Trách Nhiệm Của Kiểm Toán Viên Đối Với Gian Lận Và Sai Sót

Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân A kinh doanh mặt hàng xe máy. Giả sử doanh nghiệp A bán xe cho đối tượng B với giá trị là 8 triệu đồng, thuế suất thuế GTGT 10% nhưng doanh nghiệp A chỉ phản ánh vào hóa đơn GTGT là 7,5 triệu đồng. Việc thực hiện hành vi gian lận nhằm giúp cho doanh nghiệp giảm được doanh thu, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT đầu ra.

- Ghi chép các nghiệp vụ không đúng sự thật, sai bản chất của các hoạt động kinh tế tài chính.

Đây là hành vi gian lận diễn ra hầu hết ở các doanh nghiệp, các kế toán viên trong doanh nghiệp sẽ hợp thức hóa bằng cách thay đổi bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chẳng hạn: ban giám đốc và các nhân viên trong đơn vị tổ chức tiệc tại một nhà hàng, sau đó lấy hóa đơn của nhà hàng để kế toán viên hạch toán vào chi phí tiếp khách, nhằm làm tăng chi phí, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Trên thực tế, hành vi này có xảy ra nhưng nội dung của nghiệp vụ kinh tế đã bị thay đổi. Và như vậy, hành vi ghi chép một nghiệp vụ như vậy của người kế toán viên là hành vi gian lận.

- Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc và chế độ kế toán.

Biểu hiện của hành vi gian lận này thường được thể hiện thông qua việc:

+Cố tình khấu hao nhanh cho các tài sản cố định.

+Cố tình định khoản sai các nghiệp vụ.

+Doanh thu kỳ này ghi nhận kỳ sau.

3.2.1.2. Sai sót

Sai sót là những lỗi không cố ý ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. [1]

Trong lĩnh vực tài chính kế toán, sai sót có thể là do nhầm lẫn hoặc bỏ sót các nghiệp vụ kinh tế tài chính làm ảnh hưởng đến thông tin tài chính. Tuy nhiên, sai sót cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng nếu sai sót đó có quy mô lớn, lặp đi lặp lại nhiều lần… nhưng về bản chất thì đó là hành vi sai phạm không cố ý.

Như vậy, từ khái niệm trên chúng ta có thể thấy được một số yếu tố cơ bản liên quan đến hành vi sai sót:

- Về động cơ thực hiện: Sai sót là lỗi không cố ý, thường được biểu hiện là sự nhầm lẫn, bỏ sót hoặc do yếu kém về năng lực nên gây ra sai phạm.

Ví dụ: lỗi về số học, bỏ sót hoặc hiểu sai một cách vô tình, áp dụng sai nguyên tắc, chế độ kế toán do thiếu năng lực.

- Về chủ thể thực hiện: Thường được thực hiện bởi từng cá nhân trong đơn vị.

- Về hậu quả hành vi: Tùy thuộc vào quy mô và tính chất của sai phạm.

Sai sót thường được biểu hiện ở các trường hợp sau:

- Lỗi về tính toán số học hoặc ghi chép sai.Biểu hiện của hành vi sai sót này thường được biểu hiện qua các hành vi sau:

+Sơ suất khi tính toán cộng, trừ, nhân, chia các con số. Có thể là cộng nhầm số tổng cộng trên sổ chi tiết hoặc sổ tổng hợp. Sự nhầm lẫn này dễ phát hiện nhờ phương pháp ghi kép do sự mất cân đối giữa Nợ và Có.

+ Nhầm lẫn do mang sang, có thể là từ trang này sang trang khác hoặc từ sổ này sang sổ khác.

+Ghi sai số liệu từ chứng từ vào sổ, ghi lặp lại các nghiệp vụ đã được ghi chép rồi, khóa sổ kế toán không đúng quy định.

+ Ghi vào sổ kế toán một số liệu sai so với chứng từ kế toán. Chẳng hạn: Trong phiếu chi ngày 20/3/2014 với tổng số tiền chi là 720.000đ nhưng khi ghi vào sổ quỹ kế toán lại ghi là 270.000đ.

+ Ghi trùng lắp các nghiệp vụ đã được ghi chép vào sổ kế toán: kế toán ghi vào sổ hai lần một nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

+ Nhầm lẫn bù trừ nhau: Hành vi sai sót khó phát hiện do số lần các sai lầm có tác dụng bù trừ lẫn nhau.

Ví dụ: ngày 25/4/N kế toán ghi vào sổ sổ quỹ một nghiệp vụ chi tiền là 500.000đ nhưng trên thực tế số tiền trên chứng từ là 550.000. Đến ngày 30/4/N kế toán ghi vào sổ một nghiệp vụ chi tiền khác với số tiền 450.000đ nhưng trên chứng từ số tiền này là 400.000đ. Lúc này, số sai lệch thiếu 50.000đ được bù trừ với số sai lệch thừa 50.000đ. Để kiểm tra sai sót này, người kế toán phải dối chiếu lại từng chứng từ với sổ sách kế toán.

- Khóa sổ kế toán không đúng quy định: kế toán viên do năng lực yếu kém chưa nắm hết chế độ quy định, thực hiện việc khóa sổ kế toán trước thời hạn 0h ngày 31/12 hàng năm.

- Bỏ sót hoặc định khoản sai các nghiệp vụ dẫn đến định khoản sai hoặc quên không ghi sổ.

+ Bỏ sót: Là việc kế toán viên quên ghi một nghiệp vụ vào sổ sách kế toán mà lẽ ra nghiệp vụ này cần được phản ánh. Đa số các trường hợp bỏ sót được phát hiện thông qua việc đối chiếu sổ sách kế toán với kiểm kê hoặc các bảng kê ngân hàng.

Tuy nhiên, sai sót do bỏ sót rất tai hại vì rất khó khăn đối với người làm công tác kiểm toán. Việc bán lẻ thu tiền mặt, bỏ sót các nghiệp vụ trích lập dự phòng hoặc điều chỉnh chi phí trả trước hay chi phí phải trả đều là những vi phạm rất khó tìm thấy và khó chứng minh khi thực hiện công tác kiểm toán.

+ Định khoản sai: Đây là trường hợp đáng lẽ ghi Nợ tài khoản này nhưng lại ghi Có tài khoản khác không phù hợp với nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trường hợp này cũng có thể xảy ra dưới dạng định khoản đúng ở sổ chi tiết nhưng khi hạch toán vào sổ tổng hợp lại ghi sai. Dạng vi phạm này cũng rất khó phát hiện khi thực hiện công tác kiểm toán.

Trên thực tế, hành vi bỏ sót hay định khoản sai có thể do kế toán viên chưa nắm bắt kịp thông tư hướng dẫn, cũng có thể là do năng lực yếu kém hoặc kế toán viên không phản ánh nghiệp vụ vào sổ sách kế toán khi nghiệp vụ đó phát sinh mà để dồn đến cuối tháng phản ánh một lần.

+ Áp dụng sai các nguyên tắc, chế độ kế toán một cách vô tình.

Trường hợp này xảy ra do trình độ năng lực của kế toán viên yếu kém, không kịp thời nắm bắt các thông tư hướng dẫn.

Ví dụ: Theo TT 119/2014/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2014 quy định rò: Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ còn sót hoá đơn hoặc chứng từ nộp thuế chưa kê khai, khấu trừ thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

Chẳng hạn:

- Công ty A có 01 hóa đơn GTGT mua vào lập ngày 01/01/2014. Trong kỳ kê khai thuế tháng 01/2014, Công ty bỏ sót không kê khai khấu trừ hóa đơn này. Đến 15/03/2014 Công ty phát hiện hóa đơn bỏ sót chưa kê khai thì Công ty kê khai khấu trừ bổ sung đối với hóa đơn bỏ sót vào kỳ kê khai tháng 02/2014.

