Các Phương Thức Định Danh Bậc Hai Của Từ Ngữ Về Nghề Chè Trong Tiếng Việt


Có thể nhận thấy rằng người Việt có cách thưởng trà rất cầu kì và cũng rất phong phú đa dạng. Cách thưởng trà của người Việt không chỉ tỉ mỉ về nguyên liệu, dụng cụ mà còn cầu kì trong cách pha, cách rót, dâng trà…

Những thành tố chỉ đặc điểm trong các mô hình định danh trên cho thấy dấu hiệu được lựa chọn để định danh không chỉ là những đặc điểm vốn có, nổi bật, dễ nhớ về cây chè, sản phẩm từ cây chè, sâu bệnh trên cây chè… mà còn là những đặc điểm thể hiện lối tư duy của người trồng chè nói riêng và những người có liên quan đến ngành chè nói chung.

Những kết quả miêu tả, phân tích cụ thể các phương thức định danh các từ ngữ nghề chè nêu trên được tổng hợp trong biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 3 1 Các phương thức định danh bậc hai của từ ngữ về nghề chè 1

Biểu đồ 3.1. Các phương thức định danh bậc hai của từ ngữ về nghề chè trong tiếng Việt

Tiểu kết

Chương 3 đã trình bày đặc điểm định danh của 1706 từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt theo phương diện đặc điểm định danh của các từ nghề chè - đơn vị định danh đơn giản và đặc điểm định danh của các cụm từ nghề chè - đơn vị định danh phức hợp.


1. Về đặc điểm của từ ngữ nghề chè - đơn vị định danh đơn giản: chúng được tạo bởi những đơn vị tối giản về mặt hình thái cấu trúc (một hình vị đối với từ đơn, một số hình vị đối với từ ghép ngẫu hợp gọi tên các đối tượng của nghề chè trong tiếng Việt), mang nghĩa đen, được dùng làm cơ sở để tạo ra các đơn vị định danh khác. Các đơn vị định danh đơn giản chiếm 10,08% tổng số lượng từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt được luận án thu thập và xử lí. Chúng tôi đã xác định được 9 phương thức định danh cơ sở.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

2. Về đặc điểm định danh của từ ngữ nghề chè có cấu tạo là cụm từ - đơn vị định danh phức hợp: Tất cả các từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt có cấu tạo là cụm từ đều là các đơn vị định danh phức hợp được tạo nên bằng con đường hình thái cú pháp: sử dụng từ hai đơn vị có nghĩa trở lên và quan hệ nội tại của các thành tố cấu tạo mỗi cụm từ là quan hệ chính phụ. Trong đó, việc quy loại hệ thống khái niệm của nghề chè biểu thị ở thành tố chính, việc khu biệt các cụm từ bằng các đặc trưng định danh là chức năng của các thành tố phụ. Các đặc trưng (dấu hiệu) định danh được lựa chọn để làm cơ sở gọi tên rất phong phú. Tất cả các đặc trưng được lựa chọn để định danh cụm từ nghề chè đều là các đặc trưng bản chất nhất của các đối tượng trong nghề chè. Từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt được tạo thành từ hai phương thức phức và phương thức ghép, phương thức phức gồm 9 nhóm với 45 đặc trưng (dấu hiệu) được lựa chọn làm cơ sở định danh, phương thức ghép gồm 2 loại lớn và 3 loại nhỏ. Kết quả cho thấy, trong hai phương thức định danh trên, phương thức định danh phức phức được sử dụng nhiều, số lượng từ ngữ nhiều hơn phương thức ghép, gồm 1534 đơn vị, chiếm 89,92%.

Như vậy, trong việc định danh từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt, phương thức phức mới có vai trò quan trọng trong việc tạo nên những từ ngữ nghề chè. Phương thức định danh các từ ngữ nghề chè chủ yếu theo lối trực tiếp, tức là định danh dựa vào đặc điểm đối tượng dễ nhìn thấy, cảm thấy như dựa vào đặc điểm địa hình, hình dáng, kích thước… hay chính là vẻ bề ngoài, vẻ hình thức của đối tượng. Điều này cho biết về đặc điểm tư duy của người dân trồng chè nói riêng và những người liên quan đến ngành chè nói chung.


Chương 4

TỪ NGỮ NGHỀ CHÈ TRONG VIỆC PHẢN ÁNH VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT‌

4.1. Dẫn nhập

Không phải ngẫu nhiên mà trong tất cả các thức uống của cõi nhân sinh này, thưởng trà được xem là một trong những nghệ thuật tinh vi nhất.

Có thể nói, trà có mặt trong mọi hoạt động xã hội của người Việt, từ trong gia đình, ngoài phố, từ các quán nước vỉa hè đến những nhà hàng sang trọng. Trong những dịp lễ tết, hội hè, khi người ta vui nhất (cưới hỏi) và cả khi buồn nhất (ma chay), trà là thứ không thể thiếu. Trà còn sử dụng như một phương tiện giao tiếp, trong biếu xén, làm quà tặng, lễ lạt, trong cầu phúc, cưới xin, ăn hỏi, thờ cúng. Trà có mặt trong giao lưu tình nghĩa ở ngày hội làng, đình đám, đưa đón khách thập phương về thăm quê nhà. Trà mở đầu buổi sáng và kết thúc bữa ăn tối của mọi gia đình người Việt. Cây chè, nghề chè và phong tục uống trà phát triển gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam, đã trở thành một nếp sống văn hóa, đã đi vào lòng dân tộc.

Trong phạm vi luận án, chúng tôi tìm hiểu từ ngữ nghề chè trong 1706 đơn vị từ ngữ từ phương diện: đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa, và bước đầu đưa ra một số đặc trưng văn hóa người Việt qua từ ngữ nghề chè.

4.2. Từ ngữ nghề chè trong việc thể hiện văn hóa làng nghề

4.2.1. Từ ngữ làng nghề và diện mạo văn hóa làng nghề

Làng nghề thủ công như là gương mặt khác của làng xã nông nghiệp, có thể nói nó là một bộ phận không thể tách rời, thậm chí phát triển song hành cùng làng xã của người Việt. Chính vì vậy, khi tìm hiểu và phân tích về làng nghề truyền thống, chúng ta thật khó có thể phân định một cách rõ ràng thế nào là làng nghề và thế nào không phải là làng nghề. Mặt khác, khi định dạng thuật ngữ này, chúng tôi còn gặp phải những tiêu chí đã được mặc định sẵn của các ngành khác như: Du lịch, Kinh tế,...


Trong cuốn Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Trần Quốc Vượng đã "thử đưa ra một định nghĩa về làng nghề" nhưng thực chất đây là một định nghĩa đầy đủ nhất từ trước đến nay: “làng nghề là một yếu tố quan trọng trong xã hội tiểu nông, có những làng gắn với nông nghiệp và có những làng được chuyên môn hoá (những làng chuyên môn hoá thường gắn liền với đô thị hay kinh đô hoặc khu vực trung tâm và có một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp, có cơ cấu tổ chức phường hội...)” [126, Tr 372]

Dựa theo quan điểm phân chia làng Việt theo chức năng về kinh tế và định nghĩa của Trần Quốc Vượng, chúng tôi đưa ra một số đặc điểm của làng Việt như sau: Trong diễn trình lịch sử, làng Việt đã trải qua các giai đoạn phát triển, hình thành nên những hình thái - kiểu làng để phù hợp với từng thời kỳ lịch sử nhất định.

- Làng nông nghiệp: là cư dân chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng lúa nước, ngoài ra trong thời gian nông nhàn họ làm thêm nghề phụ khác (nghề thủ công như: làm đậu, đan lát,...) để tăng nguồn thu nhập.

- Làng nghề: là những làng trước đây nguồn thu cũng dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, nhưng do điều kiện khách quan nào đó (vị trí địa lý thuận lợi, nghề phụ có thị trường tiêu thụ rộng lớn trên bình diện vùng, miền...) các làng này đã chuyển hẳn sang sản xuất các sản phẩm mang tính chuyên biệt và nguồn thu của các sản phẩm là nguồn thu nhập chính của làng.

- Một đặc tính nữa của xã hội tiểu nông là buôn bán nhỏ lẻ, dần dần đã hình thành nên một số làng buôn. Nhưng thực tế cho thấy, làng buôn không thể đứng vững một mình mà phải phụ thuộc rất nhiều vào nghề làng và làng nghề.

- Ngoài ra, còn một số kiểu làng khác như: làng vạn chài ven sông... Về cơ bản, đặc trưng của văn hoá làng nghề cũng tương tự văn hoá làng truyền thống với những yếu tố cấu thành như:

+ Cơ cấu tổ chức: diện mạo làng xã, dòng họ, phe, giáp, các hội đồng niên,...

+ Văn hoá vật thể: đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ, nhà ở,...

+ Văn hoá phi vật thể: luật tục, phong tục, tập quán, ứng xử xóm làng, lễ hội, tín ngưỡng dân gian,...


Do nguồn sống chủ yếu dựa vào các sản phẩm của nghề thủ công và việc trao đổi buôn bán (kinh tế hàng hoá), cộng thêm sự tác động của quá trình di dân (di động xã hội), nên văn hoá làng nghề có yếu tố mở khác hẳn với làng nông nghiệp.

+ Cơ cấu tổ chức: Phường/ hội nghề, mối quan hệ làng xóm - dòng họ - gia đình - thợ thủ công.

+ Một số hình thái văn hoá: nghề và tín ngưỡng thờ tổ nghề (nơi thờ tổ nghề); ứng xử mang tính tiểu thương; bí quyết và kỹ xảo nghề; các tập tục riêng biệt của làng nghề...

Như vậy, đối với người Việt, làng là một đơn vị căn bản: đơn vị hành chính, đơn vị văn hoá, "là tế bào sống của xã hội Việt Nam, là sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt" nên khi nghiên cứu về văn hoá làng nghề việc cần thiết phải nghiên cứu tổng thể những yếu tố cấu thành nên văn hoá làng và văn hoá của nghề.

Trên cơ sở quan niệm về làng nghề và văn hóa làng nghề vừa nêu, chúng tôi nhận thấy: nghề chè của Việt Nam mang đầy đủ những đặc điểm của một làng nghề.

Thứ nhất, nghề chè của Việt Nam được hình thành ở một vùng địa lí nhất định với các điều kiện tự nhiên như: địa hình đồi núi (trung du miền núi, cao nguyên), thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu,…phù hợp cho cây chè - một loại cây công nghiệp lâu năm. Các đơn vị định danh về giống /loại chè trong tiếng Việt như: chè trung du, chè đồi, chè cổ thụ,…đã góp phần lí giải cho đặc điểm thứ nhất này.

Thứ hai, nghề chè được hình thành ở một vùng dân cư (có mối quan hệ gia đình hoặc có mối quan hệ cộng đồng làng xã). Chẳng hạn: chè Lai Châu, làng nghề chè Trại Cài, làng nghề chè Bạng (Thanh Hóa),…

Ở Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Mộc Châu, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lâm Đồng,... đều có những vùng chuyên trồng chè, sản xuất, chế biến chè tạo thành những vùng chuyên canh chè. Đó cũng là một hình thái của làng nghề.


Thứ ba, nghề chè được hình thành giúp cho đời sống kinh tế của người dân được cải thiện. Minh chứng cho điều này là các sản phẩm chè ngày càng có xu hướng có giá thương phẩm cao như: Trà Shan Tuyết; chè Tân Cương thượng hạng,…

Thứ tư, ở các làng nghề chè nói riêng và nghề chè Việt Nam nói chung đều có những ông tổ nghề (người mang cây chè và truyền thụ nghề chè cho người dân địa phương). Trong bài viết “Đi tìm ông tổ chè Tân Cương” [Báo Cuộc sống Việt - cập nhật ngày 28 - 08- 2009] và trong cuốn Địa chí Thái Nguyên (2009), (Nxb. Chính trị quốc gia), do nhóm tác giả Thái Nguyên và các nhà khoa học của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên... biên soạn] đã khẳng định: nghề chè Tân Cương có từ đầu thế kỉ XX, do cụ Đội Năm (Vũ Văn Hiệt) sinh 1883, quê xã Bạch Xam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên đã di cư lên địa bàn xã Tân Cương ngày nay sáng lập ra. Chè của cụ Năm nổi tiếng đến mức năm 1935 mang đi thi tại đấu xảo tại Hà Nội đã đạt giải nhất. Chính vì công lao to lớn của cụ mà dân làng mới suy tôn ông Đội Năm là ông Tổ trà của vùng Tân Cương Thái Nguyên; ông Đào Đăng Hiệp, sinh năm 1947, người được mệnh danh là ông tổ nghề chè Chế Là, huyện Xín Mần, Hà Giang; ở Bảo Lộc, Lâm Đồng phải kể đến cụ bà Đỗ Thị Ngọc Sâm, đã hơn 90 tuổi là người được xem là tổ của nghề trà ướp hương xứ chè B'Lao,....

Trải qua thời gian, các làng nghề chè ngày càng phát triển và mở rộng. Từ những kĩ năng thông thường trong việc trồng, chăm sóc và chế biến chè, người dân vùng trồng chè đã hình thành nên những bí quyết, kĩ năng, kĩ xảo nghề, các tập tục riêng nhằm đem lại chất lượng sản phẩm cao nhất và đặc trưng nhất. Chẳng hạn, vùng chè Tân Cương (Thái Nguyên) có thể xem là làng nghề chè nổi tiếng nhất của Việt Nam bởi, đây là nơi hội tụ, giao thoa giữa văn hóa bản địa với nền văn minh sông Hồng, giữa dân các xóm Guộc, Y Na, Soi Vàng bên dòng sông Công huyền thoại với nhân dân các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hưng


Yên lên định cư ở các xóm Nam Hưng, Nam Thái… Đến nay, Thái Nguyên đã có hơn 100 Làng nghề chè đã được công nhận như Làng nghề trồng và chế biến chè Thác Dài, Làng nghề chế biến chè sạch Vô Tranh, Làng nghề chè truyền thống làng Đậu, xã Minh Đức Phổ Yên; Làng nghề chè truyền thống Đầm Phổ Yên, Làng nghề chè truyền thống xóm Đồng Hút, xã Tức Tranh Phú Lương,…

Trong các xã được công nhận là Làng nghề chè, một số xã có 100% số xóm được công nhận là làng nghề, làng nghề truyền thống như: La Bằng (Đại Từ), Phúc Trìu (T.P Thái Nguyên), Minh Lập (Đồng Hỉ),…

Nhờ có tri thức và sự giao lưu, ông cha ta đã sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè nổi tiếng trong và ngoài nước. Trải qua quá trình kế thừa, rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc mở rộng và đưa các sản phẩm chè thành thương phẩm, người dân vùng trồng chè đã trở thành những người nghệ nhân của nghề chè. Và không phải ngẫu nhiên mà người ta tôn vinh chè Thái là“đệ nhất danh trà”, Thái Nguyên cũng được mệnh danh là “thủ phủ của Trà”.

Văn hóa làng nghề chè gắn với tên tuổi các địa danh như: chè Thái Nguyên, chè Phú Thọ, chè Lào Cai, chè Yên Bái, chè Hà Giang, chè Tuyên Quang, chè Lai Châu, chè Sơn La, chè Thanh Hóa, chè Nghệ An, chè Lâm Đồng,… đã làm nên các làng nghề với những đặc trưng riêng khác. Các địa danh trở thành tên làng nghề như một sự mặc định, một nét bình dị vốn có như con người nơi đây. Ngày nay, các làng nghề đang mở rộng về quy mô và chất lượng, các công ty TNHH, các công ty nhà nước như: Công ty TNHH trà Hoàng Bình; công ty TNHH chè Sông Cầu; Công ty cổ phần chè Sông Lô (Tuyên Quang),… đang trở thành những cánh tay đưa sản phẩm chè đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả. Điều này lí giải tại sao lớp từ ngữ nghề chè liên quan đến tên các cơ sở sản xuất, chế biến chè ngày càng mở rộng.

Như vậy, các làng nghề chè với bề dày lịch sử, là nơi giao thoa, hội tụ các nền văn minh và để lại những di sản, sản vật đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đồng thời, các làng nghề chè đang là một trong những đòn bẩy giúp cho


đời sống kinh tế, văn hóa của người dân vùng trồng chè đang ngày càng được cải thiện và phát triển.

Như vậy, các làng nghề chè với bề dày lịch sử, là nới giao thoa, hội tụ các nền văn minh và để lại những di sản, sản vật đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

4.2.2. Từ ngữ nghề chè phản ánh các kĩ xảo nghề chè của Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có truyền thống trồng, chế biến chè lâu đời, người dân làng nghề chè trong quá trình lao động đã hình thành những kĩ năng, kĩ thuật riêng của mình. Từ khâu lựa chọn đất, nước, khí hậu… đến các khâu trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến và thưởng thức chè, các nghệ nhân làng chè đã hình thành những kĩ thuật về nghề chè trong từng công đoạn. Trong phạm vi luận án, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu những kĩ xảo nghề chè trong một số công đoạn như: lựa chọn giống chè, chăm sóc, thu hái, chế biến chè ở các vùng miền. Mỗi vùng chuyên canh chè đều lựa chọn trồng một số giống chè cho phù hợp với đất, khí hậu, địa hình để đảm bảo năng suất và chất lượng cây chè. Các giống chè như: chè trung du, chè Phú Hộ, chè Tân Cương, chè Shan tuyết, chè cổ thụ, chè lai, chè cành, chè Bát Tiên, chè bạng, chè Cài, chè ô long,... đã góp phần khẳng định thương hiệu cho các vùng miền khác nhau trên dải đất chữ S, đồng thời khẳng định sự phong phú trong sản phẩm chè Việt.

Mỗi địa phương đều có những tập đoàn giống thích ứng với điều kiện tự nhiên và địa hình ở nơi đó. Nguồn giống chè của ta rất phong phú như Chiêm Hóa, Tuyên Quang lựa chọn giống chè Shan Khau Mút, Yên Bái lựa chọn giống chè Shan Tuyết Suối Giàng, giống chè TRI777 được lựa chọn ở Chồ Lồng - Mộc Châu, Sơn La, giống chè lai LDP1 được lựa chọn ở Nghệ An, Hà Tĩnh, giống chè Trung du được lựa chọn ở Phú Thọ, Tân Cương (Thái Nguyên), chè Gay (Cao Sơn - Hà Tĩnh), giống shan rừng (chè rừng) được lựa chọn ở Thượng Sơn, Cao Bồ (Hà Giang), chè Bạng (Thanh Hóa). Khi chăm sóc chè cần chú ý tới rất nhiều yếu tố như thời tiết, khí hậu. Chính vì thế, cha ông ta đã đúc kết ra nhiều câu tục ngữ như sau: Nắng tốt chè, mưa tốt lúa; Thấy sương mà thương

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí