Kết quả đúng như cách giải theo công thức trên là chọn phương án 2 xây dựng doanh nghiệp công suất vừa vì tổng giá trị mong đợi ở phương án này cao nhất là 105.
d. Chuyển ra quyết định lựa chọn công suất từ điều kiện không chắc chắn sang điều kiện chắc chắn
Trong thực tế đối với doanh nghiệp vấn đề tìm hiểu nhu cầu thị trường đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu doanh nghiệp không biết được nhu cầu thị trường, doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn. Nhưng doanh nghiệp có thể chuyển từ điều kiện không chắc chắn sang điều kiện chắc chắn bằng cách bỏ chi phí điều tra nhu cầu thị trường hoặc mua thông tin từ những công ty tư vấn.
Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp có nên mua thông tin đó không? Và giá thông tin tối đa là bao nhiêu thì nên mua. Ta có thể tính nhờ công thức sau:
EVPI=EMVmc-EMVr (3.4)
Trong đó:
EVPI: giá trị của thông tin;
EMVmc : giá trị tiền tệ mong đợi trong điều kiện chắc chắn; EMVr : giá trị tiền tệ mong đợi trong điều kiện rủi ro.
Trong ví dụ trên EMVmc=100.0,3+120.0,5+160.0,2=122 triệu đồng. Vậy giá trị thông tin lớn nhất mà doanh nghiệp có thể mua:
EVPI=122–105 = 17 triệu đồng.
3.2.5.2. Phân tích hòa vốn trong lựa chọn công suất
Phân tích hòa vốn là tìm mức công suất mà ở đó doanh nghiệp có chi phí đúng bằng doanh thu. Phương pháp này được áp dụng để xác định công suất trong ngắn hạn. Để xác định công suất hồ vốn cần xác định được chi phí cố định và chi phí biến đổi từng phương án.
Chi phí cố định là chi phí không phụ thuộc vào mức công suất sản xuất của doanh nghiệp. Đó là chi phí khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng ...
Chi phí biến đổi là khoản chi phí thay đổi theo mức công suất sản xuất. Chi phí này bao gồm tiền lương, nguyên vật liệu ...
Gọi tổng chi phí cố định là FC; chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm là AVC; tổng chi phí là TC; doanh thu là TR; giá bán một đơn vị sản phẩm làPr ; khối lượng sản xuất là Q.
Ta có: TR = Q. Pr và TC = FC + Q.AVC.
Tại điểm hòa vốn: TR = TC hay Q. Pr = FC + Q.AVC.
FC
=> QHV =
Về mặt giá trị ta có:
FC
𝑃𝑟 −AVC
(3.5)
TRHV = Q. Pr =
𝑃𝑟 −AVC
.Pr (3.6)
Về mặt hình học ta có thể biều diễn như sau:
AVC
Công suất
Chi phí
Hình 3.6: Điểm hòa vốn trong lựa chọn công suất
Ví dụ: Lốp xe máy do nhà máy cao su Sao vàng sản xuất có chi phí cố định cả năm là 300.000.000 đồng. Chi phí nguyên liệu là 80.000 đồng/chiếc. Chi phí tiền lương là 10.000 đồng/chiếc. Giá bán một lốp là 150.000 đồng/chiếc.
Yêu cầu:Hãy tính doanh thu và công suất hòa vốn của nhà máy. Ta có:
TRHV
FC
1Vc
Pr
300.000.0000
1(80.000 10.000)
150.000
750.000.000
Q 300.000.000
150.000 (80.000 10.000)
5.000
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG
1. Thiết kế sản phẩm nhằm đảm bảo đúng những gì mà thị trường yêu cầu và phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp.
Thiết kế quy trình công nghệ là việc xác định những yếu tố đầu vào cần thiết như máy móc, thiết bị, trình tự các bước công việc và những yêu cầu kỹ thuật để có khả năng tạo ra những đặc điểm sản phẩm đã thiết kế. Khâu này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho các hoạt động cung ứng, chuẩn bị sản xuất của doanh nghiệp.
