Kiểm sát viên cũng như những người tham gia tranh luận khác trình bày hết ý kiến có liên quan đến vụ án [45, Khoản 3 Điều 232].
Như vậy, pháp luật hiện hành, đặc biệt là Bộ luật TTHS năm 2015 đã có những quy định rò ràng, cụ thể về tranh luận tại phiên tòa nói chung, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm nói riêng. Trong đó có những điểm mới có giá trị tích cực, tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong hoạt động tranh luận.Cụ thể:
Đối với hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên, Điều 322 Bộ luật TTHS năm 2015 bổ sung quy định về trách nhiệm của Kiểm sát viên khi đối đáp phải đưa ra những chứng cứ, tài liệu và những lập luận của mình và phải đối đáp đến cùng với từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. Đồng thời, chủ tọa phiên tòa có quyền yêu cầu kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bào chữa, người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được kiểm sát viên tranh luận. Những điểm mới này có giá trị tích cực, tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong hoạt động tranh tụng.
Bên cạnh đó, cũng tại Điều 322 Bộ luật TTHS năm 2015 đã bỏ quy định bị cáo, người bào chữa ...“trình bày ý kiến về luận tội”, thay vào đó họ được trình bày ý kiến liên quan đến vụ án, kết hợp với đưa ra chứng cứ, tài liệu và những lập luận của mình để đối đáp lại quan điểm buộc tội của Kiểm sát viên... Như vậy, việc đưa ra ý kiến của bị cáo và người bào chữa không còn bị bó hẹp như trước đây, đồng thời thông qua việc đối đáp, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra đề nghị của mình. Điều này không chỉ tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong hoạt động tranh luận mà nó cũng đòi hỏi Kiểm sát viên phải có chủ động trong các khâu chuẩn bị, thực hiện tranh luận để tăng tính hiệu quả hoạt động tranh luận của mình tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.
2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
2.1.1. Thực trạng án hình sự sơ thẩm
Theo số liệu thống kê của VKSND thành phố Biên Hòa, trong 5 năm từ 2016 đến 2020 TAND thành phố Biên Hòa đã thụ lý 3.674 vụ với 5.897 bị can; đưa ra xét xử 3.154 vụ với 4.942 bị cáo, chiếm 85,85% số vụ và 83,81 bị can đã thụ lý. Bình
quân mỗi năm thụ lý 734,8 vụ, 1.179, 4 bị can; đưa ra xét xử 630,8 vụ, 988,4 bị cáo
(xem Bảng 2.2. và Phụ lục).
Bảng 2.2
Số vụ án hình sự xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa (2016-2020)
Số vụ án Tòa án thụ lý | Số vụ án đã xét xử | Tỷ lệ giải quyết (%) | Số vụ án Tòa tuyên không phạm tội | Tỷ lệ (%) | ||||||
Vụ án | Bị can | Vụ án | Bị can | Vụ án | Bị can | Vụ án | Bị can | Vụ án | Bị can | |
2016 | 806 | 1342 | 716 | 1,143 | 88,83 | 85,17 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2017 | 694 | 1078 | 576 | 898 | 83,00 | 83,30 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2018 | 640 | 1003 | 544 | 835 | 85,00 | 83,25 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2019 | 722 | 1057 | 631 | 910 | 87,40 | 86,09 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2020 | 812 | 1417 | 687 | 1,156 | 84,61 | 81,58 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tổng | 3674 | 5897 | 3154 | 4942 | 85,85 | 83,81 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Đích, Phạm Vi, Nội Dung Tranh Luận Của Kiểm Sát Viên Tại Phiên Tòa Sơ Thẩm Hình Sự
- Phân Biệt Tranh Luận Của Kiểm Sát Viên Với Tranh Luận Của Các Chủ Thể Khác Tại Phiên Tòa Hình Sự Sơ Thẩm
- Quy Định Của Pháp Luật Hiện Hành Về Tranh Luận Của Kiểm Sát Viên Tại Phiên Tòa Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự
- Nguyên Nhân Của Những Kết Quả Đạt Được
- Yêu Cầu Nâng Cao Chất Lượng Tranh Luận Của Kiểm Sát Viên Tại Phiên Tòa Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự
- Xuất Phát Từ Yêu Cầu Khắc Phục Những Hạn Chế, Thiếu Sót Trong Hoạt Động Tranh Luận Của Kiểm Sát Viên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Thành Phố Biên Hòa
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo THQCT của VKSND thành phố Biên Hòa
giai đoạn 2016 – 2020)
Phân tích số liệu cụ thể các năm như sau: Năm 2016, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa đã thụ lý giải quyết 806 vụ/ 1.342 bị can, đã giải quyết 716 vụ/ 1.143 bị can, đạt 88,8% về số vụ và 85,2% về số bị can, còn tồn 90 vụ/ 199 bị can.
Năm 2017, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa đã thụ lý giải quyết 694 vụ/ 1.078 bị can, đã giải quyết 576 vụ/ 898 bị can, đạt 83% về số vụ và 83,3% về số bị can, còn tồn 118 vụ/ 180 bị can. So với năm 2016 thì số vụ án, bị can thụ lý giảm 13,9% và 19,67%; số vụ án, bị cáo đưa ra xét xử giảm 19,55% và 21,43%.
Năm 2018, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa đã thụ lý giải quyết 640 vụ/ 1.003 bị can, đã giải quyết 544 vụ/ 835 bị can, đạt 85% về số vụ và 83,3% về số bị can, còn tồn 96 vụ/ 168 bị can. So với năm 2017 thì số vụ án, bị can thụ lý giảm 7,78% và 6,96%; số vụ án, bị cáo đưa ra xét xử giảm 5,56% và 7,02%.
Năm 2019, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa đã thụ lý giải quyết 722 vụ/ 1.057 bị can, đã giải quyết 631 vụ/ 910 bị can, đạt 87,4% về số vụ và 86,1%
về số bị can, còn tồn 91 vụ/ 147 bị can. So với năm 2018 thì số vụ án, bị can thụ lý tăng 21,81% và 5,38%; số vụ án, bị cáo đưa ra xét xử tăng 15,99% và 8,98%.
Năm 2020, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa đã thụ lý giải quyết 812 vụ/
1.417 bị can, đã giải quyết 687 vụ/ 1.156 bị can, đạt 84,6% về số vụ và 81,6% về số bị can, còn tồn 125 vụ/ 261 bị can. So với năm 2019 thì số vụ án, bị can thụ lý tăng 12,47% và 34,06%; số vụ án, bị cáo đưa ra xét xử tăng 8,87% và 27,03%.
Từ số liệu trên cho thấy, trong giai đoạn 2016 – 2018 số vụ án, bị can thụ lý và số vụ án, bị cáo đưa ra xét xử có xu hướng giảm; giai đoạn 2018 – 2020 có xu hướng tăng trở lại. Tuy vậy, dù xu hướng có tăng hay giảm thì với mức bình quân hàng năm thụ lý 734,8 vụ, 1.179,4 bị can và đưa ra xét xử 630,8 vụ, 988,4 bị cáo là con số rất lớn. Điều này tạo ra một áp lực không nhỏ đối với VKSND và Kiểm sát viên trong THQCT và KSXX nói chung, hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên giữ vai trò THQCT và KSXX tại phiên tòa nói riêng.
2.1.2. Thực trạng đội ngũ Kiểm sát viên
Theo số liệu thống kê của VKSND nhân dân thành phố Biên Hòa, tính đến ngày 31/12/2020 số lượng Kiểm sát viên của VKSND nhân dân thành phố Biên Hòa là 33. Trong đó: (xem Bảng 2.6. và Phụ lục).
Bảng 2.6
Tình hình đội ngũ kiểm sát viên VKSND Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
(cập nhật đến tháng 12 năm 2020)
Chức danh | Trình độ | Thâm niên công tác | Chuyên môn | ||||||||||
KSV cao cấp | KSV trung cấp | KSV sơ cấp | Tiến sĩ | Thạc sĩ | Cử nhân | Dưới 5 năm | 5 – 10 năm | Trên 10 năm | Tốt nghiệp trường ĐH Kiểm sát | Tốt nghiệp ngành Luật | Tốt nghiệp không phải ngành Luật | Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát | |
33 | 0 | 03 | 30 | 0 | 5 | 28 | 0 | 18 | 15 | 0 | 33 | 0 | 33 |
Tỷ lệ % | 0,00 | 9,09 | 87,88 | 0,00 | 15,15 | 84,85 | 0,00 | 54,55 | 45,45 | 0,00 | 100,00 | 0,00 | 100,00 |
(Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa)
Về chức danh: Có 03 Kiểm sát viên trung cấp, chiếm 9,09%; 30 Kiểm sát viên sơ cấp, chiếm 87,88%.
Về trình độ: Có 05 Kiểm sát viên có trình độ thạc sĩ, chiếm 15,15%; 28 Kiểm sát viên có trình độ cử nhân, chiếm 84,85%.
Về chuyên môn: Toàn bộ 33 Kiểm sát viên đều tốt nghiệp chuyên ngành Luật và được bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm sát. Không có Kiểm sát viên nào tốt nghiệp trường Đại học Kiểm sát.
Về thâm niên công tác: Có 15 Kiểm sát viên có thâm niên công tác từ 10 năm trở lên, chiếm 45,45%; số Kiểm sát viên còn lại có thâm niên công tác từ 5 đến 10 năm, chiếm 54,55%.
Từ số liệu trên thấy rằng: VKSND tỉnh Đồng Nai nói chung, thành phố Biên Hòa nói riêng đã được cấp tỉnh quan tâm đầu tư cán bộ cho công tác làm công tác THQCT và KSXX hình sự. Đã có những Kiểm sát viên có trình độ sau đại học chuyên ngành luật và số lượng vẫn ngày một tăng. Bên cạnh đó, tỷ lệ số cán bộ có kinh nghiệm công tác từ 10 năm trở lên chiếm tỷ lệ cao với 45,45%. Trao đổi với lãnh đạo VKSND thành phố Biên Hòa được biết: Công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại Kiểm sát viên của VKSND thành phố Biên Hòa được kiện toàn theo hướng chú trọng cả về bằng cấp, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao và phẩm chất đạo đức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ THQCT và KSXX trong tình hình mới nói chung. Những hoạt động cụ thể này đã mang lại hiệu quả thiết thực, các chỉ tiêu chuyên môn về áp dụng pháp luật trong THQCT và KSXX nói chung, hoạt động tranh tụng và tranh luận tại phiên tòa nói riêng đều được nâng cao từng bước.
Những ưu điểm này góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng tranh luận của Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa tại phiên tòa sơ thẩm hình sự. Kết quả này phần nào được phản ánh thông qua kết quả truy tố giai đoạn 2016 – 2020, trong đó với 3.154 vụ với 4.942 bị cáo được đưa ra xét xử thì không có vụ án, bị can nào Tòa tuyên án không phạm tội (xem Bảng).
Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực thì đội ngũ Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa vẫn còn những mặt hạn chế, có tác động ảnh hưởng tới chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm nói chung, hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên nói riêng. Điều này thể hiện như sau:
Căn cứ quy định tại các Điều 77, 78, 79 Luật tổ chức VKSND năm 2014 và Quyết định 26/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về tiêu chuẩn chức vụ lãnh
đạo, quản lý và chức danh tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân thì chức danh Kiểm sát viên từ sơ cấp đến cao cấp có sự tăng lên cả về chất và về lượng mà ở đó các tiêu chuẩn về đạo đức, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp… được nâng lên ở từng cấp và đáp ứng tốt hơn cho vị trí nghề nghiệp mà cụ thể là THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp, trong đó có THQCT và KSXX. Với việc số lượng Kiểm sát viên có thâm niên công tác từ 10 năm trở lên chiếm tỷ lệ cao với 45,45% nhưng Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa vẫn chủ yếu là Kiểm sát viên sơ cấp (chiếm 87,88%), Kiểm sát viên trung cấp chỉ chiếm chưa đến 10% và không có Kiểm sát viên cao cấp cho thấy công tác đào tạo, từ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác THQCT và KSXX vẫn còn chưa thực sự rò nét, bởi theo lý thuyết thì đã có 45,45% của 87,87% Kiểm sát viên sơ cấp tức là gần 14 Kiểm sát viên sơ cấp đã đủ tiêu chuẩn để dự thi ngạch Kiểm sát viên trung cấp. Điều này có thể phản ánh một sức ì nào đó có thể tồn tại trong đội ngũ Kiểm sát viên. Bên cạnh đó, qua khảo sát thực tế thì năng lực tin học của một số Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa cũng rất nhiều hạn chế. Những hạn chế, tồn tại này sẽ có tác động ảnh hưởng không nhỏ tới công tác THQCT và KSXX nói chung, hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự nói riêng.
Ngoài ra, với bình quân mỗi năm đưa ra xét xử 630,8 vụ, 988,4 bị cáo thì bình quân mỗi Kiểm sát viên THQCT và KSXX 19,11 vụ với 29,95 bị cáo mỗi năm là con số khá lớn. Trong khi đó nhiệm vụ của Kiểm sát viên không chỉ là THQCT và KSXX mà còn những nhiệm vụ khác gắn với chức năng, nhiệm vụ của VKSND và Kiểm sát viên. Tất cả những vấn đề này chắc chắn có tác động ảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.
2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
2.3.1.1. Những kết quả đạt được
Thực hiện định hướng cải cách tư pháp của Đảng, trong những năm qua TAND tỉnh Đồng Nai nói chung, TAND thành phố Biên Hòa nói riêng đã tích cực
chủ động trong đổi mới hình thức tổ chức phiên tòa nhằm bảo đảm tốt việc tranh tụng khi xét xử. Tại các phiên tòa, HĐXX đã đảm bảo cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng thực sự có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra các yêu cầu, tranh luận tại phiên toà nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất để Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ.
Hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa với luật sư bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự từng bước được chú trọng, đặc biệt từ sau khi Luật Tổ chức VKSND năm 2014, Bộ luật TTHS năm 2015 có hiệu lực. Đây là hoạt động trọng tâm của phiên tòa xét xử án hình sự, vì thế tất cả các vụ án, Kiểm sát viên đã thực hiện nghiêm túc việc các quy định về tranh luận theo quy định tại Điều 217, Điều 218 của Bộ luật TTHS năm 2003 (giai đoạn 2016 – 2018) và theo quy định tại các Điều 320, Điều 322 của Bộ luật TTHS năm 2015, Điều 18 của Luật tổ chức VKSND nhân dân 2014, các Điều 25, 26 của Quy chế công tác THQCT và KSXX các vụ án hình sự số 505. Kết quả đạt được thể hiện như sau:
- Về bản luận tội và trình bày bản luận tội:
Kiểm sát viên đã quan tâm đến việc chuẩn bị dự thảo bản luận tội; 100% các vụ án đưa ra xét xử đều được chuẩn bị Dự thảo luận tội, trình Phó Viện trưởng phụ trách phê duyệt trước khi mở phiên tòa 03 ngày làm việc. Bản dự thảo luận tội cũng đã được bổ sung hoàn thiện ngay trong tiến trình diễn ra phiên tòa, bảo đảm dự thảo luận tội cho phù hợp với kết quả kiểm tra chứng cứ công khai tại phiên toà, hạn chế được tình trạng Kiểm sát viên trình bày lời luận tội trong dự thảo không phù hợp với thực tế tại toà. Nhờ vậy, tất cả các bản luận tội tại phiên tòa đều đáp ứng được yêu cầu như nêu tóm tắt được nội dung vụ án, viện dẫn chứng cứ chứng minh khẳng định được tính có căn cứ của quyết định truy tố, phân tích được nguyên nhân, động cơ, điều kiện phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; phân tích vai trò, tính chất hành vi phạm tội của từng bị cáo, đánh giá được nhân thân, nêu và đánh giá đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhận định, phân tích căn cứ giải quyết vụ việc.
Bản luận tội được Kiểm sát viên trình bày trước tòa về cơ bản rò ràng, phân tích, lập luận tương đối sắc sảo, chứng minh được hành vi phạm tội của bị
cáo; vai trò của từng bị cáo; tính chất, mức độ tội phạm; đề nghị về hình phạt, trách nhiệm dân sự; việc giải quyết các vấn đề khác của vụ án đúng theo các quy định của pháp luật. Qua trao đổi trực tiếp với một số thẩm phán TAND thành phố Biên Hòa thì đa số họ đều đánh giá tương đối cao phần luận tội của Viện kiểm sát và lời luận tội của Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa. Họ cho rằng luận tội tương đối bảo đảm và có sức thuyết phục. Điều này đã phản ánh được một phần chất lượng của hoạt động chuẩn bị bản luận tội và trình bày bản luận tội của Kiểm sát viên về cơ bản được bảo đảm tốt.
- Về tranh luận, đối đáp với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác:
Khảo sát tại VKSND thành phố Biên Hòa thấy rằng, khi nhận nhiệm vụ THQCT và KSXX tại phiên tòa sơ thẩm hình sự, hầu hết các Kiểm sát viên đều dự kiến các tình huống phát sinh, các nội dung bị cáo, luật sư, người tham gia tố tụng khác sẽ tranh luận tại phiên toà, từ đó chuẩn bị các nội dung đối đáp, tranh luận. Theo thống kê, trong giai đoạn 2016 – 2020, tất cả 3.154 vụ án, 4.942 bị cáo được TAND thành phố Biên Hòa đưa ra xét xử đều có ý kiến tranh luận hoặc thắc mắc từ bị cáo, luật sư hoặc những người tham gia tố tụng khác. Trong đó có 116 vụ với 171 bị cáo là có luật sư tham gia bào chữa và luật sư đều có ý kiến tranh luận (xem Bảng 2.4. và Phụ lục).
Bảng 2.4
Số lượng luật sư tham gia phiên tòa sơ thẩm hình sự của TAND Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (2016-2020)
Số vụ án Tòa án đã xét xử sơ thẩm | Số vụ án Tòa xét xử có luật sư tham gia | Tỷ lệ (%) | ||||
Vụ án | Bị can | Vụ án | Bị can | Vụ án | Bị can | |
2016 | 716 | 1143 | 28 | 36 | 3,91 | 3,15 |
2017 | 576 | 898 | 19 | 29 | 3,30 | 3,23 |
2018 | 544 | 835 | 22 | 34 | 4,04 | 4,07 |
2019 | 631 | 910 | 21 | 32 | 3,33 | 3,52 |
2020 | 687 | 1156 | 26 | 40 | 3,78 | 3,46 |
Tổng | 3154 | 4942 | 116 | 171 | 3,68 | 3,46 |
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo THQCT của VKSND thành phố Biên Hòa
giai đoạn 2016 – 2020)
Trao đổi với một số Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa được biết, hoạt động tranh luận, đối đáp của Kiểm sát viên VKSND được thực hiện bảo đảm đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục pháp luật và có hiệu quả, góp phần quan trọng vào công tác xét xử của tòa án. Quá trình tranh luận, đối đáp Kiểm sát viên đã chú ý lắng nghe, ghi chép đầy đủ các quan điểm mà bị cáo, luật sư và những người tiến hành tố tụng đưa ra, sắp xếp và trả lời từng ý kiến, vận dụng linh hoạt các phương pháp, đồng thời bình tĩnh, chủ động lập luận đối đáp tranh luận. Đối với các ý kiến của bị cáo, luật sư đưa ra không đúng, Kiểm sát viên đã bình tĩnh viện dẫn, phân tích các chứng cứ được kiểm tra tại phiên toà một cách lôgic, các quy định của pháp luật để lập luận bác bỏ, việc ứng xử nhanh nhạy, vững vàng của Kiểm sát viên được HĐXX và những người tham gia phiên toà hoan nghênh và ủng hộ.
Về nội dung tranh luận, kết quả tổng hợp qua việc nghiên cứu điển hình 50 biên bản phiên tòa sơ thẩm hình sự có luật sư tham gia thấy rằng: Có 143 ý kiến tranh luận, đối đáp của Kiểm sát viên nhằm tranh luận hoặc trả lời thắc mắc từ bị cáo, luật sư; không có ý kiến tranh luận từ phía bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại. Trong đó:
Tranh luận về ý kiến không thừa nhận bị cáo phạm tội theo cáo trạng truy tố của VKSND, kết luận trong luận tội của Kiểm sát viên có 08 ý kiến, chiếm 5,59%; Tranh luận về ý kiến bị cáo phạm tội nhưng phạm tội khác nhẹ hơn so với tội mà VKSND truy tố, kết luận, đề nghị thay đổi tội danh có 10 ý kiến, chiếm 6,69%; Tranh luận về ý kiến quá trình điều tra, truy tố có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên đề nghị HĐXX trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung có 32 ý kiến, chiếm 22,38%; Tranh luận về ý kiến không đồng ý với các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà VKSND nêu ra, đề nghị loại bỏ hoặc tăng thêm tình tiết giảm nhẹ có 7 ý kiến, chiếm 4,90%; Tranh luận về ý kiến Không đồng ý với loại và mức hình phạt mà Kiểm sát viên đề nghị có 74 ý kiến, chiếm 51,75%; Tranh luận về ý kiến không đồng ý với mức bồi thường thiệt hại hoặc biện pháp xử lý vật chứng do Kiểm sát viên đề nghị có 12 ý kiến, chiếm 8,39% (xem Bảng 2.3 và Phụ lục).