Nâng Cao Nhận Thức Và Khuyến Khích Cộng Đồng Dân Cư Địa Phương Tích Cực Tham Gia Vào Các Hoạt Động Du Lịch:


cho họ mà còn giúp họ từ bỏ những nghề làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái trước đây của mình như săn bắn động vật, khai thác gỗ và lâm sản trái phép, đốt rừng làm rẫy...

Như đ+ trình bày ở trước, mô hình tổ chức bộ máy quản lý du lịch ở Phong Nha-Kẻ Bàng là chưa phù hợp. Hiện nay, phần lớn các hoạt động du lịch ở PN-KB diễn ra ngoài địa phận của VQG và trên địa phận các x+ không thuộc sự quản lý của VQG. Trong khi đó, bộ máy quản lý ở đây không có sự tham gia của chính quyền địa phương, của các ngành liên quan. Chính vì vậy, cần nhanh chóng thành lập Ban Quản lý Khu du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch với các thành viên đại diện cho các cấp, các ngành liên quan, địa phương có VQG và BQL VQG. Ban Quản lý Khu du lịch có thể do một đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban để có thể điều hành được các Thành viên BQL và các đơn vị liên quan. Phó Trưởng Ban Thường trực của BQL là cán bộ chuyên trách do một đồng chí L+nh đạo của BQL VQG PN-KB hoặc Sở Thương mại và Du lịch đảm nhiệm. Thành viên BQL bao gồm các thành viên đại diện cho BQL VQG, huyện Bố Trạch, các x+ Sơn Trạch, Tân Trạch, Thượng Trạch, Phúc Trạch, sở Văn hoá-Thông tin, BQL di tích danh thắng tỉnh, Sở Thương mại và Du lịch, Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm, Ban dân tộc và miền núi và một số đơn vị liên quan. BQL Khu du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng có chức năng quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển; quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ; bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự, an toàn x+ hội; phối hợp với BQL VQG, các địa phương trong vùng tạo điều kiện khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch hợp lý; thực hiện các quy định khách của pháp luật có liên quan.

Giải pháp về tổ chức và quản lý ở PH-KB cần tập trung vào một số nội dung sau:

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn môi trường trong hệ thống tiêu chuẩn


quản lý đối với hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. ¸p dụng tiêu chuẩn ISO để quản lý các hoạt động của các doanh nghiệp kinh du lịch trong mối quan hệ với môi trường.

- Xây dựng quy chế quản lý về sử dụng tài nguyên du lịch một cách bền vững, đồng thời xây dựng cơ chế bảo tồn các giá trị của di sản và bảo vệ môi trường, giữ gìn sinh thái tại VQG.

- Xây dựng Quy chế Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng với sự cam kết của cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương, BQL VQG và cơ quan quản lý môi trường địa phương.

- Tăng cường đầu tư nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới trong quản lý và cung cấp các thông tin về tài nguyên môi trường du lịch như công nghệ thông tin địa lý (GIS), công nghệ viễn thám.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

- Xây dựng chính sách khuyến khích cộng đồng dân cư và chính quyền

địa phương tham gia vào quá trình quản lý các hoạt động du lịch. Đây chính là những người hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động du lịch, nhưng cũng chính là những người phải gánh chịu những tác động tiêu cực do du lịch đem lại. Chính vì vậy, phải khuyến khích chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư tích cực tham gia vào các họat động du lịch, ngay từ khâu quy hoạch, quản lý quy hoạch, giám sát thực hiện, đánh giá tác động của du lịch đến các hoạt động khác.

Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng - 17

- Đề ra các biện pháp giải quyết mâu thuẫn còn tồn tại về lợi ích kinh tế của du lịch giữa các cấp hành chính (nhất là UBND các x+ trong vùng đệm và vùng lõi), Ban Quản lý VQG; giữa cộng đồng dân cư địa phương với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh các hoạt động du lịch, dịch vụ tại Phong Nha-Kẻ Bàng.


3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về văn hoá-xã hội:


3.2.2.1. Nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng dân cư địa phương tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch:

Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Một thời gian dài, là một vùng miền núi, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, Phong Nha-Kẻ Bàng hầu như biệt lập với các vùng lân cận. Do đó, trình độ dân trí nói chung và nhận thức về du lịch, nhất là du lịch bền vững nói riêng của cộng đồng dân cư ở đây còn rất thấp. Trước khi lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch thì việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng ở Phong Nha-Kẻ Bàng là hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với đồng bào các dân tộc ít người sinh sống trong vũng lõi của Vườn Quốc gia. Một số giải pháp cần tập trung triển khai bao gồm:

- Lồng ghép việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phát triển du lịch vào các chương trình, dự án như chương trình phát triển kinh tế-x+ hội vùng

đệm, vùng lõi, chương trình xoá đói giảm nghèo, dự án phát triển du lịch bền vững vì người nghèo, các dự án của các Tổ chức Phi chính phủ trên địa bàn...Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí, nâng cao hiểu biết về phát triển du lịch bền vững cho cư dân địa phương.

- Khuyến khích, hỗ trợ vật chất đối với công tác nâng cao nhận thức về du lịch, nhất là du lịch bền vững; nâng cao hiểu biết cho cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch trong việc bảo vệ, tôn tạo và phát triển các tài nguyên du lịch. Hỗ trợ phương tiện, bố trí đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách và mạng lưới cán bộ phục vụ cho chương trình giáo dục và nâng cao dân trí cho cộng đồng; đồng thời có chính sách đ+i ngộ những cá nhân, tập thể tham gia chương trình này.


- Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch-dịch vụ trên địa bàn đầu tư cho các chương trình đào tạo nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương về phát triển du lịch bền vững, tập huấn các kiến thức về nghiệp vụ du lịch và dịch vụ phục vụ du khách; đồng thời đào tạo và sử dụng lao động của địa phương vào các hoạt động du lịch, kể cả công tác quản lý.

- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia tích cực vào các hoạt

động du lịch; vào nỗ lực bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch; tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường ở các khu du lịch, khu vui chơi giải trí trên địa bàn sinh sống của họ. Bên cạnh việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch như vận chuyển khách du lịch, hướng dẫn du lịch, dịch vụ ăn uống, chụp

ảnh lưu niệm và các dịch vụ khác cần thiết phải hướng dẫn, khuyến khích người dân địa phương cung cấp các hàng hoá, dịch vụ như cung cấp lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng lưu niệm phục vụ du khách.

3.2.2.2. Bảo tồn và phát triển những giá trị văn hoá của các dân tộc ít người vùng Phong Nha-Kẻ Bàng:

Bên cạnh giải pháp ổn định và nâng cao đời sống kinh tế cho đồng bào các dân tộc ít người trong vùng lõi cũng như vùng đệm của VQG, việc bảo tồn và phát triển những giá trị văn hoá của các dân tộc ở PN-KB là hết sức cần thiết. Cần phải đầu tư kinh phí để nghiên cứu, điều tra, sưu tầm, bảo tồn những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của các đồng bào dân tộc ít người ở đây. Xây dựng các chính sách khuyến khích các làng bản, dòng họ, những già làng, trưởng bản có những đóng góp tích cực vào công tác giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Mặt khác, cần tuyên truyền, giáo dục đồng bào các dân tộc loại bỏ các hủ tục lạc hậu; các quan niệm đất, rừng, muông thú là của riêng do tổ tiên họ để lại.

Tranh thủ các nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu, từ các dự án của các tổ chức phi Chính phủ, từ các nguồn tài trợ để nghiên cứu, bảo tồn các giá


