Tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai - 2

Từ những luận giải trên, học viên chọn vấn đề “Tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự là đáp ứng yêu cầu cấp thiết hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Từ trước đến nay, các công trình tiếp cận ở góc độ THQCT của VKSND được các tác giả quan tâm và nghiên cứu rất nhiều. Có thể kể tới các giáo trình Luật TTHS, sách và giáo trình về nghiệp vụ kiểm sát, các đề tài luận án, luận văn về hoạt động THQCT được giảng dạy và lưu hành trong hệ thống các trường Đại học Luật, trường kiểm sát. Tuy vậy, các công trình đề cập tới tranh tụng nói chung và đặc biệt là hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Tới thời điểm hiện tại, liên quan đến hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự có thể kể đến một số công trình sau đây:

- Nguyễn Văn Điệp (2003), Tranh luận tại phiên toà - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Tư pháp, Hà Nội.

- Trần Văn Độ (2003), Vai trò của tranh tụng trong hoạt động xét xử của toà án, Đề tài nghiên cứu khoa học, Bộ Tư pháp, Trường đào tạo chức danh tư pháp, Hà Nội.

- Dương Thanh Biểu (2007), Bàn về việc tranh luận của kiểm sát viên tại phiên toà hình sự sơ thẩm, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

- Phan Thu Hằng (2010), Đảm bảo chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên toà xét xử các vụ án Hình sự ở tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

- Nguyễn Thu Hiền (2012), Cơ sở lý luận và thực tiễn của nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

- Nguyễn Công Thắng (2020), Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ Luật, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

- Lê Tiến Trung (2017), Tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự từ thực tiễn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ Luật, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

- Bài viết “Một số kỹ năng cơ bản về đối đáp, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự”,Vi Trường Xuân, Tạp chí kiểm sát online 5/2019.

- Bài viết Bàn về việc tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên toà hình sự sơ thẩm”, Dương Thanh Biểu, Tạp chí kiểm sát số 13/2007.

Tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai - 2

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đa phần ở góc độ của tranh tụng, không nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên. Mặt khác nhiều công trình nghiên cứu trong bối cảnh Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật TTHS năm 2015 chưa được ban hành, chưa có hiệu lực pháp luật. Cũng chưa có công trình nghiên cứu thực hiện trên trong phạm vi thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Do đó, việc nghiên cứu đề tài: “Tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” là vấn đề có tính mới và không trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu trước đây.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

- Bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.

- Đánh giá những ưu điểm, tìm ra những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai tại phiên tòa sơ thẩm hình sự từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Nghiên cứu tài liệu, hệ thống hóa và phân tích làm rò những vấn đề lý luận về hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự, trên cơ sở đó bổ sung, góp phần hoàn thiện lý luận này.

- Khảo sát thực tế, nghiên cứu, thu thập số liệu, lấy ý kiến đóng góp trực tiếp trên cơ sở đó phân tích làm rò thực trạng tranh luận của Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai tại phiên sơ thẩm hình sự giai đoạn 2016 – 2020. Trên cơ sở đó làm rò những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, thiếu sót và xác định nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai tại phiên tòa sơ thẩm hình sự trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên VKSND tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.

- Về chủ thể: Kiểm sát viên và hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Về không gian: Phân tích số liệu trong phạm vi thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Về thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2020.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. Hệ thống quan điểm của Học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật nói chung và mối quan hệ giữa pháp luật và chất lượng của Kiểm sát viên nói riêng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cũng như các

quan điểm về xây dựng và thực hiện pháp luật trong thời kỳ mới.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: Phương pháp phân tích số liệu, tài liệu; phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh số liệu thống kê; phương pháp tổng kết thực tiễn; phương pháp điều tra điển hình.


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về lý luận hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. Đồng thời, là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật và đào tạo các chức danh tư pháp.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Là tài liệu để lãnh đạo VKSND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai tham khảo để đưa ra những chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.

- Là tài liệu để các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên ngành Kiểm sát nói chung, VKSND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai tham khảo nhằm tổ chức và thực hiện tốt hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.

7. Kêt cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn được chia làm 03 chương:

Chương 1. Lý luận và lịch sử lập pháp về tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên toa sơ thẩm hình sự.

Chương 2. Thực trạng pháp luật hiện hành về tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự và thực tiễn áp dụng tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

Chương 3. Yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Biên Hòa.

