Nhóm Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Trong Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Hình Sự

sát do biên chế của ngành có hạn. Chế độ đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận, tạo nguồn còn bất cập; nếu không có phương án đào tạo, tạo nguồn thích hợp thì ngành Kiểm sát có nguy cơ tụt hậu so với các ngành khác.

Còn một bộ phận cán bộ, kiểm sát viên ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp chưa cao; ý thức tổ chức kỷ luật còn yếu kém; còn có những cán bộ, kiểm sát viên vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành Kiểm sát nhân dân.

Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, tự kiểm tra của VKSND các cấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới hoạt động áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự còn hạn chế.

Công tác chỉ đạo điều hành trong ngành Kiểm sát chủ yếu được thực hiện thông qua công tác kiểm tra việc lập kế hoạch công tác hàng năm; kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu công tác hàng năm; thông qua các báo cáo chuyên đề trong từng khâu công tác kiểm sát, các biện pháp nghiệp vụ cụ thể. Đơn vị cấp trên thường một năm chỉ kiểm tra đơn vị cấp dưới được một đến hai lần; các phòng nghiệp vụ của VKS tỉnh chỉ tập trung công tác chuyên môn của đơn vị mình, ít có điều kiện để chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới.

Công tác kiểm tra, nhiều cuộc mang tính kiểm tra nội bộ, hình thức; các vi phạm thường được lặp đi lặp lại nhiều năm nhưng vẫn chỉ dừng lại ở kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Chưa có biện pháp xử lý dứt điểm đối với những sai phạm đã mắc phải.

VKSND tỉnh Bắc Ninh, trong nhiều năm trở lại đây chưa thật sự quan tâm đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ kiểm sát viên. Nhiều cán bộ, kiểm sát viên mong muốn và có điều kiện xin đi học để nâng cao trình độ về chính trị, trình độ về chuyên môn nhưng chưa được đáp ứng.


Kết luận chương 2


Chương 2 của luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Ninh trong năm năm 2001 - 2005. Tác giả đã tập trung phân tích việc áp dụng pháp luật trong các khâu công tác kiểm sát như: kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát áp dụng các biện pháp ngăn chặn, tạm đình chỉ, đình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

chỉ các vụ án hình sự, trả hồ sơ để kiểm tra bổ sung … từ đó phân tích, đánh giá và nhận xét những nguyên nhân cơ bản làm hạn chế đến hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật trong công tác KSĐT các vụ án hình sự.

Chương 3

Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh - 10


Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng

áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh


Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) khi đề cập đến nhiệm vụ cải cách tư pháp đã nêu: "Hoạt động tư pháp là nhằm đấu tranh nghiêm trị các tội chống Tổ quốc, chống chế độ, tội tham nhũng và các tội hình sự khác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Khắc phục những biểu hiện hữu khuynh trong đấu tranh chống tội phạm" [7, tr. 56].

Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" đã nhấn mạnh: VKS các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay khi khởi tố vụ án hình sự và trong suốt quá trình tố tụng nhằm đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; xử lý kịp thời những trường hợp sai phạm của những người tiến hành tố tụng khi thi hành nhiệm vụ.

Nâng cao chất lượng công tác KSĐT các vụ án hình sự là trách nhiệm, là nhiệm vụ cấp bách của toàn ngành Kiểm sát. Từ cơ sở lý luận, từ hoạt động thực tiễn của ngành kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh; xuất phát từ chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp. Học viên thấy rằng để nâng cao chất lượng công tác KSĐT các vụ án hình sự đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, có tính hệ thống; những giải pháp có thể chia thành hai nhóm:

- Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật TTHS trong KSĐT các vụ án hình sự.


- Nhóm giải pháp thực hiện pháp luật trong hoạt động áp dụng pháp luật của VKSND tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan hữu quan.


3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật Tố tụng hình sự trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự

Qua hơn hai mươi năm đổi mới, xây dựng đất nước; công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã có nhiều tiến bộ rõ rệt; góp phần tích cực vào xây dựng Nhà nước pháp quyền và trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên đứng trước yêu cầu đòi hỏi của thực tế và tình hình vi phạm và tội phạm đang diễn ra hết sức phức tạp, công tác hoàn thiện pháp luật cần phải được nâng lên ngang tầm.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KSĐT các vụ án hình sự thì việc áp dụng pháp luật theo các quy định của BLTTHS và BLHS hiện hành có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mặc dù BLHS và BLTTHS mới có hiệu lực pháp luật chưa lâu nhưng qua hoạt động áp dụng pháp luật các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và qua hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKS nói riêng đã thấy rõ nhiều điểm bất cập, cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định cho phù hợp; nhằm đảm bảo cho việc thực hiện hai bộ luật này được thống nhất và có hiệu quả.

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật trong công tác khởi tố


* Về việc giải quyết và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm:


Tại Điều 103 BLTTHS năm 2003 quy định nhiệm vụ giải quyết tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố: Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố; cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Nếu có nhiều tình tiết phức tạp hơn phải xác minh, kiểm tra nhiều địa điểm thì thời gian giải quyết tố giác, tin báo tội phạm có thể kéo dài hơn nhưng không được quá hai tháng.

Việc áp dụng quy định trên hiện còn gặp nhiều khó khăn như: Trên thực tế hiện nay, do cần để tránh oan sai, nên việc khởi tố cần thận trọng, nhiều vụ việc phức tạp; do đó cần phải có thời gian để xác minh dài hơn thì pháp luật lại không cho phép. Đây là một bất cập cần phải được sửa đổi đầu tiên trong giai đoạn khởi tố điều tra các vụ án hình sự.

* Về việc khởi tố vụ án hình sự:

Theo Điều 104 BLTTHS năm 2003 quy định: Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ thời gian, căn cứ khởi tố, điều, khoản của BLHS đang áp dụng và họ tên, chức vụ người ra quyết định. Quyết định này vẫn khó thực hiện được đầy đủ bởi khi khởi tố vụ án hình sự, ngay thời điểm đó khó thực hiện được đầy đủ các yêu cầu của nội dung quyết định khởi tố vụ án hình sự. Trong giai đoạn quyết định khởi tố vụ án hình sự, chưa thể xác định hành vi phạm tội thuộc khung khoản nào. Điều đó gây khó khăn cho công tác thống kê tội phạm. Do đó, chỉ nên quy định trong quyết định khởi tố vụ án hình sự điều luật áp dụng phù hợp.

Cũng theo quy định tại điều 104 BLTTHS năm 2003, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc yêu cầu VKS cùng cấp ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; nếu qua việc xét xử tại phiên toà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần điều tra. Điều luật không nói rõ là Hội đồng xét xử nào; nếu theo Điều 20 BLTTHS năm 2003 thì Tòa án thực hiện theo hai cấp xét xử. Nếu vậy thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền khởi tố vụ án hình sự hay không; điều này đang gây lúng túng cho công tác khởi tố và kiến nghị khởi tố của Hội đồng xét xử. Cần phải có quy định rõ về thẩm quyền này cho các Hội đồng xét xử.

* Về phê chuẩn quyết định khởi tố bị can:


Theo quy định tại Điều 126 BLTTHS năm 2003 thì trong thời hạn không quá ba ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can; VKSND phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra. Theo quyết định này rõ ràng VKS chỉ có hai sự lựa chọn: Phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, trong hoạt động thực tiễn, có nhiều trường hợp cơ quan điều tra gửi quyết định khởi tố bị can và các tài liệu liên quan tới VKS để xin phê chuẩn; nhưng VKS xét thấy chưa đủ căn cứ để phê chuẩn, nhưng cũng xác định đối tượng có những dấu hiệu tội phạm, cần điều tra làm rõ cho chặt chẽ vì thế không thể trả tự do cho đối tượng bị bắt được.

Điều 126 không quy định trường hợp này VKSND được làm gì; thực tế có đơn vị đã có công văn từ chối việc phê chuẩn và đề nghị cơ quan điều tra tiếp tục điều tra xác minh. Tuy nhiên, vấn đề thực tế đặt ra là nếu việc điều tra xác minh kéo dài quá ba ngày

thì thời hạn tạm giữ được giải quyết như thế nào, đòi hỏi cần phải có quy định cụ thể hơn trong Điều 126 BLTTHS năm 2003.

Theo Điều 127 BLTTHS năm 2003 quy định về thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can: Chỉ được thực hiện trong trường hợp có căn cứ xác định bị can phạm vào tội khác với tội đã khởi tố. Quy định như vậy là chưa đủ bởi có thể phải thay đổi nội dung khác của quyết định khởi tố bị can như: Tên tuổi, nơi cư trú của bị can... Bởi lúc đầu, vì lý do nào đó bị can có thể khai không đúng lý lịch gia đình; vì vậy đề nghị sửa đổi quy định tại Điều 127 BLTTHS năm 2003 theo hướng: Có thể thay đổi, bổ sung nhiều nội dung của quyết định khởi tố bị can khi cần thay đổi họ tên, địa chỉ bị can cho phù hợp hoặc khi có căn cứ và cần thiết.

3.1.2. Hoàn thiện các biện pháp ngăn chặn


* Về việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp:


Có trường hợp cơ quan điều tra ra lệnh bắt khẩn cấp; VKS đã phê chuẩn nhưng cơ quan điều tra chưa bắt được đối tượng. Trong trường hợp này lệnh bắt khẩn cấp sẽ có hiệu lực đến bao giờ kể từ khi lệnh bắt đã được ký và phê chuẩn. Lệnh này kéo dài được bao lâu? Có thể nên quy định lệnh bắt khẩn cấp có hiệu lực pháp luật kể từ khi bắt được đối tượng bị bắt.

Theo quy định tại Điều 81 BLTTHS năm 2003 thì trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được lệnh bắt khẩn cấp và các tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp của cơ quan điều tra; VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan điều tra. Nếu VKS không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp thì cơ quan điều tra phải trả tự do ngay cho người bị bắt. Trong thời gian chờ phê chuẩn của VKS thì việc quản lý và chế độ của người bị bắt sẽ như thế nào; thời gian đó có được trừ vào thời gian tạm giữ, tạm giam hay không; điều đó cũng cần phải được xem xét, quy định rõ ràng hơn trong điều luật.

* Về tạm giữ:


- Tại khoản 3 Điều 86 BLTTHS năm 2003 quy định cơ quan điều tra gửi quyết định tạm giữ cho VKS cùng cấp, không quy định việc gửi kèm theo các tài liệu liên quan

đến việc tạm giữ. Do đó, VKS kiểm sát tính có căn cứ hay không có căn cứ quyết định tạm giữ của cơ quan điều tra sẽ gặp khó khăn. Do đó cần bổ sung vào khoản 3 Điều 86 nội dung: cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, gửi quyết định tạm giữ và những tài liệu có liên quan đến việc tạm giữ cho VKSND cùng cấp để VKS thực hiện chức năng kiểm sát việc tạm giữ.

- Khi VKS phê chuẩn quyết định ra hạn tạm giữ, nhưng chưa hết thời hạn gia hạn tạm giữ, xét thấy không cần thiết phải tạm giữ tiếp; nên cơ quan điều tra thay đổi biện pháp ngăn chặn bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Trong trường hợp này, trước khi thay đổi biện pháp ngăn chặn phải có sự đồng ý của VKS; vấn đề đặt ra là: Cơ quan điều tra có phải có văn bản đề nghị VKS hay không và VKS phê chuẩn quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn hay quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giữ chuyển sang cấm đi khỏi nơi cư trú. Điều này đặt ra cần phải quy định cụ thể, rõ ràng hơn, tránh cho việc áp dụng tùy tiện.

* Về tạm giam:


- Thực tế áp dụng quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 88 BLTTHS năm 2003 cho thấy có bốn trường hợp vướng mắc cần phải sửa đổi, cụ thể là:

+ Trường hợp bị can phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và BLHS quy định mức hình phạt dưới hai năm tù thì không được tạm giam. Trong khi những người này có thể bỏ trốn; người ở địa phương khác, có thể gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử.

+ Trường hợp bị can phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng; thời hạn tạm giam ngắn hơn thời hạn điều tra. Khi vụ án chưa được điều tra xong mà thời hạn tạm giam đã hết; nếu không cho bị can tại ngoại thì vi phạm, nếu cho bị can tại ngoại thì gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố và xét xử.

+ Trường hợp bị can là người chưa thành niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi phạm tội; nếu phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do vô ý thì không được tạm giam. Trong thực tế nếu không tạm giam một số các đối tượng này thì sẽ gây khó khăn cho việc điều tra. Nhiều bị can đã bỏ trốn hoặc không xác định địa chỉ, nhất là các bị can sống lang thang, không có chỗ ở ổn định.

+ Trường hợp vụ án hình sự có đồng phạm; có các bị can phạm các tội khác nhau hoặc tính chất phạm tội khác nhau. Nếu thời hạn điều tra tính trong loại tội của bị can đầu vụ nhưng thời hạn điều tra lại tính theo tội mà mỗi bị can đã bị khởi tố. Do đó, có bị can đã hết thời hạn tạm giam nhưng việc điều tra vẫn chưa xong; nếu thả tự do cho bị can đã hết thời hạn tạm giam thì cũng gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố và xét xử.

- Tại khoản 2 Điều 88 BLTTHS năm 2003 quy định, đối với trường hợp bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba sáu tháng tuổi thì không áp dụng biện pháp tạm giam. Thực tế đã có nhiều bị can thuộc dạng này trên địa bàn thành phố Bắc Ninh cơ quan chức năng đã không áp dụng biện pháp tạm giam nên các đối tượng trên vẫn tiếp tục phạm tội (mua bán trái phép chất ma túy), gây bức xúc trong dư luận; gây khó khăn cho quá trình điều tra khám phá các vụ án hình sự.

- Tại khoản 3 Điều 88 BLTTHS năm 2003 quy định, trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị phê chuẩn và các tài liệu liên quan đến việc tạm giam; VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Vấn đề đặt ra là nếu đến ngày thứ ba, VKS ra quyết định không phê chuẩn lệnh tạm giam và khởi tố bị can vì đối tượng không phạm tội; ba ngày đó đối tượng đã bị tạm giam để chờ phê chuẩn thì hậu quả pháp lý sẽ như thế nào.

- Về việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn: Trong trường hợp vụ án đang trong giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra chưa có văn bản đề nghị hủy bỏ hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn; VKS tự mình ra quyết định hủy bỏ hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn là thực hiện theo đúng quy định tại điều 94 BLTTHS năm 2003 (tức là đối với những biện pháp ngăn chặn do VKS phê chuẩn thì việc hủy bỏ, thay thế do VKS quyết định). Tuy nhiên, việc làm trên của VKSND có thể gây khó khăn cho cơ quan điều tra, vô tình tạo ra quan hệ không tốt giữa hai cơ quan này. Vấn đề nêu trên cần phải có sự hướng dẫn cụ thể giữa liên ngành các cơ quan: Công an - VKS.

Tất cả các vấn đề nêu trên, đã và đang gây khó khăn và lúng túng trong quá trình áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng cần phải được hướng dẫn cụ thể trong các điều luật hoặc thông qua các thông tư liên tịch của liên ngành Công an - VKS.

3.1.3. Về thời hạn điều tra và gia hạn điều tra

Ngày đăng: 15/05/2022