Hoàn Thiện Một Số Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Liên Quan Đến Nhiệm Vụ, Quyền Hạn, Và Trách Nhiệm Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Trong Giai

hoặc thông qua các cơ quan có thẩm quyền, có trách nhiệm, tiến hành các biện pháp bảo đảm quyền công dân, quyền con người cho họ.

Tuy nhiên, việc công khai, minh bạch nêu trên không có nghĩa là làm lộ bí mật điều tra, ảnh hưởng đến hoạt động điều tra, chứng minh của cơ quan tiến hành tố tụng. Do vậy, cùng với việc nghiên cứu bổ sung nguyên tắc trên, cần quy định rò hình thức công khai về hoạt động tố tụng hình sự, và cơ chế tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động này.

Như vậy, để đáp ứng những đòi hỏi, định hướng của cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, Bộ luật tố tụng hình sự nói riêng, đảm bảo việc đấu tranh phòng và chống tội phạm; bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích của công dân, thì việc sửa đổi, bổ sung các quy định trong phần các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự là tất yếu khách quan, góp phần khắc phục những hạn chế trong xây dựng, áp dụng pháp luật hiện nay.

3.1.2. Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, và trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự nhằm bảo đảm quyền con người

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" đặt ra nhiệm vụ của cải cách tư pháp, trong đó, đối với việc xác định rò chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp, Nghị quyết chỉ rò: “Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp…. tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra” [17]. Định hướng trên hoàn toàn phù hợp với chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát. Bởi Viện kiểm sát là cơ quan thực hiện chức năng buộc tội, nên, Viện kiểm sát phải là cơ quan chủ động trong

hoạt động điều tra, chứng minh, đồng thời, chịu trách nhiệm về kết quả điều tra, theo đó phải chỉ đạo, kiểm soát được hoạt động điều tra, quyết định các vấn đề tố tụng trong hoạt động khởi tố, điều tra. Căn cứ các quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 2014, được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2014, có hiệu lực từ ngày 01/6/2015, Bộ luật tố tụng hình sự cần sửa đổi theo hướng phù hợp với những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà Quốc hội đã giao cho Cơ quan Viện kiểm sát.

* Về trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát không chỉ thực hiện chức năng kiểm sát việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm mà còn thực hiện chức năng thực hành quyền công tố. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, đã chỉ rất rò những quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát, và những thao tác cần thiết, đảm bảo cho Kiểm sát viên thực hiện tốt khâu công tác đầu mối này. Do vậy, chúng tôi thấy những quy định mà dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi đưa ra, là phù hợp với Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp. Cụ thể: ngay sau khi nhận được tin báo, tố giác về tội phạm, Cơ quan điều tra phải phân công điều tra viên tiến hành việc xác minh, giải quyết và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện nhiệm vụ kiểm sát. Viện kiểm sát có quyết định phân công Kiểm sát viên kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của Cơ quan điều tra; Kiểm sát viên có quyền đề ra các yêu cầu đối với việc thu thập hồ sơ, tài liệu để đảm bảo giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm kịp thời, đúng pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân có thực quyền trong việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm khi Cơ quan điều tra không giải quyết hoặc xác minh giải quyết không khách quan; Viện kiểm sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin cần thiết cho việc xác định dấu hiệu

tội phạm… Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát có thể trực tiếp giải quyết tin báo tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Những quy định như vậy, sẽ tạo được cơ chế giải quyết và phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra linh hoạt, chắc chắn, theo đúng chủ trương tăng cường trách nhiệm công tố trong điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra.

Ngoài việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn như trên, cần xác định rò, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, không có nghĩa là Viện kiểm sát thực hiện việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm thay cho Cơ quan điều tra, mà Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong trường hợp cần thiết và để đảm bảo cho hoạt động công tố của Viện kiểm sát ở giai đoạn sau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