trị văn hoá vật thể như: Làng, bản (các kiểu quần cư và hình thái làng, bản); nhà cửa (nhà đất của người Rục, Sách, Mày; nhà sàn của người Khùa, Ma Coong, Trì); y phục; trang sức; công cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình; thức ăn, đồ uống, hút (cơm pồi, bột nhúc, rượu đoák, thuốc lá). Bên cạnh các giá trị văn hoá vật thể, việc nghiên cứu, bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể sẽ góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hoá của các dân tộc ít người ở đây; làm cơ sở để phát triển du lịch làng bản, du lịch văn hoá các dân tộc ít người. Các di sản văn hoá phi vật thể cần tập trung bảo tồn là: Văn nghệ dân gian (các loại truyện cổ, thần thoại, ngụ ngôn, các làn điệu dân ca, các loại nhạc cụ dân gian); Tôn giáo tín ngưỡng (các hình thức tín ngưỡng, thờ cúng); Các tập tục của các tộc người (ma chay, sinh đẻ, chữa bệnh, xin keo, làm nhà); Các luật tục (phạt đền, xử phạt). Bên cạnh đó, cần nghiên cứu tri thức bản địa bao gồm kinh nghiệm, hiểu biết, tập quán của các tộc người ở

đây về phương thức canh tác lúa rẫy, kinh nghiệm chữa bệnh, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật đan lát, dệt vải, kinh nghiệm bảo tồn đa dạng sinh học (ví dụ

đối với người Arem, họ không bao giờ đánh bắt cá ở suối vào trước và trong mùa cá sinh sản). Việc khôi phục các lễ hội truyền thống của các tộc người ở

đây để thu hút khách du lịch cần phải được chú trọng (như các lễ hội Lễ đập trống, Lễ đâm trâu, Lễ lấp lỗ, Lễ cơm mới vẫn còn lưu truyền).

3.2.2.3. Khẩn trương thành lập Đô thị du lịch:

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Du lịch trong thời gian qua ở Phong Nha-Kẻ Bàng, x+ Sơn Trạch (và có thể là x+ Phúc Trạch) đ+ hội đủ các

điều kiện theo Luật Du lịch để có thể trở thành đô thị du lịch. Đây là nơi có DSTNTG; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đ+ được đầu tư xây dựng; có cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch và trong những năm vừa qua, du lịch có vị trí rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương và thu nhập từ du lịch là nguồn thu nhập chính của địa phương


hiện nay. Chính vì vậy, cần khẩn trương thành lập Đô thị Du lịch Phong Nha trên địa bàn x+ Sơn Trạch và có thể mở rộng ra x+ Phúc Trạch trong tương lai không xa.

Việc thành lập Đô thị Du lịch Phong Nha sẽ có tác động rất tích cực

đến việc phát triển du lịch bền vững tại Phong Nha-Kẻ Bàng trên các khía cạnh sau đây:

- Nâng cao được nhận thức của chính quyền và nhân dân địa phương cũng như của các doanh nghiệp trong việc phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng.

- Tranh thủ được sự hỗ trợ từ ngân sách trung ương và địa phương trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án xoá đói giảm nghèo, các dự án nâng cao nhận thức và kiến thức về phát triển du lịch cho cộng đồng dân cư

địa phương.

- Có điều kiện về tổ chức bộ máy, các công cụ, phương tiện để quản lý đô thị theo quy định của pháp luật.

- Đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của du khách khi đến tham quan Phong Nha-Kẻ Bàng (có điều kiện để xây dựng các khu vui chơi giải trí, nâng cấp hệ thống bưu chính viễn thông, hệ thống cung cấp điện, nước sạch, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị...).

- Giảm áp lực cho DSTNTG Phong Nha-Kẻ Bàng. Do phần lớn địa phận x+ Sơn Trạch và Phúc Trạch nằm ngoài ranh giới VQG, nên các dịch vụ du lịch như ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí tại đây sẽ có điều kiện đáp ứng nhu cầu của du khách và tránh được áp lực lên VQG.

3.2.3. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về tài nguyên, môi trường:

3.2.3.1. Bảo tồn các giá trị của Di sản Thiên nhiên Thế giới:


Việc bảo tồn các giá trị của DSTNTG PN-KB vừa có tính cấp bách vừa


có tính cơ bản lâu dài cần phải được triển khai đồng bộ, toàn diện trên quy mô rộng lớn. Giải pháp này đưa ra một số chương trình bảo tồn và quản lý PN-KB chủ yếu như sau:

- Bảo tồn song hành Phong Nha-Kẻ Bàng và Hin Nậm Nô (CHDCND Lào): Phong Nha-Kẻ Bàng và Hin Nậm Nô là hai khu bảo tồn thiên nhiên có biên giới chung giữa Quảng Bình (Việt Nam) và Khăm Muộn (Lào). Chương trình bảo tồn song hành nhằm giải quyết bản chất liên biên giới của các nỗ lực bảo tồn tại vùng Bắc Trường Sơn gồm khu vực Đông Nam Lào và miền Trung Việt Nam. Ngoài việc xây dựng một hệ thống giám sát về sinh thái, kinh tế-x+ hội, giúp đỡ cộng đồng trong vùng ứng dụng những phương thức sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững, chương trình cần triển khai hợp tác liên biên giới giữa Khu Bảo tồn đa dạng sinh học Hin Nậm Nô và VQG PN-KB và giữa các cơ quan có liên quan; xây dựng một chương trình bảo tồn song hành thống nhất. Nội dung chủ yếu của Chương trình này là phối hợp quản lý, hợp tác liên biên giới, bảo tồn song hành có hiệu quả, giám sát hệ sinh thái và kinh tế-x+ hội và xây dựng năng lực cho hai khu bảo tồn.

- Bảo vệ đa dạng sinh học ở PN-KB: Đa dạng sinh học là một giá trị lớn của DSTNTG PN-KB. Rừng ở PN-KB là rừng trên núi đá vôi với nhiều loại gỗ quý hiếm như Trầm hương, Huê mộc, Mun sọc có giá trị kinh tế cao nên việc khai thác bừa b+i đang diễn ra nghiêm trọng. Rừng PN-KB còn là nơi sinh sống của nhiều loài thú quý hiếm, trong khi việc săn bắt các loài thú quý hiếm vì mục đích thương mại đang dẫn đến nguy cơ tuyết chủng của một số loài và làm suy thoái đa dạng sinh học. Mục tiêu của chương trình này là đưa ra những biện pháp và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhằm bảo vệ đa dạng sinh học mang tính toàn cầu của DSTNTG. Nhiệm vụ cụ thể của chương trình bao gồm:


+ Kiểm kê đa dạng sinh học, bao gồm công tác nghiên cứu về phân loại, di truyền và sinh thái học nhằm thống kê các loài, các quần thể và các hệ sinh thái, trong đó chú trọng đến các hệ sinh thái đặc biệt, các loài có ý nghĩa khoa học và kinh tế quan trọng.

+ Giám sát diễn biến của các quần thể (sự phân bố và độ phong phú), các hệ sinh thái quan trọng (thành phần, cấu trúc và chức năng) và sự tác động của con người, của các hoạt động du lịch lên chúng.

+ Nghiên cứu về mặt kinh tế-x+ hội của đa dạng sinh học như hệ thống kiến thức bản địa, điều tra và xác định cơ sở khoa học cho sự phát triển bền vững tài nguyên sinh học, xây dựng vùng đệm và nâng cao đời sống của cộng

đồng dân cư địa phương.


+ Thiết lập mạng lưới quản lý thông tin, xây dựng ngân hàng dữ liệu về

đa dạng sinh học một cách khoa học. Các kết quả về đa dạng sinh học phải

được thống kê về thành phần loài, phân bố, trữ lượng, môi trường sống, quan hệ sống...

+ Đào tạo đa dạng sinh học bao gồm công tác đào tạo cán bộ quản lý và tuyên truyền giáo dục cộng đồng kiến thức về đa dạng sinh học nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ của cộng đồng.

3.2.3.2. Bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch:


Là một DSTNTG, giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch ở PN-KB phải được đặt lên hàng đầu. Việc phát triển Du lịch bền vững

đòi hỏi phải quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát triển tất cả các dạng tài nguyên

để chúng ta trong khi có thể đáp ứng các nhu cầu về kinh tế, x+ hội, môi trường, thẩm mỹ thì vẫn duy trì được bản sắc văn hoá dân tộc, sự đa dạng sinh học, các quá trình sinh thái cơ bản cũng như các hệ đảm bảo cuộc sống cho các thế hệ hiện nay và mai sau.

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 01/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí