có thật và có thể là chính xác. Hệ quả là hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên cũng sẽ bị hạn chế vì: (1) gần như Kiểm sát viên chỉ chuẩn bị và tranh luận gói gọn trong những vấn đề nằm trong hồ sơ vụ án; (2) có những vấn đề người bào chữa đưa ra ở phiên tòa mặc dù chúng có thật và có thể chính xác những Kiểm sát viên không phải tranh luận về chúng.
+ Khoản 2 Điều 81 Bộ luật TTHS 2015: Tùy từng giai đoạn tố tụng, khi thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, người bào chữa phải kịp thời giao cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ vụ án. Việc giao, nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Quy định này cũng gây ra sự mất công bằng, bình đẳng giữa người bào chữa và Kiểm sát viên trong tranh tụng và tranh luận. Những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, người bào chữa phải kịp thời giao cho cơ quan có thẩm quyền, trong đó có CQĐT và VKSND trong giai đoạn điều tra và truy tố, như vậy rò ràng VKSND và Kiểm sát viên luôn hoàn toàn nắm thế chủ động trong tranh luận liên quan đến chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa. Điều này làm cho hoạt động tranh luận tại phiên tòa mất công bằng, Kiểm sát viên xuất hiện tư tưởng chủ quan, không chuẩn bị kỹ càng hoặc thiếu tích cực trong học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện để nâng cao các kỹ năng tranh luận tại phiên tòa.
+ Theo quy định của Luật Tổ chức VKSND 2014, nhiệm kỳ của Kiểm sát viên là 5 năm đối với bổ nhiệm lần đầu và 10 năm đối với bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch “Kiểm sát viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm; trường