Tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------


DANH HUỆ


TRANH LUẬN CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA

SƠ THẨM HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04


Tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai - 1

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐINH THỊ MAI

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã sử dụng trong luận văn là trung thực. Những kết luận nêu trong luận văn chưa có công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ LẬP PHÁP VỀ TRANH LUẬN CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM 8

1.1. Khái niệm tranh luận và tranh luận của kiểm sát viên tại phiên

tòa hình sự sơ thẩm 8

1.2. Mục đích, phạm vi, nội dung tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự 12

1.3. Đặc điểm của tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự 17

1.4. Lịch sử pháp luật về tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm hình sự 23

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TRANH LUẬN CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI 30

2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự 30

2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 36

2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự trên địa bàn thành phố Biên

Hòa, tỉnh Đồng Nai 40

Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRANH LUẬN CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA ... 57

3.1. Yêu cầu nâng cao chất lượng tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự 57

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 60

KẾT LUẬN 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS HĐXX KSXX THQCT TTHS UBND VKSND XHCN


Bộ luật hình sự Hội đồng xét xử Kiểm sát xét xử

Thực hành quyền công tố Tố tụng hình sự

Ủy ban nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.2: Số vụ án hình sự xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa (2016-2020) 36

Bảng 2.6: Tình hình đội ngũ kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 38

Bảng 2.4 Số lượng luật sư tham gia phiên tòa sơ thẩm hình sự của TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (2016-2020) 42

Bảng 2.3: Thống kê ý kiến tranh luận trong các phiên tòa hình sự sơ thẩm được xét xử tại TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn

2016-2020 ............................................................................................... 44

Bảng 2.5: Thống kê số vụ án hình sự sơ thẩm VKS chấp nhận quan điểm bào chữa của Luật sư (giai đoạn 2016-2020) 50

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cải cách tư pháp được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong các nội dung của Cải cách tư pháp, vấn đề chất lượng công tố, tranh tụng, và tranh luận của Kiểm sát viên được coi là một trong các giải pháp trọng tâm. Do đó, Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã khẳng định “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp” trong thời gian tới đã nêu rò phải: “Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác...” [5]. Bên cạnh đó, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nhấn mạnh việc “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” [6]. Trên tinh thần đó, Hiến pháp năm 2013 quy định “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” [42, Khoản 5 Điều 103]. Việc Hiến pháp 2013 ghi nhận nguyên tắc này là một trong những nguyên tắc quan trọng trong tố tụng hình sự ở Việt Nam đã tạo điều kiện để triển khai việc chuyển đổi mô hình xét xử truyền thống sang mô hình tranh tụng hiện đại.

Với mô hình tố tụng này, thì trình tự, thủ tục của một phiên tòa hình sự sơ thẩm có thể chia ra các giai đoạn: Thứ nhất, Bắt đầu phiên tòa; Thứ hai, Tranh tụng tại phiên tòa; Thứ ba, Nghị án và tuyên án. Tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm là một thủ tục tố tụng bắt buộc, đây cũng là phần thể hiện tập trung nhất, rò nhất nguyên tắc tranh tụng của một phiên tòa hình sự nói chung, phiên tòa hình sự sơ thẩm nói riêng. Trong phần tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm thì hoạt động đối đáp, tranh luận của Kiểm sát viên là một yêu cầu khách quan từng bước đáp ứng các yêu cầu về cải cách tư pháp, Kiểm sát viên THQCT và KSXX tại phiên tòa hình sự sơ thẩm là một chủ thể tham gia vào tranh luận, bắt buộc phải thực hiện tranh luận.

Thành phố Biên Hoà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Đồng Nai. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thành

phố Biên Hoà có một hệ thống giao thông thuận lợi, là nơi đã và đang thu hút đông người dân về sinh sống, làm việc. Sự gia tăng dân số cũng kéo theo tình trạng các đối tượng tội phạm trà trộn, lợi dụng để hoạt động phạm tội. Theo thống kê của VKSND thành phố Biên Hòa, trong 5 năm từ 2016 đến 2020 TAND thành phố Biên Hòa đã thụ lý 3.674 vụ án hình sự sơ thẩm với 5.897 bị can (Xem Bảng

2.1 Phụ lục); đưa ra xét xử 3.154 vụ với 4.942 bị cáo, chiếm 85,85% số vụ và 83,81 bị can đã thụ lý (xem Bảng 2.2 Phụ lục). Trong quá trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, về cơ bản nguyên tắc tranh luận được bảo đảm và hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa cũng được phát huy, góp phần quan trọng vào công tác xét xử đúng người, đúng tội của Tòa án.

Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót như: Còn tình trạng Kiểm sát viên tranh luận diễn đạt dài dòng, không tập trung, lý lẽ thiếu sắc bén; việc chứng minh trong quá trình tranh luận, đối đáp của một số Kiểm sát viên còn yếu, chủ yếu nhắc lại nội dung bản cáo trạng; Kiểm sát viên đối đáp tranh luận chung chung, không sử dụng các căn cứ pháp luật, các chứng cứ, tình tiết đã được thẩm vấn tại phiên toà… Do đó, chất lượng và hiệu quả của hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên thành phố Biên Hòa tại phiên tòa sơ thẩm hình sự chưa cao.

Về phương diện lý luận, nhận thức về tranh tụng nói chung và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm hình sự từ trước đến nay chưa thực sự thống nhất, chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống. Kết quả tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự cũng chưa được lãnh đạo ngành Kiểm sát quan tâm sơ kết, tổng kết, đánh giá một cách kịp thời, chính xác, hợp lý để rút ra những bài học kinh nghiệm, khái quát thành lý luận làm cơ sở cho việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, học viên thấy rằng, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự trong giai đoạn hiện nay nhằm bổ sung, hoàn thiện lý luận, đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động THQCT nói chung, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm nói riêng là vấn đề có tính cấp thiết, đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí