Vị Trí Của Công Trình Tưới Trong Việc Tăng Sản Nông Nghiệp:

Nói tóm lại hiệu ích nền kinh tế xã hội là xuất phát từ quan điểm toàn cục của nền kinh tế quốc dân nên có thể gọi nó là hiệu ích kinh tế vĩ mô.

b. Hiệu ích quản lý kinh doanh:


Sau khi công trình đã đi vào quản lý khai thác, bản thân đơn vị quản lý kinh doanh có thể phát huy những điều kiện thuận lợi của công trình mang lại hiệu ích cho công ty quản lý, cho ngành như:

- Thuỷ lợi phí trong công trình tưới.

- Tiền bán điện trong công trình thuỷ điện.

- Tiền phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở hồ chứa.

- Tiền du lịch ở khu thắng cảnh do hồ chứa công trình mang lại.

Phần hiệu ích kinh tế này do Công ty quản lý khai thác, do ngành thuỷ lợi quản lý nên có thể gọi nó là: Hiệu ích kinh tế vi mô.

Hai mặt hiệu ích kinh tế này có quan hệ chặt chẽ với nhau, và làm cơ sở cho nhau phát triển. ở nước ta và một số nước trên thế giới khi xây dựng công trình thuỷ lợi phục vụ thường chỉ chú trọng đến hiệu ích kinh tế xã hội mà coi nhẹ hiệu ích quản lý kinh doanh. Từ năm 1984 Nhà nước đã có bắt đầy chú ý

đến hiệu ích quản lý kinh doanh, nhưng cũng không giám sát việc thực hiện các quy định do chính ngành thuỷ lợi đề ra.

2. Phân loại hiệu ích kinh tế:


Như trên đã nói hiệu ích kinh tế gồm 2 phần:


- Hiệu ích kinh tế xã hội.

- Hiệu ích kinh tế kinh doanh.

Người ta dùng các hình thức phân loại sau để biểu thị sự ảnh hưởng của công trình thuỷ lợi đến nền kinh tế.

a. Phân loại theo sự tác động:


Theo sự tác động của công trình, có thể phân làm 2 loại sau:

- Hiệu ích kinh tế trực tiếp.

- Hiệu ích kinh tế gián tiếp.

Việc lý giải của 2 loại này đến nay vẫn chưa được nhất trí. Có người cho rằng: Hiệu ích trực tiếp chính là hiệu ích quản lý kinh doanh, còn hiệu ích gián tiếp là hiệu ích kinh tế xã hội. Nhưng có loại quan điểm khác lại cho rằng: Hiệu ích trực tiếp là sản phẩm ( m3 nước, kwh điện) do công trình thuỷ lợi sản sinh ra. Còn hiệu ích gián tiếp là sự phát triển tăng năng suất của các ngành CN, NN Với quan điểm này thì cũng khó tính ra hiệu ích kinh tế.

b. Phân loại theo sự thể hiện của hiệu quả:


Với cách phân loại này thì có:


- Hiệu ích hữu hình.

- Hiệu ích vô hình.

Hiệu ích hữu hình được biểu hiện qua sản phẩm hoặc tiền tệ như hiệu quả của nước tưới, của thuỷ điện

Hiệu ích vô hình không thể hiện qua vật chất hoặc tiền tệ. Ví dụ: Sau khi xây dựng hồ chứa làm cho phong cảnh đẹp hơn, cải thiện được khí hậu trong lành làm cho tinh thần và cuộc sống của dân tốt đẹp hơn.

c. Phân loại theo sự lợi hại:


Khi xây dựng công trình với mục đích là đem cái lợi lại cho con người, nhưng cũng do công trình đó tác động đưa một phần cái bất lợi có hại cho con người. Nên theo cách phân loại này thì có:

- Hiệu ích thuận.

- Hiệu ích nghịch.

Về phần hiệu ích thuận thì không có gì bàn cãi. Hiệu ích nghịch là khi xây dựng công trình để mang lại hiệu ích kinh tế, do đặc điểm riêng của nó

dẫn đến những ảnh hưởng xấu mà không khắc phục được hoặc khắc phục không hoàn toàn.

Ví dụ: Xây dựng hồ chứa với khối lượng lớn có thể dẫn tới sự kích thích cho địa chấn. Xây dựng hồ chứa dẫn đến một số bệnh ( mà trước đó không có) do muỗi vằn, trùng hút máu gây ra (đã xẩy ra ở Nam Phi, Đan Mạch, Trung Quốc). Xây dựng đập đã làm ngăn đường một số loài cá vượt về thượng nguồn sinh sản

Công trình thuỷ lợi có nhiều loại phục vụ với mục đích khác nhau. Để tính toán hiệu ích kinh tế, người ta dựa theo mục đích của công trình thường là:

- Hiệu ích kinh tế của công trình tưới.

- Hiệu ích kinh tế của công trình phòng lũ.

- Hiệu ích kinh tế của trạm thuỷ điện.

- Hiệu ích kinh tế của công trình cấp nước.

- Hiệu ích kinh tế vận tải thuỷ

- Hiệu ích kinh tế công trình bảo vệ môi ttường và du lịch


II. hiệu ích công trình tưới


1. Vị trí của công trình tưới trong việc tăng sản nông nghiệp:


Tính toán hiệu ích công trình tưới chủ yếu là tính hiệu ích tăng sản lượng nông nghiệp do công trình thuỷ lợi mang lại. Đây là vấn đề khá phức tạp được nhiều người nghiên cứu:

- Để tăng năng suất cây trồng bao gồm nhiều yếu tố: Nước, đất trồng, phân bón, giống, kỹ thuật canh tác Như vậy nước chỉ là một trong những yếu tố trong tăng năng suất, tuy nó là yếu tố quan trọng, nhưng không phải là tất cả, do đó không thể với việc tăng năng suất chỉ là yếu tố tưới. Hiệu ích của tưới chỉ chiếm một phần trong việc tăng năng suất, phần còn lại là do các yếu tố nông nghiệp. Người ta

dùng hệ số để biểu thị hiệu ích của ngành Thuỷ lơi. Hệ số thường phải qua thí nghiệm thực nghiệm để xác định. ë nước ta chưa đi sâu nghiên cứu vấn đề này.

- ë Liên Xô = 0,4 (Do Giáo sư Du-dic đề xuất).

- ë Trung Quốc = 0,5 0,6 ( vùng hạn hán trồng lúa).

= 0,2 0,3 (với vùng mưa nhiều).

- Điều kiện khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến hiệu ích tăng năng suất cây trồng. Đối với vùng có lượng mưa điều hoà mà trồng các loại cây trồng cạn, thì hiệu ích do tác động của Thuỷ lợi không được thấy rõ, mà rất bé. Trái lại đối với vùng hạn hán mà trồng lúa thì tác động của yếu tố thuỷ lợi là rất rõ ràng (tương đối lớn).

HƯ sè còn được thay đổi theo năm mưa nhiều, mưa ít. Do đó để tính toán ta nên dùng tài liệu bình quân của nhiều năm để làm căn cứ.

Để xác định hệ số hiệu ích thuỷ lợi người ta thường dùng phương pháp thì nghiệm và phương pháp điều tra.

a. Phương pháp thí nghiệm để xác định

Trên khu thí nghiệm có điều kiện thổ nhưỡng, địa chất thuỷ văn mang tính đặc trưng cho khu tưới. Ta chia khu tưới thí nghiệm ra nhiều khu nhỏ và tiến hành thí nghiệm đối chiếu so sánh.


Khu

Điều kiện thuỷ lợi

Kỹ thuật NN

Năng suất

1

Không tưới

Bình thường

N1

2

Tưới bình thường

Bình thường

N2

3

Tưới bình thường

Với trình độ cao

N3

4

Tưới với trình độ cao

Bình thường

N4

5

Tưới với trình độ cao

Với trình độ cao

N5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Kinh tế dự án xây dựng thủy lợi - 5

- Kỹ thuật NN bình thường là kỹ thuật dùng chung toàn bộ hệ thống, về giống, về phân, thuốc trừ cỏ, trừ sâu.

- Kỹ thuật tưới bình thường là kỹ thuật tưới dùng chung cho cả hệ thống tưới.

- Kỹ thuật NN cao là theo dõi điều chỉnh công thức tuổi một cách nghiêm túc, công thức tưới tăng sản

Việc phân tích kết quả:


Lấy năng suất cây trồng làm chỉ tiêu phân tích.


- So sánh năng suất giữa N1 và N2 ta sẽ tìm ra năng suất chênh lệch do thuỷ lợi mang lại.

NTL = N2 - N1

- So sánh giữa N2 và N3 sẽ tìm được sự tác động kỹ thuật NN là chủ yếu để làm cho năng suất cây trồng tăng lên.

NNN = N3 – N2.

- So sánh giữa N3 và N5 sẽ tìm được ra tác động của ngành Thuỷ lợi là chủ yếu để làm cho năng suất cây trồng tăng lên.

NTL = N5 – N3.

- So sánh giữa N5 và N4 sẽ có tác động của NN.

NNN = N5 – N4.

