Cơ Sở Pháp Lý Điều Chỉnh Hoạt Động Kiểm Toán Độc Lập


● Thứ ba, hoạt động kiểm toán phải bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan. Ba yêu cầu này này được coi như tôn chỉ của nghề nghiệp KTĐL. Trong đó, nguyên tắc độc lập của của hoạt động kiểm toán là yêu cầu quan trọng nhất và phản ánh ở tên gọi của kiểm toán “độc lập”. Nó đòi hỏi hoạt động kiểm toán phải độc lập cả về nội dung (cách thức tiến hành) và về hình thức (mối quan hệ) đối với đơn vị được kiểm toán. Thiếu đi tính độc lập, các KTV khó mà có thể đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu cuộc kiểm toán.

● Thứ tư, hoạt động kiểm toán phải giữ bí mật thông tin của khách hàng. Nguyên tắc này luôn được ghi nhận trong hợp đồng kiểm toán như một sự mặc định. Thông tin được cung cấp cho KTV là vấn đề rất quan trọng, nhạy cảm với khách hàng. Do vậy ngay cả khi không đề cập trong hợp đồng thì quy tắc đạo đức nghề nghiệp cũng yêu cầu kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải bảo mật thông tin khách hàng.

1.1.3. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động kiểm toán độc lập

Sau khi Việt Nam mở cửa phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế từ cuối những năm 1980, dịch vụ KTĐL bắt đầu hình thành và phát triển. Khách hàng có nhu cầu về dịch vụ kiểm toán ngày càng đa dạng như các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp có vốn nhà nước, công ty cổ phần đại chúng…Do vậy, Nhà nước cũng đã dần ban hành có quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động KTĐL. Khởi điểm đầu tiên phải kể đến là Nghị định 07/CP của Chính Phủ ban hành ngày 19/01/1994 và Thông tư 22/TC/CĐKT của Bộ Tài Chính ban hành ngày vào hai tháng sau đó. Đây là những văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên về Quy chế KTĐL. Mười năm sau đó, Chính phủ và Bộ Tài chính đã lần lượt ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP (ngày 30/03/2004) và Thông tư 64/2004/TT-BTC (ngày 29/06/2004) để thay thế cho Nghị định 07/CP và Thông tư 22/TC/CĐKT nêu trên để đáp ứng với thực tiễn về hoạt động của KTĐL.

Cho đến nay, hoạt động KTĐL đã có khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoàn thiện hơn khá nhiều so với trước đây. Đó là các luật, các nghị định, thông tư hướng dẫn và chuẩn mực nghề nghiệp kiểm toán, bao gồm:

● Thứ nhất là những quy định mang tính pháp lý là những quy định bắt buộc của Nhà nước được quy định bởi các văn bản pháp luật như: Luật, Nghị định, Thông tư liên quan để bảo đảm việc quản lý thống nhất nhà nước trong lĩnh vực KTĐL trên toàn bộ quốc gia. Các văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực hiện hành bao gồm:

Luât KTĐL số 67/2011/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 29/03/2011. Có thể nói đây là khung pháp lý cao nhất về hoạt động KTĐL ở Việt Nam. Bên cạnh đó còn có


một số văn bản quy phạm pháp luật dưới luật như: Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật kiểm toán độc lập; Nghị định 151/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 17/2012/NĐ-CP; Nghị định 84/2016/NĐ-CP về tiêu chuẩn KTV hành nghề, DNKT được phép kiểm toán cho các tổ chức có lợi ích công chúng; Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt thuộc lĩnh vực KTĐL…

Thông tư 203/2012/TT-BTC quy định về thủ tục kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Thông tư số 214/2012/TT-BTC quy định về hệ thống chuẩn mực kiểm toán; Thông tư 183/2013/TT-BTC về KTĐL đối với doanh nghiệp có lợi ích công chúng; Thông tư số 157/2014/TT-BTC quy định về kiểm toán chất lượng dịch vụ KTĐL; Thông tư số 91/2017/TT-BTC quy định về việc thi, cấp chứng chỉ KTV; Thông tư số 202/2012/TT- BTC quy định về đăng ký hành nghề kiểm toán.

● Thứ hai là những quy định mang tính chuẩn mực nghề nghiệp về hoạt động KTĐL, hay còn gọi là Chuẩn mực kiểm toán. Về cơ bản thì chuẩn mực kiểm toán là những quy định chuyên môn về thủ tục, trình tự KTĐL, đạo đức nghề nghiệp mà KTV và DNKT phải tuân thủ…Vì lý do đặc thù của công việc kiểm toán khá phức tạp, nên chuẩn mực kiểm toán là yêu cầu tất yếu để làm cho người sử dụng BCTC an tâm hơn với chất lượng báo cáo kiểm toán.

Ở nhiều nước trên thế giới, chuẩn mực kiểm toán do hội nghề nghiệp kiểm toán ban hành. Chuẩn mực kiểm toán lần lượt được ban hành ở các nước như Mỹ (1948), Đức (1964), Pháp (1971), Anh (1980)…Tổ chức Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) cũng cho ban hành chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) và các nước là thành viên của IFAC (hiện có gần 90 nước) áp dụng ISA như là chuẩn mực kiểm toán của quốc gia mình. Vào năm 1999, Việt Nam ban hành các chuẩn mực kiểm toán đầu tiên. Bộ Tài Chính là cơ quan nhà nước có trách nhiệm ban hành chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Vietnam Standard of Auditing-VSA). Các chuẩn mực này được ban hành dưới dạng Thông tư. Hiện tại Việt Nam có tổng cộng 47 chuẩn mực kiểm toán hiện đang có hiệu lực, được ban hành trong sáu Thông tư của Bộ Tài Chính. “Hệ thống VSA dần được sửa đổi bổ sung để tiệm cận

với chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Đây là một bước phát triển hành lang pháp lý để hoạt động KTĐL phát triển, giúp các KTV hành nghề thuận lợi và chuyên nghiệp hơn”.8

1.2 Doanh nghiệp kiểm toán và tổ chức nghề nghiệp kiểm toán



8 Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM, Giáo trình Kiểm Toán, Nxb Lao động, TP.HCM, 2019, tr 45


1.2.1 Khái niệm về doanh nghiệp kiểm toán và tổ chức nghề nghiệp kiểm toán

Tham chiếu quy định tại khoản khoản 5, điều 5 Luật kiểm toán độc lập 2011 thì khái niệm doanh nghiệp kiểm toán được định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”9

Như vậy có thể thấy DNKT trước hết có đặc điểm cũng như một doanh nghiệp thông thường, thành lập và hoạt động theo sự điều tiết của Luật doanh nghiệp. DNKT là một tổ chức kinh tế thông thường có tên gọi riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký để thực hiện kinh doanh. Tuy nhiên điểm đặc thù của doanh nghiệp kiểm toán để phân biệt với các doanh nghiệp thông thường khác, là được thực hiện chức năng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ kiểm toán độc lập và các dịch vụ có liên quan. Doanh nghiệp không đủ điều kiện doanh trong lĩnh vực kiểm toán thì trong tên gọi của doanh nghiệp không được phép dùng cụm từ “kiểm toán” trong tên gọi của tổ chức mình.

Cũng tương tự như các loại hình tổ chức nghề nghiệp khác, tổ chức nghề nghiệp kiểm toán là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các doanh nghiệp kiểm toán, các kiểm toán viên hành nghề. Ở Việt Nam, tổ chức nghề nghiệp kiểm toán là Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, gọi tắt là VACPA. Tổ chức này được chính thức thành lập vào tháng 4/2005 và chịu sự quản lý nghề nghiệp bởi Cơ quan quản lý Nhà nước là Bộ Tài Chính. Mục đích của VACPA là đoàn kết và tập hợp những người hành nghề KTV để nâng cao uy tín và chất lượng của hoạt động KTĐL. Ngoài ra, VACPA cũng góp phần mở rộng quan hệ hợp tác và hội nhập với các nước trong lĩnh vực KTĐL.

1.2.2 Hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán

Doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam chỉ được phép thành lập và hoạt động dưới ba hình thức: “Doanh nghiệp tư nhân; Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên; Công ty hợp danh10. DNKT không được góp vốn nhằm mục đích thành lập DNKT khác, trừ trường hợp DNKT trong nước góp vốn với DNKT nước ngoài để thành lập một DNKT mới.



9 Khoản 5 điều 5 Luật kiểm toán độc lập 2011

10 Điều 20 Luật kiểm toán độc lập 2011


Lĩnh vực KTĐL nằm trong hệ thống các ngành kinh doanh có điều kiện tham chiếu theo quy định của Luật đầu tư 2014. Do vậy trước khi chính thức hoạt động kinh doanh thì DNKT phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán được cấp bởi Bộ Tài Chính. Hai trong số các điều kiện quan trọng nhất để có được Giấy chứng nhận này là DNKT phải có tối thiểu năm kiểm toán viên hành nghề, và các chức vụ đại diện pháp luật, giám đốc phải là KTV hành nghề trong DNKT.11

Quyền và nghĩa vụ của DNKT được quy định tại điều 28 và điều 29 Luật kiểm toán độc lập 2011, bao gồm các nội dung chính như sau:


Quyền của DNKT

Nghĩa vụ của DNKT


Bổ nhiệm KTV thực hiện kiểm tra BCTC của khách hàng theo chuẩn mực kiểm toán.

Phát hành báo cáo kiểm toán sau khi thực hiện kiểm toán BCTC của khách hàng

Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin liên quan phục vụ kiểm toán.

Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán.

Nhận phí dịch vụ theo thỏa thuận.

Tham gia các tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán.

Các quyền khác theo quy định của pháp luật


Quản lý công việc của KTV, bố trí nhân sự phù hợp cho cuộc kiểm toán.

Có nghĩa vụ trích lập dự phòng quỹ rủi ro nghề nghiệp hoặc mua bảo hiểm nghề nghiệp cho KTV

Phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng dựa trên cơ sở hợp đồng kiểm toán và quy định pháp luật có liên quan.

Thông báo cho khách hàng khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật về kế toán tài chính trong quá trình kiểm toán.

Chịu trách nhiệm pháp lý về kết quả kiểm toán với khách hàng và người sử dụng có liên quan.

Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy

định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán - 3


Bảng 1.1. Quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp kiểm toán


11 Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011


Hoạt động kiểm toán độc lập được tiến hành bởi các KTV hành nghề. Tuy nhiên chỉ có các DNKT mới được phép cung cấp dịch vụ KTĐL cho khách hàng. Do vậy để nâng cao uy tín và chất lượng kiểm toán, các DNKT cần phải một mặt tuyển chọn những KTV có trình độ tốt, một mặt cần xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Từ đó giúp DNKT giám sát hoạt động của KTV và phát hiện kịp thời các sai phạm của KTV trong quá trình kiểm toán. Kinh nghiệm cho thấy DNKT nào càng chú trọng khâu kiểm soát chất lượng, DNKT đó càng có uy tín cao trong lĩnh vực dịch vụ kiểm toán.

1.2.3 Một số đặc điểm về doanh nghiệp kiểm toán và tổ chức nghề nghiệp kiểm toán trên thế giới

● Doanh nghiệp kiểm toán

Ở các nước trên thế giới, DNKT có thể được thành lập dưới nhiều hình thức khác nhau: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, thậm chí cả công ty cổ phần, trong đó hình thức công ty hợp danh khá phổ biến với loại hình DNKT quy mô nhỏ. DNKT các nước đã có lịch sử phát triển lâu đời, phạm vi hoạt động rộng khắp không chỉ trong địa phương mà có thể có đến hàng chục ngàn nhân viên làm việc ở toàn cầu. Xét theo phạm vi hoạt động kinh doanh thì các DNKT chia thành bốn nhóm:

Văn phòng kiểm toán địa phương: Có vài kiểm toán viên phục vụ cho vài doanh nghiệp trong địa phương. Tất nhiên họ có thể cung cấp các dịch vụ khác như tư vấn thuế, kế toán quản trị…

Doanh nghiệp kiểm toán khu vực: Có số lượng nhân viên đông hơn, hoạt động trên phạm vi vài tỉnh thành, không chỉ ở địa phương.