* Về thủ tục giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Theo quy định tại khoản 2 Điều 103 của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, thì trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Cơ quan điều tra sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm phải tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin và tiến hành giải quyết thông qua quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, việc Bộ luật tố tụng hình sự không quy định những biện pháp tố tụng nào được tiến hành trong quá trình này, dẫn đến rất khó khăn cho công tác kiểm tra, xác minh. Chẳng hạn, việc lấy lời khai của người cung cấp thông tin, người bị thiệt hại do hành vi có dấu hiệu của tội phạm gây ra, hoặc người bị tình nghi thực hiện hành vi phạm tội, sẽ được thực hiện trên căn cứ nào? Họ có quyền, nghĩa vụ cơ bản gì, và được bảo đảm quyền con người ra sao? Trường hợp, quyền của họ bị xâm hại thì cơ quan nào có trách nhiệm bảo vệ?...Do vậy, Bộ luật tố tụng hình sự phải sửa đổi và quy định rò những thủ tục, trình tự được tiến hành trong giai đoạn này, và cả

Bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân - 12

những quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị thiệt hại do hành vi có dấu hiệu của tội phạm gây ra, người cung cấp tố giác, tin báo về tội phạm, người bị tình nghi thực hiện hành vi phạm tội như một cơ chế bảo đảm quyền con người của họ. Để Viện kiểm sát có căn cứ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động khởi tố, nhằm đảm bảo quyền con người của những đối tượng như người cung cấp thông tin, người bị thiệt hại do hành vi có dấu hiệu của tội phạm gây ra, hoặc người bị tình nghi thực hiện hành vi phạm tội.

Ngoài ra, trong dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự có quy định Viện kiểm sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin cần thiết cho việc xác định dấu hiệu tội phạm. Tuy nhiên, cần phải quy định rò: những trường hợp cần thiết bao gồm những trường hợp nào, để tránh sự lạm quyền của chính cơ quan Viện kiểm sát trong giai đoạn này.

Đồng thời cũng cần quy định trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, trong đó quy định rò: trường hợp cố tình không tiếp nhận hoặc trì hoãn việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, để đảm bảo quyền lợi ích, hợp pháp của người bị hại, người cung cấp tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

* Về việc Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra

Trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, trong đó, “khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này”. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành lại không quy định “khi xét thấy cần thiết” được hiểu là trường hợp nào? Việc trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự như vậy, có thể dẫn tới việc lạm quyền, làm thay cơ quan điều tra hay không?

Do đó, theo quy định tại khoản 8 Điều 14 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, thì Viện kiểm sát:

Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn các lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát nhân dân đã yêu cầu nhưng không được khắc phục [49, Điều 14, Khoản 8].

Quy định như trên là hoàn toàn phù hợp, và cần được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng hình sự để Viện kiểm sát có căn cứ thực hiện nhiệm vụ này, đặc biệt đây là quy định rất quan trọng trong việc phòng chống oan sai, bảo đảm quyền con người của Viện kiểm sát.

* Về việc Viện kiểm sát tiến hành kiểm sát thủ tục tạm giữ

Trong giai đoạn khởi tố, Cơ quan điều tra có thể áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Khoản 3 Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định:

Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ [45, Điều 86, Khoản 3].

Như vậy, ngoài việc chuyển Quyết định tạm giữ sang cho Viện kiểm sát, thì Cơ quan điều tra không chuyển bất kỳ tài liệu nào khác. Chỉ sau 03 ngày tạm giữ, Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, bị can thì Viện kiểm sát mới nhận được tài liệu điều tra ban đầu để xem xét việc phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can và Lệnh tạm giam bị can. Như vậy, nếu không có sự phối

hợp tốt giữa hai cơ quan, thì việc Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ đối với đối tượng có đúng quy định của pháp luật không thì Viện kiểm sát không thể nắm được ngay từ đầu, dẫn đến, có nhiều trường hợp phải Hủy quyết định tạm giữ, không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ vì hành vi của người bị tạm giữ không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, xâm phạm đến quyền, lợi ích của họ.

Do vậy, cần thiết phải quy định vào Bộ luật tố tụng hình sự việc chuyển quyết định tạm giữ cùng những tài liệu cần thiết chứng minh cho việc tạm giữ của Cơ quan điều tra là đúng quy định, đúng người và đúng tội danh. Theo đó quy định tại khoản 3 Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành cần sửa đổi như sau: Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ cùng các tài liệu chứng minh việc tạm giữ đúng pháp luật cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

* Về việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, quyền bào chữa phát sinh ngay từ khi người bị buộc tội nhận được Quyết định tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, những người bị bắt không được quyền tiếp xúc với bên ngoài, sau khi bị bắt, họ có quyết định tạm giữ và được tạm giữ tại Nhà tạm giữ, hoặc Trại tạm giam. Việc liên lạc ra bên ngoài trong giai đoạn này hết sức hạn chế, để tránh làm lộ bí mật điều tra. Do đó, quyền nhờ người bào chữa của họ rất khó được thực hiện, vì bản thân họ không thể trực tiếp nhờ người bào chữa. Họ lại không có điều kiện liên lạc với gia đình để gia đình biết mong muốn được nhờ người bào chữa của họ. Cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát cũng không có trách nhiệm phải có công

văn yêu cầu cử người bào chữa cho họ, nếu họ không thuộc vào diện được trợ giúp pháp lý miễn phí, hoặc thuộc vào trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa tham gia tố tụng. Mà chủ yếu hướng dẫn những người này, thực hiện quyền bào chữa thông qua việc tự mình bào chữa.

Do vậy, cần thiết phải quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự những trình tự, thủ tục để người bị tạm giữ thực hiện có hiệu quả quyền bào chữa của họ trên thực tế, và làm căn cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là Viện kiểm sát có cơ sở để bảo đảm quyền bào chữa của họ được thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất.

3.2. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự

3.2.1. Nâng cao nhận thức của dội ngũ cán bộ Kiểm sát viên về quyền con người và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc bảo đảm quyền con người

Hiện nay, tuy vấn đề quyền con người và bảo đảm quyền con người nói chung không phải là vấn đề mới, nhưng điều đáng lo ngại nhất trong việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đó là việc xâm phạm quyền con người từ chính những người tiến hành tố tụng. Sự xâm phạm này không chỉ xuất phát từ những lỗ hổng của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự mà còn bởi vẫn có những cán bộ công quyền giữ tâm lý nếu đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền cho những người bị buộc tội, nhất là quyền bào chữa thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động điều tra, chứng minh; hoặc việc đảm bảo đầy đủ các quyền cho những người tham gia tố tụng thì phải thực hiện nhiều hoạt động dẫn đến mất thời gian, công sức, ảnh hưởng đến tiến độ điều tra, phá án….

Do đó, nâng cao nhận thức của cán bộ kiểm sát viên về quyền con người cũng như việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự là hết

sức cần thiết, nhằm tránh sự thờ ơ, vô cảm và vô trách nhiệm của một số cán bộ, kiểm sát viên trong ngành kiểm sát về vấn đề bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự. Để thực hiện được mục tiêu đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như:

- Quán triệt các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự, đặc biệt phải hiểu và vận dụng đúng nguyên tắc suy đoán vô tội, nâng cao ý thức của cán bộ kiểm sát viên trong việc bảo đảm quyền con người của những người bị buộc tội, hướng tới mọi hành động, quyết định của cán bộ kiểm sát viên phải xuất phát từ suy nghĩ không được coi những người bị buộc tội là người phạm tội.

Việc quán triệt các quy định như trên phải đảm bảo sự chuyển biến trong nhận thức không chỉ cho cán bộ lãnh đạo hay cán bộ kiểm sát viên trực tiếp làm công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp mà phải tạo được sự chuyển biến trong nhận thức của toàn ngành kiểm sát.

- Định kỳ tổ chức các hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, đặc biệt là các hội nghị về tăng cường giải pháp phòng chống oan, sai cũng như bảo đảm bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự;

- Rà soát, bổ sung các quy định về trách nhiệm của cán bộ Kiểm sát viên trong việc bảo đảm quyền con người trong quy chế nghiệp vụ, quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên, nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị của Kiểm sát viên trong việc đấu tranh chống lại các biểu hiện, hành vi xâm phạm quyền con người;

- Tuyên truyền, giáo dục, biểu dương những điển hình tiên tiến, những tấm gương tốt và phê phán những biểu hiện tiêu cực, thái độ thờ ơ, vô cảm của cán bộ kiểm sát viên đối với những người bị buộc tội, coi họ là những người phạm tội và loại bỏ những quyền con người mà họ được hưởng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2022