- Công ty A có 01 hóa đơn GTGT mua vào lập ngày 01/01/2014. Trong kỳ kê khai thuế tháng 01/2014, Công ty bỏ sót không kê khai khấu trừ hóa đơn này. Đến 30/03/2014 Công ty phát hiện hóa đơn bỏ sót chưa kê khai thì Công ty kê khai khấu trừ bổ sung đối với hóa đơn bỏ sót vào kỳ kê khai tháng 03/2014.

3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng

3.2.2.1. Đối với gian lận

Khi nào gian lận có thể xảy ra? khả năng để xảy ra phụ thuộc vào ba yếu tố: Sự xúi giục, cơ hội, và thiếu độ liêm khiết.

Sự xúi giục: Xúi giục được xem là một loại áp lực có thê từ phía cá nhân người thực hiện hành vi gian lận hoặc bởi một người nào đó. Chẳng hạn, do có nhu cầu về tiền để trang trải một số khoản bức xúc, hoặc muốn trở nên giàu có nhanh, muốn nổi tiếng... sẽ khiến con người nảy sinh ý muốn gian lận hoặc ai đó xúi giục họ.

Cơ hội: Cơ hội chính là thời cơ để thực hiện hành vi gian lận. Khi chức vụ càng cao trong tổ chức thì càng có nhiều cơ hội thực hiện gian lận. Sau đây là một số ví dụ về cơ hội:

- Không ai kiểm kê hàng tồn kho, do vậy hàng tồn kho có thể thiếu cũng không ai biết.

- Két tiền mặt thường xuyên quên không khóa mà không ai để ý tới.

- Phó giám đốc tài chính có thẩm quyền trong các quyết định đầu tư mà không có bất cứ sự giám sát, kiểm tra nào từ phía người khác...

Thiếu liêm khiết: Thiếu liêm khiết sẽ làm cho sự kết hợp giữa xúi giục và thời cơ biến thành hành động gian lận. Thông thường, nếu giả sử có thực hiện hành vi gian lận thì hiếmkhingười gian lận lại thừa nhận rằng “tôi lấy tiền hôm nay là do tôi thiếu liêm khiết”. Họ sẽ tìm các cách khác nhau để biện minh cho hành động của mình với ngôn từ có thể chấp nhận được.

3.2.2.2. Đối với sai sót

Các yếu tố về năng lực, sức ép cũng như lề lối làm việc có thể gây ra sai sót. Năng lực xử lý công việc yếu kém sẽ làm cho sai sót ra tăng. Bên cạnh đó, yếu tố về mặt sức ép cũng được xem như yếu tố quan trọng gây ra sai sót. Chẳng hạn, do áp lực về thời gian cần phải hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian ngắn, gấp rút; hoặc do sức ép tâm lý, áp lực về môi trường làm việc không thoải mái, mâu thuẫn nội bộ...đều có thể dẫn tới sai sót. Mặt khác, lề lối làm việc cẩu thả, thiếu thận trọng, thiếu ý thức trách nhiệm sẽ làm sai sót nảy sinh.

3.2.3. Mối quan hệ giữa gian lận và sai sót

Từ những vấn đề ở trên ta có thể thấy được rằng: Điểm tương đồng giữa gian lận và sai sót đó là nó đều là những hành vi sai phạm làm ảnh hưởng đến đối tượng kiểm toán và đều được gây ra bởi cá nhân bên trong đơn vị.

Tuy nhiên, về mặt bản chất gian lận và sai sót cũng có nhiều điểm khác nhau: 1/ Trước hết, về mặt động cơ thực hiện:

- Sai sót là hành vi không cố ý chỉ là vô tình, bỏ sót, do thiếu năng lực chuyên môn, sao nhãng hay thiếu thận trọng trong công việc.

- Gian lận là những hành vi có tính toán, có chủ ý gây ra sự sai lệch về thông tin tài chính nhằm mục đích tư lợi về mặt trước mắt hay lâu dài.

2/Từ sự khác nhau về động cơ thực hiện dẫn đến sự khác nhau về mức độ tinh vi và tính trọng yếu của hai loại sai phạm này.

- Mức độ tinh vi:

+ Sai sót là hành vi không có chủ ý nên chúng rất dễ phát hiện.

+ Gian lận luôn được tính toán kỹ lưỡng và che dấu hành vi nên rất khó phát hiện bởi gian lận là hành vi trải qua ba giai đoạn: hình thành ý đồ, thực hiện hành vi, che dấu hành vi.

- Tính trọng yếu của sai phạm:

+ Sai sót: Tùy thuộc vào quy mô và tính chất của sai phạm.

+ Gian lận: Tính nghiêm trọng cao làm ảnh hưởng đến đối tượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp.

3.2.4. Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót

Ban giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các gian lận và sai sót thông quan việc thực hiện không ngừng và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp. Còn đối với kiểm toán viên, khi tổ chức và thực hiện công tác kiểm toán, kiểm toán viên cần phải hiểu và nắm bắt được thế nào là gian lận và sai sót, đánh giá được khả năng xảy ra gian lận và sai sót, đồng thời phải thiết kế các phương pháp kiểm toán phù hợp, lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán một cách thận trọng thích đáng nhằm đảm bảo hợp lý trong việc phát hiện các sai phạm trọng yếu, sau đó báo cáo các phát giác của mình cho ban quản lý, cho những người sử dụng và cho các cơ quan có thẩm quyền.

Theo đoạn 7, chuẩn mực kiểm toán số 240 khi nói về trách nhiệm của kiểm toán viên và các công ty kiểm toán:

“Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và các công ty kiểm toán có trách nhiệm giúp các đơn vị phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các gian lận và sai sót, nhưng kiểm toán viên không phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa các gian lận và sai sót ở đơn vị mà họ được kiểm toán”.

Có thể lý giải một số yếu tố cơ bản trong đoạn 7, VSA 240 như sau:

- Thứ nhất, kiểm toán viên sẽ yêu cầu chủ doanh nghiệp điều chỉnh số liệu đúng với tình hình thực tế tại đơn vị. Sau đó, kiểm toán viên sẽ thực hiện công tác kiểm tra liệu doanh nghiệp có thực hiện các yêu cầu mà kiểm toán viên đưa ra. Nếu không thực hiện thì phải đưa ra bằng chứng xác đáng.

- Thứ hai, nhà quản lý phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc ngăn chặn và xử lý các hành vi sai phạm vì họ chính là người xây dựng nên hệ thống kiểm soát nội bộ, xây dựng nên các chính sách phát hiện gian lận và sai sót.

- Thứ ba, kiểm toán viên không có trách nhiệm trong việc ngăn chặn và xử lý các gian lận và sai sót vì bản chất của kiểm toán độc lập là chỉ xác nhận các thông tin trên báo cáo tài chính có trung thực và hợp lý không thông qua các bằng chứng kiểm toán.

Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên có thể trao đổi với khách hàng những sai sót không nghiêm trọng đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh báo cáo tài chính cho tốt hơn thông qua chức năng tư vấn. Còn kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán viên Nhà nước có thể đưa ra các ý kiến và đề xuất các biện pháp xử lý.

Tại Việt Nam, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót được thể hiện như sau:

+ Khi kiểm toán viên phát hiện được những gian lận và sai sót hoặc nghi ngờ về sự hiện diện của chúng thì kiểm toán viên phải đánh giá ảnh hưởng của chúng đến báo cáo tài chính và nêu ra kết luận của mình trong báo cáo kiểm toán. Nếu kiểm toán viên nhận thấy không có gian lận hay sai sót không trọng yếu thì kiểm toán viên chỉ cần tư

vấn cho nhà quản lý sửa chữa những sai phạm và không cần phải điều chỉnh lại báo cáo tài chính.

+ Khi không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán để có thể xác định hành vi đó có phải gian lận hay không, lúc này kiểm toán viên cần thảo luận với Ban giám đốc để mở rộng phạm vi kiểm toán thậm chí phải báo cáo với các nhà chức trách để có quyết định phù hợp.

Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cần nhận thức rò các sai phạm riêng lẻ có thể không trọng yếu nhưng bởi các sai sót và gian lận và một chuỗi mắc xích với nhau, mối tương quan giữa sai phạm này với sai phạm kia có thể dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng trên báo cáo tài chính.

+ Nếu kiểm toán viên phát hiện gian lận đó bắt nguồn từ nhà quản lý thì lúc này kiểm toán phải tìm kiếm các bằng chứng kiểm toán và trao đổi với các chuyên gia để tìm biện pháp xử lý thích hợp. Đồng thời, kiểm toán viên phải luôn ghi nhớ rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị vô hiệu hóa trong trường hợp này.

Ví dụ: Trên thế giới, sự sụp đổ của một trong những tập đoàn kiểm toán có doanh thu hàng đầu thế giới Anderson năm 2002 do không cung cấp báo cáo kiểm toán minh bạch đối với tập đoàn năng lượng khổng lồ đa quốc gia Enron đã làm cho hơn 20.000 nhân viên trên 40 quốc gia mất việc làm, cùng với sự khủng hoảng của thị trường tài chính Mỹ và nhiều khu vực khác trên thế giới.

Tại Việt Nam, theo tờ báo Công an nhân dân ngày 20/12/2008 Ủy ban chứng khoán xử phạt hai công ty kiểm toán báo cáo tài chính năm 2005 và 2006 cho Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết.

+ Cụ thể, khiển trách Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn (A&C) và kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của Bông Bạch Tuyết năm 2005. Đồng thời không chấp nhận tư cách kiểm toán viên trong 2 năm 2009 và 2010 đối với kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán là bà Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh và kiểm toán viên thực hiện soát xét hồ sơ và ký duyệt phát hành báo cáo kiểm toán là Lê Minh Tài.

+ Khiển trách công ty trách nhiệm hữu hạn và dịch vụ tin học (AISC) và kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết năm 2006. Đồng thời không chấp nhận tư cách kiểm toán viên trong hai năm 2009, 2010. Đối với kiểm toán báo cáo tài chính là Nguyễn Quan Tuyên và kiểm toán viên thực hiện soát xét hồ sơ và ký duyệt phát hành báo cáo kiểm toán năm 2006 là ông Nguyễn Hữu Trí.

Chính vì những hậu quả nghiêm trọng như vậy, trong quá trình tổ chức và thực hiện công tác kiểm toán, kiểm toán viên phải tuân thủ theo đúng chuẩn mực kiểm toán hiện hành và duy trì sự thận trọng đúng mức trong suốt cuộc kiểm toán.

3.3. Trọng yếu

3.3.1. Khái niệm

Theo chuẩn mực kiểm toán số 200:

Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ (độ lớn) và bản chất của sai phạm hoặc bỏ sót thông tin tài chính, có thể là đơn lẻ hoặc từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán, đánh giá, xác nhận thì sẽ không chính xác hoặc rút ra kết luận sai lầm. [7]

Thông tin được coi là trọng yếu nếu thiếu thông tin hay thông tin không chính xác sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin. Mức độ trọng yếu tùy thuộc vào tầm quan trọng của thông tin và trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Tuy nhiên, kiểm toán viên chỉ đánh giá trọng yếu ở mức tương đối, chứ không tuyệt đối. Và đây là vấn đề phụ thuộc vào khả năng xét đoán và kinh nghiệm của kiểm toán viên.

Ví dụ: Nếu phát hiện doanh nghiệp khai khống chi phí một khoản là 10 triệu đồng thì nó sẽ trọng yếu nếu lợi nhuận của doanh nghiệp là 100 triệu đồng và không trọng yếu nếu lợi nhuận là 100 tỷ đồng.

Như vậy, sai phạm có thể là trọng yếu bởi số tiền (qui mô của sai phạm) hoặc do bản chất của sai phạm (tính chất của sai phạm). Bởi vậy, trong kiểm toán báo cáo tài chính, khi xem xét một vấn đề là trọng yếu hay không kiểm toán viên phải xem xét ở cả hai khía cạnh.

Trên thực tế, việc xác định trọng yếu rất quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Trọng yếu được kiểm toán viên quan tâm xem xét khi xác định nội dung, phạm vi, thời gian của cuộc kiểm toán, đánh giá ảnh hưởng của những sai phạm và xác định tính hợp lý của việc trình bày các thông tin.

- Trọng yếu có thể phân thành hai loại:

+ Trọng yếu đơn lẻ: Là loại trọng yếu có liên quan đến ảnh hưởng của một gian lận hay sai sót trên báo cáo tài chính.

+ Trọng yếu từng nhóm:Là loại trọng yếu ảnh hưởng bởi hai hoặc nhiều gian lận và sai sót mà tự bản thân sai sót, gian lận đó không trọng yếu.

Ví dụ: Có hai sai phạm kiểm toán viên phát hiện khi kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trên báo cáo tài chính, nếu xét từng sai phạm riêng lẻ thì những sai phạm đó không trọng yếu nhưng tổng hợp hai sai phạm thì lại là trọng yếu.

3.3.2. Vận dụng tính trọng yếu

Để xem xét và đánh giá sai phạm là trọng yếu hay không trọng yếu, kiểm toán viên phải xem xét ở cả hai khía cạnh tính trọng yếu và mức trọng yếu.

3.3.2.1. Mức trọng yếu (quy mô của sai phạm)

Sai phạm được xem là trọng yếu nếu nó vượt qua một giới hạn nhất định. Tuy nhiên, trong kiểm toán rất khó để ấn định một con số cụ thể về tầm cỡ cho từng nội dung kiểm toán, đặc biệt khi có yếu tố tiềm ẩn. Vì vậy, ranh giới quy mô khác nhau của đối tượng kiểm toán được xem xét chủ yếu trong quan hệ với mức độ ảnh hưởng của các khoản mục, các nghiệp vụ đến kết luận kiểm toán.

Quy mô của sai phạm được xem xét dưới hai góc độ:

- Quy mô sai phạm của toàn bộ báo cáo tài chính:

Có thể khẳng định quy mô là yếu tố quan trọng để kiểm toán viên xem xét mức trọng yếu của toàn bộ báo cáo tài chính. Trên thực tế những căn cứ để tính toán về mức trọng yếu hay là mức sai sót có thể bỏ qua thường được các công ty kiểm toán quy định trong chính sách về mức trọng yếu của mình, và mỗi công ty kiểm toán khác nhau thì việc xác định mức trọng yếu là khác nhau.Kiểm toán viên có thể xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính theo hai cách:

+ Cách 1: Kiểm toán viên xác định tỷ lệ % dựa trên chỉ tiêu được chọn làm gốc.

Chỉ tiêu được chọn làm gốc có thể là tổng tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận trước thuế. Chẳng hạn:

5-10 % Lợi nhuận trước thuế. 0,5-1% Doanh số bán hàng. 0,25-0,5% Tổng giá trị tài sản.

Ví dụ: Tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán ABC việc xác định mức trọng yếu được thực hiện như sau: 0,5% tổng tài sản.

Giả định doanh nghiệp được kiểm toán có tổng tài sản là 10 tỷ đồng, mức trọng yếu được xác định là 50 triệu đồng. Như vậy, lúc này nếu kiểm toán viên các sai phạm có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 50 triệu đồng, kiểm toán viên sẽ xem đây là sai phạm không trọng yếu và bỏ qua. Ngược lại, nếu phát hiện ra các sai phạm lớn hơn 50 triệu đồng kiểm toán viên sẽ xem đây là sai phạm trọng yếu ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin.

+ Cách 2: Xác định mức trọng yếu dựa trên một giới hạn nhất định.

Bảng 3.1. Xác định mức trọng yếu


STT

Vị trí

của khoản mục

Không trọng yếu

Có thể trọng yếu

Chắc chắn

trọng yếu

1

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Dưới 5% lợi nhuận trước thuế

Từ 5%-10% lợi nhuận trước thuế

Trên

nhuận thuế

10% lợi trước

2

Bảng

toán

cân

đối

kế

Dưới

sản

10%

tài

Từ 10%-15% tài

sản

Trên

sản

15% tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Kiểm toán căn bản - 11

Ngày đăng: 29/06/2022