Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Dưới Góc Nhìn Trách Nhiệm Xã Hội Tại Bệnh Viện Phụ Sản Nhi Bình Dương‌‌

nghiệp chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa và ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội tới bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam. Theo thống kê này thì mới chỉ có 36% doanh nghiệp được hỏi trả lời có bộ phận giám sát thực hiện CSR và khoảng 2% doanh nghiệp nói họ hiện đang là thành viên của nhóm thực hiện các tiêu chuẩn về CSR, 28% số doanh nghiệp chấp hành bảo vệ môi trường, 5% doanh nghiệp thừa nhận có đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc y tế... Bên cạnh đó thái độ của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân đối với vai trò của CSR còn chưa thực sự nghiêm túc. Mối quan tâm phổ biến của họ chỉ là làm sao đạt được lợi nhuận kinh tế trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay và coi thực hiện trách nhiệm xã hội chỉ là nghĩa vụ pháp lý do Nhà nước bắt buộc, kể cả hoạt động từ thiện, nhân đạo. Do đó, chưa xác định việc thực hiện CSR là phải bắt đầu từ ngay trong doanh nghiệp, chưa chủ động thực hiện các chương trình thực hiện trách nhiệm xã hội như một chiến lược nghiêm túc, lâu dài của doanh nghiệp và ít quan tâm đến việc phối hợp các trách nhiệm xã hội trong chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp. Còn đối với một số doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện CSR trong chiến lược kinh doanh nhằm phát triển bền vững thì lại không có đủ năng lực về tài chính, nhân lực và kỹ thuật để áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Vì vậy, nếu không nhận được sự quan tâm của Chính phủ và chính quyền địa phương tạo điều kiện hỗ trợ thì các doanh nghiệp này khó có thể tiếp cận được các tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội. Khó khăn cuối cùng trong việc áp dụng các chuẩn mực về CSR của doanh nghiệp chính là sự thiếu hụt và lạc hậu của các quy định pháp luật Việt Nam với các quy tắc ứng xử quốc tế, sự chồng chéo của các quy định của các bộ, ngành. Về phía Nhà nước, chúng ta chưa xây dựng được các Bộ Quy tắc ứng xử và các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; về phía doanh nghiệp, chưa nhiều doanh nghiệp của Việt Nam có bộ quy tắc ứng xử có tính chất chuẩn mực áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm định hướng cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Vì vậy mà chưa tạo ra được môi trường, khung pháp lý - biện pháp có hiệu lực nhất mang tính bắt buộc hỗ trợ giải pháp đạo đức trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn cho Việt Nam trong bối cảnh cần thu hút đầu tư nước ngoài hiện nay, bởi nếu quá coi trọng mục tiêu về môi trường và xã

hội thì khó có thể thu hút đầu tư nước ngoài. Nhưng nếu không đưa ra yêu cầu cao đối với vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội thì các kết quả của sự tăng trưởng kinh tế khó có thể bù đắp được hậu quả về môi trường, xã hội và như vậy sẽ không thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững.

Bên cạnh những nguyên nhân được thừa nhận chung tác động đến việc triển khai CSR ở các tổ chức, đi sâu vào khía cạnh của kế toán tại BV Phụ sản Nhi Bình Dương, tác giả còn nhận thấy một số nguyên nhân bổ sung như sau:

Thứ nhất: Chưa nhận thức đầy đủ vai trò, chức năng của KTQT nói chung và KTQTCP nói riêng.

Tổ chức bộ máy kế toán ở đơn vị đặt trọng tâm vào việc thu thập thông tin cho kế toán tài chính. Nhiệm vụ của cán bộ kế toán chủ yếu tạo lập thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính cung cấp cho các cơ quan chức năng. Việc thu nhận thông tin, thực hiện chức năng của kế toán quản trị còn hạn chế. Kế toán tại các bệnh viện chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng thông tin kế toán để phân tích tình hình tài chính tại đơn vị và thực hiện KTQT vì họ đang hiểu rằng hiệu quả tài chính của đơn vị thể hiện qua số liệu kế toán, gồm các chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ (ROE), ... Do đó, bộ máy kế toán của đơn vị chưa thực hiện được chức năng của KTQT, đặc biệt các bộ phận liên quan chưa có kỹ năng chuyên sâu trong việc đo lường và phản ánh thông tin CSR vào kết quả kinh doanh của BV, bởi vì đối tượng sử dụng thông tin kế toán hiện nay tại các bệnh viện chủ yếu thông qua các báo cáo tài chính.

Thứ hai: Thiếu sự đồng bộ và rõ ràng giữa các văn bản hướng dẫn cho việc thực hiện nghiệp vụ kế toán về CSR trong các cơ sở y tế.

Khía cạnh CSR của BV đạt được thông qua mức độ hài lòng của người tiêu dùng, chẳng hạn: (i) Tiếp thị công bằng, thông tin trung thực: Là cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng về những sản phẩm và dịch vụ theo những cách mà người tiêu dùng có thể hiểu và so sánh chất lượng, giá cả các sản phẩm dịch vụ khác nhau để cân nhắc và đưa ra sự lựa chọn hợp lý; (ii) Bảo vệ sức khỏe và an toàn sản phẩm: Bao gồm việc cung cấp những sản phẩm, dịch vụ an toàn và không mang rủi ro không chấp nhận được khi được sử dụng trong cả trường hợp người tiêu dùng sử dụng

đúng hay sai mục đích không dự đoán được; (iii) Tiêu dùng bền vững: Là đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của bản thân sao cho không tước mất nhu cầu tiêu dùng của các thế hệ mai sau. Tiêu dùng bền vững không phải là tiêu dùng ít đi mà là khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hiệu quả các dịch vụ có hiệu suất, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Bên cạnh đó, mặc dù được vận hành theo mô hình một bệnh viện tư nhân, lợi ích kinh tế là mục tiêu được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên, những năm gần đây, Bệnh viện luôn có những hoạt động tích cực hướng tới cộng đồng, như: khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, trao tặng nhà tình nghĩa cho nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, tư vấn sức khỏe miễn phí cho bà mẹ, trẻ em, thanh thiếu niên… tuy nhiên việc áp dụng lý thuyết KTQT để ghi nhận chi phí liên quan đến CSR vào các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung và tại đơn vị nói riêng vẫn chưa có sự hướng dẫn cụ thể về cách thức đo lường, ghi nhận và phản ánh.

Thứ ba, hạn chế về khả năng sử dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ kế

toán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Việc ứng dụng CNTT bước đầu đã cho thấy những hiệu quả trong công tác

giảm tải, rút ngắn thời gian khám, chữa bệnh, tránh nhầm lẫn trong khâu kê đơn thuốc đồng thời giúp nâng cao hiệu suất và giải quyết xử lý nhanh các công việc. Bệnh viện cũng đã ứng dụng thành công đầu đọc mã vạch trên thẻ bảo hiểm y tế để giảm thời gian tiếp đón bệnh nhân và đảm bảo phản ánh đúng thông tin hành chính của người bệnh trong tổng hợp thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội. Đồng thời nâng cấp hệ thống HIS để có thể lưu giữ, thể hiện lịch sử thăm khám, quá trình điều trị của bệnh nhân, hỗ trợ quyết định lâm sàng, xem và quản lý các kết quả cận lâm sàng. Qua đây, bác sĩ có thể dễ dàng truy cập xem và theo dõi kết quả điều trị của bệnh nhân một cách chính xác, giúp giảm thiếu sót y khoa, giảm bớt các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian cho cả bác sĩ và bệnh nhân, nâng cao chất lượng khám và điều trị…

Kế toán quản trị chí phí trong bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương - Nghiên cứu dưới góc nhìn của trách nhiệm xã hội - 11

Tuy nhiên, nếu phần mềm bệnh án điện tử của đơn vị đi vào hoạt động sẽ giúp cán bộ, nhân viên, y bác sĩ bệnh viện xử lý hiệu quả việc tiếp nhận, quản lý bệnh nhân, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và quản lý tài chính. Phần mềm Bệnh án điện tử được sử dụng thống nhất, liên kết với tất cả khoa phòng trong bệnh viện, bệnh nhân được quản lý bằng mã số. Thông tin về tất cả các lần khám, chữa bệnh của

bệnh nhân đều được số hóa, lưu trữ một cách khoa học. Nhờ Bệnh án điện tử, bác sỹ có thể chỉ định điều trị kịp thời, chính xác cho bệnh nhân; tiết kiệm 50% thời gian tra cứu hồ sơ bệnh án của bệnh nhân bằng mã số trên hệ thống. Việc đưa Bệnh án điện tử vào hoạt động cũng giảm thiểu thời gian chờ đợi và thủ tục rườm rà cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Từ tiếp nhận thông tin đến chẩn đoán, kê đơn thuốc của bác sĩ đều được số hóa, cập nhật theo quy trình chuẩn, nhờ đó thủ tục khám, chữa bệnh và thanh toán cũng nhanh hơn trước. Theo đó, Bệnh viện đã rút gọn quy trình khám chữa bệnh từ 9 bước xuống 4 - 5 bước, giảm thời gian chờ đợi, giảm thủ tục phiền hà cho người bệnh và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và từ đây cơ sở ghi nhận thông tin về KTQTCP sẽ được thuận tiện, chi tiết và phản ánh chính xác trạng thái kinh doanh của đơn vị.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Luận văn đã phân tích khái quát lịch sử hình thành, đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý và tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương. Trên cơ sở đó, Luận văn đã làm rõ thực trạng KTQTCP nói chung và luận giải cơ sở cũng như mối liên hệ của CSR khi trình bày thông tin này dưới góc nhìn kế toán thông các nội dung: Phân loại chi phí, các định định mức và lập dự toán chi phí; thu thập và phân tích thông tin chi phí và báo cáo KTQTCP. Từ đó, tác giả đưa ra những đánh giá về ưu điểm và nhược điểm và luận giải nguyên nhân về tổ chức KTQTCP dưới góc nhìn của CSR tại đơn vị nhằm có cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện vấn đề nghiên cứu này ở chương 4.

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ DƯỚI GÓC NHÌN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN NHI BÌNH DƯƠNG‌‌


4.1. Sự cần thiết thực hiện trách nhiệm xã hội khi ghi nhận thông tin kế toán

Sự hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới đã giúp Việt Nam tiếp cận với nhiều thị trường mới rộng lớn, nhưng đồng thời cũng đem lại nhiều khó khăn khi phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt ở nhiều cấp độ. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ở mức ổn định, nằm trong số các nước tăng trưởng cao ở Châu Á. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam có sức cạnh tranh thấp hơn so với các nền kinh tế mới nổi khác. Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018 (The Global Competitiveness Report 2018) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam đứng thứ 77/140 về năng lực cạnh tranh toàn cầu, chỉ số cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam đứng thứ 77/140 nước. Thứ hạng thấp của Việt Nam về chỉ số cạnh tranh cả về kinh tế vĩ mô lẫn vi mô cho thấy rằng Việt Nam đang phải đối mặt với một thử thách lớn về phát triển bền vững và phải lựa chọn mục tiêu kinh tế hay xã hội, môi trường.

Theo dự báo trong 10 năm tới, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng bao trùm trên toàn thế giới, gắn với Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc. Bởi lẽ những người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi Chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hóa đối với quyền của người lao động, môi trường và phúc lợi cộng đồng. Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng. Các DN có thể thực hiện CSR của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những Bộ Qui tắc ứng xử. Những doanh nghiệp không tuân thủ CSR có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế. Đồng hành vào sự phát triển chung của đất nước không chỉ là trách nhiệm mà còn là lợi ích cho DN, từ đó, tạo ra giá trị nhân văn, văn hóa DN, cũng như tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Do đó:

- Nếu DN muốn sản phẩm của mình được khách hàng biết đến và tin dùng, thì DN cần có một chính sách thông tin CSR về tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ ảnh hưởng đến cộng đồng có thể coi như là một dấu hiệu về chất lượng sản phẩm. Do đó, thực hiện CSR rõ ràng và minh bạch, có thể giúp DN tăng trưởng doanh thu thông qua tăng số lượng khách hàng được cung cấp đầy đủ doanh thu.

- Thứ hai, với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế các tiêu chuẩn CSR đang trở thành một trong những điều kiện trong hoạt động của tổ chức. Việc các DN thực hiện đầy đủ, đặc biệt là những thông tin phi tài chính về CSR của DN như môi trường, xã hội, quản trị sẽ giúp các DN tiếp cận được nhiều hơn với những thị trường mới, với các nhà đầu tư trên toàn cầu mở ra cho DN những cơ hội kinh doanh mới, từ đó có thể góp phần tăng doanh thu cho DN.

- Thứ ba, đạo đức kinh doanh và CSR trở thành nền tảng, cho việc xây dựng một thương hiệu mạnh. Haniffa và Cooke (2005) cho rằng, các DN công bố thông về các hoạt động xã hội và môi trường làm nổi bật vai trò của họ đối với xã hội, giúp DN tạo dựng niềm tin của các bên liên quan đối với DN, từ đó nâng cao uy tín của DN. Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã tuyên bố rằng "Thế giới đang cạnh tranh ngày càng cao, các DN cần phải chứng minh nhận thức của mình đối với môi trường, theo yêu cầu người tiêu dùng và các bên liên quan”. Chính vì vậy, việc thực hiện CSR của DN rộng rãi, có thể giúp DN gia tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Nhờ có uy tín và thương hiệu nên các sản phẩm dịch vụ của DN được người tiêu dùng biết đến nhiều với cái nhìn thiện cảm, DN có thể đưa ra sản phẩm và dịch vụ mới hay tiếp cận thị trường mới một cách dễ dàng hơn.

- Thứ tư, việc gia tăng thực hiện CSR có thể làm gia tăng chi phí thực hiện báo cáo, tuy nhiên điều này lại giúp DN tiêu hao ít hơn các hoạt động tiếp thị, bằng cách thiết lập vững chắc mối quan hệ với các nhà phân phối, thông qua chủ động cung cấp thông tin, mang hình ảnh của DN đến các bên liên quan rõ ràng hơn. Giúp DN có thể tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ hơn, khi trở thành đối tượng ít rủi ro trên thị trường. Các nhà đầu tư chấp nhận tỷ suất lợi tức đầu tư hay tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn, trong những DN có những hỗ trợ xã hội phù hợp với mối quan hệ và mong đợi của họ. Ví dụ, sự xuất hiện của những Quỹ đầu tư Xanh, chuyên

đầu tư vào các DN tư nhân, những DN mà giúp giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội, trong khi tạo ra thu nhập và việc làm ổn định lâu dài.

4.2. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong bệnh viện Phụ sản Nhi Bình dương tích hợp với góc nhìn của trách nhiệm xã hội

Để công cụ KTQTCP phát huy được vai trò của mình là công cụ quản lý tài chính và cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, kế toán quản trị chi phí tại các bệnh viện công phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Bảo đảm tính thống nhất, phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động và cơ chế tài chính của các bệnh viện trong cơ chế thị trường.

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cần đảm bảo tính thống nhất giữa kế toán nói chung, kế toán quản trị chi phí nói riêng với quản lý, thống nhất giữa bệnh viện với Bộ Y tế, Bộ tài chính. Mỗi bệnh viện có hình thức tổ chức bộ máy kế toán quản trị khác nhau nhưng cần được thống nhất với hình thức tổ chức hoạt động và tổ chức quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin khác nhau của các bộ phận. Mọi quyết định liên quan đến tình hình tài chính phải có thông tin tin cậy do kế toán cung cấp, các chỉ tiêu kế toán phải phù hợp và hướng tới các chỉ tiêu quản lý.

Ngoài ra, hoạt động ở các bệnh viện là khám chữa bệnh, nguồn thu chủ yếu là thu viện phí, thu thanh toán BHYT,…. Mỗi bệnh viện có những nét đặc thù riêng nên việc tự chủ tài chính, nguồn thu, quy mô hoạt động,… cũng khác nhau. Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các bệnh viện cũng phù hợp với đặc điểm, điều kiện, yêu cầu quản lý ở mỗi đơn vị và trên cơ sở chiến lược phát triển của ngành Y nói chung, phát triển các bệnh viện nói riêng.

Nguyên tắc 2: Xuất phát từ yêu cầu của nhà quản trị, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ để phục vụ cho yêu cầu quản lý.

Kế toán là thu nhận, xử lý hệ thống thông tin về tình hình tài chính của đơn vị để cung cấp cho nhà quản trị. Hoàn thiện tổ chức kế toán tức là hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán với mục đích đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động quản lý. Yêu cầu của quản lý đặt ra là để các quyết định của nhà quản trị đưa ra ít gặp sai lầm thì các nguồn thông tin cung cấp phải đảm bảo tính đầy đủ, hợp pháp và kịp thời.

Các nhà quản trị trong bệnh viện chính là người lập ra kế hoạch tổng thể cho

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí