hoạt động chung của bệnh viện, căn cứ vào đó tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch, có kiểm tra, đánh giá và từ đó đưa ra quyết định. Do đó, kế toán quản trị chí phí là công cụ hữu hiệu để nhà quản trị nắm bắt được các thông tin tài chính trong nội bộ đơn vị, nhà quản trị sẽ đưa ra các yêu cầu về việc cung cấp thông tin kế toán theo thời gian, theo hoạt động,… thông tin cung cấp càng chính xác thì mức độ tin cậy của việc lập kế hoạch càng cao.
Nguyên tắc 3: Tiết kiệm, hiệu quả, phát triển bền vững
Trong ngắn hạn, một DN thực hiện tốt trách nhiệm đối với xã hội có thể đối mặt với các khoản chi phí như: Chi phí xây dựng hệ thống xử lý chất thải từ sản xuất công nghiệp, chi phí bảo hiểm, bảo hộ cho người lao động hay chi phí đầu vào cao hơn từ những nguồn nguyên vật liệu có chất lượng và đạt tiêu chuẩn về độ an toàn. Nhưng về dài hạn, DN sẽ thu lại những giá trị vô hình rất lớn, đó chính là thương hiệu, là niềm tin và sự tín nhiệm của người tiêu dùng. Sản phẩm của các DN thực hiện tốt trách nhiệm xã hội cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Như vậy, khi thực hiện tốt CSR, DN sẽ gia tăng lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững như: Nâng cao uy tín và hình ảnh của DN; củng cố vị trí và mở rộng thị phần của DN; tạo động lực cho người lao động và thu hút nhân tài; cải tiến chất lượng, gia tăng năng suất trong dài hạn… Hoàn thiện KTQT nói chung và KTQTCP nói riêng tại đơn vị phải được xem xét trong mối quan hệ chất lượng và tiết kiệm nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là hiệu quả. Thông tin kế toán cung cấp phải phản ánh đầy đủ, kịp thời, rõ ràng, trung thực nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Công tác kế toán phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, giúp cho bệnh viện quản lý tốt các nguồn kinh phí, giúp các cơ quan quản lý trong việc kiểm tra, kiểm soát và chấp hành chế độ chi tiêu, ngăn chặn các tệ nạn tham nhũng, lãng phí, đảm bảo chi tiêu đúng mục đích và tiết kiệm.
Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính so sánh
Thông tin kế toán cung cấp phải đảm bảo tính so sánh được với các chỉ tiêu kế hoạch, giúp kế toán thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, đảm bảo khả năng so sánh số liệu kế toán giữa các bệnh viện để đánh giá mối tương quan lẫn nhau, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động của bệnh
viện, đồng thời phục vụ cho công tác điều hành, quản lý trong phạm vi toàn ngành Y tế và trong toàn xã hội.
Mỗi nguyên tắc ảnh hưởng nhất định đến việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí, do đó không thể bỏ bất kỳ nguyên tắc nào trong bốn nguyên tắc trên hoặc chỉ coi trọng một nguyên tắc nào đó mà phải thực hiện đồng bộ nhằm đảm bảo tổ chức kế toán trong các bệnh viện ngày càng được hoàn thiện hơn.
4.3. Các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong bệnh viện Phụ sản Nhi Bình dương tích hợp với góc nhìn của trách nhiệm xã hội
4.3.1. Giải pháp về phân loại chi phí
Để phục vụ cho việc quản trị chí phí thì phân loại chi phí của bệnh viện theo yêu cầu quản lý tài chính hiện hành là bắt buộc nhằm phục vụ cho việc kiểm soát chi các nguồn kinh phí của Nhà nước. Song để phục vụ cho yêu cầu của bệnh viện trong quá trình tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì tiêu thức phân loại trên chưa đáp ứng đủ yêu cầu thông tin của các cấp lãnh đạo trong BV. Vận dụng các kỹ thuật phân tích chi phí trong KTQTCP theo định hướng đảm bảo thực hiện cơ sở ghi nhận CSR cần phải phân tích chi hoạt động của BV theo 2 tiêu thức là mức độ hoạt động và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí.
Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với mức độ hoạt động để phục vụ cho việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng công việc và kết quả thu được (chênh lệch thu chi) nhằm phục vụ cho các quyết định về xác định quy mô giường bệnh cần thiết, tính giá thành dịch vụ khám chữa bệnh theo biến phí. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu phí là cơ sở để xác định chi phí và đặc biệt rất hữu ích trong việc vận dụng mô hình kế toán chi phí trong các bệnh viện công lập. Để sử dụng thông tin chi phí theo mức độ hoạt động thì chi phí hỗn hợp phải được tách riêng thành biến phí và định phí, và với mục đích đó tác giả xin đề xuất phân loại chi phí ở đơn vị như sau:
Bảng 4.1: Bảng phân loại chi phí theo hoạt động
Mức độ hoạt động | |||
Biến phí | Định phí | Chi phí hỗn hợp | |
1.Chi thanh toán cá nhân | |||
-Tiền lương | x | ||
-Phụ cấp lương | x | ||
-Các khoản đóng góp | x | ||
2.Chi quản lý hành chính | |||
2.1. Thanh toán dịch vụ công cộng | |||
-Tiền điện | x | ||
-Tiền nhiên liệu | x | ||
-Tiền vệ sinh môi trường | x | ||
2.2. Vật tư văn phòng phẩm | |||
-Văn phòng phẩm | x | ||
-Mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng | x | ||
-Vật tư, văn phòng khác | x | ||
2.3. Thông tin tuyên truyền | x | ||
-Cước phí điện thoại | x | ||
-Cước phí bưu điện | x | ||
-Tuyên truyền, quảng cáo | x | ||
-Sách báo, tạp chí | x | ||
-Cước phí Internet | x | ||
2.4.Hội nghị | |||
-Tài liệu phục vụ hội nghị | x | ||
-Bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên | x | ||
-Chi khác | x | ||
2.5.Công tác phí | |||
-Tiền vé máy bay, tàu xe, vé xe | x | ||
-Phụ cấp công tác | x | ||
-Khoán công tác phí | x | ||
2.6.Chi phí thuê mướn |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Kế Toán Quản Trị Chi Phí Trong Bệnh Viện Giai Đoạn 2019 - 2021
- Các Khoản Thu Của Bệnh Viện Phụ Sản Nhi Bình Dương Giai Đoạn 2019 - 2021
- Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Dưới Góc Nhìn Trách Nhiệm Xã Hội Tại Bệnh Viện Phụ Sản Nhi Bình Dương
- Báo Cáo Tình Hình Thực Hiện Khối Lượng Chi Phí
- Kế toán quản trị chí phí trong bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương - Nghiên cứu dưới góc nhìn của trách nhiệm xã hội - 14
- Kế toán quản trị chí phí trong bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương - Nghiên cứu dưới góc nhìn của trách nhiệm xã hội - 15
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Mức độ hoạt động | |||
Biến phí | Định phí | Chi phí hỗn hợp | |
-Thuê phương tiện, thiết bị | x | ||
-Thuê chuyên gia, giảng viên | x | ||
-Thuê khác | x | ||
2.7.Sửa chữa tài sản phục vụ chuyên môn | |||
-Sửa chữa ô tô | x | ||
-Sửa chữa nhà | x | ||
-Sửa chữa thiết bị khác | x | ||
3.Chi nghiệp vụ chuyên môn | |||
-Chi mua vật tư, hàng hóa dùng cho chuyên môn | x | ||
-Trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng không phải tài sản | x | ||
-In ấn, tài liệu dùng cho chuyên môn | x | ||
-Đồng phục, trang phục | x | ||
-Sách, tài liệu dùng cho công tác chuyên môn ngành | x | ||
-Chi thực hiện đề tài NCKH | x | ||
-Chi khác | x | ||
4.Chi khác | |||
-Chi kỷ niệm ngày lễ lớn | x | ||
-Chi bảo hiểm tài sản | x | ||
-Chi hỗ trợ khác | x | ||
-Chi tiếp khách | x | ||
-Chi lập quỹ HCSN | x | ||
5.Chi mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn | |||
-Chi mua sắm tài sản | x | ||
-Chi sửa chữa tài sản | x |
(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)
Các phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp thành định phí và biến phí là phương pháp cực đại cực tiểu, phương pháp đồ thị phân tán, phương pháp bình phương bé nhất và phương pháp hồi quy bội. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, phương pháp cực đại cực tiểu, phương pháp đồ thị phân tán có ưu điểm là đơn giản nhưng kết quả phân tích cho độ chính xác không cao, ngược lại phương pháp bình phương bé nhất và phương pháp hồi quy bội cho kết quả phân tích có độ chính xác cao nhưng tính toán phức tạp. Theo phương pháp này, kế toán sẽ thiết lập một hệ phương trình có dạng:
Trong đó:
XY = a∑X + b∑X2
∑Y = na + b∑X
X: Số ngày điều trị qui chuẩn trên cơ sở lần khám, số ngày điều trị và số lần thực hiện các thủ thuật
Y: Chi phí hỗn hợp, bao gồm:
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung (Chi phí nhân viên gián tiếp, khấu hao thiết bị y tế, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền)
Chi phí quản lý kinh doanh (Chi phí nhân viên quản lý, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền)
a: Định phí hoạt động hàng tháng b: Biến phí/ngày điều trị qui chuẩn
n: Số tháng quan sát thực hiện phân tích chi phí Số ngày điều trị qui chuẩn được xác định như sau:
Đối với BN chỉ thực hiện khám, điều trị ngoại trú : 1 lần (1 ca) khám bệnh tương đương 1 ngày điều trị nội trú.
