Quan Điểm Bảo Đảm Chất Lượng Tranh Tụng Của Kiểm Sát Viên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện Tại Phiên Tòa Xét Xử Hình Sự Đáp Ứng Yêu Cầu Cải

117


quan điểm lập luận rõ ràng, thuyết phục để bảo vệ quan điểm của cơ quan công tố. Điều này thường xảy ra ở những vụ án mà giữa KSV và Luật sư có nhận thức khác nhau về cách giải quyết vụ án. Trong tranh tụng còn có biểu hiện chỉ tập trung vào việc bảo vệ Bản cáo trạng, chưa chủ động làm rõ những vấn đề mới nảy sinh tại phiên tòa; chưa căn cứ vào kết quả diễn biến tại phiên tòa để luận tội bị cáo hoặc có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp. Viện Kiểm sát và KSV nhận định, đánh giá chứng cứ vụ án chưa khách quan, thiếu toàn diện, có những trường hợp chưa phân biệt rõ các loại vi phạm pháp luật; chưa đánh giá đúng ý thức chủ quan, lỗi của người bị hại và các nguyên nhân khách quan khác dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Điều này dẫn đến văn hóa tranh tụng chưa đảm bảo, kỹ năng tranh tụng chưa thuần thục, căn cứ pháp lý viện dẫn, phân tích, đánh giá chứng cứ chưa thuyết phục, đề xuất quan điểm giải quyết vụ án chưa khách quan. Trong một số vụ án, Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội có thể là một trong những căn cứ đánh giá trình độ, năng lực của KSV. Tuy nhiên, cũng cần giải thích việc Tòa án tuyên không phạm tội đối với bị cáo có nhiều nguyên nhân như việc tuyên án đó là thiếu căn cứ, cơ sở pháp lý nên VKSND đã kháng nghị và kết quả kháng nghị là Tòa án cấp trên đã hủy bản án để tiến hành xét xử lại. Do đó, cần xác định, đối với những bị cáo Tòa án tuyên không phạm tội là do nguyên nhân nào. Nếu đó là do trình độ, nhận thức chủ quan của KSV (chưa nêu được hạn chế, cơ sở chứng minh, bảo vệ quan điểm truy tố hoặc có bảo vệ nhưng không đủ để HĐXX đánh giá, xem xét nên đã bị bác bỏ quan điểm…) thì đó mới là nguyên nhân dẫn đến chất lượng tranh tụng của KSV chưa đạt. Chỉ rõ nguyên nhân này là cơ sở để đề cập giải pháp bồi dưỡng phẩm chất, trình độ, tăng cường trách nhiệm cho Kiểm sát viên VKSND cấp huyện, nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa XXHS.

Bốn là, sự ảnh hưởng của thói quen, kinh nghiệm tham gia phiên tòa theo mô hình thuần túy xét hỏi của HĐXX; tâm lý mặc cảm của bị cáo, người đại diện hợp pháp cho bị cáo tại phiên tòa; hạn chế về kỹ năng tranh tụng của người bào chữa nên chất lượng tranh tụng ở một số phiên tòa chưa cao.

Trong phần lớn HĐXX sơ thẩm vụ án hình sự, thành phần HTND đa dạng với trình độ, năng lực khác nhau; nên thể hiện năng lực trong tham gia xét xử có khác nhau. Một số Thẩm phán chưa phát huy tốt vai trò là trọng tài, còn chịu ảnh

118


hưởng khá mạnh mẽ từ thói quen thực hiện nhiệm vụ trong mô hình tố tụng thẩm vấn với vai trò xét hỏi là chủ yếu; chưa tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất, khuyến khích tranh tụng giữa KSV và người bào chữa. Trong một số phiên tòa, Thẩm phán chưa đổi mới phương pháp xét hỏi, có tình trạng làm thay cả chức năng buộc tội của KSV, buộc bị cáo phải nhận tội, nếu bị cáo không nhận lại cho rằng quanh co, không thật thà khai báo. Bên cạnh đó, trong phiên tòa, bị cáo và người đại diện hợp pháp của bị cáo khi tranh tụng thường có mặc cảm vì đang ở địa vị là người bị buộc tội. Đa số trường hợp bị cáo không có người bào chữa thì họ cũng không tự bào chữa, không có bất cứ quan điểm gì về việc buộc tội của VKS, thậm chí còn thể hiện sự đồng tình với tất cả các quan điểm luận tội đó. Do đó, khó có thể thực hiện đầy đủ hoạt động tranh tụng trong những trường hợp này. Một số luật sư và người bào chữa khác còn có hạn chế về kỹ năng tranh tụng; chưa có kinh nghiệm thực tiễn về tranh tụng nên ảnh hưởng đến việc tranh luận, đối đáp tại phiên tòa, dẫn đến chưa phát huy tốt vai trò trong tranh tụng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được bào chữa. Tranh tụng phải bao hàm hoạt động của các bên đối tụng, cho nên, việc không tham gia hoặc tham gia không hiệu quả của bất kỳ chủ thể nào cũng ảnh hưởng tới chất lượng tranh tụng tại phiên tòa. Nguyên nhân này là cơ sở để đưa ra giải pháp nâng cao năng lực, kỹ năng của các chủ thể đối tụng với Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS, đề cao văn hóa tranh tụng tại phiên tòa.

Năm là, biên chế, cơ sở vật chất của ngành KSND còn gặp nhiều khó khăn.

Theo yêu cầu tinh giản biên chế, các đơn vị trong ngành KSND đều phải cắt giảm biên chế. Năm 2019 toàn Ngành đã giảm 515 biên chế, năm 2020 tiếp tục giảm 517 biên chế, chiếm 6,6% tổng biên chế toàn Ngành [145]. Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất của ngành KSND mặc dù đã được quan tâm đầu tư song vẫn còn thiếu thốn; trong khi những năm gần đây, các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đòi hỏi các KSV phải được tiếp cận các phương tiện kỹ thuật tiên tiến để chứng minh tội phạm tại phiên tòa và để tham gia các phiên tòa trực tuyến trong trường hợp cần thiết. Do đó, tình hình biên chế, điều kiện cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng đến chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

119


Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện tại phiên tòa xét xử hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay - 16

Tiểu kết chương 3

1. Tranh tụng của chủ thể là Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS có nhiều chuyển biến tích cực. Những ưu điểm cơ bản trong đánh giá chất lượng hoạt động này của KSV thể hiện trong mức độ tuân thủ các quy định pháp luật của KSV trong quá trình thực hành tranh tụng tại phiên tòa; kỹ năng thực hành tranh tụng tại phiên tòa XXHS của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện; mức độ đồng thuận của HĐXX với quan điểm luận tội của VKS khi ban hành bản án; tỉ lệ bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị bị sửa án, hủy án. Thông qua đó, phát huy vai trò, vị thế của VKSND và KSV, lan tỏa tác dụng phổ biến, giáo dục pháp luật tới người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa; khẳng định sự nỗ lực trong việc hiện thực hóa các yêu cầu của CCTP đối với hoạt động tranh tụng; góp phần thiết thực trong việc hoàn thành nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp nói chung và nhiệm vụ tranh tụng theo tinh thần CCTP tại phiên tòa nói riêng.

2. Bên cạnh những kết quả đạt được, so với yêu cầu CCTP thì chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện còn có nhiều hạn chế, bất cập. Những hạn chế này xảy ra ở tất cả các giai đoạn tranh tụng, bao gồm cả giai đoạn chuẩn bị tranh tụng, kiểm tra công khai các chứng cứ tại phiên tòa và thực hành tranh tụng. Trong đó, hạn chế cơ bản liên quan đến sự tuân thủ các quy định pháp luật về nội dung tranh tụng, về thực hành kỹ năng tranh tụng và việc tòa án trả hồ sơ, tuyên bị cáo không phạm tội.

3. Đánh giá ưu điểm, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng này là điều cần thiết, làm cơ sở đánh giá khách quan thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS.

120


Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ HÌNH SỰ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ HÌNH SỰ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1.1. Bảo đảm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện tại phiên tòa xét xử hình sự phải quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp

Quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về CCTP là định hướng cho các hoạt động CCTP nói chung và hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS nói riêng. Vì thế, mọi phương pháp, cách thức bảo đảm chất lượng hoạt động này của chủ thể là Kiểm sát viên VKSND cấp huyện không thể xa rời các nội dung lãnh đạo, chỉ đạo được Đảng xác định trong các văn kiện về CCTP, đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược CCTP đến năm 2020” [10], Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị “về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược CCTP đến năm 2020” [14]; Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII [26]. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, ĐCSVN khẳng định “Tiếp tục thực hiện chiến lược CCTP; nâng cao uy tín và hiệu quả của hoạt động tư pháp” [26]. Đảng xác định mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ CCTP và phương hướng lãnh đạo công cuộc CCTP trong thời gian tới. Đây là định hướng xuyên suốt đối với hoạt động của ngành KSND nói chung và hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS nói riêng.

- Mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, phương hướng CCTP - định hướng quan trọng, chỉ đạo tổ chức, hoạt động của toàn ngành KSND trong giai đoạn hiện nay

Về mục tiêu CCTP: Xây dựng nền tư pháp hướng tới mục tiêu “trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh”, với việc khẳng định phải “bảo vệ công lý, từng

121


bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN”; xác định hiệu lực, hiệu quả cao được quyết định bởi yếu tố trọng tâm là hoạt động xét xử (trong hoạt động tư pháp) [9].

Về năm quan điểm CCTP gồm:

Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN; bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, QLNN là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. CCTP phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội; phát huy sức mạnh của toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội; đặc biệt, nhân dân phải có vai trò quan trọng trong việc giám sát hoạt động của cơ quan tư pháp và cơ quan bổ trợ tư pháp; kế thừa và phát huy truyền thống pháp lý của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc những vấn đề có liên quan trong hoạt động tranh tụng của nước ngoài… CCTP phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc [9].

Về các nhiệm vụ CCTP: CCTP cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Hoàn thiện chính sách, pháp luật; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp; hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp; xây dựng đội ngũ trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; quan tâm chăm lo về cơ sở vật chất; công tác tư pháp phải được thực hiện theo cơ chế nhất định, ngày càng hoàn thiện, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt, trong nhiệm vụ CCTP, Đảng nêu rõ: “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” [9]; nhấn mạnh trọng tâm thực hiện “bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử” [84].

Về phương hướng lãnh đạo công cuộc CCTP trong thời gian tới: Các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương cần phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tiếp tục thực hiện mục tiêu, quan điểm, phương hướng CCTP nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX vẫn còn phù hợp. Đồng thời, quán triệt thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng nêu trong các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI và các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 có liên quan đến tổ chức, hoạt động tư pháp

122


[10]; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược CCTP, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại; bảo vệ pháp luật, công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân”, “bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử” [84].

- Mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, phương hướng CCTP - định hướng chủ đạo trong xây dựng, củng cố đội ngũ KSV và hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS

Mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ CCTP, phương hướng lãnh đạo công cuộc CCTP trong thời gian tới của Đảng là định hướng lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS. Theo đó, thực hiện tốt các nội dung trên sẽ xây dựng, củng cố đội ngũ KSV và nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa XXHS. Toàn ngành KSND và từng cán bộ, KSV phải tích cực, chủ động tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết đại hội Đảng bộ VKSND tối cao nhiệm kỳ 2020 - 2025; Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng VKSND tối cao về thực hiện nhiệm vụ CCTP, các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp của Ban Chỉ đạo CCTP, các chỉ thị, kế hoạch của VKSND tối cao có liên quan. Trong đó, cần tập trung vào nội dung sau:

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ Kiểm sát viên VKSND cấp huyện, công tác cán bộ phải kết hợp với công tác xây dựng Đảng, xây dựng ngành về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, phù hợp với chủ trương chung của Đảng: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước…” [26]; thực hiện cơ chế trọng dụng nhân tài, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và “cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, bị xử lý kỷ luật, không còn uy tín đối với nhân dân” [26].

Tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy, hoạt động của VKSND để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của ngành; nâng cao chất lượng hoạt động trên các mặt công tác; trọng tâm là nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa của KSV theo tinh thần CCTP. Các hoạt động bảo đảm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên

123


VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXST hình sự phải khắc phục triệt để tình trạng “Việc triển khai một số nhiệm vụ CCTP còn chậm; vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, oan, sai, bỏ lọt tội phạm” [25, tr.110]; đưa ra những biện pháp, chỉ tiêu phù hợp nhằm hoàn thành đúng lộ trình CCTP và chuẩn bị đầy đủ điều kiện thực hiện Chiến lược CCTP mới theo chủ trương của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Đặc biệt, quán triệt sâu sắc việc tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy, hoạt động của VKS và nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV góp phần quan trọng thực hiện định hướng CCTP trong hệ thống VKSND, là xu thế tất yếu trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

4.1.2. Bảo đảm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện tại phiên tòa xét xử hình sự phải gắn liền với việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đề cao dân chủ xã hội chủ nghĩa, củng cố tính nghiêm minh của pháp luật

Những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN Việt Nam đã được ghi nhận, khẳng định trong Hiến pháp năm 2013 và các luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Trong đó, nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; nguyên tắc dân chủ XHCN, nguyên tắc pháp chế XHCN là những nguyên tắc phản ánh bản chất của Nhà nước XHCN Việt Nam, đòi hỏi phải được tuân thủ nghiêm chỉnh, triệt để. Viện KSND với hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương, là cơ quan có chức năng “thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp” [84], với nhiệm vụ: “bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”

[84] sẽ phải là cơ quan gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các nguyên tắc trên.

- Bảo đảm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS phải gắn liền với việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt

124


Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” [84]. Trong Bộ luật TTHS năm 2015, nguyên tắc này được cụ thể hóa với những yêu cầu, đòi hỏi của quá trình TTHS: “Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân” [86]. Điều này đòi hỏi tất cả các hoạt động của mọi chủ thể mang QLNN trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đều phải tuân thủ đầy đủ yêu cầu của nguyên tắc trên. Đó cũng là sự thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước XHCN - một kiểu nhà nước lấy tiêu chí nhân văn, nhân đạo để khẳng định tính tiến bộ vượt bậc của mình. Vì thế, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân vừa là nghĩa vụ pháp lý vừa là trách nhiệm đạo đức công vụ của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước. Trong TTHS, các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đều có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền con người, quyền công dân. Ở giai đoạn xét xử - giai đoạn trung tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự, kết quả của giai đoạn này có thể tước đi những quyền thiết thân của con người, càng đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm chỉnh, triệt để các yêu cầu để thực sự bảo đảm, tôn trọng, bảo vệ quyền con người. Tham gia vào giai đoạn này, Kiểm sát viên VKSND cấp huyện thực hiện hoạt động tranh tụng - hoạt động cho phép các bên đối tụng trình bày, lập luận, bảo vệ quan điểm một cách công khai, đi tới khẳng định sự thật khách quan, bảo đảm cho HĐXX ban hành bản án công minh - phải xác định, chất lượng hoạt động tranh tụng gắn liền với việc tuân thủ các yêu cầu, đòi hỏi tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Trong đó, đề cao yêu cầu nghiêm chỉnh chấp hành quy định về sự bình đẳng của công dân trước pháp luật; không phân biệt đối xử; không bị xâm phạm về thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, bí mật gia đình, bí mật cá nhân… Đặc biệt là tuân thủ triệt để quyền tự bào chữa, nhờ luật sư bào chữa hoặc người khác bào chữa của bị cáo, từ đó, KSV có cách thức xử sự phù hợp, vừa bảo đảm hiệu quả của hoạt động tranh tụng, nhưng không xâm phạm tới bất kỳ quyền, lợi ích hợp pháp nào của cá nhân, tổ chức trong quá trình tranh tụng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022