2. Khi thiết kế sản phẩm cần dựa vào các tiêu thức sau:
- Khả năng tiềm tàng của sản phẩm;
- Tốc độ phát triển sản phẩm;
- Chi phí cho sản phẩm;
- Chi phí cho chương trình phát triển sản phẩm.
3. Khi quyết định lựa chọn công nghệ, người ta thường xem xét 4 yếu tố cạnh tranh chủ yếu sau:
- Chi phí cung cấp sản phẩm cho thị trường;
- Tốc độ cung cấp sản phẩm cho thị trường;
- Chất lượng sản phẩm do công nghệ tạo ra;
- Tính linh hoạt của công nghệ.
4. Công tác tổ chức thiết kế sản phẩm, công nghệ bao gồm 3 nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, tổ chức hệ thống các bộ phận tham gia các hoạt động nghiên cứu, thiết kếsản phẩm và công nghệ mới.
Thứ hai, tổ chức các hoạt động nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và công nghệ mới. Thứ ba, tổ chức lực lượng cán bộ nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, công nghệ mới.
5. Quy trình thiết kế sản phẩm (từ khi hình thành ý tưởng sản phẩm tới khi đưa sản phẩm vào sản xuất) thường là một chu trình lặp lại nhiều vòng.
6. Công suất là khả năng sản xuất của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian. Có 3 loại công suất: công suất thiết kế, công suất có hiệu quả và công suất thực tế.
7. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị công suất: Nhu cầu sản phẩm và đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ; đặc điểm và tính chất của công nghệ sử dụng; trình độ tay nghề và tổ chức của lực lượng lao động trong doanh nghiệp; diện tích mặt bằng, nhà xưởng và bố trí kết cấu hạ tầng trong doanh nghiệp.
8. Trình tự hoạch định công suất:
- Ước tính nhu cầu công suất;
- Tiến hành so sánh giữa nhu cầu sản phẩm với công suất hiện có để xác định công suất cần bổ sung;
- Xây dựng các phương án kế hoạch công suất khác nhau;
- Đánh giá các chỉ tiêu tài chính, kinh tế - xã hội và công nghệ của từng phương án kế hoạch đưa ra;
- Lựa chọn phương án kế hoạch công suất thích hợp nhất đối với tình hình thực tế của doanh nghiệp và đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp đã đề ra.
9. Các yêu cầu khi xây dựng và lựa chọn các phương án công suất:
- Đảm bảo tính linh hoạt;
- Phải có cách nhìn tổng hợp khi hoạch định công suất;
- Xây dựng nhiều phương án công suất khác nhau để lựa chọn phương án tối ưu;
- Ngay từ khi xây dựng phương án công suất cần chỉ ra những chi phí tác nghiệp cần thiết;
- Khi quyết định lựa chọn phương án công suất cần phân tích xem xét kỹ mối quan hệ của công suất với quy mô và đặc điểm nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm.
10. Các phương pháp hỗ trợ lựa chọn phương án kế hoạch công suất:
- Sử dụng lý thuyết quyết định trong lựa chọn công suất;
- Phân tích hòa vốn trong lựa chọn công suất;
- Sử dụng đường kinh nghiệm trong quyết định công suất.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Cho biết tầm quan trọng của thiết kế sản phẩm và quá trình sản xuất. Tại sao thiết kế sản phẩm, công nghệ lại là nội dung rất quan trọng của quản trị sản xuất giai đoạn hiện nay.
Câu 2. Trình bày khái niệm và thực chất của thiết kế sản phẩm và công nghệ.
Câu 3. Trình bày những nội dung chủ yếu của hoạt động thiết kế sản phẩm.
Trong thiết kế sản phẩm cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Câu 4. Trình bày những nội dung và yêu cầu chủ yếu của thiết kế công nghệ.
Câu 5. Quy trình thiết kế sản phẩm, công nghệ bao gồm những bước nào?
Câu 6. Nghiên cứu cơ bản bao gồm những hoạt động nào? Cho biết nguồn nảy sinh các ý tưởng sản phẩm, công nghệ mới.
Câu 7. Anh (chị) hãy cho biết công suất là gì? Có những loại công suất nào? Có thể đánh giá tình hình quản lý công suất qua những chỉ tiêu nào và tại sao phải dùng đồng thời các chỉ tiêu đó?
Câu 8. Anh (chị) hãy cho biết hoạch định công suất là gì? Để hoạch định công suất cần thực hiện các nội dung nào?
Câu 9. Anh (chị) hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định công suất.
Câu 10. Hãy cho biết những yêu cầu chủ yếu trong hoạch định công suất.
Câu 11. Lựa chọn phương án công suất trong điều kiện rủi ro cần căn cứ vào những yếu tố nào? Cho biết mục đích, ý nghĩa của cách lựa chọn công suất trong điều kiện rủi ro.
Câu 12. Cho biết ý nghĩa của việc xác định giá trị thông tin trên thị trường và cách xác định giá trị của thông tin trên thị trường.
BÀI TẬP
Bài 1
Một công ty sản xuất nguyên liệu nhựa PVC đang xem xét việc mở rộng sản xuất, nâng cao công suất, có 4 phương án về công suất như sau:
Phương án 1: Xây dựng một nhà máy lớn, công suất 25.000 tấn/năm. Phương án 2: Xây dựng một nhà máy vừa, công suất 10.000 tấn/năm. Phương án 3: Xây dựng một nhà máy nhỏ, công suất 5.000 tấn/năm. Phương án 4: Không xây dựng nhà máy nào cả.
Tình hình thị trường có thể thuận lợi (E1) hoặc không thuận lợi (E2). Các số liệu về lợi nhuận tính cho 1 năm sản xuất bình thường và xác suất xảy ra các trạng thái thị trường, công ty đã dự tính được như trong bảng sau:
Đơn vị: 103 USD
E1 – thị trường tốt | E2– thị trường xấu | |
Phương án 1 | 100 | -90 |
Phương án 2 | 60 | -10 |
Phương án 3 | 40 | -5 |
Phương án 4 | 0 | 0 |
Xác suất | 0.4 | 0.6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Và Bản Chất Của Thiết Kế Sản Phẩm Và Công Nghệ
- Tổ Chức Công Tác Thiết Kế Sản Phẩm Và Công Nghệ
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạch Định Công Suất
- Định Vị Doanh Nghiệp Và Bố Trí Sản Xuất Trong Doanh Nghiệp
- Kiểm Tra Tính Tối Ưu Của Lời Giải Bằng Phương Pháp Modi
- Lập Hàng Giả Trong Bài Toán Có Lượng Cung Nhỏ Hơn Cầu
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
Yêu cầu: Công ty nên lựa chọn phương án quy mô (công suất) nào để xây dựng nhà máy?
Bài 2
Công ty X sau khi nghiên cứu thị trường có dự đoán nhu cầu trong thời gian tới theo 3 dự án như sau: Có nhu cầu thấp xác suất 0,25, nhu cầu vừa xác suất 0,4 và nhu cầu cao xác suất 0,35.
Công ty đề ra 3 phương án khác nhau để tăng công suất của mình: làm thêm giờ, lấy thêm người hoặc làm ca 2. Lợi nhuận đưa lại theo 3 phương án được cho như sau:
Dự kiến nhu cầu | |||
Nhu cầu thấp (Xác suất 0,25) | Nhu cầu vừa (Xác suất 0,40) | Nhu cầu cao (Xác suất 0,35) | |
Làm thêm giờ | 500 | 700 | 900 |
Làm thêm người | 300 | 500 | 1.000 |
Làm thêm ca | 0 | 200 | 2.000 |
Yêu cầu: Theo anh (chị), công ty nên chọn phương án nào?
Bài 3
Một công ty sản xuất dụng cụ điện hiện đang sản xuất một loại hàng A có chi phí biến đổi là 5.000 đồng/đơn vị sản phẩm. Giá bán 10.000 đồng/đơn vị sản phẩm. Tổng chi phí cố định là 140.000.000 đồng.
Sản lượng hiện tại là 30.000 đơn vị sản phẩm. Công ty có khả năng cải tiến chất lượng sản phẩm bằng cách trang bị thêm một thiết bị mới với mức chi phí đầu tư thêm là 60.000.000 đồng. Trong trường hợp này chất lượng sản phẩm được tăng lên nhưng chi phí biến đổi cho 1 đơn vị sản phẩm giờ đây là 6.000 đồng và sản lượng tiêu thụ tăng lên được 50.000 đơn vị sản phẩm. Công ty có nên mua thêm thiết bị mới không?
Bài 4
Một nhà quản trị đang lựa chọn nên mua 1, 2 hay 3 máy để phục vụ cho việc sản xuất trong thời gian tới. Chi phí cố định và sản lượng ứng với số lượng máy được cho trong bảng sau :
Tổng chi phí cố định hàng năm (USD) | Sản lượng (sản phẩm) | |
1 | 9.600 | 0 – 300 |
2 | 15.000 | 301 – 600 |
3 | 20.000 | 601 – 900 |
Biết chi phí biến đổi đơn vị là 10$/ sản phẩm và giá bán là 40$/ sản phẩm.
Yêu cầu:
a. Xác định điểm hòa vốn cho từng lựa chọn.
b. Lượng cầu kế hoạch hàng năm vào khoảng 580 cho đến 660 sản phẩm. Lựa chọn phương án tối ưu cho doanh nghiệp.
Bài 5
Một nhà quản trị đang lựa chọn nên mua 1, 2 hay 3 máy để phục vụ cho việc sản xuất trong thời gian tới. Chi phí cố định và số lượng dự kiến sản xuất ứng với số lượng máy được cho trong bảng sau:
Tổng chi phí cố định hàng năm (đơn vị: $) | Sản lượng đầu ra (đơn vị: sản phẩm) | |
1 | 9600 | 0 – 350 |
2 | 15.000 | 350 – 650 |
3 | 20.000 | 650 – 900 |
Biết chi phí biến đổi đơn vị là 10$/ sản phẩm và giá bán là 40$/ sản phẩm.
Yêu cầu:
a. Xác định điểm hòa vốn tương ứng với từng phương án lựa chọn.
b. Nếu nhu cầu hàng năm của doanh nghiệp là 350 sản phẩm doanh nghiệp nên chọn phương án nào?
Bài 6
Một công ty dự định thuê một dây chuyền công nghệ mới để sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu nhân dịp Noel 2015. Chi phí thuê dây chuyền 1 tháng là 6.000$, chi phí biến đổi đơn vị là 2$/ sản phẩm và giá bán của sản phẩm này là 7$/ sản phẩm.
Yêu cầu:
a. Nếu trong tháng, công ty sản xuất được 1.000 sản phẩm thì lợi nhuận thu được là bao nhiêu?
b. Nếu công ty muốn đạt mức lợi nhuận trong tháng là 4.000$ thì phải sản xuất với số lượng bao nhiêu?
Bài 7
Nhà quản trị của một công ty đang xem xét 2 phương án lựa chọn là nên mua hay tự sản xuất một loại sản phẩm phục vụ cho dịp Tết. Chi phí của từng phương án được cho ở bảng sau :
Phương án | ||
Tự làm | Mua | |
Chi phí cố định hàng năm ($) | 150.000 | 0 |
Chi phí biến đổi đơn vị ($) | 60 | 80 |
Yêu cầu: Doanh nghiệp nên lựa chọn phương án nào nếu doanh nghiệp cần 12000 sản phẩm.
Bài 8
Một rạp hát có công suất thiết kế là 200 chỗ ngồi/ buổi chiếu, công suất thực tế là 80 chỗ ngồi/ buổi chiếu, công suất hiệu quả là 100 chỗ ngồi/ buổi chiếu. Xác định mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của công suất.