Đối với BN thực hiện các thủ thuật, điều trị ngoại: 1 lần (1 ca) khám bệnh tương đương 1 ngày điều trị nội trú. Đồng thời, việc qui chuẩn số ca BN thực hiện thủ thuật theo số ca KCB được thực hiện theo công thức sau:
Số ca thực Tổng tiền lương, tiền công phải trả Tổng số ca KCB hiện thủ thuật bộ phận thực hiện thủ thuật nhưng không qui chuẩn theo = ------------------------------------------------------ x thực hiện
số ca KCB Tổng tiền lương, tiền công phải trả thủ thuật
Đối với BN khám bệnh điều trị nội trú: Số ngày điều trị nội trú được xác định căn cứ vào:
Số ngày điều trị nội trú qui chuẩn trên cơ sở số lần khám bệnh ban đầu (là số lần khám bệnh trước khi BN nhập viện điều trị nội trú)
Số ngày điều trị nội trú tính từ lúc nhập viện: Số ngày BN điều trị nội trú là số ngày cộng dồn của từng BN nằm viện để chữa bệnh và người bệnh đó phải được chăm sóc, chẩn đoán, điều trị bệnh theo chế độ điều trị nội trú trong BV.
Đối với BN thực hiện các thủ thuật đồng thời điều trị nội trú: Số ngày điều trị nội trú được xác định căn cứ vào:
Số ngày điều trị nội trú qui chuẩn trên cơ sở số lần thực hiện thủ thuật Số ngày điều trị nội trú tính từ lúc nhập viện
Trên cơ sở phân tích, thiết lập phương trình biểu diễn chi phí hỗn hợp có dạng: Y = a + bX
Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí vào đối tượng chịu chi phí
Nhằm xác định rõ vai trò, chức năng hoạt động của chi phí trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin có hệ thống cho việc lập báo cáo, xây dựng các dự toán, … chi hoạt động sản xuất kinh doanh cần được phân loại theo đối tượng chịu chi phí, bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ các chi phí về vật tư y tế sử dụng trực tiếp để thực hiện khám chữa bệnh (thuốc chữa bệnh, máu, dịch, hóa chất, phim XQ, găng tay, kim tiêm…). Tùy theo loại vật tư tiêu hao sử dụng cho từng loại dịch vụ (khám, phẫu thuật, xét nghiệm,…), chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể xác định hay không xác định được định mức tiêu hao. Chẳng hạn đối với thuốc, máu,… khó có thể xác định được định mức tiêu hao để thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật, tùy thuộc vào từng căn bệnh, ca bệnh. Do đó việc theo dõi chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được tách bạch trên hai tài khoản, một tài khoản tập hợp những
chi phí xác định được định mức tiêu hao, tài khoản khác tập hợp những chi phí không xác định được định mức tiêu hao.
Chi phí nhân công trực tiếp: Là thù lao và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của y, bác sĩ trực tiếp thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền lương tăng thêm, tiền công, phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại hiện vật, phụ cấp đặc thù ngành y (Phụ cấp thường trực 24/24h, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp chống dịch, phụ cấp ưu đãi,…), các khoản trích theo lương.
Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí còn lại cần thiết để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh như chi phí khấu hao thiết bị y tế, chi phí dụng cụ y tế, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Chi phí quản lý kinh doanh: Là những chí phí liên quan đến tổ chức hành chính và hoạt động văn phòng nhằm thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh (Thù lao và các khoản trích theo lương của nhân viên văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng cho khối văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác).
Ngoài ra, cần phản ánh song song những khoản chi liên quan các chi phí về xã hội bao gồm: Chi phí chăm sóc sức khỏe, đào tạo và phát triển nhân viên; chi phí chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động; chi phí đóng góp cho phát triển cộng đồng; chi phí hoạt động từ thiện; tiền phạt do vi phạm về chế độ bảo hiểm xã hội của Nhà nước; chi phí phát sinh từ những vụ kiện về trách nhiệm dân sự, hình sự do tranh chấp xã hội, chi phí phát sinh từ đình công, bất ổn chính trị...
4.3.2. Giải pháp về xây dựng định mức và dự toán chi phí
4.3.2.1. Xây dựng định mức chi phí
Khi xây dựng định mức tiêu chuẩn trong nội bộ của BV cần phải có tiêu chuẩn hợp lý nhằm đảm bảo tính hiệu quả tránh lãng phí, do đó cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo cho BV hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với tính đặc thù trong lĩnh vực y tế nhưng vẫn đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính.
Thứ hai, quy chế chi tiêu nội bộ được công khai thảo luận trong BV, có ý kiến
của tổ chức công đoàn. Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là ưu tiên chi nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng chuyên môn. Tăng thu, tiết kiệm chi hành chính và tổ chức, phân công lao động cho hợp lý và có hiệu quả.
Để đảm bảo các nguyên tắc trên, quá trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của BV thực hiện trên cơ sở xác định nhu cầu chi cho mỗi nhóm chi. Việc xác định chi cho mỗi nhóm có thể dựa trên:
Định mức tiêu hao các loại vật tư dụng cụ cho mỗi hoạt động và theo quy chế nội bộ cũng như quy định hiện hành của nhà nước.
Căn cứ vào số lượng thống kê qua số chi quyết toán từ đó lượng giá chất lượng và lượng giá hiện thực hiệu quả mục tiêu đề ra của bệnh viện. Từ đó đúc kết rút kinh nghiệm để lên kế hoạch cho phù hợp.
Cân đối giữa khả năng và nhu cầu chi để quyết định định mức chi cho từng nhóm. Đây là bước khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải xác lập thứ tự ưu tiên đối với từng khoản chi. Đồng thời phải dành ra một khoản “không tiên lượng trước” - quỹ dự phòng để đảm bảo chi tiêu trong trường hợp có biến động: Lạm phát, quy định của nhà nước thay đổi,…
4.3.2.2. Lập dự toán chi phí
Trong cơ chế quản lý tài chính của BV hiện nay, NQT có khả năng tự quyết định những vấn đề cơ bản của bệnh viện. Việc lập dự toán được sử dụng kiểm tra, điều hành hoạt động của bệnh viện, tìm kiếm khả năng khai thác thu để thỏa mãn chi tiêu và có tích lũy, được thực hiện bởi chính đơn vị.
Lập dự toán số lượng bệnh nhân khám và điều trị theo từng chuyên bệnh: Là bước đầu tiên của toàn bộ quy trình lập dự toán hoạt động tài chính của bệnh viện, cơ sở để lập dự toán thu khám chữa bệnh và các khoản chi phí cho hoạt động khám chữa bệnh.
Lập dự toán số lượng bệnh nhân khám và điều trị theo từng chuyên bệnh phải dựa từng chuyên bệnh như: Đặc điểm của từng chuyên bệnh, mức thu thu nhập của dân cư, các điều kiện kinh tế xã hội, các chính sách hiện hành của Nhà nước, phương thức tiếp nhận bệnh nhân, phương thức thanh toán viện phí.
Dự toán chi cho con người: Nhu cầu lao động phụ thuộc vào số lượng bệnh nhân khám và điều trị theo từng chuyên bệnh. Chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp