LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường đang phát triển hiện nay ở Việt Nam, thị trường chứng khoán ngày càng đóng vai trò là kênh huy động vốn quan trọng. Nhằm cung cấp thông tin tài chính tin cậy cho các nhà đầu tư vốn vào các doanh nghiệp nói chung và các công ty cổ phần trên sàn giao dịch chứng khoán nói riêng, hoạt động kiểm toán độc lập đóng vai trò quan trọng làm gia tăng mức độ tin cậy đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo kiểm toán mà các nhà đầu tư có cái nhìn trung thực, khách quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình kiểm toán các kiểm toán viên cũng đưa ra khuyến nghị giúp cho khách hàng nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và cảnh báo khách hàng về rủi ro tài chính có thể đối mặt.
Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng chất lượng của dịch vụ kiểm toán độc lập trong thời gian gần đây chưa đáp ứng được kỳ vọng của các chủ thể trong nền kinh tế. Dư luận không khỏi băn khoăn khi có những trường hợp báo cáo tài chính đã được kiểm toán nhưng vẫn còn sai sót trọng yếu, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư. Ví dụ điển hình như: Công ty TNHH Kiểm toán DFK kiểm toán BCTC năm 2015 của Công ty CP Tập Đoàn Kỹ Nghễ Gỗ Trường Thành. DFK đã phát hành báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần BCTC của khách hàng. Nhưng đơn vị kiểm toán năm sau lại phát hiện số liệu BCTC có sai sót thiếu hụt 980 tỷ tiền hàng tồn kho. Đây là một sai sót cực kỳ nghiêm trọng của kiểm toán viên. Nó gây ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư và lợi ích của các cổ đông công ty Gỗ Trường Thành.
Vậy trường hợp báo cáo kiểm toán (BCKT) mà có sai sót gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích bên liên quan thì các kiểm toán viên (KTV) và doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào? Các bên bị thiệt hại khi sử dụng kết quả kiểm toán sai có thể khởi kiện các KTV và DNKT hay không? KTV và DNKT cần phải đối phó như thế nào khi bị bên thứ ba kiện ra Tòa đòi bồi thường vì thiệt hại khi sử dụng BCKT sai sót? Kinh nghiệm của các nước trên thế giới quy định về vấn đề này như thế nào?...Phân tích nhằm làm rõ và nâng cao trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với BCKT, cũng đồng thời là nâng cao uy tín của ngành kiểm toán độc lập bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt ở nước ta hiện nay.
Là một kiểm toán viên và đang theo học Thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế, tác giả nhận thức được rõ tầm quan trọng của vấn đề này dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn. Do vậy tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán” làm đề tài cho Luận văn Thạc sĩ của mình.
Có thể bạn quan tâm!
- Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán - 1
- Cơ Sở Pháp Lý Điều Chỉnh Hoạt Động Kiểm Toán Độc Lập
- Trách Nhiệm Của Kiểm Toán Viên Đối Với Việc Phát Hiện Gian Lận
- Tham Khảo Một Số Kinh Nghiệm Về Trách Nhiệm Pháp Lý Của Kiểm Toán Viên Và Doanh Nghiệp Kiểm Toán Ở Nước Khác
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
2. Câu hỏi nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện với mục tiêu nhằm làm rõ các câu hỏi nghiên cứu như sau:
Thứ nhất: Cơ sở lý luận về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với BCKT như thế nào?
Thứ hai: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với BCKT có gì bất cập?
Thứ ba: Có thể sửa đổi quy định pháp luật như thế nào để góp phần hoàn thiện về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với BCKT?
3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu:
Cho đến nay, vấn đề về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT vẫn còn là vấn đề còn khá mới mẻ và và thách thức nghiên cứu ở cấp luận văn thạc sĩ. Có một số tác giả đã nghiên cứu chủ đề liên quan về kiểm toán như:
Tác giả Nguyễn Thị Khuyên (2014) đã có luận văn thạc sĩ nghiên cứu về “Pháp luật về dịch vụ kiểm toán độc lập ở Việt Nam”. Luận văn nghiên cứu về tổng thể các quy định pháp luật về hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Trong đó, luận văn chỉ đề cập rất sơ bộ về trách nhiệm của kiểm toán viên dưới góc độ Luật kiểm toán độc lập.
Tác giả Nguyễn Ngọc Khánh Dung (2015) đã có luận án tiến sĩ nghiên cứu về “Nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán: trách nhiệm kiểm toán viên trong kiểm toán BCTC ở Việt Nam”. Đề tài có đề cập đến trách nhiệm của KTV nhưng đứng trên góc độ đòi hỏi nghề nghiệp kiểm toán, không đi sâu vào phân tích về trách nhiệm pháp lý.
Tác giả Lê Thị Thu Hà (2019) có bài viết về “Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên”, trong đó tác giả có chia sẻ thông tin tham khảo về vấn đề này ở một số nước trên thế giới. Tuy nhiên bài viết có nội dung khá ngắn gọn trong phạm vi 06
trang A4, và tác giả không đề cập đến vấn đề trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán, vốn dĩ là chủ thể luôn gắn liền với kiểm toán viên trong hoạt động kiểm toán.
Như vậy có thể nói đã có một số luận văn hoặc bài viết nghiên cứu về pháp luật trong lĩnh vực kiểm toán nói chung và kiểm toán viên nói riêng. Mỗi một công trình nghiên cứu một góc độ khác nhau về pháp luât trong lĩnh vực kiểm toán. Tuy nhiên chưa có một tác phẩm nào nghiên cứu chuyên sâu về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với BCKT. Trong luận văn của mình, tác giả đi sâu vào phân tích từ cơ sở lý luận, quy định pháp luật thực tiễn có những ưu điểm và còn những tồn tại gì, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay.
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của luận văn là nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận cũng như thực tiễn trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với BCKT. Từ đó luận văn đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và thực thi pháp luật đối với vấn đề trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với BCKT.
4.2 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về lý luận và thực tiễn quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với BCKT. Những giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với BCKT.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với BCKT trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Hoạt động kiểm toán được giới hạn trong lĩnh vực kiểm toán độc lập, không bao gồm các loại hình kiểm toán khác như kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ.
- Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng về quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập trong giai đoạn từ sau khi luật kiểm toán độc lập được ban hành năm 2011 cho đến nay.
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu
Luận văn có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
Chương 1: Đề cập đến lý luận chung về hoạt động kiểm toán độc lập và trách nhiệm pháp lý của KTV & DNKT. Do vậy luận văn chủ yếu phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh để làm rõ các khái niệm chung trong lĩnh vực đặc thù kiểm toán và trách nhiệm pháp lý của KTV, DNKT
Chương 2: Đề cập đến hai khía cạnh trong thực tiễn là pháp luật và tình hình thực hiện pháp luật liên quan đến trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT. Trong chương này, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích , phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp để làm rõ những điểm còn bất cập trong thực tiễn.
Chương 3: Đề cập đến định hướng, giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT. Trong chương này luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp logic để hình thành các đề xuất cải thiện quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT
6. Kết cấu dự kiến của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán
Chương 2: Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán qua hoạt động thực tiễn.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật liên quan đến trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN & DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI BÁO CÁO KIỂM TOÁN
1.1 Khái quát về kiểm toán và kiểm toán độc lập.
1.1.1 Khái niệm
Có thể nói hoạt động kiểm toán đã hình thành từ thời Ai Cập, La Mã cổ đại. Nguồn gốc từ xa xưa của kiểm toán (audit) nghĩa là thông tin được phê chuẩn bằng cách các tài khoản về tài sản được đọc to lên và được một bên độc lập phê chuẩn. Trong thời kỳ Trung cổ, hoạt động kiểm toán chủ yếu là thẩm tra độ chính xác của thông tin tài chính được thực hiện bởi các kiểm toán viên của Nhà nước. Sau này đến thế kỷ 18, các công ty cổ phần ra đời và phát triển cùng với sự hình thành của thị trường chứng khoán. Từ đó xuất
hiện nhu cầu của chủ sở hữu cổ phần muốn kiểm tra tài chính nhằm tránh gian lận của người quản lý doanh nghiệp. Kiểm toán được ra đời phục vụ chủ yếu cho mục đích này.2
Hiện nay tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về hoạt động kiểm toán:
Theo định nghĩa của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) thì “hoạt động kiểm toán là việc kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về báo cáo tài chính”2
Các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán đưa ra định nghĩa khá bao quát về kiểm toán như sau: “Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các tiêu chuẩn đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập”3
Họat động kiểm toán có nhiều hình thức khác nhau. Nếu phân loại kiểm toán theo chủ thể thực hiện, kiểm toán được chia thành ba loại hình như sau:
● Kiểm toán nhà nước
Là hoạt động kiểm toán do các cơ quan chức năng của nhà nước tiến hành để kiểm tra sự tuân thủ quy định pháp luật về tài chính của đơn vị được kiểm tra (có sử dụng vốn
2 Nguyễn Thị Khuyên, Luận văn Thạc Sĩ Luật, Hà Nội, 2014, tr 5
3 Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM, Giáo trình Kiểm Toán, Nxb Lao động, TP.HCM, 2019, tr 23
của Ngân sách nhà nước). Chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là: Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, Thanh tra tài chính chuyên ngành v.v..Ở Việt Nam, Cơ quan Kiểm toán nhà nước là cơ quan kiểm toán cấp cao nhất, trực thuộc Quốc hội. Cơ quan này kiểm tra việc thực hiện ngân sách, quản lý sử dụng tài sản công.
● Kiểm toán nội bộ
Là việc kiểm toán trong nội bộ doanh nghiệp theo yêu cầu của Ban quản trị hay Ban quản lý doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ do nhân viên của đơn vị tự thực hiện kiểm tra, đánh giá về các quy trình quản trị tài chính, quản lý rủi ro trong đơn vị mình. Mục tiêu của kiểm toán nội bộ thường là sự hiệu quả và hữu hiệu của quy trình quản trị doanh nghiệp, phòng ngừa rủi ro, đánh giá việc thực hiện kế hoach của đơn vị.
● Kiểm toán độc lập
Là hoạt động kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên thuộc các doanh nghiệp kiểm toán độc lập.
Theo Luật kiểm toán độc lập 2011 thì “KTĐL là việc KTV hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính (BCTC) và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán”4
Ở Việt Nam hoạt động KTĐL xuất hiện từ đầu những năm 1990, vài năm sau khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nước ngoài phát triển nhanh chóng kéo theo nhu cầu dịch vụ KTĐL về báo cáo tài chính. Tháng 5/1991 đánh dấu mốc hình thành một công ty KTĐL đầu tiên ở Việt Nam là Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO). Sau đó các công ty kiểm toán cũng dần hình thành và phát triển. Vào năm 2011 Luật kiểm toán độc lập ra đời, đánh dấu một bước phát triển quan trọng về mặt pháp lý cho hoạt động KTĐL và chấm dứt một thời kỳ dài thiếu một luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động KTĐL. Hiện nay có khoảng 160 doanh nghiệp kiểm toán với hơn 11 ngàn nhân viên đang hoạt động
trong lĩnh vực KTĐL trên phạm vi toàn quốc. 5
4 Khoản 1 điều 5 luật Kiểm toán độc lập 2011
5 Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM, Giáo trình Kiểm Toán, Nxb Lao động, TP.HCM, 2019, tr 29
Các doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) cung cấp các dịch vụ kiểm toán BCTC, soát xét thông tin theo thỏa thuận, tư vấn thuế và các dịch vụ khác có liên quan đến chuyên môn v.v...Trong đó dịch vụ kiểm toán BCTC thường chiếm tỷ trọng doanh thu và nhân sự lớn nhất. Kiểm toán báo cáo tài chính (còn gọi tắt là kiểm toán tài chính) của khách hàng là việc kiểm tra nhằm đưa ra ý kiến về tính hợp lý và trung thực về BCTC của khách hàng, dựa trên các tiêu chuẩn là chế độ kế toán, chuẩn mực
Hiện nay hiểu theo nghĩa thông dụng thì thuật ngữ “kiểm toán” tức là kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng. Do vậy, trong phạm vi bài luận văn này, tác giả cần lưu ý thuật ngữ “kiểm toán” hay “kiểm toán độc lập” đề cập đến hoạt động kiểm toán BCTC của doanh nghiệp. Đây là dịch vụ mang tính điển hình và quan trọng nhất của các doanh nghiệp KTĐL hiện nay.
Căn cứ theo điều 37 của Luật kiểm toán độc lập 2011, một số loại hình doanh nghiệp có ảnh hưởng quan trọng đến lợi ích công chúng thì bắt buộc phải kiểm toán BCTC hàng năm, bao gồm: tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp kiểm toán, doanh nghiệp nước ngoài v.v…
1.1.2. Những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của kiểm toán độc lập
1.1.2.1. Mục tiêu của kiểm toán độc lập:
KTĐL (hay còn gọi là kiểm toán BCTC) nhằm tăng độ tin cậy của người sử dụng báo cáo tài chính. Mục tiêu của cuộc kiểm toán là “Đạt được sự bảo đảm hợp lý rằng liệu BCTC, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến liệu BCTC có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng dựa trên khía cạnh trọng yếu hay không”6
Do đặc thù của lĩnh vực kiểm toán nên mục tiêu của kiểm toán là phát hiện các sai sót có tính trọng yếu chứ không phải tất cả các sai sót. Tùy vào xét đoán của KTV mà họ sẽ đặt ra mức trọng yếu khác nhau khi tiến hành kiểm toán tại khách hàng. “Mức trọng yếu thông thường được tính dựa trên 0,5%-1% doanh thu; 5%-10% lợi nhuận, 1%-2% tổng tài sản”.7
6 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 200), đoạn 3
7 Nguyễn Thị Nên, 2018. Xác định quy mô tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC. Tạp chí Tài Chính, số 7/2018, tr. 3
Mặt khác, cuộc kiểm toán chỉ cung cấp mức độ bảo đảm hợp lý, chứ không bảo đảm tuyệt đối là báo cáo tài chính không còn nhưng sai sót trọng yếu vì lý do luôn tồn tại một số mặt hạn chế vốn có của hoạt động kiểm toán như sau:
Một là việc lập, trình bày BCTC đòi hỏi những xét đoán của đơn vị phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh thực tế. Có những nghiệp vụ kế toán mang tính nhận định chủ quan không chắc chắn tuyệt đối như: ước tính khấu hao, dự phòng…Do vậy mà không có gì ngạc nhiên khi đưa một bộ chứng từ phát sinh của doanh nghiệp cho ba nhân viên để hạch toán, họ có thể lập ra ba bộ BCTC với kết quả khác nhau (tất nhiên là mức khác biệt không nhiều).
Hai là khi tiến hành các thủ tục kiểm toán, có thể các bằng chứng kiểm toán bị giới hạn bởi các lý do như: Khách hàng cung cấp thông tin hoặc tài liệu không đầy đủ; Hành vi gian lận được che dấu kỹ; KVT không phải là cán bộ điều tra hay thanh tra viên của cơ quan nhà nước nên không được thẩm quyền điều tra, xét hỏi như cơ quan công quyền.
Đặc điểm hạn chế vốn có này ảnh hưởng rất lớn đến sự thừa nhận về giới hạn trách nhiệm của KTV đối với kết quả của báo cáo kiểm toán. Kết quả sau cùng của một cuộc kiểm toán là Báo cáo kiểm toán được ký xác nhận bởi kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán. Báo cáo kiểm toán chính là ý kiến chính thức của kiểm toán viên về BCTC của đơn vị được kiểm toán.
1.1.2.2. Những nguyên tắc cơ bản của kiểm toán độc lập
Để cuộc kiểm toán đạt được mục tiêu đề ra, theo quy định tại Điều 8 của Luật kiểm toán độc lập 2011, hoạt động KTĐL cần phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản như sau:
● Thứ nhất, hoạt động kiểm toán cần tuân thủ các pháp luật chuyên ngành về KTĐL như Luật kiểm toán độc lập, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập. Bên cạnh pháp luật chuyên ngành, một số luật khác cũng có thể có quy định về hoạt động kiểm toán như Luật chứng khoán, Luật doanh nghiệp v.v…
● Thứ hai, hoạt động kiểm toán thực hiện trong khuôn khổ của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, bao gồm chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực chuyên môn. Mặc dù không phải là Luật, song các chuẩn mực nghề nghiệp rất cần thiết để hướng dẫn chi tiết các thủ tục kiểm toán mà không được quy định ở cấp độ Luật. Ở các nước, chuẩn mực nghề nghiệp kiểm toán thường là do Hội nghề nghiệp ban hành. Trong khi đó ở Việt Nam, các chuẩn mực này được ban hành dưới dạng Thông tư của Bộ Tài chính.