Hạn Chế Và Nguyên Nhân Trong Đánh Giá Chất Lượng Tranh Tụng Của Kiểm Sát Viên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện Tại Phiên Tòa Xét Xử Vụ Án Hình Sự

101


phiên tòa; không có vụ án tuyên bị cáo không phạm tội; qua đó, khẳng định vị thế, uy tín của VKS và KSV. Kiểm sát viên thực hành tranh tụng được coi là thành công khi bảo vệ được quan điểm truy tố bị cáo trước Tòa án, không bị Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa yêu cầu VKS cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ; đặc biệt là đạt được mức độ đồng thuận của HĐXX với quan điểm luận tội của VKS khi ban hành bản án. Sự đồng thuận của HĐXX với quan điểm buộc tội của VKS còn bao hàm cả việc KSV có thể có sự điều chỉnh quan điểm buộc tội phù hợp với diễn biến tại phiên tòa như việc thay đổi tội danh, khung hình phạt nhẹ hơn, rút toàn bộ hoặc một phần quyết định truy tố. Trong đó, với việc thay đổi quan điểm này của KSV, HĐXX đã chấp thuận, phản ánh chất lượng tranh tụng của KSV. Như vậy, KSV bảo vệ được quan điểm của mình trước phiên tòa, biểu hiện qua việc được HĐXX xem xét, ban hành bản án nhất trí với quan điểm của VKS là biểu hiện quan trọng nhất. Điều đó cho thấy, quan điểm của VKS hoàn toàn đúng đắn, KSV bằng lập luận khoa học, khách quan, thông qua quá trình tranh tụng công khai tại phiên tòa đã bảo vệ, giữ vững quan điểm của mình.

Báo cáo tổng kết của ngành KSND và các đơn vị VKSND cấp huyện cho thấy, quan điểm buộc tội của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXST vụ án hình sự khá chặt chẽ, lô gic, đạt được mức độ chấp nhận của Hội đồng XXST cấp huyện khá cao. Trong thời gian từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2021, VKSND cấp huyện đã thực hành quyền công tố và kiểm sát XXST hình sự 875.499 vụ án/982.565 bị cáo. Kiểm sát viên bảo vệ được quan điểm truy tố của VKS: Sau khi tranh tụng công khai tại phiên tòa, HĐXX đã nghị án, chấp thuận quan điểm truy tố của VKS với tỉ lệ trên 50% (trong giai đoạn khảo sát, tỉ lệ này là 53,1% đến 74,2%). Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 100 vụ án cho thấy: 99/100 vụ án, chiếm tỉ lệ 99% HĐXX đồng thuận với cáo trạng và quan điểm luận tội của VKS trong việc ban hành phán quyết, tuyên bị cáo phạm tội như trong Bản cáo trạng; chỉ có 01/100 vụ án, chiếm tỉ lệ 1% VKS có sự thay đổi về tội danh tại phiên tòa, được HĐXX chấp thuận (Phụ lục 04).

Thông qua tranh tụng, KSV cũng đã phát hiện những nội dung bất hợp lý, không phù hợp pháp luật hoặc thiếu căn cứ trong quan điểm truy tố của VKS nên đã có sự điều chỉnh tại phiên tòa. Ví dụ: Trong bản án số 29/2017/HS-ST ngày

102


26/9/2017 của TAND thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang: Theo Cáo trạng số 23/QĐ - KSĐT ngày 13/7/2017 của VKSND thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đã quyết định truy tố Trịnh Hồng T ra trước tòa để xét xử về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” theo điểm b khoản 2 Điều 194 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, căn cứ kết quả điều tra và tại phiên tòa, với việc đánh giá toàn diện, khách quan hành vi của bị cáo; đại diện VKSND thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang tham gia phiên toà đã rút một phần truy tố và chuyển tội danh cho bị cáo và đề nghị truy tố, xét xử bị cáo phạm tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” theo khoản 1 Điều 194 Bộ luật Hình sự và đề nghị HĐXX áp dụng khoản 1 Điều 194, điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo với mức án từ 03 đến 04 năm tù giam. Quan điểm này của VKS đã được HĐXX chấp thuận (Phụ lục 04).

Tỉ lệ các vụ án mà VKSNS truy tố nhưng Tòa án tuyên không phạm tội có chiều hướng giảm theo các năm. Ví dụ: Năm 2011 là 18 bị cáo thì năm 2020 là 03 bị cáo [122; 145]. Bên cạnh đó, việc Tòa án ban hành bản án, sau đó bản án có kháng cáo, kháng nghị và kết quả giải quyết kháng cáo, kháng nghị khi xem xét ở một góc độ cụ thể cũng có thể phản ánh chất lượng tranh tụng của KSV, mặc dù đây là sự phản ánh gián tiếp. Điều này liên quan đến hai trường hợp: Trường hợp thứ nhất, Tòa án tuyên bản án đồng thuận với quan điểm truy tố của VKS nhưng bản án đó lại bị kháng cáo (do những người có quyền kháng cáo thực hiện quyền của họ). Trong trường hợp này, nếu bản án bị sửa, bị hủy, sẽ là căn cứ liên quan đến trách nhiệm và vai trò của KSV trong việc tranh tụng, buộc tội đối với bị cáo. Thống kê kết quả kháng cáo phúc thẩm bản án của Tòa án cấp sơ thẩm cho thấy, số bản án được giữ nguyên (y án sơ thẩm) chiếm trên 72%. Trường hợp thứ hai, Tòa án tuyên bản án, trong đó, nội dung bản án có một số quan điểm không đồng thuận với quan điểm truy tố của VKS, thậm chí có trường hợp tuyên bị cáo không có tội, mà VKS thực hiện quyền kháng nghị đối với bản án này. Trong trường hợp này, nếu bản án bị sửa, bị hủy theo hướng kháng nghị của VKS sẽ khẳng định tính đúng đắn của quan điểm KSV bảo vệ trước Tòa án, quan điểm của VKS khi luận tội bị cáo. Thống kê kết quả kháng nghị phúc thẩm bản án của Tòa án cấp sơ thẩm cho thấy, số bản án bị hủy, bị sửa chiếm trên 28% [122; 123; 126; 127; 128; 129; 135;

136; 139; 145; 151].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

103


Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện tại phiên tòa xét xử hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay - 14

Thông qua việc thừa nhận, củng cố quan điểm của VKS, HĐXX ban hành bản án kết tội bị cáo theo Bản cáo trạng, đã khẳng định uy tín của VKS, KSV tại phiên tòa và có tác dụng lan tỏa đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của KSV. Tất cả hành vi của những người tiến hành tố tụng đều tác động tới nhận thức, hành vi của những chủ thể khác tham gia tố tụng cũng như những người tham dự, có mặt tại phiên tòa. Vì thế, uy tín của VKS, KSV thể hiện rõ nét qua tác dụng phổ biến, giáo dục pháp luật mà KSV mang đến qua hoạt động tố tụng tại phiên tòa. Thông qua hoạt động tranh tụng, KSV sẽ khẳng định bản lĩnh và uy tín của mình, tiến hành phổ biến, giáo dục pháp luật tới nhân dân; tiến hành giáo dục, cảm hóa người phạm tội, giúp họ thấy rõ hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra cũng như trách nhiệm pháp lý phải gánh chịu trước Nhà nước và xã hội. Qua các kỹ năng thực hành tranh tụng ngay tại phiên tòa, KSV sẽ góp phần củng cố sự tin yêu của nhân dân vào sự nghiêm minh, khách quan của pháp luật, sự công bằng trong giải quyết vụ án, sự công tâm của những người giữ cán cân công lý, sự khách quan, hiệu quả trong thực hành quyền công tố của cơ quan VKSND. Đánh giá về tác dụng phổ biến, giáo dục pháp luật mà người đánh giá trực tiếp tham dự, các ý kiến cho rằng: Đạt được ở mức độ rất tốt (6%), mức độ tốt (27%), và đa số thừa nhận mức độ khá (54,3%) (Phụ lục 03).

Như vậy, Kiểm sát viên VKSND cấp huyện đã có nhiều nỗ lực trong việc hiện thực hóa các yêu cầu của CCTP đối với hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên tòa. Những kết quả đó đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong CCTP, khẳng định chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa ngày càng được nâng cao, vị thế, uy tín của ngành KSND ngày càng được tăng cường.

Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXST hình sự trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, từ khi Nghị quyết số 08/NQ-TW được ban hành, quán triệt đến từng cán bộ ngành KSND, các vụ án hình sự sơ thẩm đã được đưa ra xét xử với sự đổi mới thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa trên cơ sở những quy định của Bộ luật TTHS mới và theo tinh thần CCTP của Bộ Chính trị. Tại phiên tòa XXST hình sự, KSV đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy năng lực, trình độ chuyên môn trong thực hiện hoạt động tranh tụng. Nhiều phiên tòa theo tinh thần CCTP được tổ chức, giúp cho KSV

104


rút kinh nghiệm trong thực hành nhiệm vụ tranh tụng tại phiên tòa, mang lại tác dụng tích cực trong hoạt động tranh tụng của KSV. Những cố gắng, nỗ lực của ngành KSND đã góp phần thiết thực trong việc hoàn thành nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp nói chung và nhiệm vụ tranh tụng theo tinh thần CCTP tại phiên tòa nói riêng.

Đánh giá chung về hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXST hình sự: Hoạt động này chỉ có thể được khẳng định là có chất lượng khi đạt được các tiêu chí về giá trị hoạt động tranh tụng. Đó là những tác dụng, thành quả có được thông qua hoạt động tranh tụng như: Làm rõ được sự thật khách quan của vụ án; kết quả của hoạt động tranh tụng diễn ra tại phiên tòa, trong đó những quan điểm tranh tụng của KSV được HĐXX làm căn cứ chủ yếu để ra phán quyết; hoạt động tranh tụng được thực hiện theo những cách thức, biện pháp, trình tự được quy định trong Bộ luật TTHS. Qua thực tiễn tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXST hình sự cho thấy:

Về việc làm rõ được sự thật khách quan của vụ án: Mục đích tối cao của hoạt động tranh tụng mà KSV thực hiện là phải làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Điều này chi phối tới việc KSV tiến hành hoạt động tranh tụng. Mọi tình tiết đưa ra đều được công khai làm rõ tại phiên tòa, thể hiện ở quan điểm truy tố, Bản cáo trạng và thủ tục tiến hành tranh tụng.

Việc tôn trọng sự thật khách quan của vụ án còn bao gồm cả việc KSV kịp thời điều chỉnh quan điểm truy tố nếu như tại phiên tòa KSV thấy rằng có căn cứ để rút toàn bộ hoặc một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn. Điều này cho thấy, đa số KSV hiểu rõ tầm quan trọng của tranh tụng tại phiên tòa XXST hình sự không đơn thuần là bằng mọi cách phải bảo vệ quan điểm truy tố của VKS mà còn là phải làm rõ sự thật khách quan của vụ án, đồng thời sẵn sàng điều chỉnh theo hướng sự thật khách quan đã được làm sáng tỏ.

Về kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trong đó những quan điểm tranh tụng của KSV được HĐXX làm căn cứ chủ yếu để ra phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật: Qua tranh tụng, đa số các HĐXX chấp thuận quan điểm truy tố của VKS với tỉ lệ cao. Nhiều nhận định, đánh giá, kết luận của KSV được ghi nhận trong các phán quyết của Tòa án. Điều này phản ánh sự đồng thuận quan điểm của VKS đồng

105


thời phản ánh vai trò của KSV trong tranh tụng, đã bảo vệ được quan điểm truy tố, giúp cho HĐXX ban hành các phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Kết quả đó còn bảo đảm tránh oan, sai, không bỏ lọt tội phạm. Việc sử dụng căn cứ chủ yếu là kết quả tranh tụng tại phiên tòa làm cơ sở ban hành các phán quyết của Tòa án khẳng định sự tiến bộ trong quan điểm và hành vi của từng chủ thể tiến hành tố tụng, đặc biệt là Thẩm phán và các HTND. Khi KSV tranh tụng có hiệu quả, chất lượng, càng củng cố vững chắc quan điểm của VKS, sự nghiêm minh của pháp luật, sự công tâm của người tiến hành tố tụng.

Về hoạt động tranh tụng của KSV được thực hiện theo những cách thức, biện pháp, trình tự được quy định trong Bộ luật TTHS: Hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa được đánh giá là có chất lượng còn đòi hỏi phải có sự tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về cách thức, biện pháp, trình tự tranh tụng được quy định trong Bộ luật TTHS. Đây là đảm bảo pháp lý quan trọng, tránh sai sót, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, bảo vệ được lợi ích Nhà nước, tập thể, cá nhân. Đánh giá về tiêu chí này đối với Kiểm sát viên VKSND cấp huyện, hầu hết các VKS các cấp đều thừa nhận sự tuân thủ, chấp hành, sử dụng và áp dụng pháp luật TTHS đúng đắn của đa số Kiểm sát viên VKSND cấp huyện. Đặc biệt là KSV nghiêm túc thực hiện việc xét hỏi, đối đáp, tranh luận.

3.2.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong công cuộc CCTP; sự hướng dẫn, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác của ngành KSND; từng bước nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV nói chung và Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS nói riêng.

Quan điểm của ĐCSVN về CCTP củng cố yếu tố bảo đảm vững chắc về chính trị, định hướng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật TTHS và tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả; trong đó có tác động lớn tới việc hoàn thiện quy định và thực tiễn tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS. Trên cơ sở quán triệt, thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Quốc hội, Viện trưởng VKSNDTC đã ban hành nhiều chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn, cụ thể hóa thành các nhiệm vụ trọng tâm để tổ chức thực hiện trong toàn ngành. Sự

106


lãnh đạo, chỉ đạo nhất quán, thông suốt là nguyên nhân quan trọng, bảo đảm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS. Đặc biệt, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của ngành KSND, cách thức tổ chức hoạt động thông khâu có vai trò quan trọng nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện. Đây là cách thức tổ chức trong công tác giải quyết vụ án hình sự. Với mô hình này, Kiểm sát viên VKSND cấp huyện vừa kiểm sát điều tra vụ án, vừa là người thực hành quyền công tố tại phiên tòa sơ thẩm, giúp cho KSV có điều kiện nắm chắc hồ sơ, bản chất vụ án, các chứng cứ, tình tiết khác của vụ án, từ đó KSV có sự chuẩn bị đầy đủ cho hoạt động tranh tụng tại phiên tòa.

Thứ hai, Nhà nước ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực TTHS, trong đó những quy định về tranh tụng tại phiên tòa được quy định tại Bộ luật TTHS năm 2015 là một bước tiến mới, khẳng định cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ, trực tiếp điều chỉnh hoạt động của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa, bảo đảm theo đúng nguyên tắc cơ bản của TTHS, nội dung, thủ tục tranh tụng tại phiên tòa XXHS.

Những quy định mới của Bộ luật TTHS năm 2015, đặc biệt là sự khẳng định nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm được coi là bảo đảm pháp lý quan trọng cho CCTP nói chung và tranh tụng tại phiên tòa nói riêng. Trên cơ sở đó, Kiểm sát viên VKSND cấp huyện và các chủ thể tranh tụng khác như bị cáo, người bào chữa cho bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan… có cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, bảo vệ công lý, quyền con người và khẳng định tính dân chủ, công khai, công bằng của phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự theo tinh thần CCTP.

Thứ ba, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của KSV ngày càng được nâng cao, quyết định trực tiếp chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS

Ngành KSND luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông qua nhiều hình thức khác nhau như tự đào tạo, đào tạo tại chỗ; cử đi học tập, bồi dưỡng; mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường bồi dưỡng chuyên sâu, nâng cao kỹ năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp… Bên cạnh đó, xuất

107


phát từ nhận thức rõ vị trí, vai trò của VKSND, của người cán bộ kiểm sát, các Kiểm sát viên VKSND cấp huyện luôn có ý thức tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng đảm nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt là nguyên nhân, điều kiện quan trọng để Kiểm sát viên VKSND cấp huyện thực hiện tốt nhiệm vụ tranh tụng tại phiên tòa XXHS.

Thứ tư, công tác tổ chức rút kinh nghiệm luôn được quan tâm, bảo đảm kịp thời nhân rộng những mô hình, cách làm hay, hạn chế, khắc phục những biểu hiện chưa hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện khi tranh tụng tại phiên tòa XXHS.

Tiến hành công tác rút kinh nghiệm là vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong thực hiện nhiệm vụ của ngành KSND nói chung và VKSND cấp huyện nói riêng. Việc rút kinh nghiệm không chỉ trong nội bộ ngành KSND mà còn trong các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là với TAND. Vì thế, hiệu quả từ các phiên tòa mẫu theo tinh thần CCTP là mô hình điểm để các VKSND và KSV học tập, rút kinh nghiệm. Từ các mô hình đó, mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng được phát huy.

Những nguyên nhân của ưu điểm là cơ sở để nghiên cứu sinh khẳng định quan điểm bảo đảm chất lượng tranh tụng và một số nội dung cần phát huy trong giải pháp bảo đảm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS.

3.3. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ

3.3.1. Hạn chế

Mặc dù có nhiều kết quả nổi bật, nhưng so với yêu cầu CCTP thì chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS còn có nhiều hạn chế, bất cập. Những hạn chế này xảy ra ở tất cả các bước thực hiện hoạt động tranh tụng; phản ánh trong Báo cáo tổng kết công tác ngành KSND, trong văn bản tố tụng và khảo sát qua phát phiếu điều tra. Trong giai đoạn chuẩn bị tranh tụng, một bộ phận Kiểm sát viên VKSND cấp huyện chưa làm tốt công tác chuẩn bị nên ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hành tranh tụng ở giai đoạn sau. Khi thực hành

108


tranh tụng, có một số Kiểm sát viên VKSND cấp huyện còn lúng túng, bị động, chưa chủ động thực hiện nhiệm vụ tranh tụng, chưa phát hiện được những vi phạm, sai sót của HĐXX để yêu cầu khắc phục, thậm chí có trường hợp còn đề nghị áp dụng sai các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, đề nghị xét xử sai tội danh, khung hình phạt; vai trò của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện chưa thực sự rõ nét và xứng tầm trong một số phiên tòa XXST hình sự…

Những hạn chế chung này đã được đánh giá khái quát trong báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội: Số lượng kháng nghị phúc thẩm vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với số bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm xét xử sửa, hủy án. Chất lượng kháng nghị còn hạn chế. Ví dụ: Trong kỳ giám sát của Quốc hội (từ 2011-2014), VKS phải rút 267 kháng nghị phúc thẩm, chiếm 8,6%. Có một số địa phương, tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm được Tòa án chấp nhận thấp, như Đà Nẵng chỉ đạt 40,5%. Số vụ Tòa án trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung còn nhiều, chiếm tỷ lệ 3,1% số vụ truy tố, gấp hơn hai lần số vụ VKS trả hồ sơ, trong đó có một số vụ bị Tòa án trả nhiều lần với lý do bỏ lọt tội phạm, người phạm tội. Nhiều trường hợp VKS truy tố chưa đúng tội danh, chưa đúng điều, khoản của Bộ luật Hình sự, thiếu chứng cứ buộc tội, phải rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố. Cũng trong kỳ giám sát này, có 1.653 bị cáo VKS truy tố và được Tòa án XXST bị cấp phúc thẩm hủy án để điều tra, xét xử lại (do sai tội danh 110 bị cáo, chưa đủ căn cứ kết tội 629 bị cáo, có dấu hiệu bỏ lọt 186 người phạm tội). Có 123 vụ/197 bị cáo Tòa án cấp sơ thẩm tuyên khác tội danh mà VKS truy tố. Có 86 vụ/166 bị cáo Tòa án cấp sơ thẩm xử theo tội danh của VKS truy tố nhưng Tòa án cấp phúc thẩm sửa tội danh; 18 trường hợp VKS truy tố bị Tòa án tuyên không phạm tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật [120]. Riêng trong năm 2020, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử tuyên 03 bị cáo không phạm tội [145].

Những số liệu thống kê cho thấy bên cạnh những kết quả, ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của Kiểm sát viên, VKSND trong thực hiện nhiệm vụ, vẫn tồn tại nhiều hạn chế, thiếu sót, đặc biệt là trong tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND tại phiên tòa.

Đánh giá những hạn chế cụ thể thông qua các tiêu chí như sau:

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí