Thực Hiện Tốt Công Tác Chuẩn Bị Tranh Luận Và Vận Dụng Linh Hoạt Các Kỹ Năng Tranh Luận, Đối Đáp Tại Phiên Tòa Sơ Thẩm Hình Sự

- VKSND thành phố Biên Hòa cần tiến hành rà soát và đánh giá lại toàn bộ lực lượng Kiểm sát viên, kiểm tra viên, qua đó lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ pháp luật, nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, đặc biệt là các kỹ năng về tranh tụng, tranh luận cho đội ngũ Kiểm sát viên. Do đặc thù công việc đòi hỏi có tính chuyên môn, chuyên sâu nên cần hạn chế luân chuyển Kiểm sát viên kiểm sát án hình sự sang môi trường công tác mới để họ có thời gian, điều kiện nghiên cứu nâng cao trình độ và tích lũy kinh nghiệm nghiệp vụ.

- Thường xuyên tổ chức và bố trí cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được tham gia tổng kết kinh nghiệm thực tiễn tranh tụng, tranh luận để tăng cường sự thống nhất trong nhận thức của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên về tranh tụng tại tòa và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.

- Tăng cường tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng tranh tụng, tranh luận: Việc tập huấn kỹ năng tranh tụng, tranh luận Kiểm sát viên, Kiểm tra viên là biện pháp hết sức quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng tranh tụng, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa.VKSND thành phố Biên Hòa cần nghiên cứu mời các Kiểm sát viên có kinh nghiệm của VKSND tỉnh, VKSND cấp cao, VKSND Tối cao hoặc các giảng viên, chuyên gia nghiên cứu về tranh tụng, tranh luận và tổ chức tập huấn kỹ năng tranh tụng, tranh luận cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. Cũng thông qua đó, cần tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong công tác tranh tụng, tranh luận để kịp thời hướng dẫn, giải thích, nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trong hoạt động thực tiễn tranh tụng, tranh luận.

- VKSND thành phố Biên Hòa cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyền truyền, quán triệt các văn bản có liên quan đến cải cách tư pháp về THQCT và KSXX như: Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Luật tổ chức VKSND năm 2014; Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự, ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng VKSND nhân dân tối cao…

Hai là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực tin học cho đội ngũ Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

Nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong tình hình mới, thời đại của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và gắn với việc thực hiện nội dung “Triển khai thực hiện việc “số hóa hồ sơ vụ án” và công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa để bảo đảm sự thuyết phục trong quá trình xét hỏi và tranh tụng” theo Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 28/12/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao đòi hỏi ngành Kiểm sát cần phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực tin học cho đội ngũ Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

Trong giai đoạn hiện nay, với hồ sơ vụ án được số hóa thì việc sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm chuyên dụng hỗ trợ rất lớn cho quá trình THQCT nói chung, tranh tụng, tranh luận của Kiểm sát viên nói riêng. Thao tác trên máy tính giúp cho Kiểm sát viên có thể chuẩn bị nhanh chóng, ngay lập tức các tài liệu, chứng cứ, các luận điểm cụ thể để phục vụ cho quá trình tranh luận. Bên cạnh đó, việc trích dẫn các quy định của pháp luật cũng được thực hiện một cách hết sức linh hoạt và nhanh chóng trên máy tính.

Do đó, VKSND thành phố Biên Hòa cần có kế hoạch và quan tâm, động viên, đồng thời có chính sách hỗ trợ hợp lý cho vấn đề đào tạo kiến thức về tin học, phấn đấu 100% Kiểm sát viên, Kiểm tra viên biết sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm chuyên dụng trong việc “số hóa hồ sơ vụ án”, cùng với đó là những kiến thức về thực hiện bảo mật hồ sơ, tài liệu, chứng cứ sau khi số hóa.

Ba là, cần chú trọng thực hiện tốt việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ Kiểm sát viên làm công tác THQCT và KSXX.

Để làm được điều này VKSND thành phố Biên Hòa cần thực hiện một số nội dung sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

- Tổ chức các lớp học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. Phấn đấu 100% Kiểm sát viên, Kiểm tra viên có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp đến cao cấp.

- Quán triệt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhất là các nghị quyết của Đảng về công tác tư pháp, cải cách tư pháp, cụ thể hoá bằng những nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tiễn của VKSND thành phố Biên Hòa.

Tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai - 10

- Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chương trình hành động của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị; chương trình tu dưỡng, rèn luyện của đảng viên, cán bộ, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. Lấy kết quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, bình xét, phân loại cán bộ, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên hàng năm.

3.2.2.3. Thực hiện tốt công tác chuẩn bị tranh luận và vận dụng linh hoạt các kỹ năng tranh luận, đối đáp tại phiên tòa sơ thẩm hình sự

Để hoạt động tranh luận tại phiên tòa đạt chất lượng, hiệu quả cao thì công tác chuẩn bị cho tranh luận và vận dụng linh hoạt các kỹ năng tranh luận, đối đáp là hết sức quan trọng.

Thứ nhất, Kiểm sát viên phải thực hiện tốt công tác chuẩn bị cho tranh luận. Theo đó cần:

- Khi được phân công THQCT và KSXX tại phiên tòa sơ thẩm hình sự, trước khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên phải trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ án, lập bản nghiên cứu tổng hợp chứng cứ để nắm vững các nội dung sau: Lý lịch bị can, bị cáo, hành vi phạm tội của từng bị can, bị cáo, hệ thống chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, mâu thuẫn của các tài liệu, chứng cứ (nếu có), các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, các yêu cầu về bồi thường thiệt hại hoặc trách nhiệm dân sự trong vụ án (nếu có); ý kiến của VKSND cấp trên (nếu có); đề xuất đường lối giải quyết vụ án, áp dụng tội danh, điểm, khoản, điều; áp dụng các biện pháp tư pháp, việc xử lý vật chứng, tài sản, tài liệu, đồ vật liên quan; áp dụng biện pháp bảo vệ, biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, thu hồi tài sản, khắc phục hậu quả và những nội dung khác liên quan đến vụ án theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Cũng từ nghiên cứu hồ sơ vụ án mà Kiểm sát viên xây dựng dự thảo luận tội sát hợp, đối với vụ án trọng điểm, phức tạp hoặc xét xử lưu động, Kiểm sát viên phải báo cáo Lãnh đạo VKSND cho ý kiến về dự thảo bản luận tội.

Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên phải đọc kỹ từng trang tài liệu, ghi chép đầy đủ các nội dung, các tình tiết của vụ án cũng như các văn bản tố tụng, kiểm tra, so sánh, đối chiếu, phát hiện các mâu thuẫn, các điểm nghi ngờ để có biện pháp xử lý. Trên cơ sở nắm chắc nội dung vụ án, Kiểm sát viên chuẩn bị chu đáo đề cương xét hỏi, chú trọng những câu hỏi làm rò những điểm còn mâu thuẫn, chưa rò ràng hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của chứng cứ. Đặc biệt quan trọng và để phục vụ tốt cho quá trình tranh luận tại tòa, Kiểm sát viên cần phải dự kiến được những nội dung, những vấn đề, những chứng cứ, những luận điểm mà bên gỡ tội có thể đưa ra tranh luận tại phiên tòa. Từ đó chuẩn bị các chứng cứ, luận cứ cụ thể để phục vụ cho tranh luận.

- Trong quá trình thực THQCT tại phiên tòa, Kiểm sát viên phải tập trung theo dòi mọi diễn biến của phiên toà, chủ động tham gia xét hỏi để góp phần làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án; ghi chép đầy đủ nội dung xét hỏi, trả lời và các ý kiến mà bị cáo, luật sư và những người tham gia tố tụng nêu lên, nhất là những ý kiến phản bác lại nội dung luận tội của Kiểm sát viên để chủ động tranh luận. Đây là yêu cầu hết sức quan trọng, bởi vì kết quả quá trình thẩm vấn công khai tại phiên toà sẽ giúp Kiểm sát viên hệ thống lại toàn bộ các chứng cứ của vụ án đã được kiểm tra tại phiên toà để hoàn chỉnh nội dung bản luận tội; việc ghi chép đầy đủ các ý kiến sẽ giúp cho Kiểm sát viên chủ động trong tranh luận, xác định đúng những vấn đề trọng tâm cần phải tranh luận để bảo vệ quan điểm truy tố, luận tội.

Thứ hai, trong quá trình tranh luận tại phiên tòa Kiểm sát viên phải vận dụng linh hoạt các kỹ năng tranh luận, đối đáp trong các tình huống cụ thể. Theo đó, trong từng tình huống cụ thể Kiểm sát viên cần xử lý linh hoạt như sau:

Một là, trường hợp bị cáo, người bào chữa không thừa nhận bị cáo phạm tội theo cáo trạng truy tố của VKSND, kết luận trong luận tội của Kiểm sát viên.

Trong trường hợp này, Kiểm sát viên cần phân tích lý luận về cấu thành tội phạm, đánh giá hành vi của bị cáo, động cơ, mục đích, hậu quả thiệt hại đã gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; viện dẫn các bút lục chứa đựng các chứng cứ xác đáng thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã đủ để khẳng định hành vi của bị cáo là hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự mà VKSND đã viện dẫn để truy tố, Kiểm sát viên đã kết

luận, đề nghị trong luận tội. Những lý do mà bị cáo, người bào chữa đưa ra như chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, mất năng lực trách nhiệm hình sự, hành vi chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự hoặc những tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự khác... là không có căn cứ, không phù hợp với quy định của pháp luật hình sự.

Hai là, trường hợp bị cáo, người bào chữa thừa nhận bị cáo phạm tội nhưng phạm tội khác nhẹ hơn so với tội mà VKSND truy tố, kết luận, đề nghị thay đổi tội danh; bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại không đồng ý với tội danh mà VKSND đã truy tố, kết luận, cho rằng bị cáo phạm vào tội khác nặng hơn, đề nghị thay đổi tội danh.

Trường hợp này, Kiểm sát viên phân tích lý luận cấu thành tội phạm, đánh giá hành vi khách quan của bị cáo, hậu quả thiệt hại, động cơ, mục đích phạm tội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, viện dẫn các bút lục chứa đựng các chứng cứ... Những yếu tố đó khẳng định hành vi phạm tội của bị cáo đã phạm vào tội mà VKSND đã truy tố, việc thay đổi tội danh theo yêu cầu của bị cáo, người bào chữa, bị hại hoặc người bảo vệ quyền lợi cho đương sự là không có căn cứ, không đúng quy định của pháp luật.

Ba là, trường hợp bị cáo, người bào chữa thừa nhận bị cáo phạm tội theo đúng điều luật mà VKSND đã truy tố nhưng phạm vào khoản khác nhẹ hơn so với khoản VKSND đã truy tố.

Trường hợp này, Kiểm sát viên ngoài việc phân tích các dấu hiệu của tội phạm còn phân tích cụ thể hành vi của bị cáo đã gây ra thiệt hại hoặc các tình tiết khác là căn cứ để định khung hình phạt như: Mức độ thiệt hại, các tình tiết tăng nặng định khung như: Phạm tội có tính chất côn đồ, có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm hay dùng hung khí nguy hiểm... để khẳng định khoản truy tố của VKSND là có căn cứ và đúng pháp luật. Kiểm sát viên có thể vận dụng các văn bản dưới luật như Nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để chứng minh khoản truy tố của VKSND là đúng đắn.

Bốn là, trường hợp bị cáo, người bào chữa thừa nhận bị cáo phạm tội theo đúng tội danh, điều khoản của VKSND đã truy tố nhưng quá trình điều tra, truy

tố có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên đề nghị HĐXX trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.

Trường hợp này, Kiểm sát viên phải tranh luận rò xem những vi phạm đó là những vi phạm gì. Kiểm sát viên phân tích những quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các văn bản dưới luật để xác định xem những vấn đề đó có phải là vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hay không? Nếu có vi phạm thì Kiểm sát viên đánh giá mức độ, tính chất vi phạm đó để xác định đây có phải là căn cứ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung hay không, hay có thể khắc phục được tại phiên tòa. Trên cơ sở đánh giá, nhận xét đó, Kiểm sát viên thể hiện quan điểm của mình về yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Trường hợp bị cáo cho rằng quá trình điều tra, truy tố, Điều tra viên, Kiểm sát viên đã có những hành vi vi phạm như: Dụ cung, mớm cung, ép cung thì Kiểm sát viên có thể đề nghị HĐXX triệu tập Điều tra viên, Kiểm sát viên đến Tòa án để tham gia đối chất hoặc trình bày những nội dung có liên quan. Trong trường hợp xác định có vi phạm tố tụng, Kiểm sát viên phải xem xét, đánh giá kỹ lưỡng từng dạng vi phạm, nếu vi phạm nhỏ không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án thì Kiểm sát viên phát biểu quan điểm không đồng ý với yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đề xuất biện pháp khắc phục vi phạm. Trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng mà xét thấy cần phải điều tra, làm rò, bảo đảm tính khách quan của vụ án, thuộc các trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Kiểm sát viên phải đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa, trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Năm là, trường hợp bị cáo, người bào chữa không đồng ý với các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đề nghị loại bỏ hoặc tăng thêm tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

Đây là trường hợp bị cáo, người bào chữa không đồng ý với các tình tiết tăng nặng đề nghị áp dụng đối với bị cáo, đề nghị loại bỏ và đề nghị tăng thêm tình tiết giảm nhẹ. Đối với bị hại hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự lại cho rằng cần tăng thêm tình tiết tăng nặng và cần loại bỏ tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo. Trong trường hợp này, Kiểm sát viên cần phải đối đáp, phân tích, đánh giá hành vi phạm tội của bị cáo, nhân thân của bị cáo,

hành vi vi phạm của bị hại, các tình tiết khác có liên quan, viện dẫn các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các văn bản dưới luật để xác định, khẳng định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà VKSND áp dụng là đúng đắn, có căn cứ. Những lý do, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà các bên đưa ra là không có căn cứ, không phù hợp với nội dung vụ án. Đối với những tình tiết khác theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự mà bị cáo hoặc người bào chữa đưa ra đề nghị áp dụng làm tình tiết giảm nhẹ thì Kiểm sát viên phải tranh luận, xác định tính chính xác, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể thừa nhận hoặc có thể bác bỏ, không chấp nhận.

Sáu là, trường hợp bị cáo, người bào chữa không đồng ý với loại và mức hình phạt mà Kiểm sát viên đề nghị.

Bị cáo, người bào chữa thường cho rằng loại và mức hình phạt mà đại diện VKSND đề nghị là quá nặng đối với bị cáo, không tương xứng với hành vi phạm tội, không phù hợp với chính sách pháp luật hình sự của Nhà nước, cần giảm hình phạt; bị hại hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự lại cho rằng loại và mức hình phạt như vậy là quá nhẹ đối với bị cáo, cần tăng hình phạt. Trường hợp này, Kiểm sát viên phải đối đáp, phân tích, đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội căn cứ vào khách thể bị xâm hại, đối tượng tác động, phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi, hình thức và mức độ lỗi, mức độ thiệt hại đã gây ra, các biện pháp và khả năng khắc phục thiệt hại, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân bị cáo, so sánh với mức hình phạt của điều luật áp dụng để kết luận, khẳng định loại và mức hình phạt mà Kiểm sát viên đề nghị là có căn cứ, phù hợp với quy định của pháp luật.

Bảy là, trường hợp bị cáo, người bào chữa không đồng ý với mức bồi thường thiệt hại hoặc biện pháp xử lý vật chứng do Kiểm sát viên đề nghị.

Đối với bị cáo và người bào chữa thường cho rằng mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo như vậy là quá cao, không hợp lý hoặc hình thức xử lý vật chứng như vậy là không phù hợp, yêu cầu giảm bớt mức bồi thường thiệt hại hoặc trả lại vật chứng, tài sản cho bị cáo. Đối với bị hại hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự lại cho rằng mức bồi thường thiệt hại

hoặc biện pháp xử lý vật chứng mà VKSND đề nghị là không hợp lý, quá ít, cần phải tăng mức bồi thường, tịch thu vật chứng…

Trường hợp này, Kiểm sát viên đối đáp, phân tích các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật dân sự, các văn bản dưới luật về bồi thường thiệt hại dân sự trong vụ án hình sự, về xử lý vật chứng để khẳng định mức bồi thường thiệt hại hoặc biện pháp xử lý vật chứng mà VKSND đưa ra là hợp lý, có căn cứ và đúng pháp luật.

Kiểm sát viên cần lưu ý, mặc dù luận tội thể hiện quan điểm cuối cùng của VKSND về việc giải quyết vụ án, Kiểm sát viên tham gia tranh luận, đối đáp cần bảo vệ được quan điểm đó, tuy nhiên, nếu quá trình tranh luận phát hiện những tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung vụ án hoặc thay đổi quan điểm, đường lối xử lý vụ án mà không thể làm rò, kết luận được khi tranh luận thì Kiểm sát viên phải đề nghị HĐXX trở lại phần xét hỏi và có thể đề nghị hoãn phiên tòa để tiến hành điều tra, xác minh.

Thứ ba, về thái độ, ứng xử và từ ngữ sử dụng trong quá trình tranh luận.

Trong tranh luận, đối đáp phong cách, thái độ của Kiểm sát phải chững chạc, điềm đạm bình tĩnh. Phải thể hiện sự ứng xử có văn hoá trong thái độ, trong cách xưng hô tại phiên toà, bảo đảm tôn trọng sự điều khiển của chủ toạ phiên toà, tôn trọng quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng nhất là những người tham gia tranh luận với mình. Tránh thái độ gây gắt, cay cú, ăn thua, sử dụng lời lẽ “đao to, búa lớn”. Kiểm sát viên cũng phải thật sự linh hoạt, sử dụng văn phong, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, ngắn gọn, những khẳng định, phản bác phải có căn cứ, có tính thuyết phục cao trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan của vụ án.

3.2.2.4. Chú trọng công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt động tranh tụng, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm là phương pháp để VKSND, Kiểm sát viên nhìn nhận lại công tác của mình. Thông qua sơ kết, tổng kết mà nhìn nhận lại được những việc đã làm được, những hạn chế, thiếu sót để khắc phục, từ đó rút kinh nghiệm trong công tác. Thực tiễn trong những năm qua, VKSND thành phố Biên Hòa quan tâm chưa tốt tới công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện hoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022