Như cậy do thuỷ lợi tác động làm tăng năng suất là:


NTL =

(N 2 N1 ) (N5 N3 ) 2


Và do kỹ thuật NN tác động là:


NNN =

(N3 N 2 ) (N5 N 4 ) 2

Vậy hệ số là:


=


NTL

NTL NNN


Thay vào ta có:


=


N 2 N5 N1 N3

2N5 N1 N 4


Thí nghiệm phải được tiến hành nhiều năm cuối cùng sẽ tìm ra cho từng vùng.

b. Dùng phương pháp điều tra để xác định :

ë vùng có điều kiện thí nghiệm, thì có thể dùng phương pháp điều tra thu thập số liệu. Số liệu về năng suất cây trồng của vùng nào đó có thể thu thập tại các cơ quan thống kê, số liệu càng nhiều càng tốt.

- Thường ở một số vùng trước khi xây dựng công trình thuỷ lợi, ở vùng đó cũng chưa áp dụng kỹ thuật NN tiên tiến được, thu thập nhiều năm sẽ được năng suất trung bình là Na.

- Sau khi xây dựng công trình, kỹ thuật NN chưa nâng cao được, nhưng do yếu tố thuỷ lợi nên năng suất trung bình đạt được là Nb.

Như vậy năng suất tăng thêm do tác động của thuỷ lợi là:


NTL = Nb – Na.

- Sau một thời gian kỹ thuật NN đã cải tiến về giống, phân nên năng suất tăng nên Nc.

Phần năng suất tác động của 2 yếu tố NN và Tl là:


NTL+NN = Nc – Na.

Theo tài liệu điều tra của Sở Thuỷ lợi Liễu Ninh (TQ) ở một khu tưới trong tỉnh như sau:

Giai đoạn I (từ 1949 1962): Lúc này chưa xây dựng công trình thuỷ lợi, nên có Na – 1776 kg/ha.

Giai đoạn II (từ 1962 1977): Thu thập được năng suất TB là Nb = 3522 kg/ha.

(thời gian này các biện pháp NN chưa được thay đổi mạnh, chủ yếu chỉ dựa vào thuỷ lợi để tăng năng suất).

Giai đoạn III (từ 1977 1984) : Các biện pháp NN ở những bước phát triển lớn về giống, phân thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác, nên năng suất bình quân trong giai đoạn này có những thay đổi lớn Nc = 5300 kgg/ha (Năng suất Nc là có sự tác động của cả thuỷ lợi và kỹ thuật NN).

Từ các số liệu trên ta xác đinh đựơc hệ số


= Nb Na 3522 1776 0,48

Cc Na 3500 1776


Như vậy tác động của thuỷ lợi vào tăng năng suất là = 0,48 = 48%. Theo tài liệu thí nghiệm và điều tra ở Trung Quốc về hệ số như sau: Vùng trồng lúa nước trong tỉnh Hồ Bắc = 0,41.

LiÔu Ninh = 0,48. Hồ Nam = 0,52.

Vùng trồng tiểu mạch ở Hà Bắc = 0,33 0,45.

Hồ Bắc = 0,39.

Vùng trồng bông tỉnh Hà Bắc = 0,66 0,71.

2. Phương pháp tính toán hiệu ích kinh tế công trình TL phục vụ tưới


Hiệu ích kinh tế công trình thuỷ lợi trong việc tăng sản lượng NN trong 1 năm có thể tính theo công thức sau:

B = [ A(y-y0)G + A(y’-y0’)G ]

B: giá trị hiệu ích kinh tế công trình phục vụ tưới trong việc tăng sản lượng trong năm (đồng).

: hệ số hiệu ích của thuỷ lợi trong việc tăng sản. A: diện tích cây trồng trong khu tưới (ha)

y: năng suất sau khi có công trình tưới (tạ/ha) yo: năng suất trước khi có công trình tưới (tạ/ha) G: giá lương thực (thóc) (đồng/ha)

y’, yo’: năng suất sản phẩm phu trong khu tưới trước và sau khi có công trình thuỷ lợi (tạ/ha)

G’: giá sản phẩm phụ (đồng/ha)


Các số liệu trên phải qua điều tra, thực nghiệm để xác định và lấy giá trị bình quân.

ë trên là hiệu ích kinh tế có tính đến chi phí vận hành, còn hiệu ích thức là hiệu ích khấu trừ phần trăm chi phí vận hành trong năm.

B0 = B – C(đồng /năm)


Trong đó:


B0: hiệu ích kinh tế thực (netto)

B: hiệu ích kinh tế có kể chi phí vận hành (brutto) C: chi phí vận hành.

III. hiệu ích kinh tế thuỷ điện nhỏ và vừa


ë nước ta quy định trạm thuỷ điện vừa và nhỏ có công suất trạm N5000KW. Đặc điểm của trạm thuỷ điện nhỏ là phục vụ cho nông thôn miền núi. Địa phương có thể xây dựng được.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2024