mọi thủ đoạn để che giấu hành vi phạm tội và đối phó với các cơ quan pháp luật nên quá trình điều tra đối với loại án này gặp rất nhiều khó khăn.
+ Một số đơn vị điều tra có số lượng án về chức vụ lớn, phức tạp (Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai, Cơ quan điều tra Công an thành phố Biên Hòa) nhưng lực lượng ĐTV ít, chất lượng không đồng đều gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, phân công giải quyết của lãnh đạo đơn vị; mặt khác ĐTV cùng lúc phải giải quyết nhiều vụ án lớn, phức tạp về chức vụ sẽ khó đảm bảo thực hiện đầy đủ các hoạt động điều tra theo YCĐT của KSV.
- Nguyên nhân chủ quan.
+ Năng lực, trình độ của một số ĐTV trực tiếp điều tra các vụ án hình sự về chức vụ còn hạn chế, số lượng và chất lượng còn ít, không đồng đều; ý thức trách nhiệm của một số ĐTV chưa cao; có ĐTV chỉ tập trung điều tra thu thập chứng cứ buộc tội, ít quan tâm đến chứng cứ gỡ tội hoặc những quy định về thủ tục tố tụng nên việc điều tra không được đầy đủ, toàn diện, khách quan, còn vi phạm, thiếu sót về thủ tục tố tụng.
+ Một số lãnh đạo Cơ quan điều tra chưa có sự điều chuyển, sắp xếp, phân công hợp lý, khoa học đội ngũ ĐTV có đủ năng lực, kinh nghiệm và đủ số lượng để tham gia gải quyết những vụ án chức vụ lớn, phức tạp.
+ Công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn của một số đơn vị CQĐT còn chưa thường xuyên, kịp thời.
+ Một số KSV có trình trạng nể nang, xuôi chiều, mặc dù CQĐT, ĐTV không thực hiện đầy đủ, triệt để các YCĐT nhưng KSV không quyết liệt yêu cầu, phối hợp giải quyết.
+ Quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS, giữa ĐTV và KSV có lúc, có nơi chưa tốt; vẫn tồn tại tình trạng “quyền anh, quyền tôi” gây khó khăn trong công tác phối hợp. Đối với những vụ án chức vụ phức tạp, nhạy cảm, chưa xây dựng cơ chế phối hợp giải quyết, cơ chế họp liên ngành thường xuyên, định kỳ giữa lãnh đạo, tổ án hai bên để cùng nhau đánh giá tiến độ điều tra, kết quả thực hiện YCĐT
của VKS, bàn các bước điều tra tiếp theo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
2.4. Những khó khăn, hạn chế, vướng mắc trong thi hành quy định của pháp luật tố tụng hình sự về yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ tại Đồng Nai và nguyên nhân.
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu cầu điều tra của kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 6
- Những Tồn Tại, Khó Khăn, Vướng Mắc
- Nguyên Nhân Của Những Tồn Tại, Khó Khăn, Vướng Mắc
- Yêu cầu điều tra của kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 10
- Yêu cầu điều tra của kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 11
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
2.4.1. Những khó khăn, hạn chế, vướng mắc
- Tại điểm d, khoản 3, Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định: “Khi cần thiết đề ra YCĐT và yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện”; Khoản 1 điều 26 Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành theo Quyết định số 03/QĐ-VKSTC ngày 29/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao quy định: “1…khi cần làm rò về tội phạm, người phạm tội và những vấn đề phải chứng minh…KSV đề ra YCĐT…”; Khoản 1 điều 47 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định số 111 /QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao quy định: “Trường hợp thấy có những vấn đề cần điều tra mà ĐTV chưa thực hiện thì KSV phải đề ra YCĐT”. Quy định thế nào là “khi cần thiết”, “khi cần làm rò”, “những vấn đề cần điều tra” chưa được cụ thể hóa đồng thời chưa có hướng dẫn cụ thể khi đề ra YCĐT cần phải nêu vấn đề gì trong đó, dẫn tới tình trạng KSV Viện kiểm sát 02 cấp tỉnh Đồng Nai hiểu và YCĐT như thế nào thì đề ra yêu cầu như vậy, do đó YCĐT chất lượng chưa cao và không có tính thống nhất về mặt pháp lý.
- Điều 167 BLTTHS 2015 chỉ quy định chung chung về trách nhiệm của CQĐT, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc thực hiện các yêu cầu, quyết định của VKS trong giai đoạn điều tra, trong đó có YCĐT nhưng không có quy định mang tính bắt buộc đối với ĐTV, cán bộ điều tra khi họ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ YCĐT của VKS. Mặt khác tại Điều 49, Điều 51 BLTTHS 2015 cũng chỉ quy định việc
thay đổi ĐTV khi có căn cứ cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ; còn trường hợp ĐTV thiếu trách nhiệm, cẩu thả trong quá trình điều tra, không tiến hành hết các biện pháp điều tra nhưng không có căn cứ cho rằng họ không vô tư trong khi làm nhiệm vụ thì VKS cũng không có quyền yêu cầu thay đổi ĐVT.
- Điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT- VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung có quy định: “Cơ quan điều tra, Điều tra viên chịu trách nhiệm trong việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong những trường hợp sau đây: a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ kịp thời yêu cầu điều tra hoặc quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát dẫn đến vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung đối với những vấn đề mà Viện kiểm sát đã yêu cầu điều tra”. Quy định này chỉ dừng lại ở việc ĐTV, CQĐT phải chịu trách nhiệm khi không thực hiện YCĐT của VKS nhưng lại không quy định cụ thể trách nhiệm của ĐTV, CQĐT trong trường hợp này là gì, mức độ ra sao, biện pháp xử lý thế nào..., tức là chưa quy định chế tài cụ thể để xử lý trách nhiệm của ĐTV, CQĐT khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ kịp thời yêu cầu điều tra dẫn đến vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung đối với những vấn đề mà Viện kiểm sát đã yêu cầu điều tra.
- Khoản 2 Điều 11 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC- BCA-BQP về quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS: “Trường hợp CQĐT không thực hiện những yêu cầu điều tra của VKS thì nêu rò lý do trong Bản kết luận điều tra…”. Theo chúng tôi, quy định này chưa thực sự phù hợp và mâu thuẫn với Điều 167 BLTTHS năm 2015 quy định CQĐT phải thực hiện YCĐT của VKS. Chỉ trong trường hợp CQĐT không thể thực hiện được những YCĐT của VKS vì lý do khách quan, bất khả kháng thì mới được chấp
nhận; còn những trường hợp vì lý do chủ quan, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của ĐTV thì không thể chấp nhận mà phải yêu cầu CQĐT thực hiện các nội dung YCĐT của VKS.
2.4.2. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế, vướng mắc
Nguyên nhân khách quan
Các quy định trên chưa quy định cụ thể, đầy đủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của KSV, của ĐTV trong việc đề ra YCĐT và thực hiện YCĐT; chưa có sự phân định rạch ròi mối quan hệ phối hợp và chế ước giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra, giữa KSV và ĐTV trong việc thực hiện YCĐT dẫn đến việc nhận thức và thi hành các quy định pháp luật tố tụng hình sự về YCĐT trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự về chức vụ còn có hạn chế, thiếu sót.
Nguyên nhân chủ quan
- Một số ĐTV, Lãnh đạo Lãnh đạo Cơ quan điều tra chưa thực sự quan tâm và hiểu đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về YCĐT của KSV, về trách nhiệm thực hiện yêu cầu điều tra của ĐTV, do đó khi được phân công điều tra vụ án hình sự về chức vụ, ĐTV đã thực hiện không đầy đủ, không nghiêm túc các nội dung yêu cầu điều tra của KSV.
- Quan hệ phối hợp giữa KSV với ĐTV, giữa Viện kiểm sát với CQĐT trong việc thực hiện các quy định pháp luật tố tụng hình sự về YCĐT của KSV trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ có lúc, có nơi còn thiếu chặt chẽ và mang tính hình thức.
Kết luận chương 2
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, VKSND hai cấp tỉnh Đồng Nai đã áp dụng nhiều biện pháp tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra ngay từ khi khởi tố vụ án hình sự và trong suốt quá trình điều tra, trong đó có hoạt động tăng cường trách nhiệm công tố trong việc đề ra YCĐT của KSV đối với các vụ án hình sự nói chung và các vụ án hình sự về chức vụ nói riêng, giúp cho hoạt động điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ của ĐTV, của CQĐT được khách quan, nhanh chóng và kịp thời để làm rò tội phạm, người phạm tội và những vấn đề phải chứng minh trong vụ án. Qua đó, nhiều vụ án về chức vụ nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm trên địa bàn Đồng Nai đã được điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, có căn cứ, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phương. Bên cạnh đó, chất lượng điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án hình sự về chức vụ vẫn còn có những tồn tại, hạn chế dẫn đến vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc bị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hủy án để điều tra lại vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân cơ bản và chủ yếu là do một số KSV chậm đề ra YCĐT hoặc đề ra các nội dung YCĐT chưa chính xác, thiếu căn cứ; một số ĐTV chưa đề cao trách nhiệm trong việc thực hiện YCĐT của KSV; một số quy định của pháp luật tố tụng hình sự về YCĐT của KSV còn chưa cụ thể và đầy đủ, khó áp dụng trong thực tiễn.
Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG YÊU CẦU ĐIỀU TRA CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ CHỨC VỤ
3.1. Tăng cường nhận thức, trách nhiệm về yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự về chức vụ
Thực tiễn cho thấy, chỉ có nhận thức đúng về yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự về chức vụ thì mới giúp cho việc đề ra YCĐT của KSV và việc thực hiện YCĐT của ĐTV đạt chất lượng, hiệu quả, do vậy:
- Đối với KSV, Lãnh đạo Viện kiểm sát 02 cấp tỉnh Đồng Nai
+ Tiếp tục quán triệt, nhận thức rò ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đề ra YCĐT khi thực hiện nhiệm vụ THCQT và KSĐT trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự về chức vụ; phải xác định việc đề ra YCĐT là nhiệm vụ bắt buộc của KSV trong quá trình THQCT, KSĐT các vụ án hình sự về chức vụ; nghiên cứu đầy đủ, chính xác các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan để giải quyết vụ án hình sự về chức vụ kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật, đây là nhân tố quan trọng đảm bảo chất lượng đề ra YCĐT, đồng thời, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và của ngành Kiểm sát khi đề ra YCĐT trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự về chức vụ như đã nêu ở Mục 1.2.
+ Tăng cường trách nhiệm của KSV trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự về chức vụ. Theo đó, KSV phải nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách nghiêm túc, có phương pháp nghiên cứu khoa học để xác định chính xác những nội dung YCĐT quan trọng để yêu cầu ĐTV thực hiện; phải kiểm sát chặt chẽ hoạt động điều tra của ĐTV đảm bảo các nội dung YCĐT được thực
hiện đầy đủ, kịp thời. KSV phải thực hiện đầy đủ các thao tác nghiệp vụ tố tụng theo quy định mới của BLTTHS như: Có mặt để kiểm sát các hoạt động khám xét, hỏi cung, lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra…; yêu cầu ĐTV gửi đầy đủ, đúng thời hạn các biên bản, tài liệu thu thập được theo quy định tại khoản 5 Điều 88 BLTTHS để nghiên cứu, kịp thời đề ra YCĐT bổ sung cũng như phát hiện kịp thời những thiếu sót, mâu thuẫn trong quá trình điều tra để yêu cầu ĐTV khắc phục.
- Đối với ĐTV, Lãnh đạo Cơ quan điều tra 02 cấp tỉnh Đồng Nai.
+ Quán triệt, nhận thức rò ý nghĩa và tầm quan trọng của YCĐT của KSV trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ nhằm định hướng cho hoạt động điều tra thu thập tài liệu chứng cứ của ĐTV được kịp thời, khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật để làm rò tội phạm, người phạm tội và những vấn đề khác có liên quan trong vụ án, góp phần đảm bảo cho việc điều tra, xử lý các vụ án hình sự về chức vụ đúng quy định của pháp luật, chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm.
+ Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho đội ngũ Điều tra viên Cơ quan điều tra 02 cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; về ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp và vai trò của mình khi được phân công điều tra, giải quyết các vụ án hình sự về chức vụ. Đề cao trách nhiệm của ĐTV trong việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung YCĐT của KSV cũng như các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về YCĐT của KSV trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ.
3.2. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ
- Đề nghị sửa đổi quy định tại Điều 167 BLTTHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về trách nhiệm của CQĐT, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc thực hiện các yêu cầu, quyết định của Viện
kiểm sát trong giai đoạn điều tra, trong đó có YCĐT. Theo đó, cần bổ sung những quy định có tính bắt buộc đủ mạnh đối với ĐTV, cán bộ điều tra của CQĐT, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ YCĐT của VKS.
Đề nghị bổ sung quy định tại Điều 49, Điều 51 BLTTHS 2015 về việc thay đổi ĐTV, khi có căn cứ cho rằng ĐTV, cán bộ điều tra thiếu trách nhiệm, cẩu thả trong quá trình điều tra, không tiến hành hết các biện pháp điều tra theo YCĐT của VKS thì VKS có quyền yêu cầu Thủ trưởng CQĐT thay đổi ĐTV, cán bộ điều tra.
- Đề nghị sửa đổi bổ sung điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 quy định
việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo hướng cần quy định rò trách nhiệm và biện pháp xử lý (chế tài) cụ thể đối với ĐTV, CQĐT khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ kịp thời YCĐT dẫn đến vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc phải đình chỉ do không phạm tội đối với những vấn đề mà VKS đã yêu cầu điều tra.
- Khoản 2 Điều 11 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT/VKSNDTC- BCA-BQP ngày 19/10/2018 về quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS quy định: “Trường hợp Cơ quan điều tra không thực hiện yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát … thì Cơ quan điều tra phải nêu rò lý do trong bản kết luận điều tra.”. Theo chúng tôi, cần phải bỏ nội dung này, quy định theo hướng chỉ trường hợp CQĐT không thể thực hiện được những YCĐT của VKS vì lý do khách quan, bất khả kháng thì mới được chấp nhận và nêu rò lý do trong Bản kết luận điều tra; còn những trường hợp vì lý do chủ quan, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của ĐTV thì không thể chấp nhận mà phải yêu cầu CQĐT thực hiện các nội dung YCĐT của VKS.