Phân Biệt Tranh Luận Của Kiểm Sát Viên Với Tranh Luận Của Các Chủ Thể Khác Tại Phiên Tòa Hình Sự Sơ Thẩm

Từ những phân tích trên ta có thể khẳng định “tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự” và “tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự” là hai thuật ngữ không đồng nhất nhưng giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, trong đó “tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự” là cái chung (tổng thể) và “tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự” là cái riêng (bộ phận cấu thành). Và như vậy “tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự” chỉ là một bộ phận cấu thành của tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự và là sự thể hiện một cách tập trung, rò nét nhất của quá trình tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.

Có thể chỉ rò sự khác nhau giữa “tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự” và “tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự” ở các khía cạnh sau:

Một là, về phạm vi: Tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự gắn với hai giai đoạn của quá trình tranh tụng là giai đoạn kiểm tra công khai các chứng cứ về vụ án và giai đoạn tranh luận giữa các bên, được bắt đầu từ thời điểm Kiểm sát viên đọc cáo trạng và kết thúc trước thời điểm HĐXX vào phòng nghị án.

Còn tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự gắn với giai đoạn tranh luận giữa các bên, được bắt đầu bằng lời luận tội hoặc phát biểu của Kiểm sát viên về quan điểm giải quyết vụ án và kết thúc trước thời điểm HĐXX vào phòng nghị án.

Hai là, về nội dung: Nội dung tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự bao gồm tất cả các nội dung gắn với cả hai giai đoạn kiểm tra công khai các chứng cứ về vụ án và giai đoạn tranh luận giữa các bên như: Kiểm sát viên đọc cáo trạng, Kiểm sát viên tham gia vào quá trình điều tra công khai (xét hỏi) nhằm kiểm tra xác minh các chứng cứ và các tình tiết về vụ án dưới sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa (ở phần xét hỏi); các bên đưa ra quan điểm, lập luận của mình về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án (về đánh giá chứng cứ, về tội danh, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, về áp dụng pháp luật, hình phạt đối với bị cáo, về phần dân sự, về xử lý vật

chứng…) đề nghị Hội đồng xẻ xử chấp nhận hay bác bỏ khi ra phán quyết về vụ án (ở phần tranh luận).

So với tranh tụng của Kiểm sát viên, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự có nội dung hẹp hơn và chỉ bao gồm các vấn đề Kiểm sát viên đưa ra quan điểm, tài liệu, chứng cứ, đồng thời phân tích, lập luận để trả lời, đối đáp lại những câu hỏi, quan điểm về vụ án có tính chất đối lập với Kiểm sát viên từ phía bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác để làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án, giúp cho HĐXX ra một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

1.3.2. Phân biệt tranh luận của Kiểm sát viên với tranh luận của các chủ thể khác tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm hình sự là một giai đoạn trong tiến trình xét xử tại một phiên tòa sơ thẩm hình sự. Trong đó, để được HĐXX đồng ý với quan điểm của mình, các bên tham gia tranh luận phải đưa ra những lý lẽ, những ý kiến, những dẫn chứng cụ thể để bảo vệ quan điểm của mình và phản bác lại quan điểm của bên đối lập, để từ đó thuyết phục được HĐXX chấp nhận quan điểm của mình. Căn cứ vào mục đích, vai trò, địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia tranh luận, chúng ta có thể chia ra chủ thể tham gia tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm thành hai nhóm:

Một là, là các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội, bao gồm: Kiểm sát viên, bị hại và người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền lợi của bị hại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Hai là, là các chủ thể thực hiện chức năng gỡ tội, bao gồm: Bị cáo, người bào chữa và người đại diện hợp pháp của bị cáo.

Ba là, các chủ thể khác tham gia vào hoạt động tranh luận nhằm giúp Tòa án xác định sự thật khách quan, giải quyết đúng đắn các vấn đề của vụ án: Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người giám định…

Tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai - 4

Còn đối với chủ thể thực hiện chức năng xét xử là HĐXX – gồm Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thì không thực hiện việc tranh luận mà chỉ xét hỏi và ngồi nghe lời trình bày của các bên cùng với những chứng cứ khác để đưa ra phán quyết cuối cùng.