Doanh nghiệp kiểm toán quốc gia: Có quy mô lớn hơn, hoạt động phạm vi rộng khắp trên cả nước. Họ có thể liên kết với các công ty kiểm toán ở nước ngoài để mở rộng kinh doanh

Doanh nghiệp kiểm toán quốc tế: Có quy mô về nhân sự và phạm vi hoạt động rất lớn. Cơ cấu tổ chức pháp lý ở các nước thường không theo mô hình công ty mẹ-con mà theo mạng lưới hợp tác kinh doanh. Chủ sở hữu và quản lý riêng biệt song họ cùng thỏa thuận chia sẽ về thương hiệu và chuyên môn. Hiện có bốn công ty kiểm toán lớn nhất (Big 4) là KPMG, Ernst & Young, PwC, Deloitte. “Theo số liệu công bố cho năm tài chính 2019, công ty kiểm toán lớn nhất là Deloitte, có tổng doanh thu năm 46,2 tỷ USD do 312 ngàn nhân viên tạo ra”. 12Qua số liệu trên có thể thấy tiềm năng thị trường về dịch


12 https://big4accountingfirms.com/big-4-accounting-firms-ranking, truy cập ngày 02/04/2020


vụ KTĐL trên thế giới có tiềm năng phát triển rất cao. Do vậy thị trường dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển.

● Tổ chức nghề nghiệp kiểm toán

Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán được thành lập ở các quốc gia trên thế giới. Có quốc gia còn có nhiều hơn một tổ chức nghề nghiệp kiểm toán. Hội viên của các tổ chức nghề nghiệp kiểm toán thường là các KTV, kế toán viên tự nguyện tham gia sau khi đạt được tiêu chuẩn nhất định về chuyên môn. Hiện nay có một số tổ chức nghề nghiệp kiểm toán lớn ở các quốc gia như: Hiệp hội giám định viên kế toán Anh quốc (ICAEW), Hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hội kế toán viên công chứng Nhật (JICPA), Hội kế toán viên công chứng Úc (CPA AU)…”Các tổ chức nghề nghiệp nêu trên đóng vai trò quan trọng trong việc việc phát triển ngành kế toán và kiểm toán tại các quốc gia. Họ có các ủy ban chuyên môn và ban hành các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán, đạo đức nghề nghiệp…để hướng dẫn và kiểm soát chất lượng của hoạt động KTĐL. Bên cạnh đó, các tổ

chức nghề nghiệp cũng có chức năng tổ chức các kỳ thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên”.13

Ở phạm vi toàn thế giới, các tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán ở các quốc gia là thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC). Đây là tổ chức phi chính phủ, được thành lập vào tháng 10/1977. Cho đến nay IFAC đã có 175 thành viên đại diện cho khoảng 2,5 triệu kế toán viên toàn cầu từ 130 quốc gia. Hội kiểm toán viên hành nghề Viện Nam đã chính thức là hội viên của IFAC từ năm 2015. IFAC có sứ mệnh là đóng góp vào sự phát triển chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế với chất lượng cao, từ đó góp phần nâng cao uy tín của người hành nghề kế toán, kiểm toán và bảo vệ lợi ích của công chúng. IFAC có bốn Ủy ban giúp việc, trong đó có Ủy ban quốc tế về chuẩn mực kiểm toán (IAASB), chịu trách nhiệm ban hành các chuẩn mực quốc tế về kiểm toán (ISA). Các chuẩn mực kiểm toán quốc tế do IFAC ban hành luôn được khuyến nghị các quốc gia sử dụng để nâng cao tính thống nhất áp dụng trên toàn cầu. “Mặc dù phần lớn các quốc gia

hiện đã chấp nhận IAS, ISA cho nước mình, tuy nhiên một số nước do đặc thù riêng vẫn sử dụng chuẩn mực kế toán, kiểm toán riêng của mình, trong đó có Việt Nam”.14


13 Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM, Giáo trình Kiểm Toán, Nxb Lao động, TP.HCM, 2019, tr 38

14 Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM, Giáo trình Kiểm Toán, Nxb Lao động, TP.HCM, 2019, tr 40


1.3 Kiểm toán viên và trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán

1.3.1 Khái niệm và vai trò của kiểm toán viên

● Khái niệm về kiểm toán viên

Để đạt tiêu chuẩn là một KTV ở các nước thì các KTV phải có trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt. Họ phải trải qua kinh nghiệm thực tiễn về nghề nghiệp, phải thi đậu kỳ thi để lấy chứng chỉ hành nghề và phải đăng ký hành nghề ở một DNKT. Tại Việt Nam, theo khoản 2 và khoản 3 Luật kiểm toán độc lập 2011 định nghĩa như sau:

“Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.

Kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán”

Để trở thành kiểm toán viên, cá nhân phải có đủ các tiêu chí sau: 15

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;

d) Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.

Theo quy định pháp luật về KTĐL hiện hành ở Việt Nam, KTV không được đăng ký hành nghề dưới tư cách cá nhân, mặc dù có pháp luật cho phép thành lập doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ kiểm toán. Kiểm toán viên bắt buộc phải đăng ký hành nghề ở một doanh nghiệp kiểm toán.



15 Theo khoản 1 điều 14 Luật kiểm toán độc lập 2011


Quyền và nghĩa vụ của kiểm toán viên được quy định cụ thể trong điều 17 và điều 18 của Luật kiểm toán độc lập 2011. Một số nội dung chính về quyền, nghĩa vụ của KTV được tóm lược ở bảng mô tả dưới đây.


Quyền của KTV

Nghĩa vụ của KTV


Được quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ trong hành nghề

Yêu cầu đơn vị được kiểm toán, tổ chức cá nhân liên quan khác cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin phục vụ kiểm toán

Kiểm tra hoặc xác nhận thông tin về tài chính liên quan đến khách hàng được kiểm toán.

Hành nghề KTĐL theo quy định pháp luật về KTĐL.


Không được can thiệp vào hoạt động kinh doanh của khách hàng

Chịu trách nhiệm pháp lý về hoạt động kiểm toán của mình

Phải từ chối nhận kiểm toán nếu khách hàng có yêu cầu trái pháp luật hoặc trái đạo đức nghề nghiệp hoặc KTV không có năng lực chuyên môn phù hợp.

Tuân thủ các quy định khác của Luật kiểm toán độc lập và chuẩn mực kiểm toán.


Bảng 1.2. Quyền và nghĩa vụ của Kiểm toán viên


Qua bảng mô tả quyền và nghĩa vụ của KTV như trên, có thể thấy nghề nghiệp KTV là nghề đòi hỏi chuyên môn cao và do vậy họ được quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên các KTV cũng phải có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật chuyên ngành và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Nếu vi phạm thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý rất nghiêm khắc.

● Vai trò của kiểm toán viên

Ngày nay khi mà loại hình hoạt động công ty cổ phần ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán thì vai trò của KTV ngày càng được công chúng kỳ vọng rất cao.

Đứng ở góc độ xã hội, vai trò của các KTV là những người góp phần bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế tài chính doanh nghiệp. Họ là những thẩm định viên tài chính bảo đảm sự tin cậy của thông tin BCTC của các công ty được kiểm toán, đặc biệt là các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. KTV giúp lành mạnh hóa môi trường đầu tư, bảo vệ lợi ích của công chúng thông qua báo cáo kiểm toán xác nhận các công ty cổ phần có BCTC trung thực hoặc cảnh báo các công ty cổ phần có biểu hiện làm ăn gian

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí