61
bên đối tụng nào (bên buộc tội hay bên gỡ tội) đều phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về tranh tụng, trong đó có việc sử dụng quyền và thi hành nghĩa vụ. Kiểm sát viên trên danh nghĩa đại diện cho Nhà nước đưa ra các chứng cứ buộc tội bị cáo thì bên bị buộc tội có quyền dùng các lý lẽ, phương tiện, cách thức được pháp luật cho phép để phản bác lại quan điểm buộc tội của VKSND. Các bên đối đáp, tranh luận liên tục, công khai tại phiên tòa. HĐXX phải tạo điều kiện cho KSV và những người tham gia tố tụng được quyền trình bày đầy đủ ý kiến của mình, tôn trọng, xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, gồm cả chứng cứ buộc tội và các ý kiến phản biện. Kết quả tranh tụng đều được xem xét làm căn cứ cho Tòa án (HĐXX) ra các quyết định, phán quyết trong giải quyết vụ án. Như vậy, KSV mặc dù có địa vị pháp lý khác với các chủ thể khác nhưng trong tranh tụng tại phiên tòa XXHS phải thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc bình đẳng được thực hiện trên thực tế phản ánh chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa.
Tại phiên tòa XXHS ở cấp huyện - xét xử sơ thẩm, lần đầu vụ án hình sự, việc thực hiện nhiệm vụ tranh tụng của KSV là bước khẳng định công khai, rõ ràng của KSV với bên bị buộc tội và những người tham dự phiên tòa về tính dân chủ, khách quan và công bằng trong việc buộc tội của VKS. Việc tuân thủ đầy đủ, nghiêm chỉnh, triệt để các quy định của pháp luật trong tranh tụng của KSV tại phiên tòa XXHS ở cấp huyện sẽ góp phần giải quyết vụ án ngay từ cấp xét xử đầu tiên, giảm kháng cáo, kháng nghị và nâng cao uy tín, vị thế của cơ quan thực hiện nhiệm vụ công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Thông qua tranh tụng, Kiểm sát viên VKSND cấp huyện phải bảo vệ được quan điểm của VKS, giải đáp thỏa đáng các yêu cầu mà bên tranh tụng khác đưa ra, trực tiếp làm rõ sự thật khách quan của vụ án; cung cấp cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế vững chắc trong việc buộc tội của VKS, đồng thời cũng là cung cấp căn cứ cho việc ban hành bản án - phán quyết cuối cùng của Tòa án (HĐXX) - đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không gây oan, sai.
Làm rõ sự thật khách quan là nghĩa vụ của các chủ thể tiến hành tố tụng, bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử phải đúng đắn về người phạm tội, tội danh và có cơ sở pháp lý vững chắc. Trong đó, tranh tụng của KSV tại phiên tòa XXHS cũng phải hướng tới làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Qua quá trình tranh tụng, toàn
62
bộ nội dung vụ án sẽ được làm sáng tỏ. Kiểm sát viên thông qua các hoạt động xét hỏi, đối đáp, tranh luận để làm rõ các tình tiết của vụ án, trả lời, phản bác những yêu cầu, đòi hỏi, lập luận của bên gỡ tội trái với quan điểm của VKSND, bảo vệ được quan điểm của VKSND. Bản chất của việc xét hỏi, đối đáp, tranh luận của KSV tại phiên tòa là hoạt động thực hành quyền công tố của KSV. Điều đó thể hiện việc KSV bằng cách thức do pháp luật quy định, chứng minh quan điểm truy tố của VKSND trong Bản cáo trạng, nội dung của Bản luận tội là có căn cứ, có cơ sở. Đây là nhiệm vụ quan trọng và trước tiên của KSV khi được phân công nhiệm vụ tham gia phiên tòa. Tuy nhiên, trong quá trình tranh tụng có thể xảy ra trường hợp: Kiểm sát viên có thể quyết định rút toàn bộ hoặc một phần quyết định truy tố hoặc KSV cũng có thể đưa ra kết luận về tội nhẹ hơn (Điều 325 Bộ luật TTHS năm 2015). Đây là sự điều chỉnh kịp thời ngay tại phiên tòa của KSV trên cơ sở tôn trọng những diễn biến khách quan tạo nên bản chất của vụ án. Kiểm sát viên bảo vệ quan điểm truy tố của VKSND hoặc có những quyết định phù hợp sau khi tiến hành tranh tụng đều hướng tới việc giúp cho HĐXX ban hành những bản án, quyết định đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Do đó, chất lượng hoạt động tranh tụng của KSV không đơn thuần là bảo vệ tuyệt đối và bảo vệ được quan điểm buộc tội của VKS mà còn bao hàm cả việc có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp, hợp pháp quan điểm của VKS, bảo đảm tôn trọng sự thật khách quan của vụ án.
Tranh tụng tại phiên tòa được thực hiện bởi hai bên chủ thể chủ yếu là bên buộc tội và bên gỡ tội. Tranh tụng của KSV tại phiên tòa diễn ra giữa KSV - đại diện cho Nhà nước buộc tội bị cáo, với bên gỡ tội. Trong đó, mỗi bên trình bày quan điểm của mình theo hướng trái ngược nhau. Các bên sẽ dùng những lý lẽ, chứng cứ để chứng minh cho luận điểm của mình là đúng đắn, hợp pháp. Những lý lẽ, chứng cứ đó được trình bày, đưa ra tại phiên tòa, thể hiện ý chí và phục vụ cho lợi ích của mỗi bên. Vì thế, phải có người làm trọng tài để xem xét, đánh giá việc tranh tụng. Đây là nhiệm vụ của Tòa án, phản ánh chức năng xét xử do Tòa án đảm nhiệm. Tại phiên tòa, chủ tọa phiên tòa điều khiển việc tranh tụng, bảo đảm mỗi bên đều thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình. Kết quả cuối cùng được đưa ra trên cơ sở xem xét khách quan, toàn diện vụ án. Phán quyết của HĐXX phải dựa trên nhiều căn cứ. Kết quả tranh tụng tại phiên tòa có thể phản
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Tình Hình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án
- Khái Niệm, Đặc Điểm Và Yêu Cầu Của Cải Cách Tư Pháp Về Chất Lượng Tranh Tụng Của Kiểm Sát Viên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện Tại Phiên Tòa
- Đặc Điểm Chất Lượng Tranh Tụng Của Kiểm Sát Viên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện Tại Phiên Tòa Xét Xử Hình Sự Theo Yêu Cầu Cải Cách Tư Pháp
- Các Yếu Tố Bảo Đảm Chất Lượng Tranh Tụng Của Kiểm Sát Viên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện Tại Phiên Tòa Xét Xử Hình Sự Theo Yêu Cầu Cải Cách
- Tranh Tụng Của Kiểm Sát Viên (Công Tố Viên) Tại Phiên Tòa Xét Xử Hình Sự Một Số Nước Trên Thế Giới Và Giá Trị Tham Khảo Cho Việt Nam
- Khái Quát Tình Hình Đội Ngũ Kiểm Sát Viên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
63
ánh đầy đủ trong kết luận điều tra, quan điểm truy tố của VKSND nhưng cũng có thể có những nội dung, tình tiết khác với kết luận điều tra, Bản cáo trạng. Như vậy, phán quyết của Tòa án là hình thức pháp lý ghi nhận kết quả tranh tụng của KSV tại phiên tòa XXHS, qua đó phản ánh mức độ đồng ý hay phản đối của Tòa án thông qua HĐXX đối với quan điểm của KSV về việc buộc tội bị cáo. Trên phương diện thực tế, khi Tòa án (HĐXX) tuyên bản án trong đó đồng thuận với quan điểm của VKS thì có thể coi là một trong những biểu hiện của chất lượng hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên tòa.
Tại phiên tòa XXHS sơ thẩm, tranh tụng của KSV được tiến hành dưới sự chứng kiến, tham gia của nhiều thành phần, bao gồm cả người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và có thể có nhân dân tham dự phiên tòa. Bên cạnh đó, XXHS sơ thẩm tại cấp huyện cũng được tiến hành với tất cả quy trình, thủ tục, phản ánh đầy đủ việc xem xét, đánh giá toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án và đưa ra phán quyết với quyết định, bản án cụ thể. Đây là điểm đặc trưng của XXHS sơ thẩm ở cấp huyện. Do đó, việc tranh tụng của KSV là cơ sở thực tế để những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, nhân dân tham dự phiên tòa đánh giá trình độ, năng lực, phẩm chất của KSV và uy tín của ngành KSND.
Ngoài hai đặc điểm cơ bản nêu trên thì chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS còn phản ánh qua các nội dung khác như: Thông qua tranh tụng, KSV thực hiện được việc phổ biến, giáo dục pháp luật tại phiên tòa và tạo dư luận tốt trong quần chúng nhân dân; KSV thuần thục các kỹ năng, bao gồm cả kỹ năng chuẩn bị đề cương xét hỏi; kỹ năng thực hiện các hoạt động cụ thể trong tranh tụng (kỹ năng xét hỏi, đối đáp, tranh luận, luận tội của KSV tại phiên tòa); khẳng định, bảo vệ uy tín của VKS và KSV. Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS phải là sự tổng hợp của tất cả các yếu tố. Do đó, trong nhiều trường hợp, sự tách rời từng yếu tố chưa đủ căn cứ đánh giá chất lượng tranh tụng của KSV. Ví dụ: Dư luận một bộ phận nhân dân không đồng thuận với bản án của Tòa án không phải là tiêu chí duy nhất để cho rằng bản án không khách quan; việc thay đổi quan điểm của KSV về việc buộc tội tại phiên tòa hoặc KSV tuyên bố giữ nguyên quan điểm buộc tội hoặc các bên tranh
64
trụng khác không đồng thuận với lập luận, đối đáp của KSV không đánh giá được việc KSV thực hiện các kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa không tốt…
2.1.2. Yêu cầu của cải cách tư pháp đối với chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện tại phiên tòa xét xử hình sự
Cải cách tư pháp đặt ra nhiều yêu cầu đối với hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS nói riêng. Mức độ đáp ứng những yêu cầu này trong hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS phản ánh việc hiện thực hóa mục đích của CCTP trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Một là, bảo đảm tính dân chủ trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự
Dân chủ rộng rãi và thực chất là đặc trưng quan trọng thể hiện bản chất của Nhà nước Việt Nam. Đó là một Nhà nước “bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân;… thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” [84]. Trong công cuộc CCTP, mục tiêu mà CCTP hướng tới “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh…” [10]; trong đó, chất lượng hoạt động của tất cả các cơ quan tư pháp phải được nâng cao, chất lượng tranh tụng tại phiên tòa là khâu đột phá. Vì thế, bảo đảm tính dân chủ trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự phải được coi là một yêu cầu tất yếu đối với chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS.
Tranh tụng được tiến hành bởi các bên tham gia với địa vị pháp lý nhất định. Tuy nhiên, để bảo vệ được quan điểm, làm cho chủ thể tranh tụng khác “tâm phục, khẩu phục”, góp phần khẳng định, làm rõ sự thật khách quan của vụ án thì tranh tụng phải dân chủ. Dân chủ biểu hiện qua việc tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các bên; đặc biệt là quyền tranh luận, quyền phản bác, quyền bảo vệ quan điểm của từng bên. Chỉ khi nào tranh tụng mang tính dân chủ, không áp đặt thì các chứng cứ buộc tội hay gỡ tội mới được cân nhắc, xem xét tỉ mỉ, cẩn trọng; đồng thời, đó cũng là căn cứ quan trọng bảo đảm không để lọt kẻ phạm tội, không làm oan người vô
65
tội. Thực tế, do KSV với tư cách đại diện cho cơ quan công quyền nên luôn có những ưu thế nhất định trong việc đưa ra và bảo vệ chứng cứ, nhất là trong trường hợp bị cáo tự bào chữa. Do đó, HĐXX sẽ phải có vai trò trọng tài để duy trì và bảo đảm tính dân chủ trong hoạt động tranh tụng. Tính dân chủ còn phản ánh văn hóa tranh tụng, thông qua sự lắng nghe, trả lời, lập luận có căn cứ, đối đáp đến cùng từng ý kiến, cũng như tôn trọng quan điểm của bên đối tụng khác. Kết quả tranh tụng là căn cứ để HĐXX ban hành bản án đúng người, đúng tội.
Hai là, bảo đảm tính pháp quyền trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 xác định “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước” [26]. Đại hội cũng chỉ rõ việc “Nghiên cứu, ban hành Chiến lược hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó có Chiến lược pháp luật và CCTP” [26]. Với chủ trương thống nhất này, tính pháp quyền biểu hiện xuyên suốt trong hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan tư pháp; là một trong những yêu cầu cơ bản khi tiến hành CCTP hiện nay.
Tính pháp quyền là yêu cầu thiết yếu và quan trọng của CCTP. Tính pháp quyền đòi hỏi các chủ thể tranh tụng, trong đó có Kiểm sát viên VKSND cấp huyện phải tuân thủ đầy đủ, nghiêm chỉnh, đúng đắn các quy định của pháp luật có liên quan trong quá trình thực hiện hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Các quy định của pháp luật TTHS về trình tự, thủ tục, nội dung, biện pháp tiến hành hoạt động tranh tụng đòi hỏi phải được tôn trọng và triệt để chấp hành. Trong quá trình tranh tụng, vi phạm bất cứ quy định nào của pháp luật cũng đều có nguy cơ hoặc trực tiếp xâm phạm tới trật tự pháp luật XHCN, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Nhà nước đặt ra các quy định của pháp luật trong quá trình tranh tụng nhằm xác lập một khuôn khổ pháp lý nhất định, giới hạn thẩm quyền của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước và ràng buộc trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh. Đối với tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS luôn liên quan tới
66
những lợi ích thiết thân của bị cáo và những người có liên quan. Do đó, bảo đảm tính pháp quyền cần phải được coi là yêu cầu đặc biệt quan trọng để đáp ứng những đòi hỏi khách quan của công cuộc CCTP, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Ba là, bảo đảm làm rõ sự thật khách quan của vụ án
Trách nhiệm công tố thuộc về VKSND là vấn đề có tính lịch sử, khẳng định vai trò của VKS và hiệu quả thực hiện trong thực tiễn. Trong quá trình CCTP, việc tăng cường trách nhiệm công tố của VKS luôn được đặt ra, với mục đích mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện và xử lý theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm pháp chế XHCN. Phát hiện và xử lý các hành vi phạm tội cần được tiến hành kịp thời, nghiêm minh, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Điều này đòi hỏi các hoạt động tố tụng, trong đó có hoạt động tranh tụng tại phiên tòa phải hướng tới làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Tất cả các hoạt động hoặc giải pháp đưa ra, hướng tới hành vi của bất cứ bên đối tụng nào thì suy cho cùng, đều nhằm bảo đảm làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Từ đó, HĐXX có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế để ban hành bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Chính vì vậy, bên cạnh việc trả lời, phản bác những yêu cầu, đòi hỏi của bên gỡ tội thì KSV còn phải dự liệu trước cả việc chính KSV phải rút toàn bộ hoặc một phần quyết định truy tố hoặc thậm chí phải kết luận đề nghị về tội nhẹ hơn. Đây là sự điều chỉnh kịp thời trước những diễn biến khách quan của vụ án được xem xét, cân nhắc ngay tại phiên tòa. Điều này khẳng định, chất lượng của hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự không phải trong mọi trường hợp đều đồng nhất với việc Kiểm sát viên VKSND cấp huyện bằng mọi cách bảo vệ quan điểm truy tố, buộc tội của VKSND. Bất kỳ bản án nào được ban hành trên cơ sở làm rõ sự thật khách quan của vụ án đều được coi là tiêu chí quan trọng khẳng định chất lượng của hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tranh tụng tại phiên tòa nói riêng.
Bốn là, đáp ứng yêu cầu tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong xét xử hình sự
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu lên chủ trương xây dựng nền tư pháp Việt Nam, trong đó khẳng định yêu cầu “Hoạt động tư
67
pháp phải có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân” [26]. Việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người không chỉ là yêu cầu đối với các hoạt động của một nhà nước dân chủ, tiến bộ mà còn là sự cảnh báo, ngăn ngừa vi phạm từ các cơ quan nhân danh quyền lực nhà nước (QLNN) trong quá trình hoạt động. Hiến pháp năm 2013 cũng khẳng định trách nhiệm của Nhà nước trong việc “công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân” [84].
Khi tiến hành tranh tụng tại phiên tòa XXHS, yêu cầu tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân được biểu hiện đa dạng. Trong đó, KSV tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về nội dung và thủ tục tranh tụng tại phiên tòa XXHS sơ thẩm - những quy định được hình thành trên cơ sở phản ánh ý chí, nguyện vọng của đa số nhân dân lao động trong xã hội là yêu cầu khái quát, bao trùm, phản ánh sự tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Ở mức độ cụ thể, KSV tôn trọng và tạo điều kiện cho các chủ thể tranh tụng khác (người bị buộc tội, người bảo vệ quyền, lợi ích cho người bị buộc tội…) thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của họ; không xâm phạm, cản trở tới việc thực hiện các quyền tại phiên tòa mà pháp luật đã quy định cho họ. Đặc biệt, KSV và các chủ thể tham gia tố tụng khác cần tuân thủ triệt để các quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” [84]; “Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội [86].
Bên cạnh đó, mỗi KSV cũng phải thể hiện rõ trách nhiệm tại phiên tòa, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định, bảo đảm giải quyết hợp lý, hợp pháp mối quan hệ với các bên tranh tụng khác. Các hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên tòa phải thể hiện rõ nét đóng góp trong việc thực hiện nhiệm vụ của VKSND bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
68
2.2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC YẾU TỐ BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM
2.2.1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện tại phiên tòa xét xử hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp
- Khái niệm tiêu chí đánh giá chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS
“Tiêu chí” là một thuật ngữ được dùng phổ biến trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, với nhiều cách lý giải khác nhau như: Tiêu chí với nghĩa mục tiêu, mục đích; yêu cầu, điều kiện; tiêu chuẩn [68]… Chúng tôi đồng tình với khái niệm tiêu chí được viện dẫn trong bài viết của tác giả Vũ Cao Phan: Tiêu chí là “Tính chất, dấu hiệu đặc trưng để nhận biết, xem xét hoặc phân loại một vật, sự vật” [68] và phù hợp với quan điểm được nêu trong các từ điển: Tiêu chí là “đặc trưng, dấu hiệu làm cơ sở, căn cứ để nhận biết, xếp loại các sự vật, các khái niệm” [106, tr.1640]; “tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm” [107, tr.1284].
Dựa trên các tính chất, dấu hiệu đặc trưng đó, chúng ta có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá về các vấn đề trên các lĩnh vực, trong đó, có việc đánh giá chất lượng hoạt động. Do đó, tiêu chí đánh giá chất lượng là tập hợp các tính chất, dấu hiệu đặc trưng để đánh giá về chất lượng của một vật, sự vật.
Từ cách hiểu chung về tiêu chí đánh giá chất lượng, có thể khẳng định: Tiêu chí đánh giá chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS là tập hợp các tính chất, dấu hiệu đặc trưng để đánh giá chất lượng tranh tụng (phản ánh giá trị của hoạt động tranh tụng) của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXST hình sự.
- Một số tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS
+ Sự tuân thủ đầy đủ, nghiêm chỉnh của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện đối với quy định của Bộ luật TTHS về nguyên tắc, nội dung và thủ tục tranh tụng