Như vậy, tham gia vào tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm hình sự có nhiều chủ thể khác nhau. Do vị trí, vai trò khác nhau nên mỗi chủ thể tham gia tranh luận thực hiện một chức năng hoặc một phần chức năng tố tụng nhất định. Chẳng hạn, Luật sư cũng là chủ thể tham gia tranh luận nhưng công việc của luật sư là công việc do sự thỏa thuận giữa bị cáo và luật sư, thông qua thỏa thuận đó, luật sư sẽ là người tranh luận để bào chữa cho bị cáo. Việc tranh tụng của luật sư là nhằm mục đích bào chữa, gỡ tội cho bị cáo. Hay bị cáo tham gia vào tranh luận là nhằm tự bào chữa cho mình để gỡ tội, đó là quyền của bị cáo được pháp luật ghi nhận.

Khác với luật sư, bị cáo cũng như khác với các chủ thể khác tham gia tranh luận, Kiểm sát viên tranh luận tại phiên toà sơ thẩm hình sự là việc Kiểm sát viên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, theo sự phân công và theo quy định của pháp luật. Tại khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013 và khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức VKSND nhân dân năm 2014; Điều 20 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: VKSND có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Theo quy định tại Điều 42 Bộ luật TTHS năm 2015 “Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật có quyền: yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; yêu cầu hoặc đề nghị cử người bào chữa; yêu cầu cử, đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật; tiến hành tố tụng tại phiên tòa; công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn; các quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo; xét hỏi, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật; luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử của Tòa án và những người tham gia tố tụng; kiểm sát bản án, quyết định và các văn bản tố tụng khác của Tòa án. Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng (Phó Viện trưởng) về hành vi, quyết định của mình” [45].

Hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự là để thực thi quyền lực nhà nước, thực hiện thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật. Tranh luận vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của Kiểm sát viên. Kiểm sát viên tranh luận để đưa ra quan điểm, lập luận, chứng cứ, tài liệu để

phản bác lại ý kiến, lập luận của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác nhằm mục đích bảo vệ tính đúng đắn, khách quan, tính hợp pháp và có căn cứ của quan điểm truy tố, để buộc tội đối với bị cáo và đưa ra quan điểm giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

1.4. Lịch sử pháp luật về tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm hình sự

1.4.1. Giai đoạn từ trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 có hiệu lực

1.4.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1958

Từ 1945 đến trước năm 1958, cơ quan công tố nhà nước tổ chức đa dạng, linh hoạt (gồm: Tòa án quân sự, Tòa án binh, Tòa án đặc biệt có người thực hành quyền công tố, chỉ Tòa án tư pháp có Viện công tố), phục vụ nhiệm vụ cách mạng, sự phát triển của ngành công tố chủ yếu gắn với quá trình phát triển của Tòa án (Hệ thống Tòa án gồm có Tòa sơ cấp ở các quận, phủ, huyện, châu; Tòa đệ nhị cấp ở cấp tỉnh và Tòa thượng thẩm ở Bắc, Trung và Nam Kỳ); áp dụng pháp luật lục địa, phương pháp xét xử thẩm vấn. Tòa án và cơ quan công tố nằm trong Bộ Tư pháp, nhưng hoạt động Công tố độc lập với hoạt động xét xử. Các Thẩm phán của Công tố viện (Thẩm phán buộc tội) hợp thành một đoàn thể độc lập do Chưởng lý đứng đầu và thực hiện chức năng công tố theo ủy quyền của Chưởng lý. Gắn với sự tổ chức đa dạng, linh hoạt của cơ quan công tố thì các trình tự thủ tục và hoạt động tranh luận tại phiên tòa nói chung, tranh luận của Kiểm sát viên (Công tố viên) cũng được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau do Nhà nước ban hành.

Tại Điều 5 sắc lệnh số 33/SL ngày 13/09/1945 về thiết lập Tòa án quân sự quy định: “Ngồi xử có Chánh án và 2 Hội Thẩm… đứng buộc tội là 1 ủy viên quân sự hay 1 ủy viên khác của các ban trinh sát. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ một người khác bênh vực cho. Một viên lục sự ngồi ghế chép các điều tranh luận và bản án tuyên ra”[8].

Điều 2 Sắc lệnh số 7 ngày 15/01/1946 bổ khuyết Sắc lệnh ngày 13/09/1945 như sau: “Đứng buộc tội tùy quyết định của Bộ trưởng Bộ tư pháp sẽ là một Ủy viên quân sự hay một Ủy viên của Ban trinh sát hoặc một nhân viên của Công tố viện do ông Trưởng lý Tòa thượng thẩm chỉ định”[9].

Còn theo Điều 31 Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946 về tổ chức Tòa án và ngạch Thẩm phán (sửa đổi Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/05/1950): “Sau khi nghe

các bị can, các người làm chứng, các cáo trạng của ông Công tố viên, và sau cùng, nghe lời cãi của các bị can, ông Chánh án Tòa án nhân dân Phúc thẩm khu hoặc thành phố và các ông Hội thẩm chuyên môn, Hội thẩm nhân dân lui vào phòng nghị sự để cùng quyết định về tất cả các vấn đề thuộc về tội trạng, hình phạt, trường hợp tăng tội và trường hợp giảm tội…” [10].

Trong Sắc lệnh số 51/ST ngày 17/04/1946 về ấn định thẩm quyền các Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án cũng có quy định thể hiện nội dung thủ tục tranh luận tại phiên tòa thời kỳ đó. Tại Điều 26 sắc lệnh này quy định: “Ông Công tố viên Tòa án nhân dân tỉnh hoặc thành phố bắt buộc phải có mặt tại các phiên tòa hình và hộ. Khi ra phiên tòa, ông Công tố viên cũng như bên bị cùng bên dân sự nguyên cáo, có quyền yêu cầu Tòa thi hành mọi phương sách cần thiết để chứng tỏ sự thật. Khi cuộc thẩm vấn ở phiên tòa xong rồi, ông Công tố ủy viên thay mặt xã hội buộc tội bị can. Bao giờ ông Công tố ủy viên cũng nói sau dân sự nguyên cáo. Bên bị can được nói sau cùng, trước khi tòa tuyên án. Tòa không bắt buộc phải xử theo lời yêu cầu của ông Công tố ủy viên”[11]. Thủ tục tại phiên tòa còn được quy định trong Sắc lệnh số 190 ngày 01/10/1946 quy định về thẩm quyền truy tố của Tòa án; Sắc lệnh số 163 ngày 23/08/1946 về tổ chức Tòa án binh lâm thời; Sắc lệnh số 19 ngày 16/02/1947 quy định về tổ chức Tòa án Binh trên toàn còi Việt Nam…

Nhìn chung, các quy phạm tố tụng trong thời kỳ này chủ yếu điều chỉnh về quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, vị trí của các chủ thể tiến hành tố tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật trong việc tiến hành và tổ chức các phiên tòa…, còn quy định về thủ tục tranh luận nói chung, tranh luận của Kiểm sát viên nói riêng tại phiên tòa thì chỉ mang tính tượng trưng và chưa rò nét.

1.4.1.2. Giai đoạn từ năm 1958 đến trước trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 được ban hành

Năm 1959, trên cơ sở Nghị định 256 ngày 01/7/1959, Nghị định 321 ngày 02/7/1959 của Chính phủ, Viện công tố với tư cách là một hệ thống cơ quan nhà nước độc lập, có tổ chức từ Trung ương đến địa phương, hệ thống cơ quan công tố được tách ra khỏi Bộ Tư pháp. Nhiệm vụ chung của Viện công tố là: Giám sát việc tuân thủ và chấp hành pháp luật của Nhà nước, truy tố theo pháp luật hình

sự những kẻ phạm pháp để bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, đảm bảo công cuộc kiến thiết và cải tạo XHCN tiến hành thuận lợi. Thời kỳ này hoạt động công tố tham gia đấu tranh chống tội phạm trên các mặt quân sự, chính trị, kinh tế... Công tố viên đã thể hiện vai trò buộc tội trong các phiên tòa hình sự. Mặc dù vậy, hoạt động tranh luận của Công tố viên tại phiên tòa chưa được quy định rò ràng.

Trong giai đoạn 1960 đến trước khi có Bộ luật TTHS năm 1988, lần lượt Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960, Luật tổ chức VKSND nhân dân năm 1960 và Luật tổ chức VKSND nhân dân năm 1981 được Quốc hội ban hành. Trong đó liên quan tới THQCT, tranh tụng, tranh luận và tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự có một số điểm đáng chú ý:

Điều 7 Luật tổ chức Tòa án năm 1960 có quy định: “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Ngoài việc tự bào chữa ra, bị cáo có thể nhờ luật sư bào chữa cho mình. Bị cáo cũng có thể nhờ người công dân được đoàn thể nhân dân giới thiệu hoặc được Toà án nhân dân chấp nhận bào chữa cho mình. Khi cần thiết, Toà án nhân dân chỉ định người bào chữa cho bị cáo”[37].

Điểm a Điều 17 Luật tổ chức VKSND nhân dân năm 1960 quy định: VKSND nhân dân tối cao và các VKSND nhân dân địa phương có quyền: Khởi tố về hình sự và giữ quyền công tố trước Toà án nhân dân cùng cấp [37].

Khoản 2 Điều 13 Luật tổ chức VKSND nhân dân năm 1981 quy định khi thực hiện công tác kiểm sát xét xử, các VKSND nhân dân có quyền: Tham gia tố tụng tại phiên toà của Toà án nhân dân cùng cấp; trong phiên toà hình sự, kiểm sát viên đọc cáo trạng và luận tội [38].

Có thể thấy pháp luật TTHS nước ta thời kỳ này đã quan tâm đến quyền bào chữa của bị cáo, nó được xem là một quyền đối trọng với quyền buộc tội của VKSND. Đây là những quy định làm cơ sở cho hoạt động tranh tụng, tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm hình sự nói chung, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự nói riêng. Trong khi đó các Luật tổ chức VKSND nhân dân năm 1960, 1981 đã quy định VKSND nhân dân được thành lập một hệ thống độc lập (thay thế Viện công tố trước đây) để thực hiện chức năng buộc tội (truy tố và thực hành quyền công tố). Tuy vậy, những quy định về tranh tụng, tranh luận tại

phiên tòa sơ thẩm hình sự nói chung, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự nói riêng vẫn chưa được rò ràng.

1.4.2. Giai đoạn từ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 đến trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực

1.4.2.1. Giai đoạn từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 có hiệu lực tới trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 được ban hành

Trong giai đoạn này, các quy định về tranh tụng, tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm hình sự đã tương đối rò nét hơn so với các giai đoạn trước. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật tổ chức TAND và Luật tổ chức VKSND năm 2002 và đặc biệt là Bộ luật TTHS năm 1988 (được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1990, 1992 và 2000) và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có nhiều quy định nhằm bảo đảm việc tranh tụng, tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm hình sự. Trong đó liên quan tới các quy định về tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự được thể hiện như sau:

Bộ luật TTHS năm 1988 đã thể hiện khá rò các nguyên tắc có liên quan trực tiếp và bảo đảm cho việc tranh tụng và tranh luận trong TTHS, đặc biệt là nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án “Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án và những người đại diện hợp pháp của họ đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đưa ra yêu cầu và tranh luận trước Toà án” [43, Điều 20].

Luật tổ chức VKSND năm 2002 có các quy định về quyền và nghĩa vụ, xác định rò chức năng, quyền hạn của từng chủ thể tham gia TTHS. Trong đó đối với VKSND, luật quy định rò chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự [33, Điều 3]. Trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, VKSND nhân dân có trách nhiệm thực hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội [33, Điều 16]. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, VKSND nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn: Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên toà sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên toà phúc thẩm; tranh luận với

người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà sơ thẩm [33, Điều 17].

Về trình tự, thủ tục tranh tụng, tranh luận tại phiên tòa, Chương 20 Bộ luật TTHS năm 1988 quy định về tranh luận tại tòa. Trong đó, sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên toà, kiểm sát viên trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội danh nhẹ hơn; nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị HĐXX tuyên bố bị cáo không có tội [43, Điều 191]. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác nhưng chỉ được phát biểu một lần đối với mỗi ý kiến mà mình không đồng ý. Chủ toạ phiên toà không được hạn chế thời gian tranh luận, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án [43, Điều 192].

Như vậy, pháp luật TTHS giai đoạn này cũng quy định khá rò vai trò, chức năng, trách nhiệm của VKSND, Kiểm sát viên trong tranh tụng, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. Đặc biệt, trong Bộ luật TTHS đã dành riêng một chương để quy định về tranh luận tại tòa, trong đó có tranh luận của Kiểm sát viên.

1.4.2.1. Giai đoạn từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực tới trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được ban hành

Giai đoạn này, pháp luật TTHS tiếp tục kế thừa các quy định của Bộ luật TTHS 1988, bên cạnh đó Bộ luật TTHS năm 2003 được Quốc hội ban hành cũng đã bổ sung nhiều quy định nhằm bảo đảm tranh tụng, tranh luận tại tòa nói chung, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm nói riêng. Cụ thể là:

So với Bộ luật TTHS 1988, Bộ luật TTHS 2003 đã có sửa đổi, bổ sung nhiều nguyên tắc quan trọng ngày càng thể hiện rò tư tưởng đề cao tranh tụng trong TTHS, lấy kết quả tranh tụng tại phiên tòa là căn cứ chủ yếu để Tòa án ra phán quyết. Mặc dù Bộ luật TTHS năm 2003 chưa đưa nguyên tắc tranh tụng là nguyên tắc cơ bản trong TTHS nhưng trong chương Những nguyên tắc cơ bản có một nguyên tắc thể hiện rò nhất tinh thần của tranh tụng đó là tại Điều 19: Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án, theo đó “Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022