Chương 1

LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ LẬP PHÁP VỀ TRANH LUẬN CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM


1.1. Khái niệm tranh luận và tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

1.1.1. Khái niệm tranh luận

Tranh luận không phải là một thuật ngữ xa lạ với đời sống con người, nhất là khi con người tham gia vào các hoạt động có tính xã hội. Thực tế trong quá trình con người tham gia vào các hoạt động học tập, lao động và các hoạt động xã hội khác nhau thì việc tranh luận vẫn diễn ra một cách thường xuyên ở bất cứ nơi đâu, giữa bất kỳ những người nào và về bất kỳ vấn đề gì. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu đúng về thuật ngữ tranh luận để từ đó có thể thực hiện việc tranh luận một cách đúng đắn. Đâu đó trong cuộc sống hàng ngày, có quan điểm cho rằng tranh luận đơn thuần là việc tranh cãi giữa người này với người khác, nhóm người này với nhóm người khác. Mặc dù ranh giới giữa tranh luận và tranh cãi có thể là rất mong manh, tuy vậy tranh luận và tranh cãi là hai khái niệm khác nhau.

“Tranh luận” và “Tranh cãi” đều là việc dùng “lý lẽ, lý luận” để thể hiện ý, thể hiện quan điểm. Tuy vậy, chúng lại khác nhau về mục đích. Tranh cãi có mục đích bảo vệ cái tôi, cái quan điểm của mình một cách cứng nhắc, nhằm vào “cái” sơ hở, điểm yếu của bên đối lập để phản bác mà không quan tâm đến những lý lẽ hay, lý lẽ đúng do bên đối lập đưa ra. Sau tranh cãi thường đưa các bên đối lập vào tình trạng thắng thì hả hê, tự cao, tự mãn; thua thì cay cú, bực tức.

Khác với tranh cãi, tranh luận hướng đến lợi ích chung đó là tìm ra sự đúng đắn của vấn đề được đưa ra bàn luận. Đề cập tới tranh luận, Đại từ điển tiếng Việt có đưa ra khái niệm: “Tranh luận là bàn cãi có phân tích lý lẽ để tìm ra lẽ phải” [71]. Như vậy, theo Từ điển tiếng Việt chúng ta có thể hiểu tranh luận là sự bàn luận, sự tranh cãi giữa các bên có quan điểm đối lập nhưng sự bàn luận, sự tranh cãi đó phải kèm theo, phải đưa ra được các lý lẽ, phân tích các lý

lẽ và mục đích là để xác định lẽ phải, xác định sự đúng đắn, chính xác của vấn đề được đề cập tới trong tranh luận.

Khi bàn về vấn đề tranh luận, hai Triết gia Mỹ là Scott F.Aikin và Robert B.Talisse quan điểm rằng: Tranh luận là một quá trình mà thông qua đó chúng ta chuyển tải những lý luận để ủng hộ cho những gì chúng ta tin tưởng. Mục đích của việc chuyển tải những lý luận này là để phô bày chúng ra, nhằm để cho chúng được xem xét và đánh giá. Khi chúng ta tranh luận với một quan điểm có tính chất đối lập, chúng ta cung cấp những lý luận nhằm thể hiện cho đối phương chúng ta thấy sức mạnh của những lý lẽ phía chúng ta, cũng như những điểm yếu trong lý lẽ của phía họ.

Có thể thấy rằng, cách diễn đạt về mặt câu từ có thể khác nhau nhưng về mặt ngữ nghĩa thì các quan điểm đều xác định tranh luận là việc các bên có quan điểm đối lập nêu ra và chuyển tải những lý luận, lý lẽ để ủng hộ cho những gì mà họ tin tưởng là đúng, những lý luận, lý lẽ đó được phân tích một cách chính thức, rò ràng để từng bên bảo vệ luận điểm, quan điểm của mình, mục đích cuối cùng của tranh luận là làm cho từng bên thấy được cái đúng, cái lẽ phải của vấn đề được đưa ra tranh luận. Ở đây, hai bên có quan điểm đối lập luôn ở trong tình thế sẵn sàng và dễ dàng chấp nhận lý luận đúng, lý lẽ đúng của bên kia, cũng như sẵn sàng cùng nhau phân tích, cùng nhau tư duy thêm, sâu hơn về vấn đề tranh luận theo hướng của lý luận đúng. Điều này có nghĩa rằng tranh luận là việc bàn luận và đưa ra lý lẽ để hướng tới tìm ra cái đúng đắn, tìm ra lẽ phải.

Từ những sự phân tích trên, theo tác giả luận văn, tranh luận có thể được khái niệm như sau:

Tranh luận là việc các bên có quan điểm đối lập đưa ra lý luận, lý lẽ và phân tích để bảo vệ quan điểm của mình nhằm mục đích xác định lẽ phải, xác định sự đúng đắn, chính xác của vấn đề được đề cập tới trong tranh luận.

1.1.2. Khái niệm tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.

Về mặt lý luận, phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sự, đó là hình thức hoạt động xét xử lần đầu của Tòa án cấp sơ thẩm trong việc xét xử vụ án hình sự để xem xét và ra phán quyết lần đầu về toàn bộ vụ án hình sự theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Phiên tòa sơ thẩm vụ

án hình sự cũng chính là nơi mà các chủ thể buộc tội và chủ thể gỡ tội thực hiện chức năng tố tụng của mình một cách công khai và đầy đủ nhất. Trình tự, thủ tục của phiên tòa hình sự sơ thẩm phụ thuộc vào mô hình tố tụng, cách thức tiến hành tố tụng của mỗi quốc gia. Hiện nay, xét về cách thức tiến hành tố tụng thì hầu hết các quan điểm đều phân chia mô hình tố tụng trên thế giới thành ba kiểu chủ yếu: Kiểu tố tụng tranh tụng, kiểu tố tụng thẩm vấn và kiểu tố tụng thẩm vấn có đan xen một số yếu tố tranh tụng.

Ở Việt Nam trước đây mô hình tố tụng được thực hiện theo kiểu tố tụng thẩm vấn. Thực hiện quan điểm cải cách tư pháp, đặc biệt là Nghị quyết số 08- NQ/TW, ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, xác định: “Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, đảm bảo tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác …” [5]; Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra phương châm: “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” [6]… thì mô hình tố tụng đã chuyển đổi dần từ kiểu tố tụng thẩm vấn sang kiểu tố tụng thẩm vấn có đan xen một số yếu tố tranh tụng. Với mô hình tố tụng này, thì trình tự, thủ tục của một phiên tòa hình sự sơ thẩm có thể chia ra các giai đoạn: Thứ nhất, Bắt đầu phiên tòa; Thứ hai, Tranh tụng tại phiên tòa; Thứ ba, Nghị án và tuyên án. Như vậy, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm là một thủ tục tố tụng bắt buộc nằm trong giai đoạn Tranh tụng tại phiên tòa, đây cũng là phần thể hiện tập trung nhất, rò nhất nguyên tắc tranh tụng của một phiên tòa hình sự nói chung, phiên tòa hình sự sơ thẩm nói riêng. Tại phần tranh luận, Chủ tọa phiên tòa sẽ điều hành việc tranh luận theo trình tự quy định của luật TTHS mà mục đích cuối cùng của tranh luận là nnguyêhằm làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án.

Dựa trên khái niệm về tranh luận mà tác giả luận văn đã nêu ra ở mục 1.1.1, cùng với sự phân tích như trên, theo tác giả có thể hiểu tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm hình sự “là một thủ tục tố tụng bắt buộc được quy định trong luật TTHS, trong đó các bên (Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa sư và những người tham gia tố

tụng khác) tham gia vào tranh luận đưa ra lý luận, lý lẽ và phân tích để bảo vệ quan điểm của mình về vụ án, về chứng cứ của vụ án để làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án nhằm góp phần cùng với HĐXX giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai cũng như bỏ lọt tội phạm”.

Với mô hình tố tụng thẩm vấn có đan xen một số yếu tố tranh tụng ở Việt Nam thì đối đáp, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự là một yêu cầu khách quan, từng bước đáp ứng các yêu cầu về cải cách tư pháp. Trong đó, Kiểm sát viên THQCT và KSXX tại phiên tòa sơ thẩm hình sự là một chủ thể tham gia vào tranh luận. Cả về mặt lý luận và thực tiễn, trong quá trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, sẽ xảy ra, sẽ xuất hiện các trường hợp, tình huống bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quan điểm đối lập với cáo trạng truy tố của VKSND, kết luận trong luận tội của Kiểm sát viên, cũng như các tình tiết, các chứng cứ đưa ra trong phiên tòa. Trong các trường hợp, tình huống đó trách nhiệm của Kiểm sát viên là phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận, lý giải để đối đáp, tranh luận đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. Như vậy, một tất yếu khách quan trong giai đoạn tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm hình sự là khi có quan điểm đối lập với cáo trạng, luận tội, chứng cứ… mà VKSND, Kiểm sát viên nêu ra thì Kiểm sát viên THQCT và KSXX tại phiên tòa phải thực hiện tranh luận, đối đáp. Tranh luận là một thủ tục bắt buộc tại phiên tòa sơ thẩm hình sự và trách nhiệm tranh luận cũng là trách nhiệm bắt buộc của Kiểm sát viên THQCT và KSXX tại phiên tòa, “Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa” [45, Khoản 2 Điều 322].

Ở góc độ pháp luật, hiện nay luật TTHS quy định về thủ tục tranh luận và trách nhiệm tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự chứ không đưa ra khái niệm tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm là gì. Trong các giáo trình được sử dụng giảng dạy tại hệ thống trường Kiểm sát cũng chưa đưa ra khái niệm. Ở góc độ tổng kết thực thực tiễn hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự, tài liệu tập huấn của VKSND nhân dân tối cao về kỹ năng, đối đáp, tranh luận của Kiểm sát viên… có đưa ra khái niệm:

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí