77
xây dựng văn bản) là tiêu chí khẳng định bảo đảm về pháp luật. Trọng tâm của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS bao gồm hoàn thiện pháp luật về tổ chức, bộ máy của VKSND (tập trung xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của KSV khi thực hiện tranh tụng tại phiên tòa XXHS); hoàn thiện pháp luật về trình tự, thủ tục TTHS có liên quan đến hoạt động tranh tụng tại phiên tòa XXHS (tập trung trình tự tranh tụng của các chủ thể buộc tội và gỡ tội tại phiên tòa XXHS); hoàn thiện pháp luật về nội dung tranh tụng tại phiên tòa XXHS (tập trung nội dung tranh tụng trong từng giai đoạn, từng bước của quá trình tranh tụng gắn liền với thủ tục công bố Bản cáo trạng, xét hỏi, tranh luận). Về nguyên tắc, bảo đảm về pháp luật thuộc trách nhiệm của Nhà nước trong việc ban hành đầy đủ những quy định điều chỉnh trong hoạt động này. Tuy nhiên, tất cả mọi cá nhân, tổ chức đều có thể thể hiện vai trò của mình trong hoạt động này như tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật và phản hồi hiệu quả thực hiện pháp luật trên thực tế.
Thứ ba, bảo đảm về tổ chức, nguồn nhân lực
Thực hiện hoạt động tranh tụng tại phiên tòa do nhiều chủ thể tiến hành với các chức năng khác nhau; bao gồm chủ thể thực hiện chức năng buộc tội, chủ thể thực hiện chức năng gỡ tội và chủ thể thực hiện chức năng xét xử. Ở phạm vi rộng, hoạt động tranh tụng tại phiên tòa XXHS muốn bảo đảm chất lượng thì phải bảo đảm yêu cầu về tổ chức, nhân lực của tất cả các chủ thể nêu trên (bao gồm các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ, quyền hạn hoặc liên quan mật thiết tới hoạt động tranh tụng tại phiên tòa XXHS như VKSND, TAND, tổ chức luật sư, các tổ chức trợ giúp pháp lý khác và những cá nhân như Thẩm phán, KSV, luật sư, bào chữa viên nhân dân…). Tuy nhiên, dưới góc độ tiếp cận về chất lượng tranh tụng tại phiên tòa XXHS của một chủ thể là Kiểm sát viên VKSND cấp huyện (đặt trong mối quan hệ với các chủ thể tranh tụng khác) thì bảo đảm về tổ chức, nguồn nhân lực liên quan mật thiết đến việc củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của VKSND cấp huyện (là chủ yếu), TAND và các tổ chức luật sư. Bên cạnh đó, thực hiện tốt cơ chế phối hợp hoạt động giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện hoạt động tranh tụng tại phiên tòa XXHS cũng là một trong những yếu tố bảo đảm điều kiện chất lượng hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên tòa XXHS. Đáng chú ý là
78
trong tổ chức và hoạt động của ngành KSND, nguyên tắc tập trung dân chủ phải được coi trọng đặc biệt, khẳng định vai trò chỉ đạo của Viện trưởng, của cấp trên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của KSV; đồng thời, đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của KSV trong tuân theo quy định của pháp luật TTHS tại phiên tòa.
Bảo đảm về nhân lực gắn liền với con người cụ thể thực hiện hoạt động tranh tụng tại phiên tòa XXHS. Trong phạm vi đề tài, chủ thể chủ yếu được xem xét, đánh giá, khẳng định chất lượng tranh tụng tại phiên tòa XXHS là Kiểm sát viên VKSND cấp huyện. Kiểm sát viên VKSND cấp huyện muốn thực hiện tốt hoạt động tranh tụng thì bản thân KSV phải có trình độ, năng lực, phẩm chất để thực hiện nhiệm vụ tranh tụng tại phiên tòa XXST hình sự; đáp ứng các yêu cầu của hoạt động tranh tụng trong giai đoạn mới, phù hợp với yêu cầu CCTP. Điều này liên quan tới vấn đề phát hiện, sử dụng, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng KSV và khả năng đáp ứng của đội ngũ Kiểm sát viên VKSND cấp huyện đối với công việc được giao.
Ngoài ra, tranh tụng có liên quan mật thiết với chủ thể đối tụng (bên gỡ tội) và chủ thể có vai trò “trọng tài”, là người “cầm cân, nảy mực” (HĐXX); do đó, vấn đề năng lực, trình độ, phẩm chất của luật sư, người bảo vệ quyền, lợi ích của bị hại, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ là những bảo đảm quan trọng trong mối quan hệ khẳng định chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS.
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Chất Lượng Tranh Tụng Của Kiểm Sát Viên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện Tại Phiên Tòa Xét Xử Hình Sự Theo Yêu Cầu Cải Cách Tư Pháp
- Yêu Cầu Của Cải Cách Tư Pháp Đối Với Chất Lượng Tranh Tụng Của Kiểm Sát Viên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện Tại Phiên Tòa Xét Xử Hình Sự
- Các Yếu Tố Bảo Đảm Chất Lượng Tranh Tụng Của Kiểm Sát Viên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện Tại Phiên Tòa Xét Xử Hình Sự Theo Yêu Cầu Cải Cách
- Khái Quát Tình Hình Đội Ngũ Kiểm Sát Viên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện
- Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện tại phiên tòa xét xử hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay - 13
- Hạn Chế Và Nguyên Nhân Trong Đánh Giá Chất Lượng Tranh Tụng Của Kiểm Sát Viên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện Tại Phiên Tòa Xét Xử Vụ Án Hình Sự
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
Thứ tư, đảm bảo về cơ sở vật chất
Hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS cần có những đảm bảo về vật chất để có thể tiến hành được và tiến hành thuận lợi nhất; bao gồm: Trụ sở, cơ quan làm việc và phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện. Mặc dù cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của ngành KSND những năm gần đây đã được đầu tư, nâng cấp, cải thiện, nhưng vẫn ở trong tình trạng còn thiếu thốn, lạc hậu, nhất là ở những VKSND cấp huyện. Do đó, cần quan tâm hơn nữa tới việc đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, tương xứng với nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND. Cơ sở vật chất này liên quan tới cả quá trình chuẩn bị tham gia và thực hành tranh tụng tại phiên tòa XXHS của Kiểm sát viên
79
VKSND cấp huyện; đồng thời, cũng cần phải quan tâm tới việc bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ cho tham gia phiên tòa trực tuyến sẽ được tổ chức khi đủ điều kiện theo Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày 15/12/2021 giữa Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến.
Bên cạnh đó, những bảo đảm về cơ sở vật chất đó không đơn thuần là trang bị cho phòng xử án, phòng làm việc của Kiểm sát viên, VKSND mà còn là chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý, thỏa đáng đối với Kiểm sát viên VKSND cấp huyện để họ yên tâm cống hiến, ra sức phấn đấu trong công tác. Những bảo đảm về chính sách, chế độ đãi ngộ này còn là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng bộ máy tư pháp nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung trong sạch, vững mạnh.
2.3. TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN (CÔNG TỐ VIÊN) TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO VIỆT NAM
2.3.1. Tranh tụng của Kiểm sát viên (Công tố viên) một số nước trên thế giới
Bàn về tranh tụng nói chung và tranh tụng của một loại chủ thể (KSV, Công tố viên) nói riêng được đề cập ở nhiều công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước. Tiêu biểu như một số công trình của các tác giả trong nước: “Một số mô hình TTHS trên thế giới và mô hình TTHS ở Việt Nam theo tiến trình CCTP”, tác giả Hoàng Văn Hiệu, Nguyễn Việt Hà, năm 2012 [38]; “Mô hình TTHS của một số nước trên thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam trong quá trình sửa đổi Bộ luật TTHS”, tác giả Nguyễn Thảo, năm 2013 [97]; “So sánh các quy định về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm của Mỹ, Pháp, Nga và Việt Nam”, tác giả Nguyễn Ngọc Kiện, năm 2014 [48]; “Tố tụng tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ở Việt Nam, Hoa Kỳ và một số kiến nghị đối với Bộ luật TTHS (sửa đổi)”, tác giả Phạm Quang Huy, năm 2015 [41]; “Chức năng công tố trong TTHS Việt Nam và Đức”, tác giả Đàm Quang Ngọc, năm 2020 [64] …
80
Một số công trình của các tác giả nước ngoài: “A Brief Survey of the Development of the Adversary System” (Khảo sát ngắn về sự phát triển của hệ thống tranh tụng), tác giả Stephan Landsman, năm 1983 [160]; “Tư pháp hình sự so sánh”, tác giả Philip. L. Reichel, năm 1999 [71]; “Một hệ thống tranh tụng không cân bằng - Vấn đề, chính sách và hoạt động thực tiễn tại Nhật Bản, nội dung và bối cảnh so sánh”, tác giả Setsuo Miyazama, năm 2002 [92]; “Một số nội dung về nguyên tắc tố tụng xét hỏi và tranh tụng - Kinh nghiệm của Pháp trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm, quản lý Thẩm phán”, tác giả Elisabeth Pelsez, năm 2002 [28]; “So sánh pháp luật Tố tụng hình sự”, tác giả Donald Chiasson, năm 2003 [23]; “Tố tụng tranh tụng và tố tụng xét hỏi”, tác giả Elisabeth Pelsez, năm 2003 [29]; “Outline of the U.S Legal system” (Phác thảo hệ thống pháp luật Hoa Kỳ), the United States Department of State, năm 2004 [161]; “International Criminal Procedure - A Clash of Legal Cultures” (TTHS quốc tế - Xung đột giữa các nền văn hóa pháp lý), Dr Christine Schuon, năm 2010 [159]; “Inquisitorial or adversarial? The role of the Scottish prosecutor and special defences” (Xét hỏi hay tranh tụng? Vai trò của Công tố viên Scotland và các luật sư đặc biệt), tác giả Allard Ringnalda, năm 2010 [158]…
Khái quát về tranh tụng của KSV (Công tố viên) trên thế giới cho thấy, sự tiếp cận vai trò của KSV phụ thuộc vào mô hình TTHS. Hiện nay có ba loại mô hình TTHS bao gồm:
Một là, tranh tụng của Kiểm sát viên trong mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn
Đây là mô hình tồn tại trước đây ở một số nước như ở Pháp (trước năm 1941 khi chưa thừa nhận nguyên tắc xét xử tập thể). Trong mô hình tố tụng thẩm vấn, điểm đặc trưng là trách nhiệm tìm sự thật vụ án thể hiện rõ vai trò của các cơ quan tố tụng chuyên nghiệp của Nhà nước, trong đó có Viện Công tố. Do đó, trình tự giải quyết vụ án gần giống với trình tự điều tra, làm rõ sự thật của vụ án. Phương pháp tìm ra sự thật được tiến hành chủ yếu qua thẩm vấn. Trong mô hình này, vai trò của các cơ quan Nhà nước nói chung và Công tố viên được đề cao, thậm chí áp đảo các chủ thể khác, đặc biệt là bên bào chữa. Điều đó ít nhiều đã không thực sự mang lại yếu tố công bằng trong tranh tụng, nếu không muốn nói là triệt tiêu tranh tụng. Trong giải quyết vụ án, hồ sơ vụ án chiếm vai trò quan trọng. Tại phiên tòa, những
81
nội dung chưa rõ, chưa đầy đủ có thể được hỏi thêm. Vai trò của Thẩm phán sẽ cao hơn rất nhiều so với các mô hình tố tụng khác. Từ đó, vai trò của một phiên tòa có thể được hiểu như là một cuộc điều tra tiếp theo để khẳng định lại các chứng cứ đã được cung cấp trong hồ sơ, mà lúc này, sự tham gia điều tra không chỉ có Thẩm phán, còn có có cả Công tố viên. Những hoạt động bào chữa của bên bào chữa bị ảnh hưởng rất nhiều, thậm chí có thể trở nên hình thức khi không thể thay thế được các chứng cứ đã được ghi nhận trong hồ sơ, củng cố tại phiên tòa. Trong mô hình này, Công tố viên được thể hiện rõ vị trí là người đại diện cho Nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội nhưng cũng hàm chứa nguy cơ tiềm tàng gây bất lợi cho người bị buộc tội khi họ hoặc người bào chữa khó có thể tranh luận một cách công khai, công bằng, bình đẳng tại phiên tòa.
Hai là, tranh tụng của Kiểm sát viên trong mô hình tố tụng tranh tụng
Mô hình tố tụng tranh tụng được áp dụng ở các nước theo hệ thống luật án lệ như Anh, Mỹ. Trong đó, theo Luật TTHS Mỹ, tranh tụng giữa bên buộc tội (Công tố viên) và bên bào chữa (Luật sư đại diện) luôn là trung tâm của phiên tòa xét xử hình sự. Tại phiên tòa, sự tìm kiếm chân lý thông qua tranh tụng được đề cao, khẳng định người bị buộc tội chỉ có thể trở thành người có tội khi họ bị kết tội và việc chứng minh họ có tội thuộc về bên buộc tội. Các hoạt động của Công tố viên phải rất thận trọng khi đưa ra chứng cứ buộc tội cũng như tranh tụng với bên bào chữa để bảo vệ quan điểm của mình. Ở Anh, mô hình tố tụng tranh tụng khẳng định địa vị pháp lý bình đẳng của bên buộc tội và bên bào chữa. Tại phiên tòa hình sự, hoạt động tranh tụng là hoạt động không thể thiếu. Công tố viên trình bày lời buộc tội bị cáo một cách công bằng, khách quan, nhằm chứng minh các yếu tố của tội phạm. Luật sư có thể được Công tố viên trợ giúp khi cần xác minh về nhân chứng. Hoạt động của Công tố viên luôn hướng tới sự minh bạch, rõ ràng, công khai, khẳng định một mô hình tranh tụng tiến bộ.
Tranh tụng của Công tố viên trong mô hình tố tụng tranh tụng - mô hình có sự bình đẳng rõ rệt giữa một bên là bên buộc tội (cơ quan công tố) với một bên là bên bào chữa trong quá trình đi tìm sự thật của vụ án. Vì ở địa vị bình đẳng, nên sự tranh tụng của Công tố viên với bên bào chữa thể hiện tính công bằng. Giữa hai bên có vai trò bình đẳng với nhau. Pháp luật đặt ra nhiều quy định để khẳng định và
82
củng cố vai trò của mỗi bên. Ngay từ giai đoạn trước khi xét xử, hai bên đã chủ động điều tra, thu thập chứng cứ, lựa chọn nhân chứng để phục vụ cho mục đích bảo vệ quan điểm của mình. Khi hai bên tranh tụng, thẩm phán và bồi thẩm đoàn hoàn toàn ở vị trí độc lập, họ sẽ tiếp cận và đánh giá chứng cứ của mỗi bên. Cả hai bên buộc tội và gỡ tội đều có quyền đưa ra chứng cứ, lập luận, bảo vệ chứng cứ. Trong quá trình tranh tụng, cả hai đều hướng tới làm rõ sự thật khách quan của vụ án và điều đó cho thấy, chất lượng tranh tụng thực sự là yếu tố khách quan, được hình thành từ hoạt động tranh tụng độc lập của cả hai bên. Thẩm phán và bồi thẩm đoàn dựa trên cơ sở đánh giá khách quan, sẽ đưa ra những phán quyết phù hợp, đúng đắn. Trong quá trình tranh tụng, Công tố viên thể hiện rõ nét mức độ tôn trọng quyền con người, quyền công dân. Bên cạnh đó, luật sư bào chữa hoạt động thực sự có hiệu quả, chống lại sự lạm quyền từ phía các cơ quan, người tiến hành tố tụng. Hai bên tranh tụng có quyền lợi và nghĩa vụ đối lập nhau, một bên buộc tội và tìm các chứng cứ để buộc tội, ngược lại, bên kia gỡ tội và đưa ra các chứng cứ gỡ tội. Tuy vậy, trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, bản thân Công tố viên luôn phải chịu áp lực từ việc chứng minh tội phạm, đồng thời phải tuân thủ triệt để các quy định về tố tụng nên trong một số trường hợp có thể xảy ra tình trạng có chứng cứ có giá trị sử dụng cao nhưng do không tuân thủ đầy đủ thủ tục, quy trình mà không được sử dụng. Ngoài ra, tranh tụng tại phiên tòa có ảnh hưởng rất lớn kỹ năng tranh tụng của luật sư giỏi. Điều này có thể tạo ra sự bất lợi cho những người bị tình nghi phạm tội không có điều kiện thuê luật sư giỏi.
Ba là, tranh tụng của Kiểm sát viên trong mô hình tố tụng pha trộn
Mô hình tố tụng pha trộn tồn tại ở một số nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa như Pháp, Ý. Ví dụ, ở Pháp, biểu hiện của mô hình tố tụng pha trộn là sự kết hợp của tố tụng thẩm vấn khi tồn tại hoạt động điều tra của cảnh sát và điều tra tại Tòa án; đồng thời, có hoạt động tranh tụng công khai tại phiên tòa, phản ánh yếu tố tố tụng tranh tụng. Bộ luật TTHS Cộng hòa Pháp quy định về thẩm vấn tại phiên tòa (thông qua việc thẩm phán là thành viên HĐXX và bồi thẩm đoàn hỏi bị cáo, người làm chứng khi chủ tọa cho phép; Công tố viên phân tích, khẳng định lý do truy tố bị cáo trước Tòa án và đề nghị mức hình phạt với bị cáo); đồng thời, Bộ luật này cũng quy định về tranh tụng tại phiên tòa (thông qua quy định bị cáo, người bào
83
chữa tranh luận chống lại quan điểm buộc tội trong cáo trạng). Tòa án sẽ dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa để ban hành phán quyết.
Mô hình tố tụng pha trộn có sự đan xen giữa tố tụng thẩm vấn và tố tụng tranh tụng nên vai trò của Công tố viên trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa cũng có điểm khác biệt. Công tố viên vừa thể hiện vai trò trong việc thẩm vấn, truy tố, buộc tội bị cáo trước Tòa án; vừa thể hiện vai trò trong việc tranh tụng với bên bào chữa, bảo vệ quan điểm của mình một cách công khai tại Tòa án. Với biểu hiện đặc trưng của mô hình tố tụng pha trộn, nhiều nhà khoa học cho rằng, hiện nay không tồn tại mô hình tố tụng thuần túy mà luôn có sự đan xen các yếu tố tranh tụng và thẩm vấn, tuy rằng mức độ biểu hiện của hai yếu tố này có sự khác nhau.
2.3.2. Giá trị tham khảo cho Việt Nam
Tham khảo những mô hình tố tụng trên thế giới, từ đó tiếp thu những nội dung phù hợp, tiến bộ là yêu cầu cấp thiết trong quá trình CCTP ở Việt Nam. Những nhân tố mới, tích cực về tranh tụng thể hiện qua nhiều lăng kính tiếp cận.
Một là, tiếp cận dưới góc độ mô hình TTHS để thấy được các mô hình TTHS điển hình trên thế giới; xu hướng vận động cải cách các mô hình TTHS của các nước; khẳng định mô hình TTHS Việt Nam hiện nay đang xây dựng và sẽ tiếp tục phù hợp trong thời gian tới là mô hình TTHS pha trộn, trong đó có đề cao vấn đề tranh tụng - xuất phát từ những ưu thế của yếu tố tranh tụng trong XXHS.
Điều này được rút ra trên cơ sở:
- Sự phát triển của mô hình TTHS trên thế giới gắn liền với sự khẳng định và thực hiện ngày càng rõ nét yếu tố tranh tụng trong xét xử
Mô hình TTHS tố cáo hình thành từ thời chiếm hữu nô lệ, phát triển mạnh trong thời kỳ đầu của xã hội phong kiến, thừa nhận vị trí đặc biệt của người buộc tội
- người bị thiệt hại, ở đó ý chí của người này có thể quyết định việc tiến hành hay chấm dứt các hoạt động tố tụng. Mô hình TTHS thẩm vấn (tố tụng xét hỏi) cũng xuất hiện vào thời kỳ chiếm hữu nô lệ, phát triển trong thời kỳ phong kiến, trong đó chức năng tố tụng chưa được phân định rõ ràng, chủ thể chưa phân định vai trò cụ thể mà chủ yếu xác định Thẩm phán giữ vai trò trung tâm của quá trình thu thập các nguồn chứng cứ để chứng minh vụ án, nguyên tắc suy đoán có tội đối với người bị tình nghi được coi là nguyên tắc cơ bản của hình thức tố tụng này. Hiện nay, mô
84
hình này có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn như bên buộc tội có trách nhiệm chứng minh, chức năng bào chữa được mở rộng… Mô hình tố tụng tranh tụng tồn tại phổ biến nhất là vào thế kỷ X đến XII ở các nước theo truyền thống án lệ, phản ánh rõ nét qua hoạt động tranh tụng tại phiên tòa giữa một bên là Nhà nước (đại diện là Tòa án, VKS) và một bên là người bị nghi thực hiện tội phạm, với việc quy định nghĩa vụ và quyền lợi các bên như nhau trong khi đưa ra các chứng cứ làm rõ vụ án hình sự. Mô hình tố tụng pha trộn là sự kết hợp giữa mô hình tố tụng thẩm vấn và mô hình tố tụng tranh tụng, trong đó nổi bật vẫn là các yếu tố của mô hình tố tụng thẩm vấn, cùng với sự thừa nhận, áp dụng các yếu tố tranh tụng (quyền im lặng, quyền phản đối lời buộc tội, nguyên tắc suy đoán vô tội…), Tòa án đóng vai trò trọng tài. Như vậy, dù ở mô hình TTHS nào, yếu tố tranh tụng đều được đề cập (ở các mức độ khác nhau).
- Lịch sử TTHS Việt Nam thừa nhận sự tồn tại rõ nét của yếu tố thẩm vấn trong mô hình TTHS trước đây, yếu tố tranh tụng được đề cao hiện nay nhưng vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định chúng ta thực hiện theo mô hình TTHS tranh tụng.
Lịch sử pháp luật TTHS Việt Nam cho thấy, dưới sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Pháp, pháp luật Liên Xô, nên mô hình TTHS Việt Nam mang đậm những yếu tố của mô hình TTHS thẩm vấn, rõ nhất là trong giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật TTHS năm 2003. Với mục đích phòng ngừa, kiểm soát, xử lý tội phạm nên TTHS Việt Nam cho phép sự tham gia tối đa của các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm tìm đến sự thật khách quan của vụ án. Điều đó cho thấy, trách nhiệm chứng minh tội phạm được đặt ra đối với cả cơ quan điều tra, VKS, Tòa án. Mô hình này đã phát huy tác dụng tích cực trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm giai đoạn trước. Sau khi có chủ trương CCTP, Bộ luật TTHS năm 2003 được ban hành, các quy định của TTHS thể hiện mô hình TTHS pha trộn thiên về thẩm vấn khá rõ nét (thông qua việc phân định vai trò, chức năng của VKS, Tòa án; trách nhiệm của các chủ thể trong việc buộc tội, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; cơ chế bồi thường oan, sai…). Đặc biệt, kể từ khi Hiến pháp năm 2013 ra đời ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong TTHS và Bộ luật TTHS năm 2015 được ban hành thì những đòi hỏi đổi mới mô hình TTHS với việc đề cao yếu tố tranh tụng được quan tâm, chú trọng. Tranh tụng không những được ghi nhận là