Thành viên ban giám đốc chịu trách nhiệm soát xét chất lượng và kiểm soát rủi ro thực hiện soát xét dự thảo báo cáo kiểm toán sau khi đã được Chủ nhiệm kiểm toán phê duyệt. Đối với các sai sót nhỏ, không trọng yếu, thành viên Ban giám đốc chịu trách nhiệm kiểm soát sẽ trực tiếp chỉ đạo trưởng nhóm kiểm toán chỉnh sửa, hoàn thiện. Đối với các báo cáo kiểm toán tồn tại những vấn đề phức tạp mà trưởng nhóm kiểm toán cũng như Chủ nhiệm kiểm toán không xử lý được, thì thành viên ban giám đốc sẽ triệu tập các Chủ nhiệm kiểm toán khác để trao đổi kinh nghiệm và đưa ra kết luận để trưởng nhóm kiểm toán chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán.
Thành viên ban giám đốc phụ trách khách hàng xét duyệt báo cáo kiểm toán: Đối với các cuộc kiểm toán quy mô nhỏ, không phức tạp, thành viên ban giám đốc phụ trách khách hàng chỉ thực hiện xem xét, xử lý các vấn đề còn tồn tại ý kiến trái ngược giữa các cấp độ kiểm soát. Đối với các cuộc kiểm toán có quy mô lớn, thành viên Ban Giám đốc phụ trách khách hàng tổ chức cuộc họp giữa các thành viên nhóm kiểm toán và Chủ nhiệm kiểm toán để thống nhất hướng xử lý cho các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán. Dự thảo báo cáo kiểm toán chỉ có thể phát hành khi thành viên Ban Giám đốc phụ trách khách hàng ký duyệt.
3.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp
3.4.1. Đối với Nhà nước
Thứ nhất, Nhà nước cần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán như: Cơ sở pháp lý cần được hoàn thiện trên cả 3 khía cạnh: đối với đối tượng kiểm toán (là các chuẩn mực kế toán trên cơ sở phù hợp chuẩn mực lập BCTC – IFRS), đối với khách thể kiểm toán và chủ thể kiểm toán (chuẩn mực kiểm toán). Nhưng quan trọng và cấp thiết nhất hiện nay là cơ sở pháp lý về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, kế toán. [4, tr.69].
Thứ hai, thành lập Uỷ ban Giám sát Chất lượng kiểm toán đối với các công ty kiểm toán. Uỷ ban giám sát không phải cơ quan chức năng của Nhà nước, hoạt động dưới sự giám sát của UBCKNN và hiệp hội nghề nghiệp (VACPA). Công ty kiểm toán khi kiểm toán BCTC phải đăng ký với ủy ban giám sát. Các cuộc kiểm toán của họ sẽ được kiểm tra đều đặn bởi các kiểm tra viên của uỷ ban giám sát. Uỷ ban này phải liên kết với UBCKNN và thực hiện theo chương trình kiểm tra kết hợp giữa Hội nghề nghiệp và UBCKNN đối với các cuộc kiểm toán cho những công ty niêm yết [4, tr.68].
Thứ ba, xây dựng cơ chế kiểm tra chéo giữa các công ty kiểm toán. Với cơ chế kiểm soát chất lượng kết hợp từ trong công ty kiểm toán (tự kiểm tra, kiểm soát) và bên ngoài công ty kiểm toán (Ủy ban giám sát, hiệp hội nghề nghiệp và công ty kiểm toán khác) sẽ góp phần nâng cao chất lượng trong kiểm toán BCTC. [4, tr.68].
Thứ tư, nâng cao vai trò giám sát, kiểm tra của Hiệp hội nghề nghiệp.
Hiện nay ở Việt Nam, VACPA đã có rất nhiều các hoạt động cụ thể của hội nhằm trợ giúp cho các kiểm toán viên và các công ty kiểm toán liên tục nắm bắt được những kiến thức mới. Hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán đã và đang được hội thực hiện. Thông qua hoạt động kiểm tra này thì việc kiểm soát chất lượng các công ty kiểm toán đã được kiểm tra, giám sát nhưng việc kiểm tra này diễn ra không thường xuyên do có quá nhiều công ty kiểm toán nên mỗi năm hội chỉ có thể kiểm tra hoạt động của một số các công ty kiểm toán. Và việc kiểm tra ở một công ty sẽ được thực hiện theo chu kỳ 2 năm một lần. Do đó, việc phối kết hợp giữa VACPA và Bộ tài chính để tăng cường về tần suất kiểm tra, kiểm soát các công ty kiểm toán cần phải được chú trọng và nên được thực hiện một năm một lần đối với mỗi công ty kiểm toán.
3.4.2. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC
Thứ nhất, các CTKT cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ KTV. Đội ngũ nhân viên là thương hiệu và uy tín CTKT. Hoạt động kiểm toán cũng như ngành nghề dịch vụ khác, con người quyết định rất lớn đến chất lượng công việc. Việc duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ KTV không chỉ thuộc về trách nhiệm của Nhà nước hay cá nhân KTV. Bản thân mỗi CTKT phải ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của chính mình.
CTKT cần tổ chức chương trình đào tạo định kỳ dành cho KTV của các CTKT. Chương trình đào tạo phải linh hoạt và phù hợp với trình độ của các cấp KTV trong đơn vị. Đối với những cuộc kiểm toán lớn, kiểm toán tập đoàn, các CTKT cần tổ chức các lớp tập huấn cho các nhóm KTV tham gia để có sự thống nhất trong việc thực hiện ở các đơn vị thành viên hoặc qua các năm tài chính. CTKT cần phải khuyến khích về mặt vật chất và tinh thần cho các KTV tham gia vào các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp uy tín trên thế giới cũng như việc thi các chứng chỉ quốc tế.
Hơn nữa, việc đào tạo này cần có sự phối hợp chặt chẽ với việc đào tạo chuyên ngành trong các trường đại học để vừa kết hợp giới thiệu thực tế kiểm toán đồng thời xác định những định hướng quan trọng cho các sinh viên chuyên ngành [4, tr.220].
Thứ hai, bản thân các công ty kiểm toán cần nhận thức được việc xây dựng một cơ cấu tổ chức khoa học, hợp lý và đặc biệt là việc thành lập phòng kiểm soát chất lượng kiểm toán là hết sức cần thiết.
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng của các công ty kiểm toán, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng một Quy trình kiểm soát chất lượng hiệu quả cũng như đề cao Vai trò của người kiểm soát độc lập trong công ty kiểm toán với từng cuộc kiểm toán cụ thể.
Thứ tư, các công ty kiểm toán cần hoàn thiện về qui trình, kỹ thuật và hồ sơ kiểm toán, từng bước ứng dụng công nghệ tin học vào trong quá trình thực hiện.
Kết luận Chương 3
Trong chương này, Tác giả đã đưa ra được lý do cần phải hoàn thiện kiểm soát chất lượng trong kiểm toán BCTC của Công ty TNHH kiểm toán ASC xuất phát từ nhu cầu của việc hội nhập quốc tế cũng như chiến lược phát triển của Công ty. Chương 3 cũng đưa ra được phương hướng hoàn thiện việc kiểm soát chất lượng trong kiểm toán BCTC tại Công ty. Trên cơ sở phương hướng đó, Tác giả đã đề xuất được một số giải pháp cụ thể.
Ngoài ra, Tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước, các hội nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán, cũng như Công ty TNHH kiểm toán ASC nhằm thiết lập các tiền đề để thực hiện các giải pháp.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn nên sự can thiệp của các tổ chức kiểm toán độc lập đặc biệt là chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính càng đóng vai trò quan trọng trong sự minh bạch báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của họ vì vậy việc kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính đối với các công ty kiểm toán độc lập nói chung và công ty TNHH Kiểm toán ASC nói riêng là nhiệm vụ không thể thiếu và rất cần thiết.
Đối với kiểm toán viên và công ty kiểm toán sự không phù hợp trong ý kiến kiểm toán cũng như không làm thoả mãn sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ cũng có nghĩa là công ty gặp rủi ro kiểm toán, mất uy tín và có nguy cơ mất thị trường khách hàng. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, các hoạt động đang dạng, phức tạp, các chính sách kinh tế thay đổi cùng với nhận thức và yêu cầu về chất lượng của khách hàng ngày càng cao. Do vậy vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý chất lượng kiểm toán là phải đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán. Đảm bảo chất lượng kiểm toán là tập hợp các biện pháp có kế hoạch và hệ thống cần thiết để đảm bảo rằng kết quả kiểm toán hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu về chất lượng đã đề ra. Và nâng cao chất lượng đòi hỏi các hoạt động kiểm soát cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và ở mọi cấp độ quản lý nhằm không những duy trì chất lượng mà phải nâng cao hơn nữa chất lượng, nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong các điều kiện thay đổi của nền kinh tế.
Với đề tài nghiên cứu là: “Kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC”. Luận văn đã cụ thể hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính trong các công ty kiểm toán độc lập nói chung và công ty TNHH Kiểm toán ASC nói riêng. Đồng thời, luận văn đã thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán ASC, qua đó thấy được các hạn chế cần được hoàn thiện trong quá trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty. Luận văn đã đưa ra những đề xuất cụ thể và thiết thực trong việc hoàn thiện quá trình kiểm soát chất lượng kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán ASC trên 2 nội dung cơ bản là hoàn thiện việc thiết kế và thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty.
Dù có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, qua đây tác giả cũng hy vọng sẽ có được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô và người đọc để góp phần hoàn thiện hơn nữa việc kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính trong các công ty kiểm toán độc lập nói chung và công ty TNHH Kiểm toán ASC nói riêng, để ngày càng đưa ra được những sản phẩm có hiệu quả hơn nữa đối với những đối tượng sử dụng BCTC và góp phần làm minh bạch kết quả hoạt động kinh doanh của các DN hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ tài chính (2012), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.
2. GS.TS. Vương Đình Huệ (2001), Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ tài chính.
3. Ngô Đức Long (2002), Những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập ở Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế, trường Đại học Thương Mại, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Mỹ (2013), Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, luận án tiến sỹ, trường Đại học KTQD, Hà Nội.
5. Thông tư 214/2012/TT-BTC ban hành ngày 06/12/2012 về hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
6. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, PGS.TS. Ngô Trí Tuệ (2016), giáo trình Kiểm toán tài chính, NXB Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
7. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, TS. Nguyễn Thị Phương Hoa (2010), giáo trình Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài Chính, Hà Nội.
Tiếng Anh
1. DeAglelo (1981), “Auditor Independence, Lowballing and Disclosure Regulation”,
Journal of Accounting And Economics, 113-127.
2. C.S Lennox (1999), “Audit Quality and Auditor Size: An Evaluation of Reputation and Deep Pockets Hypo theses”, Journal of Businees Finance and Accounting, 779- 805.
CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Đánh giá chấp nhận khách hàng mới
Tên | Ngày | |
Người thực hiện | ||
Người soát xét 1 | ||
Người soát xét 2 | ||
Có thể bạn quan tâm!
- Bảng Soát Xét Giấy Tờ Làm Việc Của Ktv Đối Với Trợ Lý Ktv
- Đánh Giá Thực Trạng Kiểm Soát Chất Lượng Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Kiểm Toán Asc
- Giải Pháp Hoàn Thiện Kiểm Soát Chất Lượng Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Kiểm Toán Asc
- Kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC - 16
- Kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC - 17
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
ASC
Tên khách hàng:
Ngày kết thúc kỳ kế toán:
Nội dung: CHẤP NHẬN KHÁCH HÀNG MỚI
VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO HỢP ĐỒNG
I. THÔNG TIN CƠ BẢN
1. Tên khách hàng:
2. Tên và chức danh của người liên lạc chính:
Điện thoại: Fax: |
Email: Website: |
4. Loại hình DN
4.1 Loại hình doanh nghiệp theo hình thức pháp lý
Cty hợp danh | Cty TNHH 1 Thành viên | |
DN tư nhân | HTX | Cty TNHH 2 Thành viên trở lên |
4.2 Mức độ ảnh hưởng đến lợi ích công chúng
Đơn vị có lợi ích công chúng khác | DN, tổ chức khác (không phải là đơn vị có lợi ích công chúng) |
4.3 Loại hình doanh nghiệp theo vốn góp
DN do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn | DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) |
Loại hình doanh nghiệp theo hình thức vốn khác
Từ ngày: | đến ngày: |
6. Năm thành lập: | Số năm hoạt động: |
7. Giấy CNĐKDN/Giấy CNĐKKD/ /Giấy CNĐT:
- Số:
- Ngày cấp:
- Cơ quan cấp:
- Vốn điều lệ:
- Vốn pháp định:
- Vốn đầu tư:
8. Ngành nghề KD của DN và hàng hóa, dịch vụ cung cấp, bao gồm cả các hoạt động độc lập hoặc liên kết.
9. Các ngân hàng giao dịch (vay hoặc tài trợ vốn, giao dịch chính…)
10. Các sản phẩm và dịch vụ chính
11. Các quy định pháp lý đặc thù liên quan đến hoạt động của DN (nếu có):
12. Các cổ đông chính, thành viên chính:
Vốn góp | Tỷ lệ vốn góp | Tỷ lệ quyền biểu quyết | Chức danh | Thông tin khác | |
13. Hội đồng quản trị/Ban Giám đốc
Vị trị | Ngày bổ nhiểm | Ngày miễn nhiệm | Thông tin khác | |
14. Các đơn vị trực thuộc
Địa điểm | Ngày thành lập | Lĩnh vực KD | |
15. Các Công ty con
Địa điểm | Lĩnh vực kinh doanh | Vốn góp | Tỷ lệ vốn góp | Tỷ lệ quyền biểu quyết | Ngày trở thành công ty con | Thông tin khác | |
16. Các bên liên quan
Mối quan hệ | Nội dung các giao dịch chủ yếu và chính sách giá cả | |
17. Thông tin về hoạt động kinh doanh
Chi tiết | |
Chính sách giá bán | |
Thị trường chính | |
Cách thức bán hàng (bán thu tiền ngay, trả chậm, bán qua đại lý, bán buôn, bán lẻ…) | |
Các khách hàng chính | |
Các hàng hoá, nguyên vật liệu, dịch vụ chủ yếu thường mua | |
Phương thức mua hàng (nhập khẩu, trong nước…) | |
Các nhà cung cấp chính |
18. Thông tin về kế toán và KSNB
Chi tiết | |
Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng | |
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán | |
Năm tài chính kết thúc ngày | |
Các thay đổi trong chính sách kế toán | |
Các chính sách kế toán đặc biệt | |
Đơn vị có sử dụng phần mềm kế toán không? (Nếu có, nêu tên phần mềm, nhà cung cấp phần mềm, có mua bản quyền phần mềm hay không) |